Add caption |
- Bạn đến Mỹ năm nào?
- Năm 1975, ngay sau Tháng Tư Đen, trực thăng bốc. Tôi có về Việt Nam năm 1972, làm việc với chính phủ.
- Ba mươi bốn năm rồi! Lần cuối mình gặp nhau ở Sài Gòn tại nhà bạn, trong tiệc chia tay trước khi bạn đi du học Tân Tây Lan, ngay khi mình mới xong Tú Tài II ở Chu Văn An (CVA) cuối năm 1965, bạn có nhớ không?
- Làm sao quên được những kỷ niệm hiếm có như vậy! Thế sau 1965, bạn làm gì?
- Tôi được vào trường Y Khoa Sài Gòn.
- Y khoa hả, vậy chắc bạn phải biết thằng Long? Đặng Tuấn Long, cũng ở CVA. Tôi gặp lại Long lần cuối ở Sài Gòn là đầu năm 1970, lúc tôi về nghỉ hè; tôi còn nhớ có đi ăn nhậu và tán dóc cả một buổi với nhau. Có người nói Long bị mất tích trên đường vượt biên, có đúng không?
- Chuyện dài lắm, mà nhiều chi tiết chắc chỉ có tôi biết …
Chương 1: Suối Khô Dòng Lệ
HUYỀN THOẠI Ở THÀNH PHỐ
Vào những năm đầu thập niên 1980, đường phố Sài Gòn trông chẳng khác gì một thành phố chết. Người dân sống trong đói rách, tuyệt vọng, và đầy thù hận chế độ bạo tàn. Trong khung cảnh đó, người ta xôn xao, trao đổi với nhau một tin đồn làm nức lòng nhiều người: Bác sĩ Đặng Tuấn Long hiện đang là Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Phục Quốc sẽ mang quân về giải thể chế độ bạo cường.
Là một bạn thân của Long, tôi được không biết bao nhiêu người quen hỏi thăm về người bạn này. Thậm chí bọn công an Việt Cộng cũng mất ăn, mất ngủ vì tin đồn này, và có gọi tôi lên trình diện nhiều lần để điều tra những gì tôi biết về Đặng Tuấn Long, cũng như tìm hiểu xem tôi có liên lạc gì với Mặt Trận Phục Quốc không?
Những lời hỏi han, hay tra hỏi đã làm tôi đau lòng không ít vì mỗi lần trả lời là thêm một lần phải xác nhận tôi đã là nhân chứng cho những sự kiện đã xảy ra cho Long. Với những người vẫn nuôi hy vọng, tôi luôn luôn đoan quyết rằng Đặng Tuấn Long còn sống. Ngược lại, với công an Việt Cộng, lần nào tôi cũng khai là Long đã chết; không tin thì cứ liên lạc với ban cai tù trại cải tạo ở Kà Tum, Tây Ninh thì sẽ rõ chi tiết.
Xuyên qua lời đồn đãi – có thể coi như một huyền thoại – này, có một vấn đề làm mình phải suy nghĩ. Trước hết, một tin đồn dù đúng hay sai, cũng đều phải có căn cứ/lý do. Tại sao lại là Đặng Tuấn Long, một người vốn ít ai biết đến, được cho rằng cầm đầu Mặt Trận Phục Quốc, mà không phải là Nguyễn Cao Kỳ, hay Ngô Quang Trưởng chẳng hạn? Tôi không có đủ hiểu biết, và phương tiện để có thể phối kiểm tin đồn, nhưng trong thâm tâm, tôi nghĩ rằng tối thiểu Long cũng phải có những xử thế anh hùng, và tư cách xứng đáng.
Thời gian trôi qua, dù trong tâm khảm những người có để ý đến chính trị vào thời đó chắc vẫn có người còn nhớ đến tên Đặng Tuấn Long, những tin đồn rồi cũng phai nhạt dần …
Ngược lại, những gì tôi biết và thấy về Long hình như vẫn còn nguyên vẹn. Vừa là hàng xóm, vừa là một bạn học của Long suốt 14 năm, gồm 7 năm ở trường Trung học CVA, và những năm tiếp theo ở Trường Đại Học Y Khoa, nên tôi đã tưởng chẳng có gì về Long có thể làm cho tôi ngạc nhiên ...
SINH VIÊN Y KHOA
Cuối năm 1965, tôi đỗ vào trường Y Khoa, Đại học Sài Gòn cùng với Long, và khoảng 150 thanh niên & thiếu nữ khác. Không kể khoảng 50 nữ, 100 nam sinh viên được chia thành hai thành phần: Khoảng 40 là Quân Y, còn lại là Dân Y. Tuy không có sự khác biệt nào trong việc học, vào Quân Y có vài lợi điểm:
Thứ nhất: Tự túc về tài chánh. Khi đi học, các sinh viên đeo lon và được lãnh lương tháng. Năm thứ nhất là chuẩn úy; năm thứ hai và ba, thiếu úy; rồi từ năm thứ tư trở lên, trung úy. Thứ hai: Nếu lỡ có thi rớt một năm nào thì có thể được học lại. Trong khi nếu là Dân Y thì bị kêu đi lính liền.
Ngược lại, Quân Y cũng có điều kiện ràng buộc: Sinh viên Quân Y phải ký một giao kèo là cứ mỗi một năm lãnh lương phải trả lại bằng ba năm phục vụ trong quân ngũ.
Long và tôi đều là Dân Y, khi ra trường năm 1972 thì bị gọi nhập ngũ, đeo lon Trung úy. Từ năm 1968, vì biến cố Mậu Thân, sinh viên Dân Y còn phải thực tập thêm quân sự; Khi nhập ngũ được coi như đã có đủ căn bản quân sự để được gửi ngay ra mặt trận.
Khoảng năm 1970, khi gia đình xây thêm một căn nhà - để cho thuê - ở đường Chi Lăng, Gia Định, Long đã nài nỉ ông cụ thân sinh dành riêng một căn phòng để cưu mang những bạn bè nào thiếu phương tiện. Thời còn đi học, đâu có mấy sinh viên nào dư giả tiền bạc? Cứ mỗi lần kỳ thi cuối năm đến, tôi đều phải bỏ dạy học kèm, để chúi đầu vào sách vở. Đói bụng hả? Cứ tự tiện lẩn vào nhà Long, có gì, ăn nấy. Có lúc tôi và Long còn đi làm thêm với những hãng xưởng của Mỹ để kiếm thêm tiền túi.
Trường Y Khoa lúc đó dậy toàn bằng tiếng Pháp. Chỉ trừ một số anh chị tốt nghiệp các trường trung học Pháp như J.J. Rousseau, hay Marie Curie thì không gặp khó khăn về ngôn ngữ, chứ còn anh em CVA mình thì thật là lúng túng. Không sao, đã có chàng Long, chuyên viên dịch thuật với lối hành văn thật trắng trợn: “‘La vulve’, với chả ‘la verge’, là ‘cái l*n’, chứ không có ‘âm hộ’, hay ‘âm hiếc’ gì hết!”
Trong lớp chúng tôi học có một chị bạn rất xinh đẹp tên là Liên. Có điều không hiểu tại sao cứ mỗi tháng vào một ngày nào đó, chị ấy lại bị mụn trứng cá khá nhiều ở mặt. Một lần gặp Long ở ngoài hành lang trường, tôi vô tình hỏi: “Ê, hôm nay ngày mấy rồi, Long?” thì ông bạn của chúng ta trả lời ngay, không cần suy nghĩ: “Bạn quay lại, nhìn mặt bà Liên thì biết ngay, chứ hỏi tôi làm đ*o gì?” Tôi quay lại thì thấy chị Liên đứng ngay sau lưng tôi! Kể từ đó, chị Liên có vẻ giận tôi, ít khi nói chuyện. Thật là “Oan ôi, ông Địa!” Nhưng mỗi khi nói chuyện thì toàn hỏi về Long. Chẳng hiểu tại sao? Đàn bà khó hiểu thật!
Sở thích của Long gồm bơi lội - Long bơi rất giỏi - và thuốc lá Bastos xanh, ‘mốt’ thịnh hành trong giới sinh viên hồi đó; Long hay ngâm nga bài thơ:
‘Có tiền mua thuốc, đếch thèm mua!
Xuân, Hạ, Thu, Đông đủ bốn mùa,
Thấy ai có thuốc tà tà đến,
Điếu cầm, điếu hút, điếu … sơ-cua!’
Anh chàng còn mê tiếng hát ca sĩ Anh Ngọc trong bài ‘Đôi mắt người Sơn Tây’.
Sau 7 năm mài miệt, cả Long và tôi đều tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1972. Theo đúng thủ tục, khoảng 60 nam bác sĩ tân khoa được triệu đến một buổi hội để chọn đơn vị. Trên thực tế, lề lối ‘Con ông, cháu cha’ coi như đã dành 20 chỗ ‘tốt’ (tức là không tác chiến, ở bệnh viện lớn như tổng y viện, hoặc quân y viện, v.v. ở các thành phố) cho các con ông lớn, con tướng, rể tướng, hay con các nhà triệu phú, bằng những nghị định, hay ‘nhu cầu công vụ’, v.v.
Sau đó là những chỗ ‘tốt vừa vừa’ như Hải Quân, Không Quân, hay Cảnh Sát. ‘Trần trụi’ như tôi thì dù có đỗ thủ khoa vẫn phải đợi chọn những chỗ ‘không tốt lắm’ - như Bộ Binh - thì cũng là may rồi.
Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), Biệt Kích, v.v. thì dành cho các tân thủ khoa … ngược! Các cơ quan có chỗ tốt chẳng thèm cử phái đoàn đến đón các tân bác sĩ, trong khi Nhẩy Dù, và TQLC, vì ‘biết thân biết phận’ nên phái đại diện đến rất đông. Riêng phái đoàn TQLC còn giương rõ cả biểu ngữ:
‘Hãy gia nhập
Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến
để sống HÙNG, sống MẠNH
nhưng KHÔNG sống … LÂU!’
Trong khung cảnh như thế, Long đã thản nhiên xung phong chọn TQLC trước tiếng vỗ tay của nhiều tân bác sĩ khác. Một phần vì nhờ Long đã chiếm một chỗ ngoài mặt trận, những bác sĩ còn lại có cơ hội được vào những chỗ an toàn hơn! Còn tôi chọn Bộ Binh.
Sau khi thủ tục chọn chỗ vừa xong, Long và tôi được các phái đoàn đến đón dẫn đi ăn nhậu, rồi đưa thẳng ra mặt trận!
BÁC SĨ QUÂN Y
Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trên bốn vùng chiến thuật - không kể Không Quân, và Hải Quân - gồm có ba lực lượng là Tổng trừ bị (Nhẩy Dù, TQLC, Biệt Kích); Vùng với chủ lực là Biệt Động Quân, và Bộ Binh; và Địa phương gồm Địa Phương Quân, và Nghĩa Quân. Trong mỗi trung đoàn Bộ Binh có một chiến đoàn cơ động.
Năm 1972, tức là Mùa Hè Đỏ Lửa, Nhẩy Dù và TQLC bị cầm chân tại Quảng Trị thì tôi đang ở Trung Đoàn 15, Chiến Đoàn Cơ Động của Quân Đoàn IV. Khi mặt trận An Lộc bùng nổ, chiến đoàn của tôi được phái đến tiếp cứu dù ở đó cũng đã có - ngoài các lực lượng khác - 2 Tiểu đoàn TQLC, để đương đầu với 12 sư đoàn của Việt Cộng.
Tại mặt trận này, chỉ sau có một tháng, tôi đã được đặc cách lên lon đại úy, cùng với hàng trăm các chiến hữu khác. Lon mới tinh được thả từ trực thăng xuống. Tưởng là oai phong, chứ thật ra rất thương tâm, vì cứ 100 người được lên lon, thì có đến 99 người đã nằm trong quan tài rồi, đúng như hai câu:
‘Em không thấy được xác chàng
Anh lên lon giữa hai hàng nến trong!’
