Wednesday, January 13, 2016

Thành Kính Tri Ân: QL VNCH - Vì Nước Xả Thân - Vì Dân Chiến Đấu







 Máu đào đẫm ướt chiến y. 
Ngàn năm sóng vỗ mãi ghi ơn này.

Tử sĩ Hoàng Sa VŨ VĂN BANG



Cố HQ Đại-Úy Vũ Văn Bang – Sĩ-Quan Chiến-Báo Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ.10

HQ Trung-Úy Vũ Văn Bang, Khoá 19, là Sĩ-Quan Đệ III của HQ-10. Ông chết tạï nhiệm-sở, khi tác-chiến là Trưởng Trung-Tân chiến-báo (phòng CIC – combat Information center).

Đà-Nẵng va` Trường Trung-học Phan-Chu-Trinh hẳn còn nhớ mãi chàng lực-sĩ khỏe-mạnh, vui tính trong đội bóng của nhà trường, tận tình giúp bạn bè, góp công chiến-thắng cả những đội mạnh hơn, mang nhiều giải-thưởng những lần ra quân.

Ngày rời Sài-Gòn đi công-tác,Trung- Úy Bang có mang mấy tấm hình vợ và cô con gái đầu lòng chưa đầy tháng, đưa cho các Sĩ-Quan trên tàu xem. Chúng ta hằng mong tin tốt đẹp cho vợ và con anh được vui dù mất đi người thân hy-sinh cho Tổ-Quốc.

_____________________________________

Tử sĩ Hoàng Sa NGUYỄN VĂN ĐÔNG




Cố HQ Đại Úy Nguyễn Văn Đông, HQ5

Cố HQ Đại-Úy Nguyễn Văn Đồng (truy-thăng sau Hải-Chiến Hoàng-Sa) là một nhà Văn, nhà Thơ nổi tiếng khi còn là Sinh-Viên Sĩ-Quan Khoá 25 Võ Bị Quốc-Gia Đà Lạt từ đầu thập-niên 1970
Lấy bút-hiệu “định-mệnh” Trầm Kha, trong một cuộc đời ngắn-ngủi; Anh sáng tác rất nhiều, từng được phần thưởng khi viết báo tại quân-trường. Ai đọc báo Đa Hiệu thời đó đều biết đến những tài viết văn, làm thơ cũng như vẽ hình của Trầm Kha Nguyễn văn Đồng.

Thơ Văn của Anh thanh-thoát trong sáng vô-cùng, biểu-lộ rõ cái hào khí của một người trai thời loạn “xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung”, nhận biết nhiệm-vụ của mình, lên đường bảo vệ lý-tưởng quốc-gia tự-do dân-chủ.

Mang bút-hiệu “định-mệnh” là Trầm Kha, Anh có rất nhiều đoản văn và bài thơ, nguyện rằng sẽ trả nợ kiếm cung. Bìa báo Đa-Hiệu 1971 có ghi 2 câu thơ trích ra từ một bài viết của Anh như sau:

Em phải biết một đời trai du-tử.
Có khi nao chôn kiếm ngủ bên trời.

Tội nghiệp người yêu Trầm Kha lúc đó, không biết người hùng trong mộng của mình đã ra đi ngày 19-1-1974. Anh “chôn kiếm ngủ bên trời“ biển Hoàng-Sa!

Trong khi tìm lại những di-sản văn-hoá mà Nguyễn văn Đồng đã để lại cho đời , chúng tôi còn thấy một bức “tự hoạ” ghi đầy đủ cuộc đời quyết chí hiến dâng cho Tổ-Quốc Việt-Nam. Bức hình gói ghém từng giai-đoạn cuộc đời một SVSQ hiện-dịch núi cao Lâm-Viên, rồi tập-tành hải-nghiệp và ước vọng hải-hồ trên chiến-hạm, xông-pha ngoài biển cả.

Lẽ tử sinh một đời người đóng gọn trong cái khung chật hẹp “trầm kha” TK đinh-mệnh… Anh sớm ra đi vào lòng biển quê-hương, trong lứa 25, 26 tuổi xuân-xanh..

Một Sĩ-Quan cùng phục-vụ chiến-hạm HQ 5 với HQ Trung Úy Nguyễn Văn Đồng đã ghi lại ít dòng về giờ phút cuối của Anh như sau:

… Trận hải-chiến với HQ Trung Cộng thật ác-liệt … Khẩu đại-pháo trước mũi bị nhiều đạn nhất, một trái đạn trúng ngay pháo tháp, hệ thống điều khiển bằng điện bất khiển dụng. HQ Tr/úy Nguyễn văn Đồng, xuất thân trường Võ Bị Đa Lạt. Trong vài tài liệu có người viết là Th/úy cũng đúng vì chỉ mới nhận được lệnh thăng cấp trước khi rời Đà-Nẵng ra vùng hành quân 2 hôm) chết ngay trong pháo tháp… Công Điện báo cáo sơ kết về BTL/HQ/V1DH và BTL/HQ, ghi-nhận HQ Tr/úy Nguyễn Văn Đồng tử trận tại nhiệm-sở, trong khi làm trưởng khẩu hải-pháo 127 ly.

