Trước năm 1975, là kẻ xăm lăng, là quân phá hoại cho nên VC đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vì thế mọi hoạt động của VC trong các vùng đất tự do của VNCH đều được che dấu, ẩn náu dưới muôn ngàn bộ mặt, hình thức, thường được gọi là "bọn nằm vùng".
Bọn nằm vùng có thể là một người học sinh, một sinh viên, một bà bán xôi, một ông bán vé số, một ông thầy chùa, một ông cha xứ, một người lính, một viên công chức, một thương gia, một giáo sư, một vị bác sĩ, một người nghệ sĩ, một vũ nữ, các người đẹp (mỹ nhân kế)... và có nhiều người mà chúng ta không bao giờ có thể ngờ tới đó là kể cả người phối ngẫu của mình.
Nhưng tại sao lại có nhiều trường hợp "Ăn cơm quốc gia thờ ma CS" như thế?
Có rất nhiều nguyên nhân - Cuồng tín theo VC, tuân lệnh (làm công cụ, nô lệ cho VC), có người thân ở phía VC, bị đe dọa/khủng bố, bị nhồi sọ, không có ý thức và trình độ chính trị (không biết gì về CS ngoài một mớ lý thuyết về chủ nghĩa CS - do bị tuyên truyền), bị "bắt chẹt" (blackmail - ví dụ như bị chụp hình tò te tú tí với gái), bất mãn với thời thế (mặc cảm tự ti), bị mua chuộc vì quyền lợi và danh lợi (tiền bạc & hư danh)...
Tựu chung, những người hoạt động cho VC hay hết lòng bênh vực cho CSVN hoàn toàn không có một ai có cái gọi là "lý tưởng CS". Nói một cách khác, tất cả những người đi theo CS, làm việc cho CS, tung hô cho CS chỉ là những người ngu hay vì quyền lợi riêng tư.
(Xin mở ngoặc để giải thích chữ "ngu" - "ngu" ở đây có nghĩa là không có trình độ chính trị và ý thức thực tế về CS. Nếu nói rằng họ có "lý tưởng CS" - tức là không ngu, không vì quyền lợi riêng tư, thì phải giải thích làm sao khi có cả một tầng lớp cán bộ, đại gia "chuyên chính vô sản" mà lại giàu bạc triệu, bạc tỷ (đô la Mỹ) và có cả một làn sóng các cán bộ, đảng viên cao cấp ùn ùn đưa con cái, gia đình ra các nước tư bản "đang giẫy chết" xây dựng cơ ngơi, tìm mọi cách để được ở lại hưởng một cuộc sống "phồn vinh giả tạo"? Chủ nghĩa CS đã tan rã và biến mất chỉ còn lại một chế độ độc tài, đảng trị với những đảng viên và những "con đĩa" hút máu người dân bám víu với nhau để sống còn tạo thành môt khối u thối tha co cụm mà bên trong thì rệu rã còn bên ngoài thì rơi rụng từ từ.)
Ngày nay, tại hải ngoại, mấy chữ "nằm vùng" gần như không còn hợp thời nữa vì VC có thể công khai ngồi, đứng nói chuyện với mọi người hay đingờ ngờ ngay trước mặt chúng ta hoặc thách thức, ra mặt đánh phá trực diện chứ không còn lén lút, che dấu như thời trước 1975.
Vấn đề đặt ra là làm sao nhận biết được ai là VC "chìm" và phải đối phó như thế nào?
Trước hết, dựa vào kinh nghiệm của quá khứ và các sự kiện đã xảy ra, đại khái có thể phân loại 3 thành phần hoạt động cho VC ("hoạt động" ở đây có nghĩa là làm bất cứ cái gì có lợi cho CSVN) -
1. Thành phần chuyên nghiệp được huấn luyện qua các khóa đào tạo chuyên môn, có tài ăn nói, đối đáp rất thu phục lòng người;
2. Thành phần ham danh hám lợi, vì quyền lợi riêng tư mà bán thân, bán luôn cả lương tâm cho VC (bị VC mua chuộc - "Ăn cơm tự do, làm cho VC");
3. Thành phần bị sử dụng như một "con bài" (đương sự có thể biết hoặc không biết mình đang bị VC lợi dụng).
Thành phần (1) thường là các đảng viên nằm dưới cái "vỏ bọc" rất là "vô tội", ví dụ như chủ tịch hay những người đứng sau chủ tịch các hội sinh viên ở các trường đại học, bề ngoài là một sinh viên bình thường nhưng bên trong thì có nhiệm vụ nắm giữ và "làm công tác tư tưởng" đối với các du học sinh.