(Lê Thị Ý)
Giữa những trận đánh khốc liệt, tôi và Long thỉnh thoảng vẫn có dịp gặp nhau. Có một lần Long đến thăm tôi, giữa chừng thì tôi bất ngờ phải đi hành quân gấp. Vì vội quá, tôi bỏ quên cái áo giáp flak jacket ở nhà. Đang cố liên lạc bằng máy PC25 nhờ một người lính gửi cái jacket ra thì đã thấy ông bạn thân lù lù xuất hiện ở cổng trại, với chiếc jacket trong tay. Ở ngoài mặt trận, đi lại chỉ khoảng một cây số cũng có thể chết vì mảnh đạn, miếng bom. Thế mà ông ‘Don Juan’ này, bất kể hiểm nguy, một mình tự lái một cái xe Jeep đi suốt 40 cây số chỉ để tận tay mang một cái jacket đến mặt trận cho bạn!
Trong gần ba năm hành nghề bác sĩ quân y, tôi đã được dịp - ngoài những chữa trị thông thường - mổ xẻ có đến 500 thương bệnh binh. Long cũng chắc phải bận rộn hơn tôi trong quân vụ vì TQLC giao tranh nhiều, và gay go hơn binh chủng Bộ Binh của tôi.
Khoảng cuối tháng 3 năm 1975, tôi đang ở trong vùng hành quân thuộc Cao Lãnh thì nhận được điện thoại của gia đình Long, nhờ tôi liên lạc với Long đang hành quân ngoài miền Trung. Có hai lý do: Thứ nhất, tôi có một người anh làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu, có thể dùng đường giây điện thoại Tiger Hot Line, gọi đi khắp chiến trường. Thứ hai, tôi đoán thân nhân của Long cho rằng tôi là người bạn đủ thân để có thể thuyết phục được Long bỏ về Sài Gòn cùng gia đình tìm cách đi Mỹ, như hầu hết mọi gia đình khác trong cơn hoảng loạn lúc đó. Câu chuyện trao đổi rất ngắn ngủi; Long nói trong máy: “Sao bạn không đi đi, mà lại khuyên tôi bỏ súng? Bạn làm ơn gọi cho gia đình tôi, nói cứ đi hết đi, khỏi cần phải lo cho tôi!”
Sau ngày 30 tháng 4, 1975, tôi đang lang thang ở Sài Gòn thì nhận được tin từ một người lính (quân y) thân cận của Long, cho biết ‘Bác sĩ Long có thể đã chết, hay mất tích khi dẫn nguyên một Tiểu đoàn TQLC (khoảng 500 người) vào rừng rồi. Các cấp chỉ huy cao hơn đều đã bỏ trốn, hay lên máy bay đi Mỹ, hoặc về nhà. Hiện thời sinh mạng của Bác sĩ Long đã được Sư đoàn 308 của Việt Cộng treo giá một triệu đồng!’
Trong tâm trạng chán ngán, và hoang mang cùng cực lúc đó, tôi cũng nửa tin, nửa ngờ. Có thể lắm chứ, vì tôi biết tính của ông bạn tôi quá mà! Tôi bèn chạy lại nhà Long hỏi thăm, thì cũng chả biết gì hơn. Chỉ biết chắc một điều là Long chưa về. Mặc dù lúc đó quân lực VNCH đã tan rã, và tất cả các cấp, nếu không đi Mỹ, hoặc tự tử, thì đều về nhà, nằm chờ để sau đó được gọi đi … trại ‘cải tạo’!
NHỮNG NGÀY TÙ ĐẦY
Tôi gặp lại Long lần đầu tiên kể từ khi bọn Việt Cộng chiếm miền Nam Việt Nam vào khoảng tháng 9, năm 1976 tại trại tù ‘cải tạo’ Kà Tum. Những ai đã đi tù Cộng Sản vào những năm này thì đều biết địa danh quen thuộc này ở Tây Ninh, sát biên giới Việt – Miên, giữa một khu rừng già rộng mênh mông.
Tôi là ‘khách’ mới chuyển trại, trong khi Long đã ở đó từ bốn, năm tháng trước. Gặp nhau khi đi ngược chiều trong rừng, đốn tre về dựng nhà. Thấy tôi, mắt Long chỉ thoáng ánh lên, đúng như câu thơ:
‘Ta nhìn nhau ánh mắt không quen!’
Nhưng chúng tôi hiểu nhau rất rõ. Trước hết là về thành phần: Bị giam ở trại Kà Tum có nghĩa là bị kỷ luật. Long, đáng lẽ ra, vì ở gần nhà tôi, nếu như người thường thì cũng phải ở cùng chỗ với tôi từ ngày đầu. Còn tôi, nếu ngoan ngoãn một chút thì cũng đâu có bị đưa ra vùng địa đầu, giới tuyến. Thứ hai, ở trong tù, nếu tìm cách liên lạc với nhau sẽ bị kỷ luật rất nặng.
Bất ngờ thấy nhau, tôi trong bộ quần áo tù rách hàng trăm mảnh, lòi tất cả các thứ cần phải che đậy ra ngoài. Nhưng cũng chẳng sao, vì chỉ toàn ‘đực rựa’ lếch thếch với nhau! Vả lại, vì bị ghẻ khắp người, nên quần áo càng rách nát, càng dễ gãi! Riêng Long thì nước da đen xạm, hoặc có sắc diện rất là khó tả, vì - cũng như các tù nhân khác - xanh mướt do thiếu ăn, mình trần, chả thèm mặc áo, chỉ có một cái quần đùi may bằng bao cát, chân đi đất. Nên nhớ là đi chân không giữa đất rừng đầy gai và đá, chứ không phải như mấy em Hippies ở Mỹ đi chân không trên viả hè thành phố đâu!
Vừa mừng vì thấy lại người bạn cũ, tôi vừa thấy thương cho thân phận của Long, và tôi, mới mấy ngày nào đều là bác sĩ đại úy quân y của cả một quân lực hùng hậu, một chính phủ, nay bỗng trở thành tù nhân thứ thật, tơi tả, lê lết giữa khu rừng già hoang vu, hẻo lánh! Quan sát Long giống như được soi gương, tôi mới ý thức rõ mình đã thay đổi như thế nào, đúng như mấy câu thơ sau này tôi mới được đọc:
‘Từ vượn lên người mất mấy triệu năm,
Từ người xuống vượn mất bao năm?’
(Nguyễn Chí Thiện)
Nhưng niềm vui nhỏ đánh giạt nỗi buồn lớn … Chúng tôi tìm cách di chuyển đến gần nhau để có thể nói chuyện. Trong tù Việt Cộng, nói chuyện nhiều với những người mình không hiểu rõ cũng rất nguy hiểm, vì có những ông bạn kém tư cách, sẽ báo cáo tất cả những điều mình nói lên cho bọn cai tù thường chỉ để có ảo vọng sẽ được thả về sớm!
Những người may mắn chưa bị tù có lẽ không biết một ngày ở trong tù nó dài như thế nào. Nhưng nếu có được, dù chỉ một người bạn thân và tín cẩn để tâm sự được, thì thời gian sẽ qua nhanh hơn. Long và tôi nói với nhau đủ chuyện; từ đời xửa đời xưa, không dấu nhau một điều gì. Có lẽ bạn tù biết về nhau còn nhiều hơn bố mẹ, anh em, hay vợ chồng nữa …
Cả Long và tôi đều bị liệt vào loại vi phạm kỷ luật vì hai lý do khác nhau: Long vì đã chiến đấu chống Cộng đến giây phút cuối cùng, trong khi tôi vì không ra trình diện đúng lúc. Khi tôi hỏi về dư luận khi trước “Bạn dẫn cả một tiểu đoàn TQLC đi đâu?” thì Long đáp, “Riêng điều này thì tôi không thể kể với Kiên, vì tôi không thích nói về mình. Nhưng tôi chắc chắn rồi sẽ có người kể lại cho bạn nghe.” Quả nhiên sau này có một chú lính trẻ, là cận vệ của Long, đã kể tôi nghe những chi tiết của giai đoạn hào hùng đó của Long.
Một lần thấy Long trầm mặc như một triết gia, tôi hỏi: “Thế bạn có oán những thằng như Nguyễn Văn Thiệu, hay Dương Văn Minh không?” thì máu tếu của chàng ta nổi lên, “Sao lại oán? Người Việt Nam mình phải cám ơn những tay đó mới đúng!” Thấy tôi ngớ người ra, ông bạn tôi mới giải thích: “Bạn nhớ bài diễn văn mà thằng Thiệu đọc trước khi trốn đi không? Nó nói như thế này:” Rồi chàng ứng khẩu đọc luôn:
‘Kính thưa đồng bào:
Trước mặt tôi là đồng bào,
Sau lưng tôi là đồng ruộng,
Trên tay tôi là đồng hồ,
Và trong túi tôi là đồng đô-la.
Thưa đồng bào:
Suốt một đời tôi hy sinh vì Đất Nước;
Đất Nước còn? Tôi còn,
Đất Nước lâm nguy? Tôi ra Phước Tuy,
Đất Nước mất?
Tôi lên Đệ Thất Hạm Đội!’
Có lẽ chỉ có dân CVA mới có khẩu khí trào phúng như thế!
Suốt trong thời gian nằm tù chung với nhau, tôi mới thấy Long có nghị lực hơn người, và nhiều tài năng không thể ngờ được trước đó. Bài học đầu tiên tôi học được từ Long là ‘Primum vive're, deinde philosopharie’. Muốn thế, phải hiểu nguyên tắc cơ bản, ‘Bất cứ con vật nào còn nhúc nhích là có thể ăn được!’ Có nghĩa là người tù, nếu muốn sống còn, phải tập ăn cóc nhái, con sâu nằm trong thân cây, chuột cống, chuột trù, v.v.
Có lẽ vì là con một nhà giáo, nên Long cũng tỏ ra có khiếu dạy học. Một hôm, khoảng tháng 10 thì phải, Long đánh thức tôi dậy và hỏi: “Kiên còn nhớ chuyện Kiều không?” Khi tôi trả lời là có thì Long chỉ lên trời và nói:
"’Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời’
(Nguyễn Du)
là ngày hôm nay đây!”
Nhìn lên trời thì thấy rõ nửa mặt trăng khuyết, và ba ngôi sao nằm thẳng hàng. Thế mới biết là so với Long, kiến thức của tôi còn kém lắm.
Long thường tâm sự với tôi là có lẽ anh ta chọn lầm nghề, vì thấy mình có khiếu về võ hơn là văn. Vì thế, tuy gia đình có thế lực, dư sức xin vào làm ở một bệnh viện nào đó sau khi tốt nghiệp y khoa, nhưng Long lại chọn TQLC để thỏa mộng bay nhẩy. Trong một bộ dạng thoát ra vẻ nam tính, có lúc như bất cần đời, lạnh lùng, khinh bạc, lại là một con người quan tâm đến & tận tình giúp đỡ mọi người chung quanh, và có số đào hoa. Chàng ta thường nói với tôi, “Tôi thích bơi bướm, vì động tác này giúp mình ‘đánh võ trên … giường’ tốt lắm! ” Ngoài ra, Long lại rất thích thơ. Anh ta thuộc nhiều bài thơ, và bình thơ thì quả là ‘hết xảy’; từ Tản Đà, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Hoàng Chương, đến Thế Lữ, Xuân Diệu, v.v. chàng ta đều như thuộc nằm lòng. Có một lần, Long ta cao hứng đọc cho tôi nghe bốn câu thơ được coi như ‘tuyệt tác’ của ‘Bác Hồ’ trong tập thơ ‘Nhật Ký Trong Tù’ mà cả nước đều phải học:
‘Đầy mình đỏ tía như hoa gấm,
Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn.
Nghĩ đời lắm nỗi cay con mắt,
Buồn đái năm canh, thức mấy lần!’
Rồi bình thơ ngay: “Hai câu đầu có nghĩa là ‘bác’ giống mình, trong tù bị ghẻ ngứa, gãi luôn tay, da bị xước chảy cả máu.
Câu 3, ‘Nghĩ đời lắm nỗi cay con mắt’: ‘Bác’ khóc lóc hơi nhiều! Cái này thì ‘bác’ hèn hơn mình. ‘Bác’ ở tù với bọn thực dân sướng thấy mẹ, vì dù sao cũng còn đủ ăn, vượt ngục cũng đéo dám, chỉ ngồi mà khóc loạn lên!
Câu 4, ‘Buồn đái năm canh, thức mấy lần’: Điều này chứng tỏ trong tù, ‘bác’ cũng thủ dâm, self service dữ dội. Vì chẳng có lý do gì một anh suốt đời không lấy vợ, mà lại bị yếu thận, cứ phải đi đái soành soạch cả đêm như thế!”