Tr/Úy Đồng khoá 24 VBDL chọn lựa phục-vụ quân-chủng Hải Quân. Thỉnh thoảng anh có viết cho tập san Đa Hiệu và báo ngoài quân đội một vài truyện ngắn và thơ dưới bút hiệu Trầm Kha. Tài liệu hầu hết đều ghi là Th/Úy. Lý do anh mới được thăng cấp Tr/Úy 2 hôm trước khi tàu ra vùng hành quân, chưa được gắn lon. Anh và Tr/Úy Lê Viết Phú cùng khóa, cùng thuyên chuyển xuống HQ5, thăng cấp cùng ngày. Cả hai đều ở chung phòng ngủ với tôi nên tôi nhớ rõ.

Vị Sĩ-quan dồng-đội cùng chiến-hạm, lại chung phòng ngủ với Tr/Úy Đồng còn viết thêm: Riêng tôi được đại diện cho HQ5 cùng với Tr/úy Trương sĩ Tam, cùng khóa, lúc đó đang là Trưởng phòng Nhân viên CCYT/TV/DN (nay ở Orange County, CA), đến gia đình phúng điếu và tiễn đưa anh đến nghĩa trang Hòa Khánh, Đà Nẵng. Và, hình ảnh người cha đón xác con là Tr/úy Nguyễn văn Đồng, mái tóc bạc cúi xuống mái tóc xanh: “Ba đi lính cả đời mới lên đến Thượng sĩ, con lên lon làm chi mà mau quá vậy, mới mang Trung úy có 2 ngày đã lên Đại úy, để bây giờ cha con mình vĩnh viễn không còn được gặp nhau…”.

____________________________________

 Tử sĩ Hoàng Sa HUỲNH DUY THẠCH




Cố HQ Đại Úy CK/HHTT, Cơ Khí Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ.10

Anh-hùng Huỳnh Duy Thạch, sinh năm 1943, quê quán Ðà Lạt, nhà gần khu vực Domaine De Marie, cựu học sinh trường “École D’ Adran” Ðà Lạt. Rời Ðà Lạt để về Saigon, vì trúng tuyển vào trường Việt Nam Hàng Hải thuộc Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ. Anh ở nhà người chị ruột sinh sống ở Thủ Thiêm, Saigon. Tốt nghiệp khóa 13 Sĩ Quan Hàng Hải Thương Thuyền, ngành Cơ Khí, niên khóa 1963-1965. Ra trường anh làm việc trên các thương thuyền Việt Nam trong một thời gian, sau đó động viên vào Trường Võ Bị Thủ Ðức, khóa 25, sau khi học xong giai đoạn I ở Quân Trường Thủ Ðức, anh được chuyển sang Quân Chủng Hải Quân để học nốt giai đoạn II. Tốt nghiệp Thủ Ðức, anh được chuyển hẳn sang Hải Quân với cấp bực HQ Chuẩn Úy CK/HHTTvà lần lượt phục vụ trên các chiến hạm của Hạm Ðội VNCH, anh cũng có thời gian làm việc tại đơn vị bờ với chức vụ Sĩ Quan Công tác tại Hải Quân Công Xưởng. Chức vụ sau cùng của anh ở Hải Quân là HQ Trung Úy CK/HHTT, Cơ Khí Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ. 10.

Trước chuyến công tác định mệnh của HQ. 10, chiến hạm bị hư bơm cao áp của máy chính tả, chiến hữu Huỳnh Duy Thạch và ban cơ khí của chiến hạm cùng lo sửa chữa với các bác công nhân của Xưởng Ðộng Cơ của Hải Quân Công Xưởng do Bác Bửu, Trưởng toán Ðại Ðộng Cơ của HQCX trực tiếp phụ trách sửa chữa. Chiến hữu Huỳnh Duy Thạch ít nói, giọng trầm, người ngâm ngâm đen, ăn mặc quân phục lúc nào cũng tươm tất, đối xử tốt với bạn bè, kính trên nhường dưới, chiến hữu ưa thích hút thuốc Bastos, và hút quá nhiều, và còn thích uống café đen đậm, anh em khuyên bớt thuốc lá thì lúc nào cũng hứa nhưng chỉ hứa để làm vui lòng anh em mà thôi chớ không bớt chút nào.

Trước chuyến công tác cuối cùng, chiến hữu Huỳnh Duy Thạch đã nhận được lịnh thuyên chuyển để về phục vụ cho Hàng Hải Thương Thuyền. HQ. Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng HQ.10 muốn cho anh được thuyên chuyển trước khi tàu rời Đà Nẳng đi Hoàng Sa, và bàn giao lại cho HQ. Trung Úy CK Phạm Văn Thi, anh có thể chọn trở lại cuộc sống dân sự thoải mái và sung túc, nếu rời chiến hạm HQ.10 ngay lúc đó, nhưng anh đã chọn “Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm” và ở lại với đồng đội trong lúc dầu sôi lửa bỏng.

Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ. 10 đã cùng với các chiến hạm Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng, HQ. 5, Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ. 16, Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư, HQ. 4 tham dự trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa đang bị quân Trung Cộng lấn chiếm. Như chúng ta đã biết Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ. 10 đã chẳng may bị trúng đạn của chiếc Kronstad 271 của Hải Quân Trung Cộng và bị chìm. Chiến hữu Huỳnh Duy Thạch là một trong những chiến sĩ hy sinh vì đạn thù, máu của anh cùng máu của đồng đội đã đổ để cố bảo vệ từng tấc giang sơn của Tổ Quốc Việt Nam.

