(VT = Viễn thám)
Đối với bộ đội Miền Bắc, với hàng lãnh đạo điên cuồng háo thắng “Sanh Bắc Tử Nam” thì những việc hy sinh oan uổng hàng lớp thanh niên, họ xem thường những việc mất xác hoặc chết thế nào đối với thân nhân còn lại Miền Bắc một cách vô cảm.
Trái lại, Miền Nam khi môt người phải hy sinh, xác chết và lý do chết nơi nào là phần trách nhiệm của các cấp chỉ huy phải làm sáng tỏ với thân nhân liên hệ, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng. Đây là tinh thần đạo đức đối với sự hy sinh của một người rất khác biệt giữa hai chế độ của hai miền Nam Bắc, rõ ràng không cần bàn cải.
*
Chuyện tình cờ, cô Đặng Thu Liễu vào Web của TQLC xem những bài viết, mới biết liên lạc với MX Phạm Cang, Tổng Hội Trưởng/TH/TQLC Hải Ngoại xin một cuốn Quân Sử TQLC. Khi nhận được sách, Cô gởi 100USD ủng hộ TPB/TQLC. Nhân tiện Cô kể Ba cô cũng phục vụ trong BC/TQLC, đơn vị sau cùng là Đại Đội A/Viễn Thám và đã hy sinh ngày 3 tháng 8 năm 1971 vùng Gio Linh, Quảng Trị. Đến khi anh Nguyễn Tấn Tài tổ chức SN/BC ngày 25 & 26 tháng 8 năm 2017, có mời Cô đến tham dự vì gia đình cô ở TP Madison và gia đình Tài ở Thành Phố Muskego cùng TB Wiscosin nên cô nhận lời. Cô tham dự cùng Mẹ, Chị và anh rể. Cô Thu Liễu có một con trai khoảng 10 tuổi đi với cô.
Từ trái qua phải: Chị cô Liễu, con trai, cô Liễu và mẹ
Trong giấy báo tử chỉ ghi ba cô Hạ sỉ 1 Đặng Văn Trò, tử trận ngày 3 tháng 8 năm 1971. Lúc đó cô còn quá nhỏ không biết tìm hiểu chi tiết về cái chết của ba mình sao cho hợp lý. Nhưng bây giờ cô trưởng thành muốn biết chi tiết Ba cô tử trận như thế nào. Lý do đó cô mới đi dự Ngày SN/BC mong mỏi sẽ gặp một người nào cùng đơn vị của Ba cô để hỏi thăm chi tiết về cái chết của Ba cô. Bởi thế, cô mang theo quyển album hình ảnh Ba cô và các giấy tờ liên hệ mà cô còn cất giữ, mục đích làm bằng chứng để tìm hiểu những gì cô thắc mắc về cái chết của Ba cô. Nhưng rất tiếc, không ai tham dự ngày BC/TQLC có thể giải đáp mọi thắc mắc của cô được, vì không ai cùng đơn vị với Ba cô. Sinh hoạt hai đêm, rất tiếc cô còn rất bé không có cơ hội nhìn Ba cô mặc quân phục BC/TQLC cho đến ngày hôm nay nhìn các Bác mặc quân phục cô mới biết Ba cô cũng mặc như thế. Cô nói các Bác mặc quân phục trông trẻ và oai lắm, cô nghĩ Ba cô lúc xưa còn trai trẻ mà mặc quân phục như thế chắc là kiêu hùng lắm..
Ban đêm mọi người tụ tập nướng bắp cho vui, nhân tiện con trai cô (khoảng 10 tuổi) cũng tham dự để được ăn bắp nướng. Trong lúc chuyện trò mọi người mới biết đứa nhỏ ăn chay trường. Ai cũng ngạc nhiên hỏi lý do, đứa bé trả lời:
- Con vật cũng có gia đình, nếu giết một trong gia đình của nó, nó cũng buồn lắm, nên con ăn chay để tránh sát sanh.
Tôi có nói với nó:
- Chúng mình đi mua thịt chứ đâu có giết!
Nó trả lời:
- Mọi người không ai mua thịt thì không ai giết thú để làm gì.
Thằng bé thích chụp ảnh với các bác mặc quân phục. Chắc nó thấy lạ và thích lắm. Nó lấy mũ xanh đội lên có vẻ khóai lắm, nên MX Nguyễn Minh Châu đành phải tặng cho cháu cái mũ nồi xanh đang đội.
Chuyện tham dự ngày hội ngộ vui như Tết, nhưng gia đình cố Tr/s Đặng Văn Trò không thoả mãn hoàn toàn vì những thắc mắc không ai giải đáp được. Chúng tôi cũng rất tiếc không có điều kiện giúp các Cháu, lòng cũng rất ái ngại nhưng biết làm sao bây giờ cho đến khi chia tay lòng bùi ngùi như là chưa chu toàn trách nhiệm.