CHUẨN BỊ VƯỢT NGỤC
Vào những năm 1976 –1977, Sài Gòn có nhiều trại tù lắm. Người ta ước tính trung bình cứ mười người đàn ông, thì có đến sáu, bẩy người đang ở trong tù! Tất cả các trại lính đều biến thành nhà tù. Trường học, rạp xi-nê – như rạp Đại Lợi ở Ngã Ba Ông Tạ – hay bất cứ mảnh đất, hay khu nhà kho rộng lớn nào cũng biến thành chỗ giam người. Tuy nhiên, với loại tù ‘nặng ký’ như Long và tôi, thì cách tốt nhất là đưa vào rừng để dễ kiểm soát, và nếu cần giết đi thì cũng có thể làm khuất mắt công chúng.
Phương cách vượt ngục vì thế cũng khác nhau. Nếu bị giam ở gần thành phố thì chỉ làm sao thoát khỏi hàng rào, rồi tìm cách lẩn về Sài Gòn, mua giấy tờ giả, rồi tìm cách vượt biên.
Còn nếu bị giam giữa rừng thì chỉ có một cách duy nhất là đi bộ, vượt Trường Sơn, băng qua Lào hoặc Cambodia, rồi tìm cách qua Thái Lan. Hầu hết những trại giam ở giữa rừng đều là những mật khu cũ của bọn Việt Cộng, nên khó có cách thoát trước sự bố trí của bọn chúng ở đầu rừng. Dĩ nhiên hướng đi về phía núi tương đối dễ hơn vì không có hàng rào. Chỉ có một điều chắc chắn là nếu bị phát giác thì chỉ có chết, và … chết!
Ở phần đầu, tôi đã kể là khi tôi gặp Long lần đầu thì chàng ta đi chân đất, mặc dù có một đôi botte-de saut rất tốt. Đó chính là ẩn ý của Long: Đi đất để rèn luyện nghị lực, và giầy thì để dành cho ‘Cuộc Hành Trình Cuối Cùng’!
Long dạy tôi coi thiên văn, làm cách nào biết thứ quả rừng nào ăn được, làm thế nào định hướng sông, suối để tìm nước ngọt, v.v. Tóm lại, những bài học để mưu sinh và thoát hiểm trong rừng. Tôi mơ hồ cảm thông được ý định - đối với tôi thật mạo hiểm - của Long, vì tuy tôi chưa tới 30 tuổi đầu, vợ con chưa có, chẳng biết sợ là gì, nhưng đi rừng, vượt núi đòi hỏi nhiều thời gian, và tập luyện, đâu phải chuyện dỡn chơi. Nhất là suốt trong gần 3 năm làm bác sĩ quân y, tôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, lại là Bộ Binh, nên kinh nghiệm đi rừng coi như không đáng kể.
Thực phẩm là yếu tố tối quan trọng cho những ngày đầu vượt trại. Bọn tôi chẳng bao giờ đủ ăn, nhưng mỗi bữa vẫn phải dành dụm một chút khoai hay sắn đem phơi khô. Việc này phải làm hết sức cẩn thận vì nếu bị phát giác sẽ bị chúng đem ra xử tử liền! Ngoài ra, có nhiều lương thực dự trữ cũng rất nguy hiểm, vì có thể người tố giác mình - vì ghen ghét, hay hèn kém muốn lấy điểm với bọn cai tù - chính là những ông bạn đồng tù. Vì thế, tôi đã đề nghị thêm một phương pháp khác, và đã được thực hiện thành công: Đó là lấy thức ăn từ bọn cai tù.
Đối với bọn CVA mình - đều vừa ma lanh, vừa có được dậy kiến thức căn bản - thì cũng dễ thôi. Hai đứa tụi tôi đã lập tức thử nghiệm một vài ‘dịch vụ’ lần đầu tiên có trong tù.
Tôi trở thành giáo sư dạy toán, kiêm luôn bác sĩ cho thằng trưởng trại giam. Tụi nó chả thằng nào làm nổi bài tính cộng có trên hai con số! Thế mà có thằng tâm sự với tôi, “Anh ạ, anh dạy em làm thông tính cộng, tính trừ là em ghi tên ngay vào Đại Học Tại Chức. Với chính sách nâng đỡ, chỉ một năm sau em sẽ tốt nghiệp, là có thể làm giám đốc, hay thủ trưởng được rồi!”
Vì là giáo sư cho chỉ huy trưởng nên phần ăn mỗi ngày tôi được thêm tí phụ trội để tăng thêm sức khỏe. Nói cho xôm tụ, chứ thật ra chỉ là 14 ký khoai / một tháng, thay vì các anh em khác, dù làm việc nặng nhọc cũng chỉ được 12 ký!
Nhờ có ‘thế lực (!)’, tôi xin cho Long - để cũng được 14 ký khoai một tháng - làm thư ký văn phòng, kiêm luôn thày dạy võ, đồng thời chuyên viên coi chỉ tay, tử vi, cộng với nghề viết thư tình giúp mấy chú cán ngố.
Tôi nhớ có một lần tôi được chứng kiến ‘chuyên viên bói toán, và giải đáp tâm tình’ trổ tài với một thằng Việt Cộng con vừa gãi đầu, gãi tai, vừa trình bầy vấn đề: “Thưa hai anh, em mới lấy vợ được hai ngày thì được lệnh lên đường vào Nam đánh Mỹ. Bây giờ thống nhất rồi, xin hai anh coi cho em một quẻ xem vợ em có còn chung thủy với em không, hay là đã lấy thằng nào khác rồi? Và nếu quẻ bói nói nó còn chờ em thì xin hai anh viết giúp em một lá thư tình thật mặn nồng, bảo nó chờ em thêm … vài năm nữa, theo lệnh của Đảng!”
Long và tôi về trại vừa buồn, vừa cười ra nước mắt. Hôm sau quẻ đoán được ông thầy công bố: “Quẻ này tốt lắm. Vợ chú em vẫn rất chung thủy chờ chồng, và có thể vì quyền lợi của Đảng, sẽ sẵn sàng chờ thêm vài năm nữa!” Thế là chú khờ khoái quá, nhất là tôi lại dúi vào tay chú em thêm một bức thư tình rất sến, lấy từ thơ Lamartin, ‘Je t'aime aujourd'hui plus qu'hier et moins que demain’, sau khi đã dịch cho chú em cẩn thận, ‘Hôm nay anh yêu em nhiều hơn hôm qua, nhưng còn kém xa ngày mai!’ Chú cán ngố tặng hai ông thầy một nửa con gà để tạ ơn.
Kể từ hôm đó, các mối viết thư tình (có hậu tạ) cứ tràn đến dồn dập, khiến hai ‘chuyên viên viết thư tình’ phải nặn ra các lối viết mới để không có lá thư nào giống lá thư nào, và nội dung càng ngày càng mùi mẫn hơn. Việc chuẩn bị hành trang cho chuyện vượt ngục vì thế trở nên rất đầy đủ, và thuận lợi. Chất lượng của các món quà trả công cho các lá thư tình cải lương càng ngày càng gia tăng: Không phải chỉ là thực phẩm nữa, mà là bản đồ, diêm quẹt, ba-lô, đèn pin, v.v. toàn là những ‘đồ quốc cấm’ vì rất cần thiết cho những tù nhân toan tính trốn trại, và vượt biên.
Điều đáng để ý là nhận đồ từ bọn Việt Cộng lại ít nguy hiểm hơn là từ các người tù khác vì bọn cai tù cũng sợ bị kỷ luật nặng, nên khi phải liên lạc với tù nhân, bọn chúng vì không tin nhau, nên buộc phải giấu giùm mình. Tuy nhiên, mình vẫn phải cất giấu thật kỹ - như chôn ngoài bìa rừng - để tránh có thể bị phát giác. Sau nhiều năm tháng lao động trong rừng, bọn tôi cũng quen với rừng núi không thua gì bọn vệ binh.
Việc bói toán vớ vẩn có khi bị tổ trác bất ngờ. Một hôm chú ngố ‘có vợ mới cưới hai ngày phải ra đi, mà lại muốn vợ phải chung thủy 10 năm’ mếu máo khai với ông thầy tướng số Long: “Anh ạ, em mới nhận được thư nhà thì biết là vợ em ở nhà đã có ba đứa con, cả ba đứa đều là với bố e m! Nên bây giờ em có ba đứa, vừa là con, vừa là em của e m! ”
Xin đừng ngạc nhiên, hay lợm giọng: Ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, chuyện đó là bình thường, với chính sách xua tất cả các ông nhóc 14, 15 tuổi vào Nam, thì đâu còn đàn ông. Trong khi chúng nó vẫn cần thêm lính để có thể giết chóc thêm nhiều chục năm nữa!
Tôi phải khâm phục bộ mặt tỉnh bơ của ‘chuyên viên gỡ rối tơ lòng’ CVA này, “Nếu thế, nó vẫn chung thủy đấy chứ. Nó lấy người trong nhà để xây dựng Xã hội Chủ nghĩa (XHCN), chứ có lấy ai khác đâu?” Thằng nhỏ nghe nói thế, ngẩn người ra suy nghĩ một lúc rồi đáp, “Có lẽ anh nói đúng, anh Long ạ! Hôm nọ, chi bộ Đảng thấy em buồn, có họp lại để đóng góp ý kiến xây dựng cho em, em đã làm bài tự kiểm thảo là có lẽ điều này cũng là quyết định sáng suốt của Đảng, muốn tăng gia sản xuất từ hậu phương để yểm trợ tiền tuyến. Nhưng có điều vẫn làm em thắc mắc là mai mốt em phải gọi con vợ em là gì? Mẹ kế hay vẫn là vợ em?”
Long trả lời trôi chẩy y như một cán bộ quản giáo Cộng Sản thứ thiệt: “Thì tùy theo lúc cậu về, vợ cậu sẽ chọn ai? Nhưng tôi chắc là sẽ chọn cậu vì cậu có hôn thú chính thức mà. Nhưng thôi, lo gì chuyện đó. Mai mốt Cách Mạng thành công rồi tất cả mọi người đều bình đẳng, mọi sự đều của chung. Cộng Sản tức là ‘cộng đồng tài sản’ mà, cậu muốn ngủ với ai chẳng được. Vả lại cậu có công lao to với ‘Cách Mạng’, thế nào ‘Cách Mạng’ chả thưởng thêm cho cậu vài con vợ nữa. Trai năm thê, bẩy thiếp là thường!”
Câu chuyện thế rồi cũng qua.
Nhận diện cảnh vật trong rừng rất khó vì không thể nhìn thấy mọi thứ bao quát được. Trại giam ở giữa một khu rừng già đầy những cây leo chằng chịt. Muốn di chuyển trong rừng thì một ngày đi được 3 cây số là giỏi rồi. Nhà ở gọi là ‘lán’ hay ‘láng’ (chữ nghĩa của mấy thằng Việt Cộng!) thực ra chỉ là những căn lều vội vã dựng lên một cách tạp nham, bằng gỗ hay tre do chính tay tù nhân cưa hay nhổ đem về. Nên tuy gọi là nhà nhưng thật ra trống hông hốc. Mà trống nhất lại là cái buồng tắ m! Buồng tắm luôn luôn bị trống vì hai lý do:
Thứ nhất: Bọn vệ binh tìm cách vạch ra để rình nhau xem thằng nào thủ dâm trong khi tắm để báo cáo! Trong những buổi kiểm điểm ban đêm của tụi nó mà tôi nghe được, hóa ra thằng nào cũng thủ dâm hết! Thành ra chẳng biết thi hành kỷ luật thằng nào? Mà thực ra, tôi cũng chẳng biết chúng nó thi hành kỷ luật như thế nào đối với tội thủ dâm?
Thứ hai: Cứ ban đêm, ở chỗ buồng tắm là bọn vệ binh rình đông nhất, không phải là rình tù trốn trại, mà là rình coi lén mấy con ‘chiến sĩ gái’ tắ m!
Bởi thế cho nên muốn trốn trại thì phải trốn vào ban ngày, chứ trốn ban đêm thế nào cũng sa vào ổ phục kích của các ‘chiến sĩ trai’ đang rình xem người khác tắm. Nhưng lỡ có bị bắt thì tội lại nhẹ hơn, vì chỉ bị khép vào tội “Tư tưởng đồi trụy, học tập không tiến bộ, chỉ giỏi đi rình nhìn … l*n của các chiến sĩ cách mạng!”, sẽ chỉ bị cúp phần ăn, bỏ đói một ngày rồi thôi, chứ không bị xử bắn như thông thường.