Thành phần (2), ở hại ngoại, thì có các cơ sở kinh doanh làm ăn, chia chác với VC hoặc những trường hợp cá nhân ham danh hám lợi, nổi bật là Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Khánh Ly,... ("Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền").
Thành phần (3), được VC dùng làm "con bài" trên các mặt trận thích hợp - "địch vận", "dân vận", "ngoại vận", "văn hóa vận", "tôn giáo vận", ... Một khi nhận thấy không còn có lợi thì VC sẽ thẳng tay vứt bỏ hay dùng bàn tay cộng đồng hải ngoại đốt cháy "con bài", hoặc cô lập, bắt bỏ tù, thủ tiêu (tùy vào mức độ nguy hiểm) nếu "con bài" ấy ở Việt Nam.
Chúng ta thừa biết rằng CSVN rãi người ra khắp mọi nơi, tìm cách chui vào mọi ngõ ngách để nghe ngóng, tuyên truyền, chiêu dụ, đánh phá. Nghe ngóng và đánh phá là hai "chiến thuật" tương đối dễ đối phó nhất. Đối với "nghe ngóng" thì áp dụng sự thận trọng và bảo mật tin tức. Còn với "đánh phá" thì phớt lờ hoặc phản biện bằng những chứng cứ, những sự kiện thật (true facts).
Nhưng để đối phó với sự tuyên truyền và chiêu dụ của VC thì phải có một hệ thống, chương trình giáo dục đám đông quần chúng, nhất là các thế hệ trẻ qua việc nâng cao ý thức và trình độ chính trị về thực tế CSVN, vì thiếu ý thức và trình độ chính trị thì con người dễ bị xỏ mũi, sùng bái kẻ dốt hơn mình. Riêng đối với ngón nghề chiêu dụ thì VC rất tinh ranh, quỷ quyệt. Ví dụ, VC sẽ bắt đầu bằng những buổi họp mặt, tiệc tùng, BBQ, văn nghệ, thể thao, sinh hoạt ngoài trời ... (hoàn toàn không có một li chính trị) vui nhộn, hấp dẫn mới mọi giới để nhử từ từ "con mồi" vào bẩy sập. Ngày nay, hệ thống mạng lưới toàn cầu đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề giáo dục quần chúng. Vì biết như vậy cho nên VC đã phải chi một phần lớn ngân sách vào việc gở bỏ các bài viết, phim, ảnh ... bất lợi trên Google, Facebook, Youtube,...
Đối với thành phần (2) bị mua chuộc tại hải ngoại thì chúng ta dùng phương cách "cô lập" (tẩy chay, không cộng tác, đoạn giao và theo dõi những lời nói, hành động của đương sự).
Đối với thành phần (3) những "con bài" thì chúng ta hãy "lật ngữa" con bài - khi bài tốt thì bốc, lúc bài xấu thì bỏ. Còn VC thì dùng những "con bài" này để làm "mồi nhử" hoặc gây sự sợ hãi, nghi ngờ, chia rẽ trong dân chúng, trong cộng đồng, đó là chiêu trò cổ điển của VC. Nhưng cũng phải nói thêm là các "con bài" này cũng có thể là các cá nhân có sự hiềm khích với nhau đưa đến sự rạn nứt trong cộng đồng, đó chính là những "con bài" tốt không bốc mà bổng dưng có trong tay của VC (bất chiến tự nhiên thành).
Ngoài những thành phần mặt nổi (thường là không nguy hiểm), cái khó khăn nhất là làm sao nhận biết được những ai đang âm thầm hoạt động cho VC. Càng nhức nhối hơn nữa là làm sao chúng ta có thể nhận biết và đối phó khi có những người thuộc thành phần chuyên nghiệp đội lốt một nhà tranh đấu dân chủ, hay có những người thuộc thành phần bị mua chuộc lại là những nhà mạnh thường quân ủng hộ mạnh mẽ các chương trình gây quỹ từ thiện, hoặc là một "con bài" nhưng lại được sự ủng hộ của thế giới về vấn đề tranh đấu nhân quyền?
