Saturday, March 29, 2014

[Văn phong VNCH] Phản đối lá cờ đỏ trong trường học _By DK


Hôm nay trường tiểu học Langley có tổ chức một đêm du lịch mừng ngày Quốc Tế (International Day) tại trường với nhiều sự ủng hộ của các hội đại diện cho tất cả các nước trong trường đến tham gia.

Tôi và các con đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ như là nón lá, trống cơm, quạt mo, ô dù, lồng đèn Hội An, cũng như không quên món bánh phồng tôm chiên. Mấy mẹ con trong những tà áo dài thuần Việt hớn hở tiến vào sân trường.

[Văn phong VNCH] Ngày nào vẫn còn đoàn quân mũ Đỏ...


 
Vũ đình Hải  KBC 3119:  Mến tặng các đồng đội thân thương của tôi thuộc tiểu đoàn 8 Nhảy Dù.

        Như một nén hương tưởng nhớ về trung úy Quách Giang, đại đội trưởng đại đội 84, tiểu đoàn 8 Nhảy Dù.  Sau khi trở về từ trại tù "cải tạo", trung úy Quách Giang đã bị bắt lại khi chuyến vượt biên bị bại lộ.  Và khi thực hiện cú vượt trại không thành công, cánh đại bàng đã tự kết thúc cuộc đời của mình ngay trong trại giam tù vượt biên.

***

Vào những ngày chớm xuân của năm 1975, tiểu đoàn 8 Nhảy Dù rút ra khỏi vùng chạm tuyến sông Bồ, về đóng quân trên đèo Phú Gia.  Phú Gia là một ngọn đèo thấp, nằm ngay dưới chân đèo Hải Vân, hướng về phía cố đô, thuộc quận Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên.  Đại đội 84 giữ nhiệm vụ bảo vệ cho BCH tiểu đoàn, từng trung đội rải chốt trên các đỉnh đồi, đào hầm hố củng cố hệ thống phòng thủ.  Anh em vươn vai thoải mái hít thở bầu không khí trong lành của những ngày cận Tết, tạm quên đi những năm tháng chật vật nhọc nhằn trong vùng chạm tuyến.

Friday, March 28, 2014

[Văn phong VNCH] Ký sự về Lê Hằng Minh: Một thời để nhớ ...T/g Ngọc Thủy

Tr/t TQLC Lê Hằng Minh

Vì tôi là lính áo rằn
Ra đi nào biết mấy trăng mới về! _LHM

(Thơ trên mộ LHM)

Viết về Cố Trung Tá Lê Hằng Minh
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 / Thủy Quân Lục Chiến

Gươm đàn nửa gánh,
Non sông một chèo
(Nguyễn Du)

Ðất nước Việt đang thời binh biến, Tổ quốc lâm nguy, vang dậy núi sông những lời hiệu triệu anh hào. Khi tôi chưa chào đời thì vào giữa năm 1954, theo đoàn người trai quyết xếp bút nghiên để lên đường theo tiếng gọi non sông, làm tròn trách nhiệm người công dân trong thời quê hương khói lửa. Người thanh niên tên Lê Hằng Minh đã từ giã người mẹ hiền, rời bỏ cuộc sống gia đình ấm êm nơi Hàng Keo - Gia Ðịnh, từ giã mái trường Huỳnh Khương Ninh & Trương Vĩnh Ký sau khi tốt nghiệp Tú Tài để cùng người anh Lê Minh Ðảo (thiếu tướng Lê Minh Ðảo gia nhập khóa 10 trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt, là một trong số những tướng lãnh của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa), lên đường nhập ngũ.

[Văn phong VNCH] Từ Một Tấm Hình _T/g Dương thị Sớm Mai


Mới đây một người bạn ở bên Mỹ gởi cho tôi tờ báo KBC đọc chơi, báo hình như từ tháng nào, không phải báo mới đây, nhưng không sao đọc được tờ báo lính là thích rồi. Tôi có tật, đọc sách mà có hình là tôi coi hình trước để mong nhận diện người quen , lần nầy thì tôi nhìn được người quen thiệt. Lật vài ba trang đầu, tôi thích thú nheo mắt dừng lại ở một tấm hình.

