Monday, November 4, 2013

Các Hội Ái Hữu Gia Long Hải Ngoại nên cư xử sao với nhóm nữ sinh đầu Gia Long đuôi MK đang sống ở hải ngoại và đang sống trong nước VNCS? _T/g Hoang Lan Chi


Các Hội Ái Hữu Gia Long Hải Ngoại nên cư xử sao với nhóm nữ sinh đầu Gia Long đuôi MK (VC Nguyen Thi Minh Khai) đang sống ở hải ngoại và đang sống trong nước VNCS?

Trích đoạn kết:

1. Với các nữ sinh đầu GL đuôi MK của 6 niên khoá (ra trường 76,77,78, 79, 80, 81) đang sống hải ngoại: thì chỉ đến với các hội Ái Hữu GL khi thật sự nghĩ mình chỉ là người Gia Longvà không còn “đuôi” nào nữa cả. Và khi đã là người Gia Long thì tinh thần quốc gia là trên hết, lý tưởng cờ vàng là số một. Đó là ngọn hải đăng hướng dẫn mọi con đường còn lại của người Gia Long.

2. Nhóm nữ sinh đầu GL đuôi MK, đang sống trong nước: xin nhắc lại thật kỹ, đang sống trong nước, nếu có tham dự ĐH GL Thế Giới thì Ban Tổ Chức nên cư xử như một khách mời: không nhận bất cứ màn trình diễn nào, cũng như không nhận bất cứ tài trợ nào từ nhóm này. Sự minh bạch ngay từ đầu là điều cơ bản để đại hội Gia Long Thế Giới thành công. Không nên tự mua rắc rối để phải giải quyết.

(Ngưng trích)


Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ 6 tại Sydney đã khép vào 22/9/2013. Nhìn chung thì khá thành công. Một bức thư từ một nữ sinh Gia Long giấu tên đã lên án MC Tuyết Lê và đồng thời gây vài mây mù trong sự kiện “các màn văn nghệ của nhóm GK-MK82”. Mục đích bài viết này hôm nay của Hoàng Lan Chi là xin được trình bày vài ý kiến về sự việc này.

Bài này gồm có:

1. Các niên khoá nào là đầu GL đuôi MK?

2. Thế nào là Người Gia Long.

3. 3 nền giáo dục căn bản cho một con người được hấp thụ từ đâu.

4. Các Hội Ái hữu Gia Long hải ngoại nên cư xử thế nào với nhóm nữ sinh đầu GL- đuôi MK,đang ở hải ngoại và đang ở trong nước VNCS?

Các niên khoá nào là đầu Gia Long đuôi MK?

Gia Long là một trường nữ lớn nhất Sài Gòn tức lớn nhất Việt Nam Cộng Hòa. Trước kia, khi thành lập cho con gái Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ theo học, “chính phủ bảo hộ” Pháp đặt tên là “École Primaire de Jeunes Filles Indigènes” và người dân quen gọi là trường Áo Tím và đến 1940 thì mang tên Gia Long. Thời đệ nhất và đệ nhị cộng hoà, các trường công danh tiếng không học chung nam nữ. Có nhiều lý do để chính phủ quyết định như vậy. Điều này đã làm nên nét đặc thù của Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt và Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Hồ Ngọc Cẩn…

Sau 1975, nằm trong âm mưu phá vỡ tất cả những truyền thống tốt đẹp của Việt Nam Cộng Hòa, Vc đã đổi tên Gia Long thành NTMK (tôi không thích viết rõ tên người cộng sản nữ này), Petrus Ký thành LHP và cho nam nữ học chung (tôi không viết rõ tên cũng với lý do như trên). Với Trưng Vương, Võ Trường Toản, Vc không đổi tên nhưng đã cho nam nữ học chung.