Nếu ai chúng ta cũng nghi ngờ chụp cho cái nón cối thì vô tình chúng ta đã làm mất đi nhiều chiến hữu, còn nếu thấy ai đứng dưới lá Cờ Vàng thì chúng ta cũng vội ôm vào lòng thì có khi là ôm bom tự sát.
Điển hình nhất là trường hợp của NS Tuấn Khanh (trong nước). Trong chương trình "Giọng Ca Vàng TNT Úc Châu" vừa qua (07 & 08/2018), Tuấn Khánh đã có những buổi nói chuyện thú vị với cộng đồng người Việt Úc Châu. Tuấn khanh đã chia sẻ về các vấn đề - TC tấn công tàu đánh cá, dân oan xuống đường, hệ thống tham nhũng cướp đất của dân lành, công an trấn áp người dân, người biểu tình, sự kiểm duyệt văn hóa gay gắt của VC, sự sợ hãi của VC đối với nền văn hóa VNCH, sự trổi dậy trở lại của dòng nhạc Bolero, văn hóa là một thứ vũ khí đối với CSVN, CSVN chỉ có âm nhạc tuyên truyền, sự ưu đãi đối với các nghệ sĩ "ưu tú", sức mạnh của cái tên Sài Gòn, hệ thống giáo dục (bị chính trị hóa) của CSVN không đáp ứng được nhu cầu của người dân, ảnh hưởng của văn hóa TC (từ vỹ tuyến 17 trở ra) ...
Tất cả những điều này không có gì mới mẻ và đã được báo, đài lề "phải", "trái" nói đến hàng ngày nhưng lại là những điều mà người Việt tỵ nạn/chống cộng luôn luôn muốn nghe (từ miệng một người trong nước).
Những câu đối đáp nhanh nhẹn, những lời nói bùi tai của Tuấn Khanh, xuôi theo "nhĩ hiếu" của người Việt chống cộng, nhất là sự hiểu biết rành rọt về các tổ chức đấu tranh trong nước, đã làm cho những người có nhiều kinh nghiệm phải thắc mắc về sự "lưu loát" và "hiểu biết" của Tuấn Khanh.
Theo Tuấn Khanh sự nghi kỵ là do sự sợ hãi mà ra do đó chúng ta cần phải vượt qua sự sợ hãi để phá bỏ bức màn nghi kỵ.
Tuấn Khanh dùng chữ "nghi kỵ" là một chữ ghép gồm có "nghi ngờ" và "đố kỵ". Nhưng ở đây hoàn toàn không có "đố kỵ" mà chỉ có "nghi ngờ" và nghi ngờ là quyền của mỗi người. Nghi ngờ không hẳn là do sự sợ hãi mà ra, ví dụ, một viên cảnh sát điều tra nghi ngờ ông A có những hành vi phạm pháp, như vậy phải chăng sự nghi ngờ ở đây là vì viên cảnh sát sợ hãi ông A?
Như đọc được sự suy nghĩ của mọi người, Tuấn Khanh đã tự đặt câu hỏi cho chính mình - "Tại sao Tuấn Khanh đi ra ngoài Việt Nam được, Tuấn Khanh tới đây với mục đích gì và Tuấn Khanh có đáng tin không?"
Trước khi trả lời, Tuấn Khanh quay ra hỏi ngay - "Quý vị có biết ai trong cộng đồng của mình làm an ninh chìm không?" Dĩ nhiên không có ai trả lời được câu hỏi này vì đã là "an ninh chìm" mà còn để cho người ta biết thì đâu còn là "an ninh chìm" mà phải gọi là "an ninh nổi ... lềnh bềnh".