Sau 30 năm được coi như một chiến sĩ vô danh, nay anh đã được phục hồi và tôn vinh là Anh Hùng, Liệt Sĩ Hoàng Sa.

Sau đây là cái nhìn của một trí thức trong nước về trận hải chiến Hoàng Sa, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, đã viết:”Năm 1973 [đúng ra là năm 1974] thình lình Trung Quốc đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chống trả quyết liệt, gây cho địch quân những tổn thất về người cũng như chiến hạm nặng nề gấp mấy lần mình. Nhưng, vì lực luợng hải quân quá mỏng so với Trung Quốc, các chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đành rút bỏ!”.

Dẫu thế nào đi nữa, tôi đề nghị phải xây một đài kỷ niệm để vinh danh những chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến đó.”

Chính Phủ, Quân Đội và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thì xả thân để bảo vệ tổ quốc, trong khi tập đoàn lãnh đạo CSVN, bất chấp sự phản đối của đồng bào trong và ngoài nước, đã nhục nhã ký Hiệp định Biên Giới và Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ dâng đất đai và lãnh hải cho Trung Cộng.
Tài liệu của Lê Châu An Thuận

__________________________________________________

Tử sĩ Hoàng Sa NGUYỄN PHÚC XÁ




Cố HQ Trung-úy Khu-Trục-Hạm Trần Khánh Dư HQ4

Trích thư của người em ruột cố HQ Trung-Úy Ngyễn Phúc Xá khi viết vế người anh của mình như sau:
Anh Nguyen Phuc Xa sanh ngay 18 thang 11 nam 1950 tai lang Dinh Xa, tinh Ha Nam, Viet Nam. La nguoi con thu 3 trong gia dinh co tat ca la 4 anh chi em.

Anh Nguyen Phuc Xa co thu huan Quân Sự tai Trung Tam Huan Luyen Van Kiep nam 1969, sau do ve phuc vu tai Bo Tu Linh Hai Quan dưới quyền Dai Ta Nguyen Van Tai, Chanh Van Phong Tu Linh.

Sau khi thi dau Tu Tai II nam 1970, anh Xa duoc gui di thu huan tai Trung Tam Huan Luyen Hai Quan Nha Trang khoa 24 ( De Nhi Song Ngu). Ra truong nam 1973, phuc vu tren Chien Ham nổi tiếng cua HQVN là Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4.

Anh Xa la nguoi hien lanh, it noi nhat trong gia dinh. Co quen mot ban gai trong luc thu huan tai Nha Trang, du dinh se lam dam hoi/cuoi cuoi nam 1974, nhung so phan ngan ngui da hy sinh trong cuoc Hai Chien Hoang Sa.

Anh Xa da duoc cai tang tai Nghia Trang Mac Dinh Chi ngay 30 thang 12 nam 1973 (Am Lich), sau do den nam 1979 phai doi di va duoc hoa tang, tro cot duoc mang vao Chua Thich Ca (gan truong Trung Hoc Le Bao Tinh) o duong Truong Minh Giang (bay goi doi la Le Van Si).

Cố HQ Trung-úy Nguyễn-Phúc-Xá là môt sĩ-quan hiền và giỏi, tác-phong đứng-đắn, được các Đơn-Vị-Trưởng khen ngợi và tin-tưởng.

Cầu nguyện cho Anh yên nghỉ nơi thiên-đường.

__________________________________

Tử Sĩ Hoàng Sa ĐINH HOÀNG MAI


Cô Trung Sĩ Nhứt Cơ Khí Đinh Hoàng Mai, HQ10

I.- TIỂU SỬ:
- Họ và Tên: ĐINH HOÀNG MAI
- CB và CN: Trung Sĩ Cơ Khí
- Số quân: 70A 700.727
- Đơn vị: Hộ Tống Hạm Nhựt-Tảo HQ.10
- Ngày và Nơi sinh: 28-05-1950 tại Sài Gòn
- Ngày Nhập ngũ: 22-11-1968
- Xuất thân khóa: 11N-69 Sơ Đẳng Chuyên Nghiệp-HQ

II.- HUY CHƯƠNG:
- Quân Vụ Bội Tinh hạng 5: QĐ số 013-HQ-TQT ngày 13-02-1974
- Anh Dũng Bội Tinh-Trung Đoàn: CL số 190-HQ-TQT ngày 31-12-1969
- Chiến Dịch Bội Tinh-60: QĐ số 009-HQ-TQT ngày 30-01-1974

III.- THÀNH TÍCH:

Nhân viên quả cảm, giàu kinh nghiệm, cần mẫn, luôn luôn biểu dương tinh thần bất khuất, can trường.
Trong suốt thời gian phục vụ trên Hộ Tống Hạm Nhựt-Tảo HQ.10, TS MAI không ngừng phát huy khả năng chuyên môn cũng như thể hiện tinh thần chịu đựng gian khổ, nhất là những chuyến hải hành trong mùa biển động. TS MAI thường xuyên có mặt tại nhiệm sở thi hành nhiệm vụ một cách xuất sắc đồng thời sẳn sàn sẵn sàng giúp đở tích cực các bạn đồng đội khi gặp các trở ngại, khó khăn.
Đặc biệt trong trận hải chiến với Trung-cộng vào ngày 19-01-1974 tại quân đảo Hoàng-Sa, với nhiệm vụ một nhân viên cơ khí và ý thức được tầm mức hệ trọng khi chiến hạm lâm trận nên ngay từ khi chiến hạm được lệnh đi nghênh chiến, TS MAI đã sẵn sàng có mặt tại hầm máy, bất chấp mệt nhọc, ngày đêm chăm sóc máy móc để được khiển dụng tối đa. Đến khi đối đầu với địch, vì HQ.10 trấn chiến vị trí kiềm chế bước tiến và gây thiệt hại quá nặng nề, bắt buộc chúng phải dồn hỏa lực để giải tỏa áp lực, do đó sau một thời gian giao tranh, HQ.10 bị trúng nhiều lỗ đạn trên đài chỉ huy, thân tàu, hầm máy và một số thủy thủ bị thương. Tuy nhiên HQ.10 vẫn oai hùng xông pha giữa vùng lửa đạn, tác xạ ào ào vào các chiến hạm địch. Càng đau xót cho tình đồng đội, hận thù xâm lược Tàu Đỏ càng dâng cao, TS MAI đã xem cái chết tựa lông hồng, dù đã bị thương, anh vẫn xông xáo cùng nhân viên phòng thủy bơm nước ra khỏi tàu, trám các lỗ thủng, phụ giúp nhân viên y tá băng bó vết thương cho các bạn đồng đôi v.v… Vừa khi Hộ Tống Hạm Nhựt-Tảo HQ.10 dần dần chìm xuống cũng là lúc TS MAI đã kiệt sức. Anh nhìn Hạm trưởng ngã gục trên đài chỉ huy, nhìn xác các bạn thân yêu trên boong tàu, nhìn lá quốc kỳ Việt Nam còn ngạo nghễ tung bay biểu dương tinh thần bất khuất và ý chí quật cường ngàn đời của Dân Tộc Việt Nam anh hùng. Anh đã vĩnh viễn cùng con tàu thân yêu đi vào lòng biển…

Sự hi sinh cao cả của TS-CK ĐINH HOÀNG MAI sẽ là ngọn hải đăng sáng mãi trên vùng trời Hoàng-Sa, là tấm gương anh dũng noi dấu tiền nhân xả thân cho Tổ Quốc.

_______________________________________

Tử sĩ Hoàng Sa LÊ VĂN TÂY



Cố Trung sĩ nhứt Vận chuyển Lê Văn Tây, HQ10

I.- TIỂU SỬ:
- Họ và Tên: LÊ VĂN TÂY
- CB và CN: Trung sĩ Vận chuyển
- Số quân: 68A 700.434
- Đơn vị: Hộ Tống Hạm Nhựt-Tảo HQ.10
- Ngày và Nơi sinh: 19-05-1948 tại Darlac
- Ngày nhập ngũ: 28-02-1966
- Xuất thân: Khóa 44 CBQS-TTHL-HQ-Cam Ranh

II.- HUY CHƯƠNG:

- Quân Vụ Bội Tinh: 013 ngày 13-02-1974
- Tưởng Lục cấp Sư Đoàn: CL số 04-HQ ngày 11-03-1971
- Tưởng Lục cấp Lữ Đoàn: CL số 005-BTL-LLTB ngày 01-07-1972
- Anh Dũng Bội Tinh-Lữ Đoàn: CL số 123-HQ ngày 08-12-72
- Hải Vụ Bội Tinh-2: QĐ số 017-HQ-TQT ngày 02-03-1973
- Tưởng Lục cấp Sư Đoàn: CL số 504-SĐ.21BB ngày 10-06-1973
- Chiến Dịch Bội Tinh 60-73: QĐ số 009-HQ-TQT-CDBT ngày 30-01-1974

III.- THÀNH TÍCH:
TS-VCh LÊ VĂN TÂY đã từng là ” Thủy Long ” vùng vẫy trên hầu hết sông rạch đồng bằng Cửu-Long. Thời gian phục vụ tại Giang Đoàn 72 Thủy Bộ, anh đã làm giặc Cộng khiếp vía kinh hồn với những chiến công gặt hái được do lòng quả cảm, không bao giờ lùi bước trước hiểm nguy.

Ngày 16-05-1973, Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo đón nhận anh như đứa con cưng của biển cả. Gió mặn trùng dương đã nuôi nấng, hun đúc thêm cho anh lòng yêu nước và ý thức bảo vệ Tổ quốc cao độ. TS TÂY từng tâm sự với bạn đồng đội những khát khao được trực tiếp đối diện với cuộc chiến hầu phát huy một cách tích cực tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước của anh.

Ngày chờ đợi đã đến, 19-01-1974 là ngày Hải quân Việt Nam đập vào mặt lũ hải khấu xâm lược Trung-cộng một đòn chí tử thì đó cũng là ngày TS TÂY nêu cao tấm gương uy dũng của chiến sĩ HQ/VNCH nói riêng và chiến sĩ QL/VNCH nói chung.

Lì lợm trước địch thủ mạnh có hỏa lực tối tân và quân số đông, TS TÂY sống những giây phút hào hùng trong ụ đại bác của Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo. Bình tỉnh và hăng say, TS TÂY đã tác xạ chính xác vào tàu địch, khiến địch bị thiệt hại nặng nề. Khói súng mù mịt là hình ảnh, tiếng nổ là âm thanh khiến anh say sưa nghỉ đến ngày ca khúc khải hoàn.

Nhưng chiến hạm Nhựt Tảo tê liệt vì trúng đạn tại đài chỉ huy và các nơi khác, lủa bốc cháy, nước tràn vào cùng lúc. Chiến hạm không thể tự cứu được nữa.