Với Gia Long, niên khoá 1968-1975, là niên khoá cuối cùng của nền cộng hoà. Niên khoá này đích thực là em gái út. Vào khoảng giữa niên học 1975-1976, Vc đổi tên trường. Như vậy, từ niên khoá 1975 trở đi là có tên NTMK. Điều này đã tạo ra một số niên khoá được gọi là đầu GL đuôi MK: các niên khoá 1969-1976; 1970-1977; 1971-1978; 1972-1979; 1973-1980; 1974-1981; Tóm lại có tổng cộng 6 niên khoá đầu Gia Long đuôi MK. Đó là các khoá ra trường vào các năm 76, 77, 78, 79, 80 và 81.

Người Gia Long là thế nào?

Thông thường sự hình thành nhân cách của một con người có ba nguồn: gia đình, học đường và xã hội. Gia đình là quan trọng nhất với những giòng chữ đầu đời được ghi lên trang giấy còn trắng tinh khôi. Học đường là nguồn quan trọng thứ hai khi trẻ đến trường và tiếp nhận thêm giáo dục từ thầy cô. Kiến thức và cả đạo đức được tiếp tục bồi đắp cho hết bậc trung học. Xã hội là nơi giáo dục thứ ba.

Xét về phạm vi học đường thì trường Gia Long có một luật lệ khá nghiêm khắc. Kỷ luật nghiêm này có lẽ có ngay từ thời bà Hiệu Trưởng Huỳnh Hữu Hội. Vị Hiệu Trưởng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa trước khi vc xâm chiếm miền Nam là bà Phạm Văn Tất. Họ đều là những nhà giáo mẫu mực. Tôi còn nhớ thuở tôi học đệ thất, lục, tức thời bà Huỳnh Hữu Hội, các chị nữ sinh lớn đã bị các bà giám thị kềm rất khắt khe. Chỉ cần bà giám thị thấy đánh phấn là bắt rửa mặt, đánh tóc rối phùng cao là bị cấm. Cha hay anh trai phải đón ở xa chứ không được ngay trước cổng trường vì nhà trường sợ lẫn lộn với “bồ bịch”. Hầu hết các giáo sư giỏi (ra trường đậu cao) hay có thành tích gì đó, thì mới được dạy Gia Long. Kỷ luật nghiêm minh, đạo đức vững vàng, thầy dậy giỏi và tận tâm thì đương nhiên Gia Long cung cấp cho xã hội những con người phải nói rất hoàn chỉnh về tư cách, tài năng. Tôi nói về đa số, không nói tất cả. Đậu vào Gia Long: tự hào. Học xong phổ thông hay tú một của Gia Long: tự hào hơn. Học xong tú hai: tự hào hơn nữa.

Vì lý do đó, người Gia Long được coi là một mẫu người tiêu biểu cho sự giáo dục của hai nền cộng hoà.

Người học trò sau 1975 là thế nào?

Sau 1975, khi cộng sản thiết lập chế độ độc tài đảng trị thì 2 nguồn giáo dục sau coi như hỏng khá nhiều: học đường và xã hội. Tôi không cần phải đi vào chi tiết vì ai cũng biết xã hội cộng sản là một trại tập trung những nói láo. Người người nói láo, nhà nhà nói láo. Xã hội cộng sản tồi tệ thế nào, có lẽ tôi cũng không cần phải đi vào chi tiết.

Vì thế, những nữ sinh có nguồn gốc “người quốc gia” thì sau 75, hầu như chỉ nhận được giáo dục tốt đẹp từ gia đình và giáo dục SỐ KHÔNG từ học đường, xã hội cộng sản. Tuy vậy, sự giáo dục từ gia đình cũng bị hạn chế sau 1975. Lý do: nhiều bậc cha mẹ, anh chị đã không dám cứng rắn nghiêm khắc với con em vì sợ chúng bị những cái gọi là “cán bộ đoàn thanh niên” dụ dỗ và đi đến chỗ tố cả cha mẹ.

Đó là điểm khác biệt giữa người Gia Long thuần tuý với người không phải Gia Long trọn vẹn.

“Người Gia Long” nên cư xử thế nào với các nữ sinh đầu Gia Long đuôi MK đang ở hải ngoại và đang ở trong nước VNCS?

