Thursday, March 26, 2015

VC/VG đâm bị thóc, thọc bị gạo :-(




Lạy ông con ở bụi này!  Nghĩa là văn phong trong tấm hình bên trên là văn phong xã nghĩa. Người viết những dòng đó là người lớn lên ở miền Bắc XHCN.  Dân VNCH không bao giờ viết câu văn như vậy cả.  Muốn giả câu văn của người Việt Quốc Gia thì kẻ đó ít nhất phải có trình độ như VC/VG Hùynh Tấn Mẫm hay Lê Hiếu Đằng vì bọn này sinh ra và lớn lên trong xã hội VNCH, lại được ăn học trong trường VNCH.

Chuyện về hai bác sĩ Vũ Đức Giang & Đặng Tuấn Long của SĐ TQLC _T/g MX Phạm Vũ Bằng


Photo: Bác sĩ Vũ Đức Giang 

1-Bác Sĩ Vũ Đức Giang, TĐ 7 TQLC

Một buổi trưa ngày 16/ 3/1975, nắng vàng rực rỡ, tôi lái xe từ Mỹ Thủy nơi có Bộ Chỉ Huy LĐ 258 TQLC đến Phong Điền nơi BCH TĐ 7 đóng để tìm “bạn vàng” BS Nguyễn Quang Khoa rủ đi uống rượu. Đến nơi thì mới biết BS Khoa đã được thuyên chuyển về LĐ 147 TQLC, người thay thế anh là BS Giang mới ra trường và làm Y Sĩ Trưởng TĐ 7 được hơn 1 tuần. BS Giang người tầm thước, nước da trắng với cặp kính cận thư sinh, tóc bồng bềnh trông rất nghệ sĩ. Gặp tôi Giang ngạc nhiên nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi:

- Anh Bằng, tôi thấy danh sách anh về Bệnh Viện Dã Chiến Sư Đoàn, sao bây giờ anh còn ở đây?

Tôi cười :

-Sắp đánh lớn rồi, về SĐ làm” thợ vịn” cho các quan lớn Quân Y chán chết, tôi xin tình nguyện về LĐ để giúp anh em được nhiều hơn, vậy mà TĐT và ĐĐT Quân Y vẫn không vui, giờ thì làm “phó thường dân” tại ĐĐ Quân Y LĐ 258 gần đây.

Monday, March 23, 2015

[vp VNCH] Sóng Gió Đời Sinh Viên (1970 - 1975) - *Bút Ký của NC_Lê Hoàng Thanh


Tác giả trước khi đi du học Đức

Lời người viết: 40 năm sau khi Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, người Việt lần lượt liều chết bỏ nước ra đi tìm Tự Do. Từ đó cũng nảy sinh ra sự phân biệt không tránh khỏi giữa những thuyền nhân tỵ nạn và những sinh viên du học nói chung, sau khi đặt chân đến đệ tam quốc gia, đặc biệt tại Đức nói riêng. Tôi xin mạo muội ghi lại ra đây vài kinh nghiệm mà chính bản thân người viết, một sinh viên du học thời Việt Nam Cộng Hòa, trải qua để quí đồng hương biết và từ đó có thể có cái nhìn trung thực hơn như đã từng. Ngoài ra tôi chủ yếu chỉ đề cập khoảng thời gian đến ngày 30.4.1975; vài chi tiết liên quan sau đó có chăng chỉ để dẫn chứng hay giải thích ngắn cho trọn ý.

Và vì đây chỉ là bài tạp ghi, có tính cách tự thuật nên chắc chắn không tránh khỏi trùng hợp hay đụng chạm từ một cái nhìn, dù không muốn nhưng đôi khi vì sự chủ quan thiếu thận trọng của người viết đối với độc giả nếu có, xin trân trọng kính mong quí vị rộng lòng thông cảm cho.
Chân thành cám ơn. (NC_LHT)

[vp VNCVH] Tiểu Đoàn 2 TQLC - Trận chiến Tam Quan


Viết theo hồi ký My War …Vietnam của Col. Thomas E. Campbell USMC Retired) _Mũ Xanh Sàigòn

Trung tá Nguyễn thành Yên (được anh em gọi than thương là Ông Già Đầu Bạc) đưa Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến tiến xa về phía Bắc của xã Tam Quan, quận Bồng Sơn, tỉnh Bình Định Việt Nam. Chúng tôi bắt đầu đào vị trí hầm hố phòng thủ sâu hơn. Điều này chứng tỏ, đơn vị đang ở trong vùng mất an ninh.

[vp VNCH] Người Việt Viết Tiếng Việt. "Người Giệc Giết" Tiếng Việt _T/g C.vanto


Hồi còn nhỏ tôi thường nghêu ngao câu: “Con cò, con giệc, con nông, sao mày dẫm lúa nhà ông, hỡi cò?”, thì nay, nhân việc một số báo nói, báo viết ở xứ tỵ nạn CS lại cứ đi chôm chĩa “ngôn ngữ VC” khiến tôi lại phải nghêu ngao:

“Con cò, người giệc có lông, sao mày nỡ giết tiếng nước ông, hỡi giệc?”.