[Văn phong VNCH] Tháng 4 nhìn lại: Quận Dĩ An, thời chinh chiến cũ !

Tr./t TQLC Nguyễn Minh Châu, cựu QT quận Dĩ An

Nói về địa dư, thì quận Dĩ An thuộc về Vùng III. Từ Saigon đi Biên Hòa, nếu đi đường trong (đường ngoài là đường xa lộ Saigon-Biên Hòa), chúng ta sẽ tới Thủ Ðức rồi tới Dĩ An và cuối cùng là Biên Hòa. Mặc dù ở khoảng giữa Saigon và Biên Hòa, nhưng người ta biết đến Thủ Ðức và Biên Hòa nhiều hơn là biết tới Dĩ An, vì hai nơi kể trên có quá nhiều cảnh đẹp, thức ăn và trái cây ngon, như Suối Tiên, nem Thủ Ðức, bưởi Biên Hòa,… Dĩ An chỉ là một quận thuộc về… miền quê, không có bất cứ một thứ gì đặc sắc, ngoài cái việc ở kế cận Saigon.

Ðúng vậy, nếu đứng ngay ở quận lỵ Dĩ An, chúng ta sẽ thấy ngôi chợ, bót cảnh sát, ga xe lửa… Nhưng qua khỏi ga xe lửa một chút, chừng vài cây số thôi, là chúng ta đã tới miền quê rồi đó, với những cánh đồng lúa và vườn trái cây xanh mướt thấp thoáng những mái tranh đơn sơ. Và trong một vài mái tranh đơn sơ đó, có… Việt Cộng.

Thursday, March 27, 2014

Văn phong VNCH: Chiếc bóp bỏ quên _Hoàng Mai Đạt



Nhiều lúc có những chuyện xảy ra cho bản thân mình tưởng chừng như không có liên quan gì đến nhau, nhưng khi nghĩ sâu hơn một chút, lại thấy chúng thật sự có họ hàng bà con, gắn bó như người quen, và cùng nhắc nhở mình hãy cẩn thận trên con đường đời còn quanh co ở phía trước, kẻo không lại lạc lối ở khúc quanh trong đêm tối. Điều tôi sắp kể là chuyện một chiếc bóp bị bỏ quên và một mạng sống vừa tắt như một ngọn đèn sáp. Hai sự việc tuy xa mà lại rất gần, với tôi.

Wednesday, March 26, 2014

Văn phong VNCH: Đôi Dòng Ghi Nhớ _T/g Nguyễn Đình Phương


G/s Nguyễn Đình Phương của TH NQ Biên Hòa trước 1975

Thể theo lời của các anh em cựu học sinh trường Ngô Quyền Biên Hòa muốn thực hiện một tập Kỷ Yếu 2004 cho trường, tôi xin được đóng góp đôi giòng cảm nghĩ.

            Tôi là giáo sư của trường Ngô Quyền Biên Hòa, nhưng chỉ dạy trong một khoảng thời gian ngắn chưa đầy một năm, tuy nhiên hình ảnh của trường cũng như các học sinh một phần nào vẫn còn hằn ghi trong ký ức tôi. Thời gian đó tôi dạy ở trường tư thục Khiết Tâm do Linh Mục Nguyễn Văn Yến làm Hiệu Trưởng trước khi vào dạy cho trường Ngô Quyền, lúc đó Hiệu Trưởng là thầy Phạm Đức Bảo, còn thầy Phạm Khắc Thành là Giám Học (thầy Thành mới qua đời cách đây đôi năm tại Nam Cali ). Tôi dạy tất cả bảy lớp, bốn lớp 10, ba lớp 11, và phụ trách môn Công Dân Giáo Dục.

