Mùa đông năm 2009
Trong lịch sử phát triển tiếng Việt qua nhiều giai đoạn, có thể nói thời kỳ tiếng Việt vay mượn của tiếng Hán kéo dài lâu và khốc liệt nhất theo tính cách „không tự nhiên‟ của một ngôn ngữ. Kết quả của trên 1000 năm bị người Hán chiếm đóng, họ tìm mọi cách Hán hoá dân Việt nên đã thủ tiêu mọi vết tích của văn hoá Việt, trong đó có chữ Việt. Tuy nhiên vì sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ, sự vay mượn của nhau là việc thường xảy ra trên bất cứ nơi nào và trong bất cứ thời đại nào.
Ngày nay, với thời gian vỏn vẹn trên ba mươi năm, trong tiếng Anh đã có lác đác vào chữ Việt du nhập vào đời sống của người Hoa Kỳ, chẳng hạn chữ áo dài, Tết đã được ghi trong tự điển1. Gần đây nhất chữ phở, bánh mì, chả giò đã chính thức trở thành món ăn nổi tiếng và được người Mỹ dùng trực tiếp chứ không còn phải dịch „beef noodle, Vietnamese sandwich, egg roll‟ như trước.
Trở lại chuyện mấy ngàn năm trước. Trước thời Hán thuộc người Việt đã có chữ viết riêng2. “Tích kể rằng vua Lê Thánh Tông nằm mộng thấy một người con gái thời Lý Cao Tông dâng thư bày tỏ nỗi oan khuất, thư viết bằng thứ chữ ngoằn ngoèo như giun bò, không ai đọc được. Sau đó, nhà vua được thần nhân mách bảo rằng đó là chữ viết cổ xưa của dân ta.”3 Rất tiếc là với chủ trương diệt tận gốc, xoá tận ngọn: “ … Một khi binh lính vào nước Nam, hết thảy mọi sách vở, văn tự, cho đến cả những loại ca lý dân gian, hay loại sách dạy trẻ …, một mảnh một chữ đều phải đốt hết.
Khắp trong nước, phàm những bia do Trung quốc dựng từ xưa thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá huỷ tất cả, một chữ cũng không để sót.” (Chỉ dụ ngày 21 tháng tám năm 1406) của Minh Thành Tổ ra lệnh cho quan quân của y trong cuộc xâm lăng nước ta vào đầu thế kỷ 15. Đây là một bằng chứng hùng hồn về âm mưu lúc nào não cũng muốn thôn tính nước Việt để đồng hoá dân ta với người Tàu của lũ vua quan phương Bắc từ thời Tần Thuỷ Hoàng đến nay.
***
Lúc bấy giờ người Việt nói thứ tiếng mà nhiều nhà sử học và ngữ học4 cùng đồng ý với nhau là trong giòng Mon-Khmer bao gồm các nước vùng Nam-Á châu như Mã-lai, Nam-dương, Việt-nam, Phi-luật-tân, Tày, Thái, v.v.. Trong khoảng từ thế kỷ 1 sau công nguyên khi người Hán trực tiếp cai trị nước Việt, lúc bấy giờ họ gọi là Giao Châu, thì tiếng Việt bằt đầu chuyển qua pha trộn với tiếng Hán khi các bộ lạc người Hán vượt sông Hoàng Hà và Vị Hà phát triển về hướng Nam.
1 Random House Unabridged Dictionary – ed. 1993 CD, American Heritage – ed. 1992. Có nghĩa là “thay đổi chiều gió” thuận lợi cho việc trồng trọt, canh tác 2 Sách Tiền Hán Thư, Thánh Tông Di Thảo, Thanh Hoá Quan Phong đều có đề cập đến loại chữ con giun hoặc con nòng nọc của người Việt cổ trước thời Hán thuộc. Tích kể rằng vua Lê Thánh Tông nằm mộng thấy một thiếu nữ, tự xưng mình sống dưới thời Lý Cao Tông, dâng thư bày tỏ nỗi oan khuất, thư viết bằng thứ chữ ngoằn ngoèo như giun bò, không ai đọc được. Sau đó, nhà vua được thần nhân mách bảo rằng, đó là chữ viết cổ xưa của dân ta. Theo GS Trần Ngọc Thêm, trong Tìm Về Bản Sắc Văn Hoá Việt Nam, 1997:96, đã tìm thấy nhiều di tích chữ “con giun” khắc trên đồ gồm tại Thanh Hoá, và đang được sưu tập để tái tạo hệ thống chữ viết cổ của dân Việt chúng ta. 3 Cơ Sở Ngữ Văn Hán Nôm, tập 1, Lê Trí Viễn, Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San, Đặng Chí Huyền, trang 22, 23, nxb Giáo Dục, 1984 4 H. Mapéro, A. Hauricourt, M. Ferlus, Paul K. Benedict, …
Do đó trong cùng thời gian này, tiếng Hán cũng bắt đầu du nhập một số từ của tiếng Việt Mường cổ. Nguyên nhân chính là vì đất Việt nằm trong khu vực nhiệt đới nên rất nhiều thứ miền ôn đới và hàn đới không có. Bài viết này đề cập đến một số từ-ngữ có gốc gác là tiếng Việt hoặc ngôn ngữ Nam Á được người Hán du nhập khi tiếp xúc với các nền văn minh phương Nam.