Để giải thích về việc đi đứng của mình, Tuấn Khanh xác định - Không ai có đủ sức đối phó với CSVN nếu không phải là một công dân nước ngoài. Công dân Việt Nam như là con cá nằm trên thớt, chỉ có cách là lựa chọn sự an toàn cho chính mình để tránh né (càng lâu càng tốt) việc bị bắt bớ, giam cầm. Nhưng Tuấn Khanh đã không trả lời một cáchcụ thể rõ ràng về trường hợp của Tuấn Khanh. Do đó vẫn còn vướng lại một sự thắc mắc khi so sanh Tuấn Khanh với trường hợp của Việt Khang - Tuấn Khanh không những có những bản nhạc "chống phá chế độ" như Việt Khang mà Tuấn Khanh còn có một trang blog đăng đầy những bài viết "chống phá nhà nước" (https://nhacsituankhanh.wordpress.com) và có những buổi nói chuyện "nói xấu" chế độ CSVN một cách rất nặng nề,... nhưng Tuấn Khanh vẫn bình an đi ra, đi vào.
Tuấn Khanh nói rằng Tuấn Khanh sang đây để làm "văn hóa vận" - theo ý của Tuấn Khanh là góp ý, tham gia vào việc tổ chức các chương trình văn nghệ để kết nối giới trẻ với cộng đồng. Nhưng Tuấn Khanh lại không biết gì về NQ36 - điều này lại càng làm tăng thêm sự thắc mắc vì "anh tham gia viết báo và trở thành phóng viên báo Tuổi trẻ, báo Thanh Niên, báo Người Lao động" và đã từng tham gia các chương trình văn nghệ có tầm vóc trên đài truyền hình VN mà lại không biết gì về NQ36 thì hơi lạ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Tu%E1%BA%A5n_Khanh_(nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9_sinh_1968).
Cuối cùng, để tự trả lời câu hỏi "Tuấn Khanh có đáng tin không", Tuấn Khanh nói - "Quý vị đừng tin Tuấn Khanh, bởi vì tin một ai đó thì chúng ta cũng dễ bị thất vọng ... đừng tin gì cả ...".
"Quý vị đừng tin Tuấn Khanh" (dịch ra Anh ngữ là - "Don't take my word for it") là một cách nói có sức thu phục người nghe. Nói mình "xấu", "đừng tin mình" để người đối diện nghĩ tốt về mình, tin mình hơn. Đây là một lối nói mà đa số các người chuyên nghiệp dùng để thuyết phục người "mua" hàng ("mua" ở đây không chỉ là mua bán mà còn có nghĩa "tin tưởng", "đồng ý", "công nhận", "chấp thuận" như chữ "buy" trong câu "I Don't Buy it!").
Tóm lại, đối với những người mà chúng ta không biết rõ về lập trường nhưng có những hoạt động có lợi cho cộng đồng người Việt hải ngoại thì chúng ta vẫn có thể tạo cho họ những cơ hội để nói chuyện, tâm tình với sự cẩn trọng cần thiết - không tung hô cá nhân, không cộng tác, không giao cho họ đóng một vài trò hay nắm giữ một chức vụ gì trong các sinh hoạt cộng đồng dầu chỉ là nhất thời hay chỉ làm cố vấn.
Dầu cho họ chỉ đến rồi đi, nhưng để không bị thất vọng về sau (như Tuấn Khanh đã nhắc nhở) thì chúng ta cần phải có những giới hạn, chừng mực trong vấn đề giao tiếp - hãy coi họ như "khách" hơn là người nhà. Như thế để tránh những trường hợp các nhân vật "xanh vỏ đỏ lòng" âm thầm thực hiện chính sách "gieo mầm mống chia rẽ, nghi kỵ" hoặc "tằm ăn dâu" để rồi một ngày kia khi nhận ra thì đã quá muộn - "lá dâu" cộng đồng đã bị cắn nát bét.
Phan Trâm Anh
11/08/2018
Nhưng tại sao lại có nhiều trường hợp "Ăn cơm quốc gia thờ ma CS" như thế?
Có rất nhiều nguyên nhân - Cuồng tín theo VC, tuân lệnh (làm công cụ, nô lệ cho VC), có người thân ở phía VC, bị đe dọa/khủng bố, bị nhồi sọ, không có ý thức và trình độ chính trị (không biết gì về CS ngoài một mớ lý thuyết về chủ nghĩa CS - do bị tuyên truyền), bị "bắt chẹt" (blackmail - ví dụ như bị chụp hình tò te tú tí với gái), bất mãn với thời thế (mặc cảm tự ti), bị mua chuộc vì quyền lợi và danh lợi (tiền bạc & hư danh)...