Tuesday, March 25, 2014

Văn phong VNCH: Sinh hoạt học đường gắn liền với đời tôi _T/g Lê Quý Thể


            
Gs Lê Quý Thể (phải) của Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa trước 1975

Nếu một giáo sư ngày dạy 8 tiếng, hết lớp này chạy qua lớp khác, hết trường này chạy qua trường khác, giảng đi giảng lại một bài năm lần bảy lượt trong một tuần thì cuộc đời của giáo sư thật đáng chán.

             Cuộc đời giáo sư của tôi không phải như vậy. Dạy học để được trả lương là một phần, một phần khác không kém quan trọng là hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong những sinh hoạt học đường. Phụ trách sinh hoạt học đường không được trả lương lại mất rất nhiều thì giờ nên hầu như không có giáo sư thật sự tham dự, đa số chỉ có hư danh mà thôi.

              Trong suốt mười hai năm, từ 1962 đến 1974, tôi đã bỏ rất nhiều thì giờ, có lúc cả những ngày thứ bảy và chúa nhật để hướng dẫn học sinh về ngành thể thao. Tôi đã cùng vui chơi và sống gần gũi với học sinh. Tôi đã đem nhiều học sinh giỏi về thể thao ở các trường tư thục vào trường công lập. Tôi đã hướng dẫn học sinh tranh đua thể thao với các trường bạn hay các trường thuộc các tỉnh khác. Ngay từ niên khóa đầu tiên tôi đã gây nhiều sóng gió ở Biên Hòa.

Monday, March 24, 2014

26-3 Người Cày Có Ruộng Và Những Con Tem

blank

Những con tem Người Cày Có Ruộng.


Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ký tại Cần Thơ sắc lệnh số 003/60 ban hành luật "Người Cày Có Ruộng". Ông nói: "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi".

Sunday, March 23, 2014

Văn phong VNCH: Tưởng niệm ngày Đức Thầy thọ nạn _T/g Nguyễn Quý Đại


Hàng năm ngày 25 tháng 2 Âm lịch tưởng niệm

ĐỨC HUỲNH PHÚ SỔ GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Miền Trung không ảnh hưởng Phật giáo Hòa Hảo. Đạo Hòa Hảo phát triển ở 15 tỉnh miền Tây: Châu Ðốc, An Giang, Sa Ðéc, Kiến Phong, Vĩnh Long, Phong Dinh, Chương Thiện, Kiên Giang, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên, Ðịnh Tường, Long An, Kiến Hòa, Kiến Tường, và Sài Gòn-Gia Ðịnh. Các tỉnh như Châu Ðốc, An Giang, Kiến Phong, Sa Ðéc, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo lên đến 90 % dân số; ở các tỉnh khác tỷ số này thay đổi từ 10 đến 60 %. Miền Tây đất đai phì nhiêu, ruộng đồng rộng mênh mông như Đồng Tháp Mười „cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi“,

Mùa nắng đất khô cỏ cháy
Mùa mưa nước ngập lan tràn
Cò trắng nghìn năm bay chẳng dứt
Chân trời bốn mặt rộng thênh thang…
Nguyễn Bính  1949

Văn phong VNCH: Dòng máu ăn mày…_T/g Trần Văn Giang


       
Nguyễn Chánh Tín / vai Đại tá Nguyễn Thành Luân    

Ngày hôm nay (20 tháng 3 năm 2014) trên giấy tờ đúng vào ngày mà tài tử Nguyễn Chánh Tín (NCT) và gia đình bị ngân hàng Phương Nam chính thức thu hồi căn nhà trị giá 10 tỉ đồng Việt Nam (tương đương với nửa triệu USD) mà NCT đã thế chấp cho ngân hàng từ ngày 9 tháng 7 năm 2008 để vay món nợ 8.5 tỉ đồng (đến hôm nay, số nợ đã lên đến trên 10 tỉ vì cộng với tiền lãi).

