Wednesday, October 30, 2013

"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông." _Nguyễn Bá Học, nhà mô phạm của mọi thời.


nguyen-ba-hoc
Trong nhóm Nam Phong tạp chí có một cây viết, tuy để lại văn đàn không nhiều tác phẩm nhưng tên tuổi và di bút của ông lại gây tiếng vang cho đến nay đã ngót một thế kỷ. Nhà văn này chính là Nguyễn Bá Học.

Nguyễn Bá Học sinh năm 1857 quê ở làng Mọc, tên chữ là Nhân Mục, tổng Giáp Nhất, huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội). Dòng dõi nho phong nhưng mồ côi cha từ nhỏ, Nguyễn Bá Học sống trong cảnh nghèo khổ và trông cậy vào từ mẫu nuôi dưỡng. Mẹ ông, thương đứa con côi độc nhất (vì anh cả Nguyễn Bá Học cũng chết sớm), nên đã gắng sức tần tảo và khuyến khích ông xây dựng sự nghiệp khoa danh. Nhưng vì thiếu phương tiện học hành và người dìu dắt nên Nguyễn Bá Học đi thi hai khoa hương thí đều thất bại. Tuy nhiên là người có chí tiến thủ và sớm thức thời, ông chuyển sang học chữ quốc ngữ và thi đậu ngạch giáo học và được bổ làm giáo học tại Sơn Tây vào khoảng 1886.

Monday, October 28, 2013

Cái Chết Của TT Ngô Đình Diệm: Một món nợ lịch sử _T/g Chu Mỹ Dung


President Eisenhower greeting President Ngo Dinh Diem at Andrew Airforce Base 1957.

Phần I: Công Lao của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đối với Quốc Gia Việt Nam

Vì sao cái chết của TT Ngô Đình Diệm lại là một món nợ của lịch sử? Vì đó là món nợ “quốc gia hưng vong” mà những kẻ giết người, những kẻ đã và còn đang thỏa mãn với hành động phi pháp này, cũng như những kẻ đã phỉ báng ông bằng những tội ác mà ông chưa từng bao giờ làm, phải nợ dân tộc Việt Nam một trang sử oan nghiệt: đó là vì mất ông mà quốc gia Việt Nam đã bị cộng sản thôn tính, dẫn đến con đường Bắc Thuộc Hán hóa như ngày hôm nay.

Thursday, October 3, 2013

Thằng Bé Đánh Giày Người Nghĩa Lộ _T/g Phạm Tín An Ninh


Mấy ngày ngắn ngủi ở Sài Gòn, tôi thường đến ăn tối tại một quán ăn gần khách sạn tôi ở, đi bộ chừng năm phút, có tên Nhà Hàng Thanh Niên, nằm phía sau nhà thờ Đức Bà. Một nơi tương đối yên tĩnh, khu vườn lộ thiên nhỏ nhưng với những khóm trúc dễ thương, và nhất là được nghe lại những bản nhạc tình ca -kể cả tình lính- của miền Nam thuở trước.

Sài Gòn dường như không kịp thở vào những ngày cuối năm. Ngoài đường tấp nập xe cộ và trên vỉa hè cũng kín cả người. Tất cả đều hối hả ngược xuôi, làm như tất cả không còn đủ thời gian để kịp “đổi đời”. Tôi thấy mình lạc lõng trong cái không gian ấy. Tốt nhất là tìm một nơi vắng vẻ ngồi một mình để suy tư và hồi tưởng về Sài Gòn của một thời xưa cũ, mà bây giờ mơ hồ như chỉ còn trong cổ tích.

Câu Chuyện Hy Hữu _MX Mai Văn Tấn TQLC/VNCH


MX Mai Văn Tấn

       Nhớ mãi một câu chuyện tôi cứ nghĩ không bao giờ xẩy ra trong đời người. Nhưng nó đã xẩy ra một cách hết sức bất ngờ trong những ngày lao tù dưới chế độ CS ở miền Bắc Việt Nam. Hình như một sự mầu nhiệm nào đó để ngăn cản những người CS bớt làm điều ác để mọi người bớt nguyền rủa và chính bản thân cũng như gia đình họ gặp những điều an lành hơn. Câu chuyện khó có thể tin và ngoài sức tưởng tượng của con người.

       Trong một buổi lễ tuyên dương công trạng cuả Thủy quân lục chiếnNhững ngày tháng ở trại tù cải tạo (trại 2 liên trại 2) Hoàng Liên Sơn, gần bản Mường Côi thuộc huyện Nghiã lộ. Ngày ngày đoàn tù lao động như lấy gỗ, chặt giang, nứa,

Cô gái An Lộc _T/g Phạm Đào Nguyên




Nhớ đến hai câu thơ:

An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích,
Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân.

Hai câu thơ trên không phải được viết ra từ một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, hay của một vị quan to tước lớn có trọng trách ghi vào quân sử hào hùng của binh chủng Biệt Kích Dù, mà được viết ra từ người con gái sinh ra lớn lên tại thị xã An Lộc.

Wednesday, October 2, 2013

Người Vợ Lính Ở Thủ Đức _T/g Giao chỉ, San Jose


Đám cưới nhà quê. Chuyện người vợ lính.

Mùa xuân năm 1959. Họ đạo Thủ Đức có đám cưới nhà quê. Cô dâu Nguyễn thị Cảnh mỗi tuần giúp lễ và công tác thiện nguyện cho nhà Thờ. Chú rể là anh trung sĩ huấn luyện viên của trường bộ binh Thủ Đức.

Cha làm phép hôn phối. Họ Đạo tham dự và chúc mừng. Bên nhà gái theo đạo từ thuở xa xưa. Bên nhà trai cũng là gia đình Thiên Chúa Giáo. Cô gái quê ở Thủ Đức, 18 tuổi còn ở với mẹ. Cậu trai 20 tuổi xa nhà từ lâu. Cha cậu là hạ sĩ quan, gửi con vào thiếu sinh quân Gia Định từ lúc 13 tuổi. Khi trưởng