Tựu chung, những người hoạt động cho VC hay hết lòng bênh vực cho CSVN hoàn toàn không có một ai có cái gọi là "lý tưởng CS". Nói một cách khác, tất cả những người đi theo CS, làm việc cho CS, tung hô cho CS chỉ là những người ngu hay vì quyền lợi riêng tư.
(Xin mở ngoặc để giải thích chữ "ngu" - "ngu" ở đây có nghĩa là không có trình độ chính trị và ý thức thực tế về CS. Nếu nói rằng họ có "lý tưởng CS" - tức là không ngu, không vì quyền lợi riêng tư, thì phải giải thích làm sao khi có cả một tầng lớp cán bộ, đại gia "chuyên chính vô sản" mà lại giàu bạc triệu, bạc tỷ (đô la Mỹ) và có cả một làn sóng các cán bộ, đảng viên cao cấp ùn ùn đưa con cái, gia đình ra các nước tư bản "đang giẫy chết" xây dựng cơ ngơi, tìm mọi cách để được ở lại hưởng một cuộc sống "phồn vinh giả tạo"? Chủ nghĩa CS đã tan rã và biến mất chỉ còn lại một chế độ độc tài, đảng trị với những đảng viên và những "con đĩa" hút máu người dân bám víu với nhau để sống còn tạo thành môt khối u thối tha co cụm mà bên trong thì rệu rã còn bên ngoài thì rơi rụng từ từ.)
Ngày nay, tại hải ngoại, mấy chữ "nằm vùng" gần như không còn hợp thời nữa vì VC có thể công khai ngồi, đứng nói chuyện với mọi người hay đi
Vấn đề đặt ra là làm sao nhận biết được ai là VC "chìm" và phải đối phó như thế nào?
Trước hết, dựa vào kinh nghiệm của quá khứ và các sự kiện đã xảy ra, đại khái có thể phân loại 3 thành phần hoạt động cho VC ("hoạt động" ở đây có nghĩa là làm bất cứ cái gì có lợi cho CSVN) -
1. Thành phần chuyên nghiệp được huấn luyện qua các khóa đào tạo chuyên môn, có tài ăn nói, đối đáp rất thu phục lòng người;
2. Thành phần ham danh hám lợi, vì quyền lợi riêng tư mà bán thân, bán luôn cả lương tâm cho VC (bị VC mua chuộc - "Ăn cơm tự do, làm cho VC");
3. Thành phần bị sử dụng như một "con bài" (đương sự có thể biết hoặc không biết mình đang bị VC lợi dụng).
Thành phần (1) thường là các đảng viên nằm dưới cái "vỏ bọc" rất là "vô tội", ví dụ như chủ tịch hay những người đứng sau chủ tịch các hội sinh viên ở các trường đại học, bề ngoài là một sinh viên bình thường nhưng bên trong thì có nhiệm vụ nắm giữ và "làm công tác tư tưởng" đối với các du học sinh.
Thành phần (2), ở hại ngoại, thì có các cơ sở kinh doanh làm ăn, chia chác với VC hoặc những trường hợp cá nhân ham danh hám lợi, nổi bật là Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Khánh Ly,... ("Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền").
Thành phần (3), được VC dùng làm "con bài" trên các mặt trận thích hợp - "địch vận", "dân vận", "ngoại vận", "văn hóa vận", "tôn giáo vận", ... Một khi nhận thấy không còn có lợi thì VC sẽ thẳng tay vứt bỏ hay dùng bàn tay cộng đồng hải ngoại đốt cháy "con bài", hoặc cô lập, bắt bỏ tù, thủ tiêu (tùy vào mức độ nguy hiểm) nếu "con bài" ấy ở Việt Nam.
Chúng ta thừa biết rằng CSVN rãi người ra khắp mọi nơi, tìm cách chui vào mọi ngõ ngách để nghe ngóng, tuyên truyền, chiêu dụ, đánh phá. Nghe ngóng và đánh phá là hai "chiến thuật" tương đối dễ đối phó nhất. Đối với "nghe ngóng" thì áp dụng sự thận trọng và bảo mật tin tức. Còn với "đánh phá" thì phớt lờ hoặc phản biện bằng những chứng cứ, những sự kiện thật (true facts).
