Năm 1959 tôi học mẫu giáo tại ngôi trường nằm trước Nhà Thờ Phú Cường. Trường có hai lớp, một lớp nam và một lớp nữ (sau nầy trường đổi thành trụ sở Ty Thanh Niên). Năm sau, tôi được chuyển lên học lớp năm trường tiểu học Nam Châu Thành – Bình Dương. Chương trình tiểu học lúc đó có năm lớp. Mới vô học lớp năm, sau đó lên lớp tư, ba, nhì, nhứt thì thi tiểu học và chuyển qua trung học.
Sunday, January 31, 2016
Trường Nam Châu Thành và những năm tiểu học VNCH _Từ Minh Tâm
Năm 1959 tôi học mẫu giáo tại ngôi trường nằm trước Nhà Thờ Phú Cường. Trường có hai lớp, một lớp nam và một lớp nữ (sau nầy trường đổi thành trụ sở Ty Thanh Niên). Năm sau, tôi được chuyển lên học lớp năm trường tiểu học Nam Châu Thành – Bình Dương. Chương trình tiểu học lúc đó có năm lớp. Mới vô học lớp năm, sau đó lên lớp tư, ba, nhì, nhứt thì thi tiểu học và chuyển qua trung học.
Saturday, January 30, 2016
Cách ăn ở _Nguyễn Trãi (Lớp nhì & lớp nhất, VNCH)
Cách ăn ở
T/g: Nguyễn Trãi (Gia huấn ca)
Ở cho có đức có nhân,
Mới mong đời trị được ăn lộc trời.
Thương người tất tả ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi tác già nua bần hàn.
Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng (Bài học thuộc lòng lớp Nhất, VNCH)
Trần Bình Trọng anh hùng ngàn thu trước,
Đem tấm thân bảy thước chống sơn hà.
Mảng lo đền nợ nước trả thù nhà,
Phá Mông Cổ sa cơ đành thất thế.
Miền Trung Bị Lụt (Bài học thuộc lòng lớp năm *, VNCH)
Miền Trung Bị Lụt
Miền Trung bị nạn lụt.
Người, vật, của tiêu hao.
Em nghe mẹ khuyên bảo:
“Con nên giúp Đồng Bào!”
Em soạn chiếc áo ấm.
Vội vã gởi ra Trung.
Friday, January 29, 2016
Anh Hùng Vô Danh (Bài học thuôc lòng lớp nhất VNCH)
(Tặng những chiến sĩ vô danh tranh đấu cho tổ quốc)
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
Ngọn đuốc Việt Nam (Bài học thuôc lòng lớp nhất, VNCH)
Ngọn đuốc ấy tự bốn nghìn năm trước
Đã được người thủy tổ giống Rồng Tiên
Đốt lên bằng một ánh lửa thiêng liêng;
Ánh lửa dũng nung lòng dân tộc Việt.
Tuesday, January 26, 2016
Nhân chuyện Powerball nhắc "Chuyện cũ Sài Gòn... " _Nguyễn Ngọc Chính
Nguyễn Ngọc Chính
Hằng tuần vào lúc 4 giờ chiều ngày thứ Tư và thứ Sáu, người Sài Gòn xưa vẫn thường nghe “Quái Kiệt” Trần Văn Trạch (1) hát bài “Xổ Số Kiến Thiết” qua đài phát thanh trước khi nghe chương trình trực tiếp truyền thanh hoặc đến tận rạp Thống Nhất trên đường cùng tên để tận mắt xem mở số. Chương trình còn có các ca sĩ giúp vui xen kẽ các lần xổ lô trúng giải.
Sẽ không thể nào quên được giọng hát trầm ấm của Trần Văn Trạch với những lời kêu gọi, thúc giục mọi người mua vé số để “Kiến Thiết Quốc Gia”.
Monday, January 25, 2016
Sunday, January 24, 2016
Xin nhớ cho: Chiến Sĩ VNCH không phải là lính ĐÁNH THUÊ
Trích: "3.Tử sĩ: Là những người lính vì nước hy sinh. Tại sao không gọi người lính hy sinh vì Tổ Quốc là Liệt sĩ hay Nghĩa sĩ ? Vì người lính trong quân đội là người chiến đấu chuyên nghiệp. Họ được mướn (trả lương) và được huấn luyện chính quy để chiến đấu. Vì họ được trả lương nên việc họ chiến đấu và hy sinh là Trách Nhiệm, chứ không còn là vì Nghĩa nên không gọi là Nghĩa sĩ. Người lính có thể rất anh hùng, hy sinh rất anh dũng, nhưng đã là lính chuyên nghiệp thì trước khi bước chân ra trận đã biết mình có thể mất mạng, và đó cũng là Trách Nhiệm của người lính."
Xin lưu ý: Lời giái thích trên (màu đỏ) của một số tác giả hoàn toàn SAI.
****
Thưa quí bà con,
Quí bà con đã giải thích đúng hai chữ "nghĩa sĩ" và liệt sĩ" như trong các bài và comment được trích dẫn dưới đây. Còn chữ "tử sĩ" thì quí bà con chỉ nói đúng một chút mà thôi, còn phần lớn thì SAI trầm trọng.