Riêng các ‘chiến sĩ gái’ thì cũng trở nên khôn lanh hơn: Từ đó các nàng tắm theo lối đánh du kích, theo đúng chiến thuật của ‘Hồ Chủ Tịch’ dậy. Không kể nàng nào có tháng thì bắt buộc phải tắm đêm.
Từ khi ‘lên chức’ giáo sư, Long và tôi lại bị kẹt vì không được đi rừng nữa, vì chỉ ở nhà dạy học, viết thư tình, coi bói, v.v. Việc trốn trại lại thành ra bị trì trệ!
Đến đây ở trại tù lại xuất hiện thêm hai nhân vật mới: một trai và một gái. Nhờ vậy mới có thể thấy thêm số ‘đào hoa’ của ông bạn Long là có thật ...
Có một chú nhóc Việt Cộng vừa nhập ngũ được vài tháng vào chiến trường miền Nam thì trúng một trận bom Mỹ tơi tả. Chú ta trở nên khật khùng, khi tỉnh khi mê. Câu nói đầu lưỡi của chú là ‘Địt mẹ bác’! Thực tình tôi cũng chẳng biết chú ta chửi Đ.M. bác nào, nhưng chắc phải là ‘bác Hồ’ vì ở Việt Nam mình chỉ có ‘bác Hồ’ mới được gọi là ‘bác’ cho cả nước!
Tôi trở thành bác sĩ riêng cho chú ‘Đ.M. bác’. Ở Việt Nam , bất kỳ người nào dám mở miệng ra đòi ‘Đ.M. bác!’ là bị kết án tử hình như chơi. Riêng chú ‘Đ.M. bác’ này thì không sao vì ba lý do:
- Thứ nhất: Nó bị bệnh thần kinh.
- Thứ hai: Nó là con một ông lớn Việt Cộng nào đó, nên đã được gửi gấm riêng cho trưởng trại.
- Thứ ba: Nó chỉ bị lẩn thẩn, chứ ít khi phạm tội, nhất là tội thủ dâm. Tôi đoán là nó đã Đ.M. ‘bác’ nhiều quá, nên không cần đến ngón nghề này nữa!
Có một lần chú ‘Đ.M. bác’ làm cho bọn tôi sốn sang ruột gan. Hôm đó chú ta có vẻ tỉnh táo, xà ngay đến chỗ tôi và Long đang nấu nước, và nhờ bọn tôi dẫn đi trốn khỏi trại! Long làm bộ hỏi, “Đất nước hòa bình rồi, còn trốn đi đâu nữa? Vả lại, mày muốn trốn thì cứ ra khỏi cửa rừng, rồi tìm xe mà về nhà có dễ hơn không?” Nó đáp rất là thành khẩn: “Không, hai anh cứ để em dẫn hai anh ra khỏi đây rồi mình đi Mỹ. Đấy mới là Thiên đàng!”
Dĩ nhiên là bố ai dám tin Việt Cộng, dù rằng nó thề thốt đủ điều! Sau này, để chứng tỏ lòng thành thật, nó bán rẻ cho Long một cái địa bàn để đi rừng, trước một lần đi phép về Sài Gòn, và dặn chỉ cần hứa nếu lỡ bị bắt thì đừng có khai tên nó là đủ. Và cho tôi cả địa chỉ nhà nó ở Sài Gòn. Cái địa bàn này cũng là nguyên nhân thất bại của lần dự định vượt trại thứ nhất.
Lắm lúc, về sau này tôi cũng tiếc, tự hỏi sao Long không nghe lời đề nghị này, vì sau khi tôi được thả về thì tôi biết chắc thằng nhỏ đã đi vượt biên thoát thật. Đây có thể là một nhân chứng sống biết nhiều chuyện ly kỳ. Có ai gặp một thằng ‘Địt mẹ bác!’ luôn miệng, nhớ thử hỏi xem sao.
Nhân vật mới thứ hai là một ‘chiến sĩ gái’! Hôm đó tôi và Long đang đấu láo hay làm gì đó, gần chỗ nhà tắm thì nghe tiếng dội nước ùm ùm, vừa kỳ cọ, vừa vỗ bèm bẹp của một ‘con bộ đội cái’! Tính tôi không thích dùng chữ hơi tàn nhẫn để tả đàn bà. Tuy nhiên, nếu tả Việt Cộng mà không dùng chữ đó thì không thể nào chính xác được! Chàng Long ta tự nhiên hứng khởi, nổi máu tếu lên, bèn hít hơi, ca to đôi câu Vọng Cổ thật gợi hình:
‘Em ơi, nếu có đi tắm biển,
nhớ đừng có bơi ra ngoài sâu qúa
Kẻo nếu không, đôi con cá loòng toong
nó rỉa … đứt … đôi ba sợi
ớ lông … ơ … ơ … ơ … ơ … ơ … ơ … mày!’
Câu Vọng Cổ quả là có công hiệu vì tiếng dội nước bỗng im bặt, và một em ‘bộ đội cái’ cả người còn ướt nhẹp, chạy vội ra, trên người chỉ mặc một cái áo may-ô đàn ông, và chiếc xì-líp may bằng vải có in chữ Sakybomy (Sài Gòn Kỹ Nghệ Bột Mỳ) vừa thở hổn hển, vừa nói:
“- Anh ơi, anh dậy em ca vọng cổ với!”
Kể từ khi tôi được nếm mùi tù ‘cải tạo’, nếu có ông giáo sư Việt văn nào hỏi tôi trên đời này tả cái gì khó nhất, thì tôi sẽ không ngần ngại trả lời ngay là tả bọn Việt Cộng. ‘Việt Cộng trai’ trông thằng nào cũng giống thằng nào. Người thì nhỏ xíu, gầy tong teo vì thiếu ăn, da thì xanh lét vì sốt rét ngã nước, răng thằng nào cũng vẩu, và mồm đứa nào cũng thối vì suốt đời chẳng biết kem đánh răng là gì. Đứng cạnh những chàng chiến binh bại trận của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, những tên Việt Cộng trông giống như những tên hề rẻ tiền trong các vở tuồng cải lương Hồ Quảng. Chả thế mà năm 1976, dưới áp lực của Liên Hiệp Quốc, Hà Nội bắt buộc phải cho thanh tra một số trại tù. Một viên thanh tra phải nói, ‘Quái lạ, mười thằng Việt Cộng bám trên một lá cây đu đủ cũng chưa làm lá cây bị gẫy, mà sao các anh lại thua chúng nó?’ Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm là chỉ sau một năm bị Việt Cộng giam giữ, bọn cai tù bắt đầu béo nung núc, trong khi các chàng thanh niên đẹp trai năm xưa chỉ còn là bộ xương biết di động!
‘Việt Cộng cái’ thì em nào em nấy trông tròn như củ khoai, vai u thịt bắp, do phải lao động cật lực từ bé. Vâng, người đẹp Lê Thị Gái, học trò xin học ca Vọng Cổ với Giáo sư Bác sĩ Đặng Tuấn Long cũng không đi ra ngoài khuôn mẫu đó: Nàng có một vẻ đẹp của người tiền sử (pre-historic) , và giọng nói the thé như tiếng kêu của con mèo cái gọi đực. Suốt ngày, nàng bám lấy ông bạn tôi hỏi han đủ thứ đã có, hay xẩy ra ở miền Nam trước ngày bị thôn tính. Từ âm nhạc, đến thời trang của phụ nữ Sài Gòn, mà nàng tôn thờ như thần tượng. Cả đời cô Gái chỉ mơ ước được vào Sài Gòn tham quan một chuyến. Cô Gái tâm sự, ‘Em sẵn sàng bỏ Bác và Đảng để lấy một anh lính ngụy!’ Khi tôi hỏi ‘Thanh niên Bác Hồ ở đây thiếu gì, sao không lấy, mà lại muốn tù binh?’ thì cô ta trả lời ngay, ‘Chán lắm anh ơi! Tụi nó vừa mất dậy, vừa bất lực. Thằng nào cũng vậy, vừa sờ đến là phọt mẹ nó ra!’
Từ đó, chúng tôi đuợc dịp ăn uống no đủ nhờ ‘con bộ đội cái’ này đã cung cấp đủ thứ: gạo, bánh kẹo, và nhất là vitamin, mà nàng ỏn ẻn nói, ‘Em biếu anh ít thuốc bổ để … lấy sức!’ Lúc đó tôi đã hành nghề y khoa nhiều năm rồi, mà chưa bao giờ thấy hiệu quả của một viên vitamin rõ ràng như vậy. Do thiếu ăn, anh em tù binh bị phù toàn thân. Chỉ sau khi uống một viên vitamin B1 là lại như cây non mới trổ mầm!
Mấy ngày sau, có lẽ là do … tình yêu, nàng ‘bộ đội gái’ đã trở thành hiền thục, nhu mì trông thấy. Cô ta thấy Long ăn mặc rách rưới quá nên mới đề nghị:
“- Anh để cho em vá quần áo hộ!”
“- Trời đất! Trên người chỉ có mỗi một bộ thì làm sao vá đây cô?”
"- Anh cứ vào phòng em, rồi em sẽ liệu cách!”
Dù sao phòng của cô Gái cũng là chỗ ở của phụ nữ, nên tương đối kín hơn, người đứng ngoài ngó vào khó thấy gì. Chỉ nghe thấy tiếng cười sằng sặc, nên thú thực tôi cũng không hiểu nàng ta đã … ‘vá’ … ông bạn tôi cách nào! Thế mà sau khi vá xong, quần áo của Long có phần lành lặn hơn trước thật!
Một hôm tôi cười cười hỏi ông bạn tôi: “Này! Long có nhớ bài này không?
‘Nắng Saigon anh đi mà chợt … ngứa
Trời không mưa, anh vẫn mặc áo mưa!‘
Ở đây không có cả ‘áo mưa’ lẫn Penicillin bạn ạ!”
Chàng trả lời tôi với ánh mắt khó hiểu, ‘Oh my God! She's too big down there!’ Đâu phải chỉ ‘down there’, bộ phận nào trên cơ thể của cô Gái tôi cũng thấy đều … to cả! Việt Cộng có khác, cái gì cũng tưởng phải ‘vĩ đại’ mới là tốt, trong khi sự đời có khi phải ngược lại!
Những lúc ngồi nói chuyện với cô nàng bên vườn rau, hay bên giếng nước, tôi mới có cơ hội tìm hiểu thêm về cuộc đời một ‘bộ đội gái’ Việt Cộng:
“Sau khi tốt nghiệp lớp 10, em tình nguyện vào bộ đội: Vai mang ba-lô, chân đi dép râu, vượt Trường Sơn vào đây với lời hứa của Đảng là sau khi giải phóng xong miền Nam, sẽ trở thành đảng viên, sẽ được đi Liên Sô học tiếp để trở thành lãnh đạo cho các thế hệ tương lai. Vả lại, em thích miền Nam lắm. Cái gì ở trong này cũng hay cả. Biết đâu sau này em có dịp gặp cô ca sĩ Phương Hồng Quế là thần tượng của em! Mỗi khi nghe trộm đài phát thanh Sài Gòn, em thấy giọng hát của cô ấy nồng nàn, giống hệt giọng em! ”
Tôi hỏi tiếp: “Thế các chiến sĩ gái như cô, có ai trốn lính không? Và làm cách nào để trốn?”
- “Bọn nó trốn lính thiếu gì anh! Và chỉ có một cách duy nhất để trốn là đeo ba-lô ngược. Các anh có biết ‘đeo ba-lô ngược’ nghĩa là gì không? Tức là thay vì đeo ba-lô sau lưng thì chúng nó đeo trước bụng. Cái bụng mà ễnh ra thì ‘vượt Trường Sơn’ thế nào được?!” cô tủm tỉm giải thích cho tôi.
Nghe cô gái nói, tôi đâm ra nghi ngờ kiến thức thế giới sử (world history) kém cỏi của mình. Thường thường, ở các quốc gia khác, baby boom chỉ phát ra sau khi hết chiến tranh. Đằng này ở miền Bắc, nước ta có baby boom cả ngay trong thời gian chiến tranh xảy ra ác liệt nhất!
