Saturday, July 27, 2013

Hollywood star Tippi Herden gave birth to Vietnamese American nails industry

(Image: Tippi Hedren)

I had always wondered why– of all industries that a group of people could get into– it was the manicure business which Vietnamese Americans seemed to dominate, at least in California. In 2008, I read an article by L.A. Times reporter My-Thuan Tran entitled “A mix of luck, polish: Vietnamese dominance of the manicure trade started with the help of a U.S. star,” attributing the Vietnamese nail trade to actress Tippi Hedren, otherwise known as “that lady from Alfred Hitchcock’s The Birds.”

The story of how the Vietnamese fell into the nail industry is one of pure chance — of how 20 women who fled their war-torn country happened to meet a Hollywood starlet with beautiful nails.
The women were former teachers, business owners and government officials who came to America in 1975 after the fall of Saigon and landed in a tent city for Vietnamese refugees near Sacramento called Hope Village.

Người Mẹ của ngành Nails của người Việt tại Hoa Kỳ: Nữ tài tử điện ảnh Tippi Hedren



A mix of luck, polish

Friday, July 26, 2013

Ngô Đình Diệm - Trên nửa thế kỷ oan khiên


 UNKNOWN_PARAMETER_VALUE
Xin chia sẻ với quý vị và quý bạn bài viết về cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bài hơi dài, xin quý bạn ráng nghiến răng đọc cho hết, hoặc nếu mỏi mắt và nhức đầu, xin đừng than van và nhẹ nhàng bấm cái nút delete, đừng cho tôi biết (sẽ rầu lắm chứ!).
Chúc bình an. 
NLGO

Đính kèm: 1) Ảnh gia đình NLGO (con gái mới 15 tháng) chụp với Hòa thượng Thích Tâm Châu, tháng 8/1998 tại chùa NamQuang, Portland, OR, cách đây 15 năm. Ông biết tôi là người Công giáo, và tôi biết ông là người chống Cộng, nên cả hai hoan hỉ chụp hình chung.
                2) Bản sao trang 193 trong sách của Lê Nguyên Phu.
              3) Nguyên văn bài viết, theo dạng PDF, để khi cần kiểm chứng

NGÔ ĐÌNH DIỆM: TRÊN NỬA THẾ KỶ OAN KHIÊN
 người lính già oregon

Thursday, July 25, 2013

Chim Bay Về Biển _Phạm Tín An Ninh

(thay vòng hoa tiễn biệt Hải-Âu Phan Công Minh)
Một mai chim bỏ bay về biển
Ta đứng một mình ngó nhánh sông
Ta khóc nhìn theo giòng nước chảy
Nghe trăm ngọn sóng vỗ trong lòng
(Sương Mai)

Buổi chiều, mùa hè Bắc Âu thường có những ngày mưa, ảm đạm. Tôi nhận được thư của bạn Dương văn Hiệp, giám đốc Đài Phát Thanh Nationwide Viet Radio (NVR) từ Hoa Thịnh Đốn, người em họ thương quí của Minh, báo tin Phan Công Minh vừa mới ra đi, trước đó chừng một tiếng đồng hồ. Lòng tôi chùng xuống, điều mất mát lớn lao ấy đã cho tôi cái cảm giác trống rỗng, mọi thứ chung quanh bỗng dưng đều trở thành vô nghĩa. Ngoài trời dường như gió đã ngưng thổi, một cơn mưa hạ vừa đổ xuống những hàng thông đứng lặng yên như chịu tang. Cơn mưa rào đến ào ào nhưng dứt sớm. Đứng trên bao lơn nhìn ra phía trước. Cả một vùng không gian tĩnh lặng. Trước mắt tôi chỉ còn một điểm cử động duy nhất: cánh chim. Cánh hải âu lẻ loi, thư thả, nhịp đôi cánh như hai mái chèo của con thuyền nhỏ trên dòng sông tĩnh mịch, rồi từ từ mất hút giữa không trung. Bất chợt, tôi hình dùng đến Phan Công Minh, một cánh chim Hải Âu (*) vừa trở về với biển.

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài _T/g Trần Gia Phụng


Sacto 1Ngày Chủ Nhật 7-7-2013 là một ngày nắng gắt ở Sacramento (gọi tắt là Sacto).  Nhiệt độ lên khá cao, trên 90 độ F.  Thế mà nhiều người Việt từ các thành phố lân cận, từ San Jose, từ Orange County, và xa hơn nữa, từ Florida, từ Atlanta hay từ Minesota, đổ xô về Sacto để cùng với người Việt Sacto tham dự một sự kiện khá đặc biệt là Lễ Khánh thành TRUNG TÂM SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA SACRAMENTO, tại số 6270 Elder Creek Road.
Nói rằng sự kiện khá đặc biệt vì Trung tâm nầy có những đặc điểm thật đáng chú ý sau đây: 1)  Diện tích đất gần 03 mẫu (acres).  2) Diện tích xây cất gần 15,000 SF.  3) Hội trường chánh 6,000 SF.  4) Lầu rộng 3,000 SF, có Phòng thư viện, Phòng giải trí, và đặc biệt có 7 phòng học cho trường Việt ngữ Lạc Hồng sử dụng.