Không biết có Hội Ái Hữu nào lại phải đối phó với vấn đề nầy như Gia Long không? Phải chăng vì Hội Ái Hữu Gia Long đã chứng tỏ cái “danh tiếng” của mình từ thời xưa? Cái danh tiếng ấy là hấp lực và cũng là niềm tự hào rực rỡ nhất mà mỗi con người đều ao ước mình là một thành phần trong ấy? Phải chăng vì Hội Ái Hữu Gia Long đã chứng tỏ cái lằn ranh quốc cộng của mình thật sắc nét? Vì thế, một vài “ỡm ờ” đã được lịnh bằng mọi giá với các lý luận (đoàn kết,vị tha, bao dung…) phải xâm nhập Ái Hữu Gia Long? Và vì thế vấn đề “đầu GL đuôi MK” đã tạo vài khó nghĩ cho người Gia Long?

Quả là khá đau đầu cho thầy cô trước 75 cũng như các nữ sinh Gia Long hải ngoại kỳ cựu.

Đây là vài suy nghĩ của cá nhân Hoàng Lan Chi dựa vào sự phân tích ở trên. (Người Gia Long và học trò sau 1975) Mong các Gia Long khắp nơi cùng có ý kiến với hội của mình. Từ đó, rút ra quyết định chung. Như vậy các đại hội thế giới ở tương lai sẽ không bị tình trạng như ĐH GL Thế Giới Kỳ 6 vừa qua ở Úc Châu.

1 . Với các nữ sinh đầu GL đuôi MK của 6 niên khoá (ra trường 76,77,78, 79, 80, 81) đang sống hải ngoại: thì chỉ đến với các hội Ái Hữu GL khi thật sự nghĩ mình chỉ là người Gia Longvà không còn “đuôi” nào nữa cả. Và khi đã là người Gia Long thì tinh thần quốc gia là trên hết, lý tưởng cờ vàng là số một. Đó là ngọn hải đăng hướng dẫn mọi con đường còn lại củangười Gia Long.
2 . Nhóm nữ sinh đầu GL đuôi MK, đang sống trong nước: xin nhắc lại thật kỹ, đang sống trong nước, nếu có tham dự ĐH GL Thế Giới thì Ban Tổ Chức nên cư xử như một khách mời: không trình diễn bất cứ màn văn nghệ nào, cũng như không nhận bất cứ tài trợ nào từ nhóm này. Sự minh bạch ngay từ đầu là điều cơ bản để đại hội Gia Long Thế Giới thành công. Không nên tự mua rắc rối để phải giải quyết.

KẾT LUẬN: Hoàng Lan Chi vừa trình bầy một số dữ kiện và cả tâm tình riêng. Ước mong các tỷ muội cùng nhau bảo vệ thanh danh ngôi trường yêu dấu, niềm tự hào của chúng ta; cương quyết không để kẻ xấu lọt vào với âm mưu bôi nhọ hay xoá mờ thành tích, danh tiếng cùng lằn ranh quốc cộng.

Hoàng Lan Chi (Gia Long 60-67)

Góp ý: Trước khi gửi bài, Hoàng Lan Chi có chia sẻ với một số Gia Long thân hữu. Khá đông Gia Long cho ý kiến rằng, để bảo đảm hoạt động của Hội Ái Hữu Gia Long được êm ả, tránh bị chụp mũ là thiên tả này nọ, thì phải ghi trong nội quy là chỉ các Gia Long ra trường từ 1975 về trước mới được tham gia Ban Chấp Hành. Lý do các Gia Long này đưa ra là: chung một nền giáo dục nên dễ có suy nghĩ, hành động như nhau. Các Gia Long này cũng nêu ý kiến, sau này GL kỳ cựu già, chết rồi thì thôi. Còn các nữ sinh có dính líu nền giáo dục cộng sản qua nhóm chữ NTMK, nên chăng tự lập hội riêng mà sinh hoạt với nhau?

No comments:

Post a Comment