- “Thế các thanh niên, và chồng các cô đều vào Nam chiến đấu cả rồi thì các cô làm thế nào để đeo ba-lô ngược?”
- “Ối, ông anh ơi! Các đồng chí lãnh đạo còn cả đống. Các đồng chí ấy lúc nào chả sẵn sàng giúp đỡ các chị em! Vả lại còn các ông già nữa. Ở miền Bắc chúng em, các ông già là một … ‘vốn quí’!”
Đến đây thì tôi không còn nghi ngờ gì về trường hợp chú khờ mà tôi đã kể ở trên, có-ba-thằng-nhóc-vừa-là-con-vừa-là-em! Hóa ra ông già chú ráng giúp cô con dâu ‘sản xuất’ thêm ba thằng Việt Cộng con, để đóng góp một phần nào trong việc xây dựng XHCN! Trong XHCN, ai cũng phải lao động cả mà!
Một qui luật tất yếu của người phụ nữ là khi yêu, họ trở nên đẹp hơn, tốt bụng hơn, và nhu mì hơn. Cô Lê Thị Gái cũng vậy, từ khi vá quần áo cho ông bạn tôi, đôi mắt cô trở nên long lanh, tình tứ. Tình tình cô trở nên hiền dịu. Lời ăn, tiếng nói, và cả dáng điệu có vẻ yêu đời hẳn lên. Ngày xưa, mỗi lần đi tắm, cô vừa kỳ cọ thân thể, vừa hát bài hùng ca ‘Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng’. Nay những bản nhạc đã trở nên êm dịu hơn:
‘Nắng có hồng bằng đôi … "mông" … em! ’
Nắng mầu gì thì chỉ có ông bạn tôi biết! Hoặc thêm nữa là những thằng đã từng nhìn trộm nàng tắm, miễn là rình nhìn được vào lúc ban ngày (vì ở giữa rừng làm gì có đèn điện). Tôi cũng không rõ cô nàng sửa lời ca như thế vì hiểu lầm, hay là vì muốn sát với thực tế hơn: Vì vượt Trường Sơn, sốt rét ngã nước xanh cả người thì ‘môi hồng’ thế quái nào được?
Cô Lê Thị Gái còn cho biết bây giờ cô ở một vị trí ‘tối cần thiết’ không thể thay thế được! Vì cả Trung đoàn chỉ có mình nàng biết đọc, viết, và nói thông thạo tiếng … Việt! “Em lại còn biết làm cả toán chia nữa cơ! Có thế mới đảm nhiệm được việc chia khoai sắn cho các anh được chứ! Em thương hai anh lắm, vì mình cùng là người … ‘trí thức’ với nhau, mới hiểu được nhau!”
Kể ra tôi chịu ơn ông bạn tôi rất nhiều, vì nhờ ‘ăn ké’ Long mà chả bao lâu sau người tôi đã hết bị phù thủng, đồng thời ghẻ ngứa cũng biến đi rất nhiều. Càng bớt ghẻ ngứa, tôi càng thấy ‘Bác Hồ’ yêu quí của tôi hơi ngu! Vì không biết tán gái như ông bạn tôi nên khi ở tù cứ phải đưa thân ra chịu nạn ghẻ ngứa mà không có giải pháp chữa chạy!
Nói chung, bọn cai tù thích nhất được nghe kể chuyện về Sài Gòn. Đứa nào cũng chỉ mơ ước được vào tham quan một chuyến, vì nghe nói Sài Gòn có cái nhà cao tới 10 tầng! Bọn chúng còn thòm thèm sẽ được ăn một bát phở có thịt! Và nhất là tìm cho bằng được một cuốn PlayBoy! “Vì bọn em nghe nói trong sách đó họ dạy 36 kiểu hết sức văn minh, mà ngoài Hà Nội chỉ có Bác Hồ, và các đồng chí trong Trung Ương Đảng mới được đọc!”
Cô Lê Thị Gái cũng đồng ý như thế. Cô thường khen ông bạn tôi: “Anh Long ơi, em trông anh có vẻ … ‘lê bòi’ - chắc là phiên âm theo tiếng … Liên Sô! - quá!”
Chữ ‘lê’ thì tôi hiểu có nghĩa là cái gì nặng quá, không thể mang theo một cách thoải mái được, thì phải kéo lê đi!, Còn chữ ‘bòi’ làm tôi liên tưởng ngay đến khi chúng tôi đi tập quân sự, cùng tắm chung trong phòng tắm lộ thiên, Long đã dễ dàng được bầu làm ‘Hoa hậu’! Thảo nào cô Gái không mê như điếu đổ!
Ở trong tù, tuy tiếng nghe thì thê thảm như thế, nhưng cũng không hẳn là chẳng có gì vui. Giống như một văn sĩ người Pháp có viết, ‘Khi không có gì vui thì mình phải vui với những gì mình đang có!’ Huống hồ vào lúc đó, Long và tôi mới 29, 30 tuổi, mà lại đều sẵn có máu tếu CVA trong người! Nhưng cuộc đời của những tù nhân đâu phải cứ như ở trường học ngày xưa. Tôi còn nhớ trong một cuốn sách, có tựa hình như là ‘Les Vainquers Barbares’ thì phải, kể chuyện (vào thế kỷ thứ 4 trước Tây lịch) những kẻ man rợ (từ Sparta) tuy chiến thắng và chinh phục được thành phố (Athens) văn minh hơn, đã bị chính những kẻ chiến bại kia đồng hóa. Ở những kẻ mà tôi gọi là ‘chinh phục man rợ’ bản chất nó đã là niềm vui rồi! Chỉ có những ai đã phải sống với họ hàng ngày, tháng này qua năm khác, mới có thể cảm nhận được. Trong khi lòng đố kỵ thì vẫn tràn đầy, sự kiện một kẻ chiến bại chiếm hữu được một bông hoa trong đám chiến thắng - dù bông hoa này đã nở toét loét - cũng khó có thể dễ dàng được bỏ qua!
Một hôm, chúng tôi nghe được một màn đấu khẩu hiếm có giữa cô Gái và một thằng bộ đội. Mà hình như hai đứa đã đính hôn với nhau:
- “Em Gái ơi, từ ngày em vá quần cho tên tù binh, thì em chẳng còn quan tâm gì đến anh nữa cả. Em liệu hồn đấy! Chả gì mình cũng đã có tình sâu nghĩa nặng từ bao lâu nay, lại được Đảng chấp thuận. Ngày mai anh sẽ báo cáo với Đảng là em không chịu ngủ với anh nữa!”
Cô nàng sừng sộ lại ngay (có lẽ vì theo tiếng gọi của con … ‘chim’!):
- “Tiên sư mày! Bà là viên ngọc như thế này mà chịu để cho thằng Mán, thằng Mường như mày dày vò à. Mày không đáng xách dép cho mấy anh tù đâu!”
Thế này thì nguy quá! Tôi bàn với Long, “Bạn phải tìm cách chuồn thôi, chứ ‘Khi người điên biết ghen’ (tên của một vở cải lương nổi tiếng ở Sài Gòn) thì kẹt lắm! ” Bạn tôi đồng ý ngay. Thế là hôm sau chúng tôi bị mất việc làm tương đối thảnh thơi trong trại, phải trở ra ngoài rừng làm lao động lại!
Cô Gái tuy nhiên chưa chịu buông tha. Cô tạo ra một công tác mới là tìm thuốc Nam – vì cô còn kiêm luôn nhiệm vụ bác sĩ (!) - cho cả Trung đoàn. Từ hôm đó, cô và ‘phụ tá’ của cô - tức ông bạn Long của tôi - thường biến mất trong rừng sâu, tìm thuốc Nam suốt ngày! Nhưng tôi cho đó là một cơ hội rất tốt cho Long thu thập thêm cách mưu sinh trong rừng, chuẩn bị cho chuyện trốn trại.
Thời gian Long tháp tùng theo “cô bác sĩ” của Trung đoàn đi hái thuốc Nam thì tôi không được tham gia có lẽ vì ông bạn của tôi kinh nghiệm về ‘Y học Cổ truyền’ hơn, nên không cần cố vấn thứ hai. Tuy nhiên, mỗi buổi tối, chúng tôi vẫn gặp nhau trong trại.
Bạn tôi mang về nhiều thứ lắm. Quần áo Long mặc cũng tươm tất hơn vì được cấp phát đặc biệt cho công tác. Cần nói thêm là lúc đó sau gần 3 năm tù đầy, quần áo của bọn tù chúng tôi đã tã lắm, trừ ông bạn của tôi: Long - vốn là chuyên viên quần xà-loỏng - nay xúng xính trong bộ treillis mới, trông tư cách hẳn lên! Ngoài thuốc Nam còn có những đồ ăn như măng tre, thịt rừng, v.v. mà tôi nghĩ không phải là do bạn tôi săn được. Có một cây súng nhỏ xíu thì săn với bắn được cái quái gì? Chỉ có thể là do cấp chỉ huy của ông ta - tức là cô nữ bác sĩ của Trung đoàn - cung cấp riêng để … bồi dưỡng!
Tôi để ý thì thấy ông bạn tôi có vẻ mệt mỏi thường xuyên! Ngày nào cũng phải băng rừng, lội suối, hay bơi … bướm (!) trong rừng thì ai mà không mệt! Tuy nhiên bạn tôi vui vẻ thấy rõ, có lẽ là nhờ được ở ngoài rừng một mình nhiều, nên có thêm thì giờ chuẩn bị chu đáo hơn cho chuyện vượt trại.
Cuộc đời con người luôn luôn có những biến chuyển bất ngờ chẳng ai có thể đoán trước được. Trong lúc mọi người trong nhóm toan tính vượt trại đang chờ cơ hội thuận tiện để lên đường thì bị bắt! Mà bị bắt ngay trong giường ngủ, chưa hề đặt chân ra khỏi trại!
BIỆT GIAM ‘CHUỒNG CỌP’
Diễn biến câu chuyện như sau: Năm người trong nhóm toan tính vượt ngục gồm có:
- Đặng Tuấn Long, bác sĩ quân y - đại úy Thủy Quân Lục Chiến;
- Lê Phước Đức, đại úy Biệt Kích;
- Nguyễn Xuân Phong, thiếu tá Nhẩy Dù;
- Hà Lưu Phan, đại úy Không Quân, và
- Tôi.
Nếu nói rằng chúng tôi kết nghĩa với nhau như Lưu Bị, Quan Công, và Trương Phi thì có vẻ Cải lương quá, nhưng đây là một sự chọn lựa có tính cách hỗ tương. Ngoài bốn người kia đều có dày dạn kinh nghiệm đi rừng, tôi chỉ là một tay amateur không kinh nghiệm. Được nhận vào toán là do sự bảo trợ của Long. Đang chờ Long quyết định ngày giờ thì đùng một cái, một biến cố lớn xảy ra: Hà Lưu Phan được đi phép một tuần; Lý do: Bố chết.
Sở dĩ gọi là biến cố lớn vì Cộng Sản có nhân đạo như thế bao giờ. Trong 3 năm tù, thiếu gì anh em có bố chết, mẹ chết, con chết mà có ai thậm chí được báo bao giờ đâu, nói chi đến đi phép! Có một vị cả gia đình ở nhà vì nghèo đói phải đi lượm rác, chẳng may đạp trúng phải một quả bom chưa nổ, chết hết cả nhà, mà anh ta chỉ được biết tin dữ từ một người hàng xóm đến trại thăm!
Dĩ nhiên rất nhiều giả thuyết và lời đồn đại được đưa ra về việc đi phép hiếm hoi này. Thái độ của Phan từ sau bẩy ngày phép trở về cũng thay đổi hẳn. Anh ta yêu đời hơn, và luôn miệng ca tụng ‘Đạo đức Cách mạng!” đồng thời, không hề đề cập đến chuyện vượt trại nữa. Tuy nhiên chúng tôi cũng chẳng có lý do gì để nghi ngờ anh ta.
Khoảng nửa tháng sau khi về phép, Phan được gọi lên sưu tra liên tục trong suốt ba ngày. Những gì anh khai báo với bọn Việt Cộng thì chỉ có bọn cai tù, chính anh và Trời mới biết được. Ngày thứ tư, anh được cấp lệnh tha khỏi trại vào lúc 12 giờ trưa. Và 4 giờ đêm rạng sáng hôm sau, bốn đứa chúng tôi bị bắt ngay tại giường ngủ!