Đây là một “ván bài,” chưa biết có nên gọi thêm tên khác là “bi hài kịch,” dài trên 40 năm mà nhiều người khố rách áo ôm, bất tài vô tướng như tụi tôi muốn, ao ước được trải qua một lần cho biết cái hương vị “trên đỉnh” ra thế nào:  Từ khi lá bài còn đang úp thì chỉ thấy tuyệt đỉnh của may mắn, danh vọng, tiền tài, và tất cả đều đẹp như mơ, hạnh phúc …  đến khi lá bài được “lật ngửa” thì lại thấy có chuyện sao như phải “sống như ăn mày, “nguy cơ phải ra đường ở,” “vô gia cư….”  Kể ra câu chuyện “sẽ phải sống vô gia cư” này cũng “ly kỳ” chứ chẳng phải chuyện bình thường như mọi chuyện.

Saturday, March 22, 2014

Văn phong VNCH: Trường Ngô Quyền, Những Khuôn Mặt Ấy..._T/g Nguyễn Thị Minh Thủy


G/s Nguyễn Xuân Hoàng, THNQ. 

Viết một bài có tính cách vinh danh những khuôn mặt làm rạng rỡ cho ngôi trường Ngô Quyền thân yêu, tôi lấy làm ái ngại vô cùng. “Người Việt mình” thường có “truyền thống” “tốt khoe xấu che”, nhưng đôi khi vô tình (hay cố ý?) lại thích “thừa thắng xông lên”, và xông mạnh đến nỗi gây “nhức nhối” trái tim người đối diện. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại. Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta, thì hẳn nhiên “công tác” này cũng là một “sứ mạng thiêng liêng” đáng làm lắm chớ.

Friday, March 21, 2014

Bún cá xóm Cồn _Quách Giao


T/g: Quách Giao 

Bút hiệu: QUÁCH TÙNG PHONG
Sinh năm 1934

  Con nhà thơ Quách Tấn 

  Theo học tại các trường Đại hoc Y Dược, Luật khoa và Văn khoa tại Sài Gòn.

  Năm 1955 khi còn là học sinh trường trung học tư thục Kim Yến ở Nha Trang, Quách Giao đã tham gia đăng thơ trên tờ Gió Mới với biệt hiệu là Vương Kiều Thu.

  Các bài thơ đăng trên báo Gió Mới số 2, 4, 6 là Hai Em Bé Mồ Côi (Tình Chị) Ông Lão Quét Lá Khuya, Hai Chiều Xa Cách.
  Tại Huế, Q. Giao có thơ đăng trên Tạp Chí Lành Mạnh. Ở Sài Gòn cộng tác với báo Bách Khoa, Văn Học đến năm 1975.

  Năm 1988 Quách Giao cùng với phụ thân là nhà thơ Quách Tấn viết và xuất bản tập lịch sử Nhà Tây Sơn.

  Các sách viết chung với thân phụ ông còn có: Võ Nhân Bình Định (nxb Trẻ năm 2001) và một số lớn các tác phẩm khác.

Hiện cư ngụ tại 
Nha Trang, Việt Nam

***

Năm 1638, dinh Thái Khang được thành lập, người dân từ các tỉnh phía ngoài di cư vào đất mới, qui tụ chung quanh hai thủ phủ Thái Khang và Diên Ninh (nay là Ninh Hòa và Diên Khánh) dọc theo con sông Dinh và sông Cái.

Saturday, March 8, 2014

Ba Tôi, Người Cha Khả Kính và Khả Ái... _ Gs Nguyễn Lâm Kim Oanh


Người cha quý kính. Chiều thứ bảy sau khi hoàn tất Khóa Huấn Luyện Sư Phạm thiện nguyện cho Trung Tâm Giáo Dục Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, tôi vừa bước chân vào nhà đã cảm thấy tất cả những mệt mỏi tan biến. Đống chén dĩa lúc sáng đi vội để bừa bộn đã được rửa dọn sạch sẽ và úp ngăn nắp trong rổ.