Khi lệnh đào thoát được ban hành, một thủy thủ bạn vỗ vai anh bảo:
- Rời tàu nhanh lên, có lệnh rồi.

Nhưng anh vẫn đứng hiên ngang trong ụ đại bác hối thúc các bạn đồng đội:

- Hãy đi đi, tao ở lại yểm trợ tụi bay. Tao sẽ sẽ bắn nát tàu chúng nó xong, mặc áo đại lễ vào, chờ Tư lệnh Hải quân ra gắn huy chương.

Một thuỉy thủ khác nói:

- Đừng giởn mày, muốn sống thì rời tàu lẹ lên.

TÂY lắc đầu cương quyết:
- Tao không đùa đâu. Mày đi đi. Bình yên. Thằng Mai và tao ở đây giữ tàu.

Với ý chí bất khuất và lòng sôi sục câm hờn, TS TÂY đã xiết chặt tay súng chống trả mãnh liệt quân thù Trung-cộng cho đến giây phút cuối để cùng với Hộ Tống Hạm Nhựt-Tảo đi vào lòng biển ngậm ngùi.

________________________________

Tử Sĩ Hoàng Sa NGUYỄN TẤN SĨ


Cố Trung Sĩ Nhứt Cơ Khí Nguyễn Tấn Sĩ 1946-1974, HQ10

Lời toà soan :Lướt Sóng

Trong lá thư của gia đình Tr Sĩ CK Nguyễn Tấn Sĩ, anh hùng của trận Hoàng Sa. có ghi lại những giây phút bang hoàng của gia đình khi được báo tin người thân của mình đã hy sinh , vĩnh viễn nằm trong lòng biển mẹ. Ðặc biệt là tấm hình cùng giấy khai tử của Liệt Sĩ Nguyễn Tấn Sĩ.. Xin chân thành cảm ơn ÔB Nguyễn Hoàng đã gửi cho và hưởng ứng lời kêu gọi của Cựu HQVN đã cố công tìm kiếm bằng được những giấy tờ, hình ảnh vô cùng quý hoá này.

Ghi lại những chứng tích cho những thế hệ sau một cách chính xác và trung thực là bổn phận của những người còn lại .

LS mong được toàn thể đọc giả và nhất là thân nhân của các gia đình Liệt Sĩ Hoàng Sa hưởng ứng.
Một lần nữa xin đa tạ quý vị đã tận tụy giúp đỡ cho LS trong cộng tác này.

Lướt Sóng xin trang trọng phổ biến lá Tâm Thư này cùng tài liệu , hình ảnh của Tr Sĩ CK nguyễn Tấn Sĩ để tưởng nhớ những đứa con của biển cả đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 Tháng 1 Năm 1974 mỗi độ Xuân về…..

Lướt Sóng

Tâm tình của gia-đình tủ sĩ
Kính gửi Ðặc San Lướt Sóng,

Chúng tôi vô cùng cảm động trước lời đề nghị của quý tòa soạn. Tôi sẽ tường thuật lại những gì mà tôi còn nhớ được trong những khoảnh khắc mà gia đình tôi nhận được hung tín.Ðó là ngày mồng 10 ( qua Tết được chín ngày)., hai vợ chồng người bạn thân đến nhà chơi, chúc tết gia đình. Trong khi người chồng ngồi nói chuyện với ba má tôi ở phòng khách, cô bạn tôi ra sau bếp nói chuyện với tôi…, cuối cùng trước khi bước ra phòng khách để rủ chồng đi về, cô chợt hỏi:

-Anh Sĩ đi chiếc tầu số mấy ?
Tôi trả lời :
-Số 10.
Cô bèn nói:
-Tao nghe hình như chiếc số 10 bị chìm mà? Nói xong cô lật đật bước ra phòng khách hỏi chồng:
-Anh, phải chiếc số 10 bị chìm không?
Ba má tôi và tôi lúc đó vô cùng bang hoàng.
Ông chồng lúc đó lật đật nói:
-Ðể ngày mai anh vô sở hỏi lại cho rõ, không chắc !

Linh tính như có điều không may xẩy đến cho gia đình, có thể hai vợ chồng cô bạn sợ nói những điều không may đến cho gia đình nhất là trong dịp đầu năm nên xin cáo từ tức khắc…Xin nói rõ, người chồng làm ở Bộ TTM, còn cô bạn tôi thì làm ở Tổng đài điện thoại HQ trong HQCX. Ðiều đó qủa thật là bất ngờ đối với tôi và gia đình.. Trong nhà chỉ có tôi là người duy nhất biết anh tôi đã đi trên con tầu định mệnh đó mà thôi. Từ khi ra trường và thuyên chuyển đi bất cứ nơi nào anh đều nói cho tôi biết..

Chiếc Nhật Tảo vừa mới tiểu kỳ hay đại kỳ ở HQCX xong. Ðiều bất ngờ đến với tôi là anh tôi đã lên đường đi Hoàng Sa mà tôi không hay biết.

Hôm sau đi làm, tôi điện thoại ngay cho mấy người quen làm việc ở BTL/HQ/P. Xã hội và biết đích xác như vậy. Mấy cô bạn tôi nói:

-Nếu biết mày có người nhà đi trên chiếc HQ 10, tụi tao đã để cho mày ra Ðà Nẵng để hỏi tin tức rồi. Vì phòng Xã Hội đã phối hợp với K.CTCT ra ủy lạo ở ngoài đó.