Nhưng để đối phó với sự tuyên truyền và chiêu dụ của VC thì phải có một hệ thống, chương trình giáo dục đám đông quần chúng, nhất là các thế hệ trẻ qua việc nâng cao ý thức và trình độ chính trị về thực tế CSVN, vì thiếu ý thức và trình độ chính trị thì con người dễ bị xỏ mũi, sùng bái kẻ dốt hơn mình. Riêng đối với ngón nghề chiêu dụ thì VC rất tinh ranh, quỷ quyệt. Ví dụ, VC sẽ bắt đầu bằng những buổi họp mặt, tiệc tùng, BBQ, văn nghệ, thể thao, sinh hoạt ngoài trời ... (hoàn toàn không có một li chính trị) vui nhộn, hấp dẫn mới mọi giới để nhử từ từ "con mồi" vào bẩy sập. Ngày nay, hệ thống mạng lưới toàn cầu đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề giáo dục quần chúng. Vì biết như vậy cho nên VC đã phải chi một phần lớn ngân sách vào việc gở bỏ các bài viết, phim, ảnh ... bất lợi trên Google, Facebook, Youtube,...
Đối với thành phần (2) bị mua chuộc tại hải ngoại thì chúng ta dùng phương cách "cô lập" (tẩy chay, không cộng tác, đoạn giao và theo dõi những lời nói, hành động của đương sự).
Đối với thành phần (3) những "con bài" thì chúng ta hãy "lật ngữa" con bài - khi bài tốt thì bốc, lúc bài xấu thì bỏ. Còn VC thì dùng những "con bài" này để làm "mồi nhử" hoặc gây sự sợ hãi, nghi ngờ, chia rẽ trong dân chúng, trong cộng đồng, đó là chiêu trò cổ điển của VC. Nhưng cũng phải nói thêm là các "con bài" này cũng có thể là các cá nhân có sự hiềm khích với nhau đưa đến sự rạn nứt trong cộng đồng, đó chính là những "con bài" tốt không bốc mà bổng dưng có trong tay của VC (bất chiến tự nhiên thành).
Ngoài những thành phần mặt nổi (thường là không nguy hiểm), cái khó khăn nhất là làm sao nhận biết được những ai đang âm thầm hoạt động cho VC. Càng nhức nhối hơn nữa là làm sao chúng ta có thể nhận biết và đối phó khi có những người thuộc thành phần chuyên nghiệp đội lốt một nhà tranh đấu dân chủ, hay có những người thuộc thành phần bị mua chuộc lại là những nhà mạnh thường quân ủng hộ mạnh mẽ các chương trình gây quỹ từ thiện, hoặc là một "con bài" nhưng lại được sự ủng hộ của thế giới về vấn đề tranh đấu nhân quyền?
Nếu ai chúng ta cũng nghi ngờ chụp cho cái nón cối thì vô tình chúng ta đã làm mất đi nhiều chiến hữu, còn nếu thấy ai đứng dưới lá Cờ Vàng thì chúng ta cũng vội ôm vào lòng thì có khi là ôm bom tự sát.
Tất cả những điều này không có gì mới mẻ và đã được báo, đài lề "phải", "trái" nói đến hàng ngày nhưng lại là những điều mà người Việt tỵ nạn/chống cộng luôn luôn muốn nghe (từ miệng một người trong nước).
Những câu đối đáp nhanh nhẹn, những lời nói bùi tai của Tuấn Khanh, xuôi theo "nhĩ hiếu" của người Việt chống cộng, nhất là sự hiểu biết rành rọt về các tổ chức đấu tranh trong nước, đã làm cho những người có nhiều kinh nghiệm phải thắc mắc về sự "lưu loát" và "hiểu biết" của Tuấn Khanh.
Theo Tuấn Khanh sự nghi kỵ là do sự sợ hãi mà ra do đó chúng ta cần phải vượt qua sự sợ hãi để phá bỏ bức màn nghi kỵ.
Tuấn Khanh dùng chữ "nghi kỵ" là một chữ ghép gồm có "nghi ngờ" và "đố kỵ". Nhưng ở đây hoàn toàn không có "đố kỵ" mà chỉ có "nghi ngờ" và nghi ngờ là quyền của mỗi người. Nghi ngờ không hẳn là do sự sợ hãi mà ra, ví dụ, một viên cảnh sát điều tra nghi ngờ ông A có những hành vi phạm pháp, như vậy phải chăng sự nghi ngờ ở đây là vì viên cảnh sát sợ hãi ông A?