Vì đang trong vòng nghiên cứu nên bài viết mới khám phá được một ít từ-ngữ có liên quan đến cây cỏ, đồ dùng hay con vật.
Về cây cỏ, chẳng hạn như cây cau qua chuyện Trầu Cau dưới thời Hùng Vương. Chữ cau là âm trại của chữ a¬aykka trong tiếng Mã-lai, như chữ soong đọc trại từ chữ casserole của tiếng Pháp. Tiếng Anh nói dựa theo tiếng La-tinh là areca. Người Tày gọi cau là mày làng, người K‟Ho gọi là pơ lạng. Người Tàu viết và phiên âm thành 檳榔 [bīng lang] và âm Hán-Việt là tân lang.
Cây chuối „banana‟ của người Việt xuất phát từ tiếng Nam Á, nên người Khờ Me thì nói là chec, người Hán phiên âm thành [jiāo] 蕉 „tiêu‟. Ngày nay chúng ta có loại chuối tiêu để chỉ loại chuối trái hình dáng nhỏ hơn so với các loại chuối khác như sứ, ba lùn, đá, hột, ba hương, v.v..
Thí dụ nữa là gừng „ginger‟ loài thuốc quý của phương Nam, nếu dùng khi còn tươi có tác dụng trị cảm, tiêu hoá; dùng khô thì có tác dụng giữ người ấm và xua tan cái lạnh nhập vào người. Nguyên chữ gừng xưa đọc là keng, người Hán mượn âm [keng] đó mà viết thành 薑 [jiāng], sau đó người mình đọc trại âm [jiāng] ra là khương. Có hai loại sanh khương „gừng tươi‟ và can khương „gừng khô‟.
Tương tự, trái trám „canarium harveyi‟ nguyên là trái klam; Hán thượng cổ nghe thành blàu nên từng gọi là bồ lưu. Về sau đổi thành cảm lãm và viết là 橄欖 [gǎn lǎn] cho hợp với âm nguyên thuỷ của klam.
Một loài thực vật rất được người Việt ưa chuộng và ca tụng là cây sen „lotus‟. Nguyên xưa, người Việt nói là kren, người Hán nghe thành [lián] 蓮 người Việt đọc trại thành liên < kren > sen. Trước khi gặp cây sen, người Hán chỉ có loại sen mọc trên khô gọi là cây hà 荷 [hé] hay còn gọi là 芙蕖 [fúqú] đọc thành phù cừ, hạt của nó gọi là liên „lotus seed‟.
Một loại cây khác ở xứ lạnh không có là cây dừa „coconut tree‟. Người mình gọi là dừa từ chữ cổ da. Người Hán gọi là 椰 [yē] da >椰子[yē zi] đọc là da tử. Cùng giống với loại dừa, cây bang 桄榔 [guāngláng] quang lang < blang < klang > cây bang „palm‟. Còn có tên là cây đoác.
Cây mía cũng là một trong những sản phẩm đặc trưng của phương Nam. Ngày xưa trong giai đoạn trước tiền sử, người Việt sống bằng hái lượm nên khám phá ra tổ ong chứa nhiều mật và dùng mật trước tiên. Khi khám phá ra chất ngọt trong cây mía, nghề làm đường mới phát triển. Lúc bấy giờ các dân tộc phương Nam gọi đường „sugar, sweet, candy‟ là toong nên khi người Hán du nhập chữ đường vào chữ viết của họ thành 糖 [táng] tức tang. Do vậy mới có thể hiểu tại sao nói về triều đại nhà Đường thì tự điển Anh-Mỹ viết là Tang Dynasty (618–907 sau tây lịch).