Long, Đức, Phong, và tôi bị dựng giậy trong lúc còn ngái ngủ. Ở đời này có những người anh hùng, không hề biết sợ là gì. Tiếc thay, người đó không phải là … tôi! Phải thú thật rằng suốt trong cuộc đời của tôi, lần tôi bị sợ nhất chính là lần này. Giữa ban đêm, tôi bị trói thúc ké, bao vây bởi một đám vệ binh thật dữ tợn, súng AK47 lên đạn rôm rốp, sẵn sàng bóp cò, vừa la hét, chửi bới, vừa kéo lê cả bốn đứa tụi tôi ra ngoài bìa rừng. Sau này, thỉnh thoảng trong giấc ngủ, tôi vẫn còn có những cơn ác mộng về đêm hôm đó.
Trong hoàn cảnh như thế, tôi có dịp hiểu rõ những người bạn tù của tôi hơn.
Đức nói: “Các anh muốn bắn chúng tôi thì cứ việc bắn. Tôi không bao giờ oán trách các anh. Nhưng nên nói năng cho có giáo dục một chút!”
Phong còn khơi khơi: “Sau này, khi các anh học khá lên một chút, các anh sẽ hiểu rõ hơn việc các anh làm ngày hôm nay!”
Long có vẻ điềm tĩnh hơn, hỏi tôi, “Kiên có nhớ bài thơ của Nguyễn Thái Học không?” rồi ngâm luôn:
“Chết vì Tổ Quốc
Cái chết Vinh Quang
Lòng ta vui sướng
Trí ta nhẹ nhàng”
Tôi nhớ rõ ràng rằng tôi là người duy nhất không nói gì hết. Tuy hai tay bị trói, tôi vẫn tự cảm thấy đũng quần còn khô! Vậy là còn anh hùng chán!
Thế mà chúng tôi đã không bị xử bắn sáng hôm đó! Không lẽ Việt Cộng hết đạn? Cả tuần lễ sau, bọn chúng quần thảo, hỏi cung tụi tôi tơi tả. Câu hỏi duy nhất mà chúng hỏi cả ngàn lần là: “Chúng tôi bị mất một khẩu súng K54 (tương tự như súng Colt của Mỹ), và một cái địa bàn, mà chúng tôi biết chắc là các anh dấu. Anh nào khai ra thì anh ấy được tha, ba anh còn lại sẽ bị xử bắn!”
Bị hỏi cung tất nhiên là ghê sợ rồi, thế mà vẫn không ăn thua gì so với lúc không bị hỏi cung! Bốn anh em chúng tôi bị nhốt riêng từng người trong bốn ‘chuồng cọp’ làm bằng giây kẽm gai, cao khoảng nửa thước. Như vậy chỉ có thể nằm, hoặc cùng lắm là ngồi - mà chỉ có thể ngồi nghiêng nghiêng thôi - chứ không có cách nào đứng được. Ai chê Việt Cộng ngu đần chứ tôi thì không! Lối còng tay phải với chân trái, và tay trái với chân phải, mà lại còng ở sau lưng thì chỉ có những bộ óc cực kỳ thông minh khác người mới nghĩ ra được! Bây giờ tôi mới hiểu sự khôn ngoan của những người tập Yoga như ông bạn tôi.
Cuộc đời người ta trong những lúc đau khổ cùng cực như thế mà vẫn có những giây phút cảm thấy Oai! Đó là lúc vào buổi sáng được tháo còng dẫn đi ỉa. Tôi vẫn nghĩ rằng kể cả Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lẫn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng chưa từng được hai người lính cầm súng có lên đạn sẵn, GÁC TRONG LÚC ĐANG … ỈA! Tử vi của chúng tôi chắc đều phải có sao Thiên Tướng chiếu … ‘Hậu Môn’!
Cuộc đời phức tạp một phần có lẽ vì có kẻ xấu lẫn với người tốt. Nhưng đối với cá nhân tôi, suốt đời tôi tin tưởng rằng người tốt luôn luôn nhiều hơn kẻ xấu. Vĩnh viễn là như thế! Trong hoạn nạn, điều này còn được thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Tôi để ý thấy phần ăn mà các bạn tù mang ra cho tôi mỗi ngày thật sự còn nhiều hơn phần ăn tôi có khi chưa bị kỷ luật! Dù có nghiêm lệnh cấm không được tiếp tế, ‘Cho chúng chết luôn!’ thế mà dưới đáy bát ngô hay khoai đều có thêm tí ruốc thịt, hay có khi cả một viên thuốc bổ, hoặc liều lĩnh hơn nữa là mảnh giấy nhỏ có viết một hai lời nhắn để động viên tinh thần!
Tôi không biết đối với những người thật sự anh hùng thì như thế nào, nhưng với tôi, trong những ngày coi như nằm chờ chết như thế, tôi thực tình tin tưởng ở Thượng Đế, và chân thành cầu nguyện. Và tin hay không tin thì tùy ý các bạn, những người tôi nghĩ đến nhiều nhất lại là các bạn học cũ ở trường Trung học Chu Văn An, nhất là các vị đã được đi du học. Tôi cố mường tượng từng khuôn mặt, từng cảnh sống của các bạn ở ngoại quốc ra sao. Có lẽ vì thời còn trẻ, tôi cũng mong muốn được đi ra nước ngoài học hỏi thêm, nhưng vì học dốt quá nên đành chịu!
Nhưng không phải trong hoạn nạn mà không có niềm vui nào. Người mang lại niềm vui nhiều nhất lại chính là cô Lê Thị Gái. Nhân danh bác sĩ của Trung đoàn, cô tình nguyện săn sóc các vết thương tích vì bị tra tấn, đánh đập thừa sống, thiếu chết của chúng tôi trong những ngày bị hỏi cung, tra khảo.
Có ai đi khám bác sĩ, mà phải nằm theo thế Yoga chưa? Trong các sách vở y khoa tôi được đọc thì chưa bao giờ thấy. Nhất là lại nằm tênh hênh trong lúc NỮ bác sĩ rửa ráy ‘vùng cấm địa ghẻ lở’, hôi hám của mình bằng teinture d’iode, rồi bôi thuốc đỏ lên cho khỏi bị nhiễm trùng! Tôi vừa nằm vừa thầm nghĩ: “Thật đúng là:
‘Em lê cu (Pleiku), má đỏ môi hồng!’”
Rát và sót lắm! Các bạn không tin cứ làm thử thì sẽ thấy câu hát này thấm thía như thế nào!
Ở người đàn bà bình thường nào cũng có một chút mẫu tính. Cô Gái cũng vậy, lúc nào khi săn sóc tôi, nước mắt cô cũng dưng dưng. Cô thường lẩm bẩm: “Đánh người ta như thế này, thì có khác gì súc vật!”
Ngoài những thức ăn mà cô thường dấu giếm trong túi, đem cho bọn tôi, cô cũng thỉnh thoảng hát cho tôi nghe như kiểu ‘Mẹ ru con’! Nhưng lần này thì cô không hát bài tình ca ‘Nắng có hồng bằng đôi … mông em! ’ nữa, mà là các câu nhạc bi quan hơn. Tôi còn nhớ có lần cô hát một bản làm tôi rợn người, thí dụ như:
“Nếu mai anh chết,
xin em đừng vào nghĩa trang xưa,
Xin em đừng buồn, đừng thương,
đừng tiếc và đừng khóc … “
hình như là của Phạm Duy. ‘Thế này thì chắc là chết thật!’ Tôi nhủ thầm, vì cô em sống với Việt Cộng quá lâu, nên còn lạ gì cách xử sự của chúng với tù binh. Có thể cô ngầm báo cho mình biết trước cũng nên!
Thế rồi chuyện phải đến, đã đến. Tôi còn nhớ rất rõ, hôm đó là ngày 30 Tết ta đầu năm 1978. Trong khi đang nằm tù Yoga theo tư thế thật khổ hạnh trong chuồng cọp, thì có một phái đoàn gồm 5 người bước tới, tay cầm một mẩu giấy trắng. Tôi tự nghĩ, ‘Lần này thì chắc chết thật rồi!’ vì theo kinh nghiệm của nhiều năm sống trong lao tù Cộng Sản, khi họ cầm tờ giấy đó, tức là đọc lệnh đưa những người đang bị kỷ luật ra Tòa! Các bạn phải hiểu Tòa này chẳng phải như ở Mỹ, hay thậm chí không giống ở bên Congo nữa. Tòa được thành lập ngay trong tù:
- Chánh án là Trưởng trại tù;
- Công tố viên buộc tội là Phó trại giam;
- Bồi thẩm đoàn là … mấy thằng lính canh tù (!) và
- Luật sư: Chữ này không có trong bộ Tự điển Hình luật của Việt Cộng!
Vài tháng trước chúng tôi, cũng có một vị thiếu tá VNCH ược đem ra xử vì một tội tương tự, tức là ‘âm mưu trốn trại’. Phiên tòa dự định xử vào sáng chủ nhật, thì có lệnh đào sẵn một cái huyệt vào tối hôm trước! Có lẽ là để xử xong, các nhân viên trong tòa bớt bị bận rộn. Cả ngày chủ nhật còn thiếu gì việc phải làm!
Tuy có nghĩ như thế, nhưng không hiểu sao tôi lại bình tĩnh một cách lạ thường! Đến bây giờ nhiều khi hồi tưởng lại tôi vẫn không hiểu. Thường thường thì ‘Người gan lì thì lúc nào cũng gan lì, người nhút nhát thì lúc nào cũng nhút nhát’. Tôi vốn là người nhút nhát, chẳng hiểu tại sao lại lên cơn ‘Nhút nhát cách nhật’ giống y như ‘Sốt rét cách nhật’ vậy!
Một tên Việt Cộng cầm tờ giấy, bắt đầu đọc thật to:
“Vì là ngày Tết cổ truyền của dân tộc,
nên tha cho các anh về … trại ăn Tết!”
Nói là đọc cho có vẻ lịch sự, chứ thật ra tên bộ đội này phải đánh vần từng chữ đến 10 phút mới đọc xong cái lệnh tha chỉ dài chưa tới 20 chữ!
Tôi nghe đọc xong thì vừa mừng vừa lo: Mừng, tất nhiên vì nghĩ rằng mình được thoát chết bất ngờ như đã lo sợ. Nhưng lo vì nhỡ ông quan tòa này đánh vần sai thì mình lại bị … chết lại! Đây không phải là chuyện đùa, vì có một lần khi tập họp để điểm danh tù nhân, tên giám thị cầm bảng danh sách bắt đầu đọc: “Anh nào nghe tôi đọc đến tên mình thì nhớ la to ‘Có mặt!’ để tôi biết!” Cũng như tất cả các danh sách tù nhân khác, bảng danh này cũng bắt đầu bằng ba chữ ‘Họ và Tên’. Tên cai tù đọc: “Anh thứ nhất Hồ Văn Tê có không?” Khi không nghe thấy tiếng ‘Có!’ hắn báo động thật to: “Có thằng tù vượt ngục rồi các đồng chí ơi!” Báo hại anh em chúng tôi phải thức cả đêm để toàn Trung đoàn đi lùng bắt cho bằng được tên tù Hồ Văn Tê cả gan dám vượt ngục, trong khi thật ra là chỉ là đề mục ‘Họ và Tên’ đã bị đọc sai!
Nhưng may quá, ông đại diện quan tòa lần này đã đánh vần đúng! Hắn còn ra lệnh thêm: “Các anh được ‘TỰ DO’ về ăn Tết với các tù nhân khác!” và “Các anh phải giữ bí mật những điều đã xảy ra ở đây, như bị hỏi cung, thẩm vấn, mặc dù ở đây ai cũng biết các anh bị tra khảo để làm gương!”
Thế là ngày 30 Tết đầu năm 1978, ‘Em lê cu, má đỏ môi hồng’ được tự do ăn Tết trong tù!
Sau hai ngày được miễn lao động ở trong tù để ăn Tết, chúng tôi được chia ra ở bốn đội khác nhau. Dĩ nhiên là bị cấm tuyệt đối không được liên lạc với nhau, “Chúng tôi chỉ cần nhìn thấy các anh cười với nhau, là sẽ cho các anh vào chuồng cọp lại!”