Như đọc được sự suy nghĩ của mọi người, Tuấn Khanh đã tự đặt câu hỏi cho chính mình - "Tại sao Tuấn Khanh đi ra ngoài Việt Nam được, Tuấn Khanh tới đây với mục đích gì và Tuấn Khanh có đáng tin không?"
Trước khi trả lời, Tuấn Khanh quay ra hỏi ngay - "Quý vị có biết ai trong cộng đồng của mình làm an ninh chìm không?" Dĩ nhiên không có ai trả lời được câu hỏi này vì đã là "an ninh chìm" mà còn để cho người ta biết thì đâu còn là "an ninh chìm" mà phải gọi là "an ninh nổi ... lềnh bềnh".
Để giải thích về việc đi đứng của mình, Tuấn Khanh xác định - Không ai có đủ sức đối phó với CSVN nếu không phải là một công dân nước ngoài. Công dân Việt Nam như là con cá nằm trên thớt, chỉ có cách là lựa chọn sự an toàn cho chính mình để tránh né (càng lâu càng tốt) việc bị bắt bớ, giam cầm. Nhưng Tuấn Khanh đã không trả lời một cách
Tuấn Khanh nói rằng Tuấn Khanh sang đây để làm "văn hóa vận" - theo ý của Tuấn Khanh là góp ý, tham gia vào việc tổ chức các chương trình văn nghệ để kết nối giới trẻ với cộng đồng. Nhưng Tuấn Khanh lại không biết gì về NQ36 - điều này lại càng làm tăng thêm sự thắc mắc vì "anh tham gia viết báo và trở thành phóng viên báo Tuổi trẻ, báo Thanh Niên, báo Người Lao động" và đã từng tham gia các chương trình văn nghệ có tầm vóc trên đài truyền hình VN mà lại không biết gì về NQ36 thì hơi lạ (https://vi.wikipedia.org/wiki/Tu%E1%BA%A5n_Khanh_(nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9_sinh_1968).
Cuối cùng, để tự trả lời câu hỏi "Tuấn Khanh có đáng tin không", Tuấn Khanh nói - "Quý vị đừng tin Tuấn Khanh, bởi vì tin một ai đó thì chúng ta cũng dễ bị thất vọng ... đừng tin gì cả ...".
"Quý vị đừng tin Tuấn Khanh" (dịch ra Anh ngữ là - "Don't take my word for it") là một cách nói có sức thu phục người nghe. Nói mình "xấu", "đừng tin mình" để người đối diện nghĩ tốt về mình, tin mình hơn. Đây là một lối nói mà đa số các người chuyên nghiệp dùng để thuyết phục người "mua" hàng ("mua" ở đây không chỉ là mua bán mà còn có nghĩa "tin tưởng", "đồng ý", "công nhận", "chấp thuận" như chữ "buy" trong câu "I Don't Buy it!").
Tóm lại, đối với những người mà chúng ta không biết rõ về lập trường nhưng có những hoạt động có lợi cho cộng đồng người Việt hải ngoại thì chúng ta vẫn có thể tạo cho họ những cơ hội để nói chuyện, tâm tình với sự cẩn trọng cần thiết - không tung hô cá nhân, không cộng tác, không giao cho họ đóng một vài trò hay nắm giữ một chức vụ gì trong các sinh hoạt cộng đồng dầu chỉ là nhất thời hay chỉ làm cố vấn.
Dầu cho họ chỉ đến rồi đi, nhưng để không bị thất vọng về sau (như Tuấn Khanh đã nhắc nhở) thì chúng ta cần phải có những giới hạn, chừng mực trong vấn đề giao tiếp - hãy coi họ như "khách" hơn là người nhà. Như thế để tránh những trường hợp các nhân vật "xanh vỏ đỏ lòng" âm thầm thực hiện chính sách "gieo mầm mống chia rẽ, nghi kỵ" hoặc "tằm ăn dâu" để rồi một ngày kia khi nhận ra thì đã quá muộn - "lá dâu" cộng đồng đã bị cắn nát bét.
Phan Trâm Anh
11/08/2018
www.lyhuong.net
No comments:
Post a Comment