Ngay cả con gà „chicken, rooster‟ là giống vật có mặt tại Việt Nam, Thái Lan trên 10 ngàn năm trước. Lúc bấy giờ người mình gọi giống vật này là rka và dần dà biến thành gà. Khi người Hán tiếp xúc với dân ta họ mới biết đến nó và đọc trại ra là kê 雞 [ji], do biến cách của rka > kja > kjie < [jié] 桀.Qua chữ sen /kren/ và gà /rka/và gần đây nhất là chữ Paris > Ba-lê thì thấy rõ tiếng Hán không hề có âm /r/ do ký hiệu mẫu tự “r” tiêu biểu, đều biến mất khi trở thành âm Hán. Đánh xáp lá cà cũng là do chữ rka này mà ra; tức là đánh cận chiến y hệt hai con con gà chọi đá nhau. Sử truyền rằng cuối thời vua Hùng Vương thứ mười tám Thục Phán cướp ngôi. Lúc bấy giờ Tần Thuỷ Hoàng đã gồm thâu sáu nước và lập nên đế chế đầu tiên tại đất Tàu rồi tự xưng hoàng đế. Tần Thuỷ Hoàng bèn muốn thôn tính luôn ngước Âu Lạc của ta nên nhiều lần đem quân sang đánh. Thế nhưng người Việt lúc bấy giờ đã có vũ khí đặc biệt bắn ra một lúc nhiều mũi tên do tướng Cao Lỗ sáng chế, gọi là cái nỏ. Do vậy mà mưu đồ của Tần Thuỷ Hoàng luôn luôn thất bại. Đến khi Triệu Đà là một thái thú ở miền Nam nước Tàu nổi loạn và muốn tách ra khỏi quyền cai trị của nhà Tần nên đã tìm cách chiếm Âu Lạc lập nên “nước Nam Việt”.
Câu chuyện Trọng Thuỷ–Mỵ Châu chứng minh hùng hồn rằng cái ná từ chữ pnar là vũ khí của người Việt chế ra và sau đó Triệu Đà lập mưu thông gia để đánh cắp. Từ đó chữ pnar xuất hiện trong chữ Tàu là nỗ 弩 [nǔ] bằng cách ghép chữ nô 奴 nghĩa là „nô5 lệ‟ + cung 弓 bên dưới để chỉ món vũ khí được xem là vô địch thời bấy giờ: pnar > cái ná > nỏ „cross-bow‟ > 弩 nỗ (âm Hán) sau khi nhập trở lại vào đất Việt.
Nguồn gốc người Hán xuất phát từ khu vực con sông gọi là Hoàng hà 黃河 nằm sâu trong đất liền. Lúc bấy giờ họ chỉ biết có nhiều con sông nối với nhau: sông con nối với sông lớn chảy từ nơi này sang nơi khác chứ không có ý niệm chảy ra biển. Do vậy họ chưa có chữ giang. Đến khi lấn chiếm các vùng lân cận ra đến biển về hướng đông và hướng nam, họ học thêm được chữ giang này: 江 [jiāng] „river‟ giang < sông < krong > „kong‟. Sông Mê-kông là dấu vết còn lại của chữ “kong” này trong tiếng Việt.
Tương tự, việc đi lại trong đất liền không bao giờ cần bè: 筏 [fá] phiệt f < b < bak cái bè Kể cả một vài khoáng chất người Hán cũng không có nên phải vay mượn của người Việt, như đồng „copper‟ do chữ toong mà ra. Họ dùng chữ 同 [tóng] „cùng‟ + 金 „kim‟ thành chữ 銅 vẫn đọc là [tóng]. Tản mạn một vài câu chuyện để cho thấy chúng ta cũng có những cái văn minh hơn Tàu nhiều và cũng được người ta bắt chước chứ không cứ gì mình chỉ biết bắt chước người ta mà thôi. Rất mong quý vị cao nhân có khám phá gì mới vui lòng tiếp tay để chúng ta có được chút gì để tự hào. Mong lắm thay!
5 Theo sách cổ của Tàu thì nô là con gái của phạm nhân. Khi người cha phạm tội, bị bắt và kết án. Trong thời gian người cha thọ án, con gái người đó phải vào nhà quan để làm „nô‟ tức người giúp việc trong đó cho đến khi người cha mãn hạn tù. Về sau này, những gia đình nghèo bán con cho gia đình giàu để làm nô.
source: http://hoanglanchi.com/?p=2411
No comments:
Post a Comment