Lần thoát chết này có lẽ có phần giúp đỡ của cô Lê Thị Gái. Cô kể: “Em đã mang sinh mạng chính trị của em ra để bảo lãnh cho các anh. Em nói với họ là các anh đã tiến bộ về tư tưởng, và không anh nào trong các anh đã lấy khẩu súng K54, cũng như cái địa bàn.”
Điều này tôi có thể tin cô được. Vả lại cả bốn đứa tụi tôi, có ai lấy cắp khẩu súng và cái địa bàn đâu! Khẩu súng K54 được mua với giá một chỉ vàng, còn cái địa bàn thì mua trước đó với giá bao nhiêu tôi không nhớ rõ. Cả hai thứ đều do chú bộ đội chuyên môn ‘Địt mẹ bác’ ăn cắp và bán lại! Ai bảo chú bị điên? Còn nhiều thứ khác nữa như bộ quần áo đi rừng, cái ba-lô Trung quốc, và đôi botte-de-saut Mỹ, tất cả đều đã được Long chôn dấu kỹ trong rừng từ lâu rồi!
Điểm qua những thứ ‘quốc cấm’ này, tôi không thể không lần tay vào thắt lưng kiểm lại một món đồ khác mà tôi đã dấu riêng.
CÁI NHẪN VÀNG
Tôi thấy Long đã đeo chiếc nhẫn vàng đó từ những năm 1969, 1970 gì đó. Ở Mỹ thì ít ai lạ gì loại nhẫn gọi là ‘graduation ring’ này, bất cứ trường đại học hay college nào cũng có; giá khoảng 50 đến 150 Mỹ kim, có mặt đá mầu, và chung quanh mặt đá hay bên cạnh nhẫn có khắc năm tốt nghiệp, và tên trường học. Cái nhẫn của Long có mặt đá mầu xanh nước biển, và dòng chữ University of Wisconsin; hình như là quà tặng của một người bạn Mỹ nào, hồi tôi và Long đi làm thêm cho hãng RMK-BRJ.
Lúc còn đi học, cái nhẫn này đã thuộc loại quý, chứ đừng nói gì tới lúc đã bị Việt Cộng xâm chiếm; vì Việt Cộng đã nổi tiếng là ‘thấy vàng, cứ như chó thấy … c*t !’ Khi vào tù, tất cả mọi vật dụng quí giá đều bị tịch thu, từ đồng hồ, sách, đến bút, nhẫn, v.v. “Để sau này Cách Mạng sẽ trả lại cho các anh!” Dĩ nhiên chỉ những người từ hành tinh khác đến mới tin những lời hứa của Việt Cộng. Long đã đưa tôi giữ giùm chiếc nhẫn này. Lý do nhờ tôi giữ có lẽ một phần vì tôi hay mặc quần dài, trong khi chàng ta suốt ngày chỉ mặc quần xà-loỏng (có lẽ để cho dễ… ‘vá’!). Hay là vì một lý do nào khác nữa mà cho đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn không rõ. Cẩn thận hơn nữa, tôi đã nói với Long - và ông bạn cũng đồng ý - là tôi sẽ đập vỡ mặt đá đi, để nếu chẳng may bị cai tù khám thấy, thì sẽ nói là mình mới nhặt được. Tôi đã giấu cái nhẫn này bằng cách xẻ một đường nhỏ ở phía sau thắt lưng quần, nhét vào rồi khâu lại. Chả ai thấy, mà cũng khó rơi mất được.
Hai tháng sau Tết, tức là khoảng tháng 4 năm 1978, các anh Đức và Phong bị chuyển trại: Đức lên đường ra Hoàng Liên Sơn, còn Phong bị chuyển ra Thanh Hóa. Tôi và Long vẫn ở lại Kà Tum. Dự tính vượt trại chung với nhau như thế coi như chẳng bao giờ thực hiện được.
Dù khá xa nhau, nhưng tôi và Long vẫn gặp nhau trong rừng khi đi xẻ gỗ hay đốn nứa. Một lần nữa, tôi lại nhận ra cái nghị lực phi thường của Long. Trong khi chân tôi vẫn còn yếu, khi di chuyển cần phải có sự trợ giúp của gậy tre theo kiểu:
‘Ngày trở về, anh bước lê … ‘
(Phạm Duy)
thì ông bạn tôi đã lội bộ bình thường như không có gì xảy ra!
Cô Gái là cây cầu nối giữa hai chúng tôi. Và cô thường đem lại cho tôi - ngoài đồ ăn, thức uống - những tin tức quí báu như ai ở lại, ai sắp được tha, ai sẽ chuyển trại, v.v. Công việc này không phải là không nguy hiểm cho cô, và nhất là cho chúng tôi. Nhưng với một chút khéo léo, chúng tôi vẫn có tin tức của nhau. Nếu ai hỏi động lực nào thúc đẩy cô Gái làm những việc mạo hiểm đó thì thực ra tới giờ tôi cũng chưa xác quyết được. Lời giải thích duy nhất mà tôi có được: Ở đâu, cũng có những con người.
CUỘC HÀNH TRÌNH SAU CÙNG
Vào một buổi sáng chủ nhật, chúng tôi được nghỉ không phải lao động. Đang ngồi chơi cờ tướng với một người bạn thì cô Gái hớt hơ hớt hãi đến tìm tôi báo tin: “Anh ơi, anh sắp được chuyển đi A rồi đó!”
Tôi nửa mừng, nửa lo. Vì đi A thường thường có nghĩa là được chuyển về gần Sài Gòn, và chuẩn bị được thả về, trái với đi B tức là bị chuyển ra ngoài Bắc. Tôi hỏi: “Thế còn anh Long thì sao?”
- “Em cũng không rõ. Nhưng có thể vẫn còn ở lại đây, vì em không thấy tên anh ấy trong lần này!” Không phải là tin tốt, mà trong giọng nói của cô ta lại thoáng vẻ vui mừng.
Hai, ba hôm sau là ngày 30 tháng 4, năm 1978, tôi gặp Long trên rừng. Sở dĩ tôi nhớ kỹ là vì cứ vào ngày này mỗi năm, Long và tôi đã tự hứa sẽ nhịn ăn một ngày. Đó là thông lệ từ mấy năm nay mà bạn tôi thường thi vị hóa rằng:
‘Còn một chút gì để nhớ, để quên!’
Các bạn đã từng nhịn đói để bớt bị béo mập (diet), xin các bạn đừng cười, “Nhịn đói một ngày thì ăn thua quái gì mà ‘để nhớ, để quên!’” Lối nói này chỉ đúng cho những người quá dư năng lượng dự trữ. Còn đối với những người tù đã đói từ ba năm nay, thật không dễ đâu!
Long ghé sát tai tôi: “Ngày mai, Kiên gửi con Gái mang cho tôi cái nhẫn. Bạn sắp sửa được thả rồi đấy!” Đó chính là cái nhẫn khắc những chữ University of Wisconsin mà tôi có nói đến trong một đoạn trước. Tôi hiểu ngay - vì đó là tín hiệu của Long: “Mai tôi lên đường!”
Tôi chỉ kịp nói, “Cẩn thận, và chúc bạn may mắn!”
Vài ngày sau, lệnh tập họp khẩn cấp để kiểm tra số người trong trại suốt mấy ngày liền vì có người tù trốn trại. Chưa bao giờ cả trại giam xao động dữ dội như vậy, vì người tù duy nhất vượt trại, cũng là người mà anh em thương mến nhất trong trại, chính là:
Bác sĩ Đặng Tuấn Long
Đây là lần đầu tiên có người dám ra đi một mình. Chấp nhận đi bộ vượt Trường Sơn mà không có bạn đồng hành, dù đi đến đâu thì cũng chẳng ai rõ! Có người nói Long sẽ qua Thái Lan. Người khác nói Long sẽ lên núi chiến đâu. Có ông lại còn quả quyết là cô Gái dẫn Long về Sài Gòn ‘xây tổ uyên ương!’
Nhưng cô Gái vẫn ở đó. Và tôi cũng vẫn còn đó để … cầu nguyện! Nếu có lần nào trong đời tôi đã cầu nguyện chân thành nhất thì chính là lần này!
Hơn hai tuần sau, trong khi câu chuyện vượt ngục và các lời đồn đãi dần dần chìm vào quên lãng thì một hôm có một tên lính gác ghé, nói khẽ vào tai tôi:
- “Anh bạn anh, người vượt trại hôm trước, chết rồi!”
- “Sao anh biết?”
- “Tôi thấy xác anh ấy trong rừng! Còn ai vào đấy nữa?”
Nhân tên lính này cũng có cảm tình với tôi chút ít vì có chịu ơn tôi, tôi bèn năn nỉ nó:
- “Nghĩa tử là nghĩa tận. Người chết đằng nào cũng chết rồi! Anh có thể giúp tôi nhìn mặt bạn tôi một lần cuối cùng được không?”
- “Để xem! "
Vài ngày sau, anh lính, cô Gái, và tôi được phép vào rừng để thăm chỗ có xác chết. Đi quanh co cả nửa ngày trời mới đến chỗ mà anh lính chỉ đường.
Một xác người nằm chơ vơ một mình bên rặng tre già. Tôi không thể nhận ra là ai được: Xác đã phình to, cả khuôn mặt thì đã biến dạng vì thời gian, vì lũ kiến rừng, và có thể là các loài dã thú khác.
Người đầu tiên cất tiếng khóc lớn là cô Gái:
- “Đúng là anh ấy rồi!"
- “Sao cô biết?”
- “Đôi giầy này là của em cho anh ấy! Bộ quần áo này là của em cho anh ấy. Cái ba-lô này là của em cho anh ấy, và cả cái khăn mùi xoa có thêu tên này cũng là của em! ”
Tôi vẫn còn bán tín bán nghi, thì cô Gái bỗng rú to:
- “Anh ơi! Anh thấy cái gì đây không?"
Và cô cúi xuống, cố tháo chiếc nhẫn vàng có mặt đá mầu xanh mà tôi đã cố ý đập vỡ. Chiếc nhẫn ‘ University of Wisconsin ’ mà tôi đã nhờ cô đưa lại cho Long mới hôm nào. Người tôi như bị đông cứng lại! Trong tiếng gió rừng lao xao, chỉ nghe rõ tiếng khóc nức nở ‘Anh ơi!’ của cô Gái vang trong rừng chiều. Hôm đó là một ngày hạ tuần tháng 5, năm 1978.
Đến đây, chắc chắn sẽ có người hỏi tôi:
- “Với những chứng cớ kể trên, anh có chắc xác người nằm bên rặng tre già ở rừng Kà Tum là bạn anh không?”
Câu trả lời là ‘Không!’ Đồng thời tôi đã tự nguyện sẽ không bao giờ kể thêm một chi tiết nào, với bất cứ ai, về buổi chiều hôm đó, vì:
‘Mỹ nhân tự cổ, như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu!’
(Nghĩa là: Từ xưa, giai nhân cũng như những vị tướng nổi tiếng, Không hứa sẽ để người đời nhìn thấy mặt lúc tóc đã bạc).
ɣ Chương 2: Sau đó & ở một nơi khác ɣ
Suốt (1999 – 1978 =) 21 năm với bao đổi thay trong cuộc sống, cái tên Đặng Tuấn Long đã được/bị tôi cố tình không nghĩ đến, bằng cách liên tục sử dụng một phương pháp tự mình lừa dối mình: ‘Cái gì mình biết thì coi như không có, và cái gì có thì coi như không biết!’
Đồng thời, cũng trong suốt thời gian đó - có lẽ giống như văn hào Solzhenitsyn có viết, ‘Ngày nào chế độ Cộng Sản sụp đổ thì người dân Nga phải tập cười lại!’ - tôi đã bị mắc một chứng bệnh là không còn nước mắt nên không thể khóc được nữa.