Saturday, July 20, 2013

Tiểu sử ca sĩ Hoàng Oanh _by Huỳnh Kim Chi

Tôi Sinh trưởng tại miền Nam, quê tôi tỉnh Mỹ Tho trồng nhiều dừa nên cũng gọi là tỉnh dừa. Năm lên 11 tuổi tôi học đệ thất trường Gia Long, tôi có mấy “cô bé” bạn học người Huế. Không thân lắm nhưng tôi để ý đến giọng nói “trọ trẹ”. Lần đầu tiên tiếp xúc với bạn mới, phải để ý lắng tai nghe mới hiểu được bạn tôi đang nói gì. Nhưng đến khi các “cô bé’” xúm lại nói chuyện với nhau thì tôi đành chịu, không làm sao xen vô câu chuyện với họ được.

Năm lên đệ tam, tôi có thêm mấy người bạn miền Trung khác. Tuy quen lần với giọng Huế lơ lớ, nhưng thú thật khi bạn tôi lên trả bài, tôi nghe tiếng được tiếng mất.

59 năm Hiệp định chia đôi đất nước và cuộc di cư từ Bắc vào Nam


Hiệp Định Genève chia đôi đất nước được ký ngày 20-7-1954 và liền sau đó là cuộc di cư chưa từng có của gần một triệu người từ Bắc vào Nam. Tính tới tháng 7 năm nay, 58 năm trời đã trôi qua. Trẻ thơ ngày ấy nay đã thành người già. Cả dân tộc vẫn trông ngóng an bình và hạnh phúc trên nửa thế kỷ. Nửa thế kỷ của chết chóc, tàn phá, chia ly. Nhân dịp này, chúng tôi xin kể hầu độc giả về Hiệp Định Genève và ký ức về cuộc hành trình tìm tự do của dân miền Bắc, trong đó có chúng tôi, để gọi là “ôn cố tri tân”.

HIỆP ĐỊNH GENÈVE 20-7-1954

Saturday, July 13, 2013

"Xin Cụ tha cho con."



Trong cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, Tổng Thống Johnson đã gọi các Tướng miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ thuê làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là "một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa" (). Họ là ai và đã làm gì mà bị Tổng Thống Johnson miệt thị như vậy?

NHẬN DIỆN BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ

Tướng Trần Văn Đôn cho biết các sĩ quan sau đây đã nằm trong nhóm đứng ra tổ chức đảo chánh: Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Trần Văn Minh, Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tá Đỗ Mậu, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan, Đại Tá Nguyễn Hữu Có, Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Đại Tá Nguyễn Khương và Đại Tá Đỗ Cao Trí.

Monday, July 8, 2013

Di sản ẩm thực Sài Gòn: Hủ tiếu Cả Cần

banhbaocacan0607
Người Sài Gòn hầu như ai cũng biết đến thương hiệu hủ tiếu và bánh bao “Cả Cần” nằm ở góc tiểu đảo ngay ngã tư Nguyễn Tri Phương – Hùng Vương này (phía trước công viên Văn Lang và khá gần với bùng binh Ngã Sáu). Cũng có nhiều người thắc mắc sao cái quán đề bảng “hủ tiếu Cả Cần” có phần cũ kỹ, xập xệ đó lúc nào cũng đông khách, nhất là từ giấc trưa đến tối khuya. Nhưng nếu biết được lịch sử thú vị cũng như những câu chuyện xung quanh nó, có thể bạn cũng sẽ rất ngạc nhiên.
Đầu tiên là cái tên trứ danh “Cả Cần”. Chủ của thương hiệu hủ tiếu này là ông Trần Phấn Thắng (nay đã mất). Theo lời tâm sự của ông khi còn sống, thì “Cần” là tên của một người bạn thân chẳng may mất sớm. Chữ “Cả” được ghép thêm vào vì ông thích những chữ có cùng phụ âm theo kiểu “Tin-Tình-Tiền-Tù-Tội”. Và cũng từ cái tên “Cả Cần” đó mà ông rất tâm đắc với câu quảng cáo toàn chữ “c” của quán : ”Có Cả Cần Cần Chi Có Cả”.

Tuesday, July 2, 2013

Đồi thông hai mộ

dalat011
Đà Lạt thành phố của sương mù, của ngàn hoa khoe sắc cũng là nơi chứng kiến những cuộc tình buồn.
Ngay bên cạnh hồ Than Thở là một đồi thông ngút ngàn có tên gọi Đồi thông hai mộ - nơi đây được nhiều người biết đến bởi câu chuyện tình bi ai của một đôi trai gái trẻ.
Ngoài tên gọi hồ Than Thở, du khách còn được nghe người dân Đà Lạt gọi với tên Sương Mai, với ý nghĩa những hạt sương buổi sớm tinh mơ.
Bên cạnh đó là hai ngôi mộ đã được xây cất hơn 60 năm qua, của một cuộc tình duyên lỡ dở.