Tôi lấy làm tiếc vì mọi người đã lên đường ra ngoài đó rồi. Chỉ còn cách ngồi chờ các người bạn đó cho biết tin tức khi trở về mà thôi! Lúc đó tôi hay tin chiếc Nhật Tảo bị bắn cháy, còn chìm thì chưa ai biết! Vì lúc đó mọi người trên chiếc Nhật Tảo đã xuống bè đào thoát rồi.

Suốt ngày ngồi làm việc mà lòng dạ bồn chồn không yên…vì chờ điện thoại của các bạn làm việc bên phòng Xã Hội gọi cho biết tin tức về số phận hẩm hiu của chiếc Nhật Tảo mà thôi…!
Tôi không nhớ hôm đó là ngày thứ mấy nữa, đến trưa một cô bạn cho biết:

-Chiều nay, mày đến Bệnh Viện HQ, số người đào thoát của HQ 10 và một số thương bệnh binh khác sẽ được đưa về bệnh viện khoảng 2 giờ chiều, Mày có thể gặp trực tiếp và hỏi chính xác về tin tức của anh mày.

Lúc đó tôi đang làm việc ở bên trại Cửu Long.. Tôi vội vàng đến bệnh viện HQ và chứng kiến cảnh các người hùng ở Hoàng Sa trở về. đang được cấp phát quân trang mới…Tôi được cô bạn là Thượng Sĩ Xã Hội đón tôi tại cửa bệnh viện. Cô ta đứng ngày cửa phòng và nói lớn:

-Ở đây ai đi chiếc 10, có người nhà muốn hỏi thăm ?

Nỗi lo âu, buồn bã, hồi hộp tràn ngập trong tôi. Vì tôi chợt hiểu là nếu có anh hai tôi trong số này, anh đã chạy lại và nhận ra em gái mình rồi chứ? Tim tôi đau nhói, nước mắt đã tuôn trào từ lúc nào !
Mọi người nghe hỏi đã chạy đến vây quanh tôi.. Cô bạn tôi hỏi:

-Chị tìm ai?
-Tôi trả lời: anh Sĩ, Cơ Khí
Mọi người tự động lảng ra hết.Có một người chỉ tay vào anh bạn trẻ và nói:
-Chị hỏi thằng này nè. Nó cũng Cơ khí.

Lúc đó chỉ còn tôi và anh bạn trẻ đó mà thôi.

Anh ta tự giới thiệu tên là Hà, quê ở Long An. Anh nói:

-Xin lỗi, chị là thế nào với anh Sĩ
Tôi trả lời
-Tôi là em ruột..

Anh mới tuần tự kể cho tôi nghe mọi diễn tiến ..trong lúc tai tôi lùng bùng, giọng anh đều đều nói:
-“Tôi và nó chơi thân với nhau. Tôi ở hầm máy sau, anh Sĩ ở hầm máy trước và tầu bị bắn tê liệt hầm máy trước..”

Tôi đã hiểu tất cả rồi. Tôi cảm ơn anh ta và bước đi không còn vững nữa !!

Về nhà ba má tôi hỏi:
-Có tin tức gì của nó không?
Tôi cứ nói quanh co:
-Ðể từ từ con hỏi. chưa rõ lắm. Nghe thì hình như vậy. Có một số người được cứu thoát và còn đang điều trị ở bệnh viện Ðà Nẵng.

Tôi cứ tìm cách nói quanh và tiếp tục để ba má tôi hy vọng…! Mỗi ngày tôi lại bồi thêm một chút….cứ thế tiếp tục. Thỉnh thoảng tôi nói thêm vài lời để ba má tôi đừng nuôi hy vọng nữa!
Nhưng đối với các người thì chưa thấy được xác con thì có nghiã là …vẫn còn ..chưa chết!. Mặc dù Ðề Ðốc Tư Lệnh HQ đã gửi thư chia buồn đến gia đình…và đã có giấy tờ lãnh tiền tử tuất
Ngày tôi đưa mẹ tôi đến BTL/HÐ để ký giấy và nhận sổ cấp dưỡng, mẹ tôi đã khóc không bút mực nào kể xiết! Vì đã hìẻu rằng :”Con bà đã vĩnh viễn nằm trong lòng đại dương giá buốt rồi”
Nhưng còn sống là vẫn còn hy vọng, mẹ tôi vẫn nghĩ như vậy cho tới lúc lâm chung.

________________________________________

Tử sĩ Hoàng Sa VƯƠNG THƯƠNG



Cố Trung Sĩ Nhứt Giám Lộ Vương Thương HQ 10 Nhật Tảo

Email của người em của Vương Thương gởi cựu Hạm trưởng Vũ Hữu San
From: Lăng Vương
To :vuhuusan@yahoo.com
Mon, December 13, 2010 7:49:49 PM
Gửi ảnh người anh ruột của em.

Kính thưa anh.

Sắp đến ngày giỗ lần thứ 37 các anh hùng tử sỉ hy sinh vì Hòang Sa, em gửi đến các anh một số di ảnh về người anh của em TS1/GL Vương Thương HQ 10 Nhật Tảo, để bạn bè đồng nghiệp hòai niệm, tưởng nhớ, bổ sung thêm cho tư liệu về Hòang Sa đồng thời kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của các anh, lịch sử mãi mãi ghi nhớ công ơn của các anh…
Xin trân trọng cảm ơn.