Năm 1991, theo Chương trình H.O. (Humanity Operation), tôi được di dân qua Mỹ. Tại ‘Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn’, tôi đã gặp lại sau (1999 – 1965 =) 34 năm, một người bạn thân cũ cũng từ Chu Văn An là Nguyễn Anh Giao. Do sự hỏi thăm và thúc bách của Giao, chuyện Đặng Tuấn Long lần đầu tiên được kể lại ở đây sau (1999 – 1978 =) 21 năm kể từ buổi chiều hôm ấy. Kể xong câu chuyện, trong lòng tôi cảm thấy nhẹ hẳn người đi. Và biết đâu tôi sẽ biết khóc trở lại …
Cả tuần sau khi nghe chuyện, Giao có hỏi thêm: “Chẳng có dấu hiệu gì trong (1999 – 1978 =) 21 năm qua cho thấy Long còn sống. Bây giờ nhìn lại, Kiên có TIN là Long đã chết không?” Câu trả lời cũng vẫn là ‘Không!’ Vì nếu một ngày nào đó biết đâu Long lại không lù lù xuất hiện, bất ngờ y như khi mang cái flak jacket đến căn cứ cho tôi hôm nào? Hơn nữa, dù chuyện gì đã xảy ra, người bạn hiếm có của chúng ta, Đặng Tuấn Long vẫn còn sống mãi trong lòng những người - như tôi - đã có dịp biết và sống với.
Ngoài ra, trên quãng đường đời … không dài, còn lại của tôi, có vài người tôi rất muốn gặp lại, và một người tôi không muốn gặp lại.
Những người tôi muốn gặp lại là:
1. Cô Lê Thị Gái, sinh năm 1958 tại Nam Định:
Thành thật mà nói, có một lần nào đó trong đời, tôi rất ghét cô! Đó là lúc cô vừa tắm, vừa hát bản hùng ca ‘Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng’. Lúc đó tôi vân phân vân tự hỏi với điệu nhạc quân hành như thế thì khi trúng vào điệp khúc ‘Bác Hồ’ thì cô đang kỳ cọ phần nào trong cơ thể, và đến khi ‘đại thắng’ thì tay cô đã ‘tiến sâu’(!) tới đâu rồi?
Nhưng khi cô bắt đầu hát tình ca thì qủa thật chúng tôi đã tìm thấy ở cô một người bạn. Cô Gái ơi, cô còn trẻ thành ra tôi chắc cô đã đạt được ước nguyện:
‘Em thà lấy một người ăn mày ở miền Nam ,
còn hơn lấy một thằng Uỷ Viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng!’
Cô Gái ơi, nếu một ngày nào đó, tôi gặp lại cô, tôi và cô sẽ cùng ra phía Đông khu rừng Kà Tum, cô lại hát cho bạn tôi nghe nữa nhé. Và tôi chắc cô cũng còn nhớ hai câu thơ mà tôi đã giải thích cho cô, hôm ở trong khu rừng già:
‘Kiều rằng: Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách, còn là tinh anh’
(Nguyễn Du)
2. Chú Bộ Đội luôn mồm ‘Địt mẹ bác!’, sinh năm 1957 tại Sơn Tây:
Anh chắc chú đã hết điên rồi, dù là chỉ điên giả! Nếu trong đời chú, chú chỉ thực hiện được một phần mười những điều anh Long của chú đã dạy chú thì chú chắc cũng đã nên người rồi!
3. Cựu Trung sĩ TQLC Mẫn (hay Mãng?), người đã kể cho tôi nghe chuyện bác sĩ quân y TQLC Long đã dẫn một Tiểu đoàn TQLC từ Biên Hòa về miền Tây để tiếp tục chiến đấu như thế nào.
4. Cựu Đại úy Biệt Kích Lê Phước Đức:
Tôi còn nợ anh một chuyện. Tết năm Thìn, anh có mời tôi một nửa cái bánh chưng. Khi tôi không ăn vì bị đầy bụng, anh thản nhiên vứt đi cả cái, và nói: ‘Chết còn chết chung được, xá gì một miếng bánh!’
Ngày nào gặp lại anh, tôi và anh sẽ cùng ra một nhà hàng sang trọng, gọi thật nhiều đồ ăn, rồi cả hai đều không ăn!
5. Cựu Thiếu tá Nhẩy Dù Nguyễn Xuân Phong:
Tôi cũng nợ anh một chuyện. Trong tù, tôi mới chỉ kịp kể cho anh nghe có một nửa bộ kiếm hiệp ‘Tiếu Ngạo Giang Hồ’ của Kim Dung. Tôi hứa khi nào gặp lại sẽ kể tiếp, không phải chỉ một, mà là mười bộ chuyện. Anh chỉ cần pha cà phê cho tôi là đủ.
Và một người tôi mong sẽ không bao giờ gặp lại: Phan.
α Chương 3: (1978 – 1964 =) 14 Năm Trước α
Tấm hình độc nhất về CVA hiện tôi còn giữ được (do các em tôi mang tay qua trao lại cho tôi ở San Diego, khi được di dân qua Mỹ năm 1987) chụp trong một lớp học trên lầu của Trường Mới trông ra công viên nhà thờ, có Long cùng với một số đồng môn khác.
Suốt mấy năm học ở CVA, Long là một trong những đồng môn vui nhộn nhất. Khi thấy một thân hữu đóng bộ trang trọng, Long ngôn ngay một chưởng: "Ôi người bạn lịch sự của chúng ta ơi! Sao hôm nay lại diện thế này? Hình như còn có mặc cả quần … sì-líp nữa thì phải!"
Trước ngày bỏ nước ra đi, tôi đã có nhiều kỷ niệm với Long. Lúc còn học ở CVA, Long đã có lần cắm cúi chùi bu-gi, sửa chiếc xe Solex – một hoạ kiểu có một không hai của các kỹ sư Pháp: Cứ ‘xô’ cái máy phía trước xuống, xe sẽ tự động … ‘lết’ đi! - của tôi để tôi có thể kịp về nhà trước giờ giới nghiêm. Lớn lên, Long và tôi cũng đã nhiều lần bù khú ở mấy quán nhậu ở Sài Gòn những năm 1970 - khi Long đang theo học y khoa ở Sài Gòn, và tôi được về nước nghỉ hè lúc còn du học - và 1973, khi cả hai đứa chúng tôi đều đã tốt nghiệp và đang bắt đầu làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi còn nhớ lúc đó, Long ao ước làm sao có đủ tiền để mua một bộ đồ nghề dao kéo giải phẫu do Mỹ chế tạo, bán ở chợ trời.
Trong Lớp Đệ Nhị B1; Trường (Mới) Chu Văn An - Năm 1964
Từ trái: Bùi Kim Bảng (1), Lại Đức Hùng (2), Nguyễn Tự Cường (3),
Nguyễn Anh Giao (4 ), Nguyễn Thẩm Huỳnh (7), Đặng Tuấn Long (8)
Mặt sau tấm ảnh có ghi: ‘Giữa trưa, bụng đói, mà vẫn nhe răng cười!’
Khác với như hồi còn ở CVA, về sau này Long và tôi đã trao đổi với nhau những nhận xét và thái độ về cuộc chiến, đất nước, cũng như những mong ước về tương lai. Tôi vẫn nhớ rõ là tôi thích nhất lập trường rất rõ ràng, và không nhân nhượng của Long, theo kiểu:
"Xin đừng thứ tha tôi, nếu một ngày thơ tôi đầy tiểu xảo,
Một ngày nào, máu chẩy ngược đường tim"
(Nguyễn Nam Trân)
Ω Chương 4: Cái chết của một bạn đường Ω
Long chắc không còn sống vì suốt (2008 - 1978 =) 30 năm qua chưa có thân nhân, hay bạn hữu nào được gặp.
Long đã không bị Việt Cộng giết: Nếu quản giáo, bộ đội canh gác, v.v. được huy động để truy lùng thật sự đã phát hiện, bắt hay hạ sát, chắc chắn chúng đã phải lôi thân xác Long - dù còn sống, hay đã chết – về ném ở giữa sân trại tù để trình làng, phô trương khả năng canh giữ nhà tù hữu hiệu, để dằn mặt các bạn tù khác.
Long có thể đã bị rắn độc cắn trong lúc lẩn trốn bên các bờ bụi, gốc cây trên đường tẩu thoát, chỗ cách xa trại tù nửa ngày đường.
Long qua đời như vậy tính ra, lúc mới có (1978 – 1947 =) 31 tuổi. Thật là quá trẻ, và đáng tiếc, nhất là chết thật đột ngột, và quá đỗi thương tâm, lúc mới tốt nghiệp bác sĩ, tràn đầy nhựa sống, đang hăng say thi thố tay nghề chuyên môn, trong khi tuyệt đối tin tưởng vào chính nghĩa quốc gia, và hình như chẳng bao giờ quên những chữ ‘Tổ Quốc, Danh Dự & Trách Nhiệm’ thêu trên mũ đội lúc làm việc.
Cảm thấy trong lòng dâng lên một sự trống vắng, tôi lang thang về vùng núi non cổ của Hy Lạp, đọc thấy trong ‘Ethique à Nicomaque’, Aristote viết về tình bạn như sau:
"Tình bạn là điều cần yếu trong cuộc đời. Không bạn bè, chẳng ai thiết sống, mặc dù có tất cả những phúc lộc khác (…). Lúc nghèo túng hay khi bất hạnh, người ta vẫn nghĩ bạn bè là nơi nương tựa duy nhất. Tình bạn giúp cho kẻ thanh niên tránh khỏi những sai lầm, mang lại cho sự chăm sóc và khả năng hành động khi sức lực đã suy giảm; tình bạn còn thúc đẩy tuổi trung niên vào những hành động cao đẹp (…).
Tình bạn là giềng mối của xã hội. Kẻ phải đặt nền móng, kỷ cương cho các thành quốc đánh giá tình bạn hơn cả công lý. Bởi vì sự hòa hợp – cái phảng phất như tình bạn – là điều mà họ tìm kiếm trước tiên, trong khi điều mà họ muốn trục xuất ra khỏi thành quốc hơn hết chính là sự phân hóa chính trị, kẻ thù của tình bạn. Khi làm bạn với nhau, người ta không cần đến công lý; ngược lại, ngay cả khi là kẻ công minh, người ta vẫn cần đến tình bạn. Công lý - ở điểm hoàn thiện nhất - có cái gì giống như tình bạn từ bản chất".
Đối với tôi, Long là một người mà người ta gọi là Bạn Đường. Con đường có hai chiều, mà nay Long không còn nữa, nên sẽ chẳng bao giờ tôi được biết Long có nghĩ như thế về tôi ...
Và nếu muốn cho được đầy đủ và chính xác hơn, thì phải nói thêm cho rõ: Long là một bạn đường ngắn ngủi.
* * *
Trên một chiếc thuyền có thành gỗ mầu nâu đậm, kiểu cổ xưa, với những lá buồm cong hình tam giác cao ngất, người ta thấy lố nhố nhiều người: Bên cạnh thân thân của người đã mất, là các đồng môn của Long ở trường trung học Chu Văn An, và đại học Y khoa ở Sài Gòn, xen với vài thiếu nữ đã quen biết Long.
Nhìn khắp tầu, người ta không thấy chiếc quan tài như trong các đám táng khác.
Chiếc thuyền lướt ra xa giữa biển trong lúc mặt trời từ từ vừa xuống. Giữa trời và nước - lúc đó đã không còn thấy rõ ranh giới là đường chân trời - mênh mông, một tiếng hát giọng nữ cất vang, theo/trong nhạc đệm chập chùng, được những cơn gió mát thổi lên/ra hòa nhập với thiên nhiên cao rộng:
"Anh nằm xuống
Như một lần vào viễn du
Đứa con xưa đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Người thành phố, trong một ngày, đã nhắc tên
Những sớm mai lửa đạn
Những máu xương chập chùng
Xin cho một người vừa nằm xuống
Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang"
(Trịnh Công Sơn)
Rồi một giọng trầm ấm, chậm rãi, và rõ từng chữ thông báo "Tro hỏa thiêu của Đặng Tuấn Long đã được nạp vào các thanh pháo bông, sắp sửa được bắn lên không trung trong vài phút tới … !”
Bạn đường ơi! Khi tôi đi, xin hãy tiễn tôi như thế, để cho tro bụi tôi được "thăng thiên", cũng/cho xong một kiếp người …
Nguyên Giao
San Diego - Hoa Kỳ
Tháng Tư, 2008
Chú thích: Bộ mẫu tự của Hy Lạp bắt đầu bằng alpha (α) và kết thúc bằng omega (Ω), đã được dùng đánh dấu thứ tự thời gian cho các Chương của bài viết này.
http://tqlcvn.org/thovan/van-banduong.htm
No comments:
Post a Comment