Nhìn ra ngoài thấy vườn tược cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng, tôi biết ngay ba mẹ tôi đã đến thăm và đã làm những chuyện ấy. Tôi mường tượng được tiếng mắng yêu của mẹ tôi, "Cái cô này, suốt ngày chỉ biết chạy ngoài đường, làm toàn chuyện vác ngà voi, giống hệt như ba cô thôi!" Tôi đã nghe mẹ tôi nói câu này nhiều lần với tôi nhưng trong giọng trách nhẹ nhàng đó có chứa đựng sự chấp nhận "cha nào con nấy" cũng như sự việc "vác ngà voi". Những lần nghe vậy, tôi và ba tôi nhìn nhau nỡ một nụ cười "đồng lõa." Đúng như thế, trong gia đình tám anh chị em, có lẽ tôi là người chịu ảnh hưởng của ba tôi nhiều nhất. Mỗi lần có dịp chia sẻ cùng đồng nghiệp về những người "role models" trong cuộc đời chúng tôi, những người có ảnh hưởng nhiều trên sự suy nghĩ và cách sống, tôi không ngần ngại nói ngay rằng đó là ba tôi. Đối với cá nhân tôi, ba tôi phản ảnh một con người khả kính và khả ái.

Thursday, March 6, 2014

Bài Học Thương Yêu Đầu Đời _Nguyễn Thị Minh Thủy


Trong mớ hình cũ mà chị tôi tình cờ tìm được và gửi sang cho tôi, bức ảnh làm tôi xúc động nhất lại là tấm hình chụp năm tôi lên mười, ngồi chồm hổm bên cạnh một con chó. Đó là con Tô Tô, chú chó thân yêu một thời tuổi nhỏ của tôi.

Trải qua gần nửa thế kỷ, mầu ảnh đã vàng úa, lốm đốm nhiều nơi. Không chỉ gợi nhớ bao kỷ niệm ấu thơ, bức ảnh làm sống lại nhiều tình cảm ân hận, thứ tình cảm mà khi lớn khôn tôi mới có được và thường lấy đó để nhắc mình sống cho tử tế.

Saturday, March 1, 2014

Tại sao không giữ lời hứa với Mẹ tôi - Nhảy Dù. T/g Nguyễn Bảo Tuấn



Thưa Qúy Vị, Quý NT và CH....

Ngày 12/4/2014 , tưởng niệm 42 năm, ngày Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo Tiểu Đoàn Trưởng, và các Chiến sĩ của Tiểu đòan 11 Nhảy Dù, đã vĩnh viễn nằm lại tại cứ điểm Charlie trên dảy núi đồi chập chùng của vùng Tân cảnh, Kontum...

Cuối tuần , xin mời Quý Vị dành ít thì giờ quý báu đọc hai bài viết dưới đây, để tường....

1.- Bài viết của người con út  Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, anh Nguyễn Bảo Tuấn  viết về cha mình... với nỗi buồn cha mình đã không bao giờ trở về dự sinh nhật của Mẹ. Và Mẹ anh  "đến ngày sinh nhật mẹ đã không tổ chức, mà vẫn chờ Cha về, và cho đến tận bây giờ mẹ vẫn chờ…".

2.- Bài viết chi tiết: Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ, của Mũ Đỏ Nguyễn Văn Lập... " Để kính nhớ cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu đoàn trưởng 11 Dù, và đồng đội tôi. Để tưởng nhớ đề lô Tiểu đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù, Trung úy Nguyễn Văn Khánh, Chuẩn Úy Sơn, ' và 10 đệ tử trong đó có hai đệ tử chúng tôi là Hạ sĩ Hạnh, Binh nhì Nhỏ còn ở lại Charlie… Để tưởng nhớ anh em Không Quân đã hy sinh để bảo vệ chúng tôi suốt trận đánh đánh lịch sử này…"

Trân trọng...