Em không có hình ảnh nhiều về anh của em bởi vì qua chiến tranh nhiều cuộc di tản nên bị thất lạc hơn nữa từ khi còn nhỏ khỏang 14, 15 tuổi gì đó em không nhớ rõ anh của em đã vào ở Sài gòn học hành ở tại nhà người thân ở đường Hòa Hưng, rồi tham gia quân đội, có một vài chuyến xuất ngọai nhận tàu ở Mỹ từng công tác ở PCE 09, HQ 4 …Cuộc đời của anh là những chuổi ngày xa nhà. Có một vài lần về thăm rồi sau đó đột ngột ra đi và không bao giờ trở lại vào mùa xuân 1974. Cha mẹ em đã phải ngất đi đôi ba lần khi nghe hung tin anh của em đã ra đi trên chiếc bè đào thóat được đồng đội thủy tán trên vùng bỉển thân yêu mà anh từng chia sẽ ngọt bùi.. .rồi thế sự thăng trầm cha mẹ em mòn mỏi với một chút hy vọng ngày nào đó vong linh anh của em sẽ được siêu thóat nhưng rồi thời gian cứ trôi tuổi tác ngày một chồng chất và họ cũng ra đi về với người con thân yêu…mang theo nổi niềm thương tiếc.

Xin cám ơn các anh những nhân chứng của lịch sử.

Gửi anh Tờ trình ủy khúc

Vương Lăng



Gíám-Lộ Vương Thương là người Giám-Lộ ưu-tú của HQVN, từng được gửi đi Hoa-Kỳ đón nhận Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4 (USS Forster- DER-334).

Trong lòng chúng tôi, Hạm-Trưởng & Đoàn-Viên các cấp, Gíám-Lộ Vương Thương là người Giám-Lộ ưu-tú, hăng-hái, luôn-luôn có nụ cười trên môi của Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4

________________________________

Tử Sĩ Hoàng Sa BÙI QUỐC DANH




Cố Trung Sĩ Vận Chuyển Bùi Quốc Danh HQ4

Thư Ông Bùi Quốc Thêm gởi Cựu HTrưởng HQ-4
Kinh thua ong

Qui thay nguoi linh qlvnch luc nao cung than thien cho du thoi gian chia cat. Toi that la tac trach neu gioi thieu it nhieu ve minh cho ong biet; Toi la Bui Quoc Them la con ke ut trong dai gia dinh co 10 anh em. Nam nay toi da 50 tuoi hien dang cu ngu tai thanh pho Philadelphia bang PA.
Cach day vai thang khi toi sang tham ba ma toi o mien nam Cali khi me toi benh, toi co hoi me toi ma con nho ong Ham truong chi huy cua anh Danh khong, me toi gat dau va ba noi trong 3 dua con tu tran chi co thang Danh la ba ma khong nhin duoc mat no. Xac no duoc dem ve Da nang luc ong ay toi nha phan uu va co noi ba ma muon di ra Da nang ong Ham truong se xin cho theo may bay quan su, nhung nhin thay tui bay con kho dai va tinh hinh chien su dien ra khoc liet, neu co gi bat trac khong co ai nuoi tui bay. Anh may cung da chet roi. Thoi thi nho quan doi mai tang va chuyen ve nghia trang quan doi. Ba noi them sau Tet vai ngay ba co ra du le Truy dieu tu si Hoang sa do btl /Hai quan to chuc ba cung duoc ba de nhat phu nhan TT vnch phan uu uy lao, cai an ui lon nhat la ma toi duoc cac ban dong ngu tren chien ham trao hop dung ky vat cua anh toi, gom cap kinh can va vat dung linh tinh. Toi noi voi ba ma ben Cali nguoi ta lam le tuong niem cac tu si Hoang sa ten Danh thi dung ma ho va chu lot trat roi la Nguyen Thanh Danh chu khong phai la Bui Quoc Danh HS Van chuyen HQ-4 ma toi noi khi nao ma khoe tui con cho ma noi chuyen voi ong Ham truong de keu ong sua lai. Do tuoi cao benh tro nang ma toi da ra di cach day 1 thang (neu ong co thoi gian roi xin vao doc Viet bao on line muc Tuong niem ba Bui Van Son – Thai Thi Chinh).

Xin loi ong toi ke qua dai ve chuyen nha mong ong luong thu, do cung la ly do toi duoc dai dien gia dinh de lien lac voi ong xin sua chua lai.

Than kinh chao ong chuc ong va buu quyen doi dao suc khoe.
Bui Quoc Them, ngay 16-9-2009