Người Việt chọn tự do. Tự do là tư hữu, là ruộng của ai người đó cày, nên người Việt viết tiếng Việt. Việt Cộng chọn Cộng Sản, nghĩa là cộng tất cả những gì cá nhân có để chơi chung hưởng chung, tất cả cày chung một miếng ruộng, sản phẩm tạo ra thì hưởng chung hoặc gửi nhà trẻ quốc doanh. Cái chế độ ảo tưởng CS đó nó đã “chết-mother” nó từ lâu rồi, chết ngay từ cái gốc, chết từ nơi ông tổ khơi ra nó. Nó cũng “chết-father” nó ở cái XHCNVN từ lâu rồi, chỉ còn sót lại cái đuôi “định hướng XHCN”.

Saturday, March 21, 2015

TQLC VN góp tay bảo vệ & duy trì tiếng Việt truyền thống (VNCH) - Không dùng tiếng Việt xã nghĩa của VC





 Vào link dưới đây để học hỏi thêm:

http://tqlcvn.org/thovan/vanhoc-cachsudung-IvaY.htm

[vp VNCH] Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972 _t/g MX Giang Văn Nhân



(Photo: Delo PB Trần Văn Đức)

-Nam Giao đây 21, 4900 cho gần lại 50 thước.

-21 đây Nam Giao, nhận 5/5

Trên bầu trời, hỏa châu soi sáng khung cảnh trong Cổ Thành, vị trí chốt cùng những cử động hiện rõ trên nền vàng nhạt phía sau lưng.
Sau trái đạn đầu tiên bắn xa mục tiêu Thiếu Úy Nguyễn Văn San lấy phương giác, điều chỉnh ngắn lại. Thảo quay sang Thiếu Úy Lý Hồng Phát, tiền sát viên

Pháo Đội E của TĐ2PB/TQLC

- Anh Phát, phương giác 4900, nhờ anh cho ngắn lại 50 thước.

Rầm, quả đạn nổ trên mục tiêu

- Nam Giao, tốt quá, cho tiếp tục.

Mục tiêu là chốt địch, cần bắn chính xác, tránh tản đạn vì thế TSV Phát gọi về đài tác xạ

- Yếu tố cũ, bắn tiêu hủy, khẩu đội 10 quả

Thursday, March 19, 2015

Two Kurdish Sisters who survived Saddam Hussein's chemical massacre in Halabja, Iraq 16 March 1988



















March 1988                                                                                      Today




*

Tuesday, March 10, 2015

Cô Nhíp: Có ai còn nhớ ? Kim Chi (Sài Gòn Báo – facebook)


Hình ảnh của cô Nhíp 40 năm trước và Nhíp của hiện nay...
Hình ảnh của cô Nhíp 40 năm trước và Nhíp của hiện nay…

Ngày 29/4/1975, xe tăng của Phe Cách Mạng Việt cộng đã vào đến cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây Bắc. Trên xe có một cô gái trẻ, xinh đẹp, đầu đội mũ tai bèo, dẫn đường. Sau này, đạo diễn Nguyễn Trí Việt của Hãng phim Giải Phóng đã dựa vào hình tượng đó để dựng thành phim: Cô Nhíp!

Cô Nhíp (Cao Thị Nhíp – cách mạng  Việt cộng thì gọi cô là Nguyễn Trung Kiên), tên thật, người thật, việc thật (có nhiệm vụ dẫn xe tăng của phe Cách Mạng Việt cộng vào Sài Gòn) giờ cô ở đâu? Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả đó, cô được gì? cô làm gì? cô ra sao?

Trả lời: cô Nhíp đã qua Mỹ sống từ lâu. Cô đã mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác. Một khoảng đời với cái tên Nhíp trước đây, cô đã tự chôn vùi.

Sunday, March 1, 2015

Mưa tháng 8 và một chút về Nguyễn Tất Nhiên _Tg LPQ


Tôi và Nguyễn Tất Nhiên là người Biên Hoà, cùng sanh tại Xã Bình Trước, Quận Đức Tu. Chúng tôi học chung trường Trung học Ngô Quyền, anh trên tôi hai lớp. Tôi nhớ không quên là tôi gặp anh vỏn vẹn có bốn lần, nhưng mỗi lần gặp nhau đều là những kỷ niệm khó phai .

Lần đầu, cuối năm 1970, anh mang tập thơ Thiên Tai vào trường Ngô Quyền để giới thiệu, khi đó tôi đang học lớp Đệ Tam và cũng là lần đầu gặp "đàn anh NTN", lũ học trò mới lớn chúng tôi nhiều đứa mê thơ cùng góp tiền mua "Thiên Tai" và chuyền nhau đọc, trong đó có tôi. Vài tháng sau tôi bắt đầu nghe trên radio những bài hát của Nguyễn Đức Quang, Phạm Duy phổ từ tập thơ Thiên Tai như : Vì tôi là linh mục, Thà như giọt mưa, Em hiền như masoeur, Cô Bắc kỳ nho nhỏ, Hai năm tình lận đận... Và như thế tôi đọc đi đọc lại tập thơ Thiên Tai không biết bao lần, ngâm nga hát: "Vì tôi là linh mục, không mặc chiếc áo dòng, nên không là thánh thần, nên tín đồ đi hoang", "Đưa em về dưới mưa, ướt bao nhiêu cũng vừa, đưa em về dưới mưa, áo em bùn lưa thưa" trong sân trường, hành lang lớp học... và từ đó mến thơ anh!