Khi mọi người chia tay, gia đình cố TR/S Đặng Văn Trò không được vui hoàn toàn, nhưng không thấy phải trách ai. Những người khác lòng ái ngại như chưa làm xong cái gì cần phải làm, mặc dầu không phải trách nhiệm của mình, nhưng trong lòng lấy làm tiếc nối.
Nhưng “Thiện hữu Thiện báo, Ác hữu Ác lai” có lẽ Trời không phụ người lành, sau vài ngày tình cờ MX Nguyễn Văn Lộc nói chuyện với MX Hồ Dự ở Louisiana, MX Dự mới kể lại mọi chuyện và MX Lộc đã cho MX Dự nói chuyện với Cháu Liễu vì MX Dự lúc bây giờ XLTV chức vụ ĐĐT/ĐĐA/VT trong biến cố Hạ sĩ 1 Đặng Văn Trò tử trận. Tôi xin trích điện thư của cháu Liễu mọi người sẽ nhẹ nhõm vì câu chuyện được giải quyết thoả đáng.
“Cháu có tin muốn chia xẻ cho các Bác Chú biết: Hôm nay cháu mới nhận được thông tin từ chú Lộc ở Michigan, cho biết là chú Hồ Dự ở Louisiana biết Ba của cháu, nên đã cho cháu số điện thoại để cháu liên lạc.
Cháu đã liên lạc được vói chú Hồ Dự (Trung Úy) năm nay cũng 69 tuổi là Đại đội phó của Ba cháu. Chú cho biết là khoảng cuối năm 1969 Ba cháu và chú học chung trường đào tạo Viễn thám ở Dục Mỹ, Nha Trang. Chú vẫn còn nhớ rất rõ tên và cấp bậc và những chi tiết ngoại hình của Ba cháu. Chú nói không thể quên tên đưọc vì ở độ khóa đào tạo Viễn thám đầu tiên không có ai tên trùng với Ba cháu cả.
Chú cho biết 1 toán Viễn Thám 6 người tất cả đều tử trận trong đó có Ba của cháu, khi HQ hoạt động cách căn cứ A 4 (Gio Linh) khỏang 3 cây số về hướng Bắc, tức còn khoảng 2 cây số nữa thì đến sông Bến Hải, nghe một tiếng nổ rất lớn, loại pháo hạng nặng lắm nên cách xa 3 cây số vẫn nghe rất lớn. Sau đó thì cũng có vài tiếng nổ nữa, nên từ căn cứ mới gọi máy cho toán này mà không liên lạc được (Ba của cháu là người mang máy). Tình cờ Pilot L19 bao vùng báo cho biết vị trí của tiếng nổ. Lịnh cho ba toán VT, 3 M41 và một trung đội của TĐ5/TQLC tùng thiết đi tìm, và đã nhanh chóng lấy xác cho vào poong-xô, vội vã ra khỏi nơi đó vì không an ninh khi Việt Cộng còn hoạt động trong khu vực, và địa thế nơi đó rất khó xâm nhập.
Cháu có hỏi chú có biết Ba cháu bị thương ở đâu không, thì chú cho biết là bị thương ở chân và mông. Còn chú thiếu úy Lê Minh Tường (trưởng toán) thì bị thương không nhìn ra được. Cả toán 6 người đều tử trận khoảng 1, 2 giờ trưa ngày 3/8/1971 tại Quảng Trị. Chú cho biết là sau trận Hạ Lào về. Không phải trận Lam Sơn 719.
Dù đã 46 năm nhưng cuối cùng thì cháu cũng rất là vui mừng, đã tìm được thông tin tử trận của Ba cháu như thế nào. Cũng rất may mắn là đồng đội của Ba cháu đã lấy được xác của Ba cháu về với gia đình”.
Người Pilot L19 là Tr/U Hồ Thành Đạt bạn của Tr/U Hồ Dự. Nhắc đến Pilot L19, vì sau đó chính chiếc L.19 cũng bị bắn cháy và Tr/U Hồ Thành Đạt cũng tử trận. Đúng là “Phước bất trùng lai, Hoạ vô đơn chí”.
Câu chuyện dầu sao cũng làm vui lòng và thoả mãn gia đình cố Tr/S Đặng Văn Trò nói riêng và làm mọi người nhẹ hẳn như trút được gánh nặng trong lòng vì đã làm vui lòng thân nhân một người hy sinh trong cuộc chiến…..
(VT = Viễn thám)
No comments:
Post a Comment