Thursday, August 13, 2020

[Vp XHCN] "Thương bên kia cầu chữ Y" _ T/g Diệp Nguyễn

 


Ghi chú: Dưới đây là bài báo của tờ báo Phụ Nữ trong nước (báo cộng sản) giới thiệu về tác phẩm "Bên kia cầu chữ Y" của tác giả Huỳnh Ngọc Nga. Dĩ nhiên, báo xhcn thì câu văn cũng rất ư là.. xã nghĩa!
******

Thương bên kia cầu chữ Y

 05/07/2018 -


PNO - Cầu chữ Y trong 'Bên kia cầu chữ Y' của tác giả Huỳnh Ngọc Nga (nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM) là chiếc cầu của những thập niên 1960-1990 thế kỷ trước.


Clip bọt phun trắng xóa kênh Tàu Hủ sau mưa, người dân lo ô nhiễm môi trườngThả 450.000 con cá các loại xuống kênh Tàu Hủ - Bến NghéQuán cơm tấm nức danh cầu chữ Y ở Sài Gòn

“Đó là một ốc đảo màu xanh của những dòng kênh, màu xanh của cỏ cây trên mặt đất và màu xanh của lòng người hướng về tương lai” - hình dung về mảnh đất thuộc quận 8 của tác giả, trong lần về nước năm 1995.


 

Cuộc sống của cư dân bên những nhánh cầu chữ Y bây giờ đã khác. Phố xá sầm uất, náo nhiệt và phát triển hơn. Thế nhưng, đọc tác phẩm của một người xa xứ, lại thấy thương vùng đất của một thời và những phận người long đong.


Miền Chánh Hưng xưa với cầu Nguyễn Tri Phương, hai bên bờ kênh Tàu Hủ đầy vấn vương, kỷ niệm. Có nỗi niềm bẽn lẽn của cô nữ sinh Trường Gia Long với mối tình đầu học ở Trường Pétrus Ký; nhưng cũng có những nỗi đau mà người xưa đã mang theo sang đất khách quê người.


“Người Chánh Hưng hiền hòa, cục mịch, giận hờn không giấu giếm, thương ghét chẳng đậy che. Mắng chửi nhau hôm trước, hôm sau đã thấy bánh rượu, trà mời. Cửa không khóa, sân không đóng, tin nhau như tin người thân ruột thịt. Tiền của không nhiều, nhưng tình nghĩa mênh mông”.


Đọc những dòng mô tả của Huỳnh Ngọc Nga (sinh năm 1949), người đọc của hôm nay không khỏi ngỡ ngàng, nghĩ về một “Chánh Hưng cũ” chỉ còn trong ký ức.


Quận 8 ngày xưa như một ốc đảo, nghèo khó, nhưng người dân sống chan hòa, tình cảm. Họ chân chất, hồn hậu trong cuộc đời cơ hàn bên bến đò xưa; nhân nghĩa đậm sâu như cuộc tìm về yêu thương của một người từ nửa vòng trái đất. Từng câu chuyện trong Bên kia cầu chữ Y như những thước phim chiếu chậm, đậm chất điện ảnh về tình đất, tình người.


Xúc động nhất có lẽ là câu chuyện Hoa hồng của ngoại. Trọn cuộc đời gắn với duyên nợ hoa hồng, cô gái Huế mồ côi phải sống với mẹ kế hiểm độc, chịu đày ải đến mức phải bỏ nhà đi. Rồi vì yêu hoa hồng vàng, nàng sánh duyên cùng chàng trai phương Nam, nào ngờ phận bạc - gặp phải người nghệ sĩ hào hoa đa tình.


Cuộc đời của “ngoại” như mọi cuộc đời phụ nữ trong dòng chảy của thời đại. Số phận có khắc nghiệt đến đâu thì trái tim vẫn chảy dòng máu yêu thương, hy sinh, bao dung, nhân hậu… Ngày ngoại mất, các con cháu đã cùng nhau thả hoa hồng theo tro cốt, sóng nước rưng rưng.


Bên kia cầu chữ Y viết bằng sự nối dài của quá khứ và hiện tại, tuổi trẻ trở về trong ký ức tuổi già, những dấu vết cũ được gọi tên giữa thời đại mới, để soi chiếu lại những biến động của đất và người. Để rồi cuối cùng, còn lại trong tro tàn quá vãng là những gam màu của hoài niệm, yêu thương, biết ơn, trân trọng.


Cầu chữ Y bây giờ, bao người về qua. Cây cầu vẫn là ba nhánh nối liền các ngả đường, là chứng nhân của những năm tháng đã mất. Đọc để mà thương. 


Diệp Nguyễn

No comments:

Post a Comment