Bức hình biểu-tượng nổi tiếng với cố anh-hùng Bùi-Quốc-Danh

Trong hàng chục tấm hình vẽ về hải-chiến Hoàng-Sa, có một bức hình nổi tiếng đã trở nên “huyền-thoại”[1] như là một biểu-tượng cho tinh-thần HQVN quyết-thắng trong trận hải-chiến Hoàng-Sa[2]. Đó là hình-ảnh Khu-Trục-hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4 đang xung-kích dũng-mãnh. Sân giữa chiến-hạm lửa cháy đỏ ngời, khói đen ngùn-ngụt, mịt mùng bao-phủ khắp nơi, tràn lan xuống cả biển xanh. Hậu-cảnh bức tranh là tàu địch đang thả khói mù nguỵ-trang. “Phân-cảnh” này được nhiều mạng lưới Trung-Cộng diễn-tả rất chi-tiết như tâm-điểm của trận thư-hùng chính-yếu tại Hoàng-Sa. Một Sĩ Quan, HQ Thieu-Uy Nguyễn-Phúc-Xá và một Đoàn-Viên, Hạ-Sĩ Vận-Chuyển Nguyễn-Thành-Danh (xin đính chính là Bùi Quôc Danh) [3] của Khu-Trục-hạm Trần-Khánh-Dư, với sự giúp sức của một chiến-sĩ Biệt-Hải, BH Nguyễn-Văn-Vượng; trong khi vừa tác-chiến vừa phải cứu-hoả dập tắt ngọn lửa kẻ thù, cả 3 “vị anh-hùng” đã anh-dũng hy-sinh tại chỗ này.

_________________________________________

Tử Sĩ Hoàng Sa NGUYỄN VĂN VƯỢNG



Cố Biệt Hải Nguyễn Văn Vượng (Hy-sinh khi Xung phong tiếp đạn cho HQ4)

Tường thuật của BH Nguyễn Châu & Nguyễn Trâm (Monday, February 18, 2008) để tưởng nhớ Biệt Hải Nguyễn Văn Vượng và các anh linh chiến sĩ VNCH đã tử trận trong cuộc hải chiến Hoàng Sa
 Trong lúc 2 bên đang giao tranh dữ dội, quay mặt lại, tôi thoáng thấy Biệt Hải Nguyễn Văn Vượng bị thương khá nặng, đang được anh em dìu vào phía trong. Cuộc hải chiến tiếp tục mãi cho đến 30 phút sau mới chấm dứt.

Khi HQ-4 đang trên đường xuôi Nam thì Biệt Hải Nguyễn Văn Vượng từ trần. Một phần vì vết thương anh quá nặng, phần nữa vì trên tầu thiếu phương tiện và thuốc men cấp cứu nên anh đã vĩnh viễn ra đi, để lại người vợ cưới chưa được bao lâu và đứa con chưa tròn năm tuổi. Cuộc hải chiến hào hùng của các chiến sĩ Hải Quân, các toán Hải Kích Người Nhái và toán Biệt Hải thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Nha Kỹ Thuật tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 đã nói lên ý chí và sự quyết tâm của người lính QLVNCH, quyết chiến đấu để giữ gìn lãnh hải do Tiền Nhân để lại, không bao giờ sợ hãi trước đoàn quân xâm lăng của Trung Cộng.

_______________________________

 Tử sĩ Hoàng Sa NGUYỄN THÀNH TRỌNG





Cố Trung Sĩ Nhứt Trọng Pháo Nguyễn Thành Trọng HQ10 Nhật-Tảo

TIỂU SỬ:
- Họ và Tên: NGUYỄN THÀNH TRỌNG
- CB và CN: Trung sĩ  Trọng pháo
- Số quân: 72A 700.861
- Đơn vị: Hộ Tống Hạm Nhật-Tảo HQ.10
- Ngày và Nơi sinh: 22-10-1952 tại Cần-Thơ
- Hy sinh vì Tổ Quốc: 19/01/1974 tại Quần đảo Hoàng-Sa
- Tên họ Cha: Nguyễn Thành Ký
- Tên họ Mẹ: Đặng Thị Lưu

HOÀN CẢNH
- Tên họ Vợ: Nguyễn Thị Lụa
- Tên họ Con: Nguyễn Hoàng Sa
- Ngày sinh của Con: 24/03/1974

Ngày 19/01/1974, Trung sĩ nhứt Trọng pháo Nguyễn Thành Trọng hy sinh vì tổ quốc tại quần đảo Hoàng Sa. Lúc ấy cháu Nguyễn Hoàng Sa còn trong bụng mẹ. Hai tháng 5 ngày sau, cháu Hoàng Sa  mới sinh ra đời  (24/03/1974) và gia đình đặt tên cho cháu là Nguyễn Hoàng Sa để lưu lại cho cháu Sa biết về trận Hải chiến Hoàng Sa với Trung cộng ngày 19/01/1974 mà cha cháu Nguyễn Thành Trọng cùng hơn 70 đồng đội đã anh dũng hy sinh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

_________________________________

Tử sĩ Hoàng Sa PHẠM NGỌC ĐA



Cố Trung Sĩ Nhứt Vận Chuyển Phạm Ngọc Đa – HQ10 Nhật Tảo



Phạm Ngọc Đa, số quân là 71A703011, phục vụ trên tàu HQ-10 (Nhật Tảo) với cấp bậc là trung sĩ Vận Chuyển. Trung sĩ Phạm Ngọc Đa không trực tiếp thiệt mạng trong trận chiến mà chết trong quá trình trôi dạt trên biển ba ngày sau khi tàu HQ-10 chìm (22.1.1974)…”

Thân mẫu của trung sĩ Phạm Ngọc Đa vẫn còn sống tại thành phố Long Xuyên, An Giang.
Gia đình trung sĩ Phạm Ngọc Đa đã cung cấp lý lịch, hình ảnh, bản sao giấy báo tử cho Gia Đình HQHH/NSW -Australia.

Xin xem Danh sách Tử Sĩ Hoang Sa

http://hqvnch.org/?page_id=300

No comments:

Post a Comment