Quí bà con đúng, khi viết ra: "tử sĩ là người lính chết trận".
Còn quí bà con đã SAI, khi giải thích rằng người lính VNCH là lính chuyên nghiệp, lính có lãnh lương cho nên khi chết thì không được gọi là "nghĩa sĩ".
Thưa quí bà con,
Saturday, January 23, 2016
[vp VNCH] Những cái Tết xưa _Lê Ngọc Tuý Hương
(Bài viết cho Đặc San Người Việt Quốc Gia Montreal, Canada)
1.
Sau 5 năm mong chờ, chạy chọt, đút lót, gia đình tôi cuối cùng cầm được trong tay tờ giấy "xuất cảnh" của cái-gọi-là-nhà-nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Vào lúc đó, hàng bao nhiêu người khác tại Việt Nam ao ước được thoát khỏi bàn tay chính quyền cộng sản bằng mọi giá, ngay cả đánh cược bằng chính mạng sống của mình. Vậy mà gia đình tôi đổi được cái Tự Do một cách an toàn chỉ bằng của cải vật chất. Dù sau đó trắng tay, vẫn đúng là vạn phần may mắn !
Wednesday, January 13, 2016
Tưởng Niệm & Tri Ân: Hải Chiến Hoàng Sa 19/1/1974
Máu đào đẫm ướt chiến y.
Ngàn năm sóng vỗ mãi ghi ơn này.
Tử Sĩ Hoàng Sa: Cố HQ Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng HQ10, & Cố HQ Thiếu tá Nguyễn Thành Trí.
Hải Quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà xuất thân khóa 12 trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
Nhậm chức Hạm trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo (HQ.10) từ 16-09-1973.
Tưởng Niệm & Tri Ân Hải Chiến Hoàng Sa 19/1/1974: Hồi ký Vương Văn Hà - Người về từ Hoàng Sa
Phần I : Tiểu sử tác giả
– Họ và tên : Vương Văn Hà
– Ngày và nơi sinh : 17/6/1950 tại Lạng Sơn, Bắc Việt
– Học Lực : Tốt nghiệp Trung Hoc Kỹ Thuật.
– Gia nhập HQ/VNCH tháng 11/1968.
– SQ: 70A 706340.
– Thụ huấn Khoá 53Tân Binh tại TTHL/HQ/Cam Ranh.
– Khoá I OJT năm 1969 do HQHK đảm trách huấn luyện về Thủy Bộ, Tuần Dương, Tuần Giang.
- Cuối năm 1969 mãn khoá phục vụ thực tập với GD Patrol Boat River 514 của HQHK.
– Thuyên chuyển về GD54TT(2GĐ 53 và 54 Tuần Thám do HQHK giao lại cho HQVN/CH)
- Tham dự các chiến dịch Trần Hưng Đạo 1, 2, 3, và 4.
- Thuyên chuyển về Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 năm 1972.
- Bị thương, sống sót trong trận hải chiến Hoàng Sa 21/1/1974.
Giai thoại về tác giả nhạc phẩm 'Làng Tôi' _Phan Văn Thanh
Giai thoại về tác giả nhạc phẩm Làng Tôi : Nhạc Sĩ Chung Quân (1936 – 1988)
Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lờ lững vờn quanh êm xuôi về Nam…
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau đồng quê mơ màng !
Monday, January 11, 2016
[vp VNCH] Quảng Nam, Thành Lập và Thay Đổi _Trần Gia Phụng
Trình bày tại Hội Đồng Hương Quảng Nam, George ngày 01-01-2016
I.- SỰ THÀNH LẬP
Tỉnh Quảng Nam được thành lập qua bốn triều đại sau đây:
Wednesday, January 6, 2016
Anh Bằng: Nỗi Lòng Qua Từng Ca Khúc _Cao Minh Hưng
Ngày 12 tháng 11 vừa qua, nền âm nhạc Việt Nam của chúng ta đã mất đi một cây đại thụ, đó chính là nhạc sĩ tài hoa Anh Bằng, với hơn 600 nhạc phẩm ông đã để lại trong suốt chiều dài sáng tác của ông. Riêng đối với Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Nhạc sĩ Anh Bằng còn là vị Sáng Lập Viên, vị Niên Trưởng, người Thầy đã hướng dẫn và dìu dắt các anh chị em, đặc biệt là các anh chị em trong Ban Văn Nghệ trong suốt gần 6 năm qua.
Monday, January 4, 2016
"Tôi tự hào", "chống cộng cực đoan", "thiếu văn hóa" (chữ VC) :-(
Kurdish baby: "Mommy, let's shoot some VCs, too!" :-)
"Chống cộng cực đoan", bốn chữ này chỉ mới xuất hiện chừng vài năm nay thôi, chứ trước đó không thấy. Đặc biệt là dân xã nghĩa hay dùng bốn chữ này, với một "cụm từ" khác thường thấy là "thiếu văn hóa".
Subscribe to:
Posts (Atom)