Thursday, January 29, 2015

"It would be better to die for freedom here than to live anywhere else." _Nesrin Abdi, 20, a Kobani defender

Courage: Fighter Nesrin Abdi pictured with her comrades on the battlefield in Kobane
The medical student Nesrin Abdi, 20,  is a part of an all female wing of the Kurdish army. The Kurdish woman protection units (YPJ) of Kobani have as many as 10,000 woman fighters.

- ISIS JIHADIS TERRIFIED OF KURDISH WOMEN WARRIORS - Muslims don't go to heaven if killed by a woman.

- Iraqi soldiers run, Americans drop a few bombs, Turks watch, but the Kurds - including girls and women - continue to fight.

Tuesday, January 27, 2015

Người Việt bí mật chụp ảnh Hoàng Sa năm 2011 _T/g Minh Sơn



Những tấm ảnh hiếm hoi, duy nhất về một hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa sau năm 1974 được con trai và con rể của ngư dân Mai Phụng Lưu chụp vào tháng 8.2011.

Trung tuần tháng 7 đến đầu tháng 8 năm 2011 chúng tôi liên tục ra Lý Sơn 5 chuyến. Chương trình Cùng ngư dân bám biển của đồng nghiệp báo Sàigòn Tiếp Thị khởi động tháng 5. Ngày 28.6.2011 chương trình Hội hàng Việt đồng hành cùng ngư dân bám biển diễn ra tại thành phố Qui Nhơn.

Tân Nhạc Việt Nam dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa _T/g Lê Dinh


(N/s Lê Dinh)

Việt Nam hiện nay không có nền tân nhạc mà chỉ có “nhạc nói và nhạc chạy đua” nghỉa là ” nhạc Việt Nam bây giờ toàn là những lời nói khi thì chậm, khi thì thật nhanh như chạy đua” chẳng có cung điệu trầm bổng du dương gì cả, và nhạc sĩ chỉ việc theo lời nói lên xuống hay mau chậm này mà viết nốt nhạc vào đấy là thành một bản nhạc, cho nên chẳng có một bản nhạc nào ra hồn cả, do dó không có ai thèm nhớ dù chỉ một câu.

Từ 38 năm nay Việt Nam không có một tình khúc nào làm cho người Việt hải ngoại cãm thông, nòi huỵch toẹt ra là ngữi được cả.

Sau khi Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phê bình “Gào sĩ” Đàm Vĩnh Hưng không biết diễn tả bài hát mà chỉ biết gào hét để câu khách, nay thì Nhạc sĩ Lê Dình lên tiếng về hiện tình tân nhạc Việt Nam mời các bạn xem dưới đây.

Saturday, January 24, 2015

Whether it's a fact or fiction, it's been very famous: The Long Walk (Cuộc Lữ Hành Bi Thảm)





By Mikael Strandberg

The Long Walk, did it ever happen? (By Mikael Strandberg/CuChullaine O´Reilly, first published on ExWeb) The book the Long Walk – a true story of a trek to Freedom by Slavomir Rawicz has inspired generations of arm chair readers and explorers world wide. Since it was first published 1956 it has sold more than 500 000 copies and been translated into 25 languages. Between Christmas and New Year the Hollywood movie The Way Back hit the screens in the US and the UK. It is based and inspired by the book. But the big question is, did the Long Walk ever happen? And if, by who?

Monday, January 19, 2015

Nén hương lòng gửi đến Hoàng Sa _Đặng Chí Hùng



Đảng CSVN càng trắng trợn bán nước cho đàn anh Tàu Cộng thì lòng hy sinh vị quốc vong thân của các chiến sĩ Hải quân VNCH trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 càng sáng ngời trong lịch sử. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: “Nén hương lòng gửi đến Hoàng Sa” sẽ được Song Thập trình bày để tiếp nối chương trình hôm nay.

Hồi Ký của người về Từ Hoa Lục Đỏ: Tôi đã đến đó _T/g Bí Thư Thắng


Một bất hạnh chợt đến với gia đình tôi trong những ngày đầu năm của mùa Xuân Giáp Dần. Tôi cũng như một số chiến hữu khác được ghi nhận là mất tích trong trận hải chiến với Hải Quân Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.

Sau hai mươi bảy ngày, được gọi là tù binh nơi ngục tù cộng sản trên Hoa lục đỏ, tôi được trở về với quê hương, được tiếp tục phục vụ cạnh đồng đội trên Khu trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4.

Giờ đây, những gian truân đã qua rồi. Là một kẻ bị bắt làm tù binh, tôi mặc cảm vì sự yếu đuối của bản thân, đã không làm tròn phận sự mà Tổ quốc giao phó. Quần đảo Hoàng Sa đã lọt vào tay Trung Cộng, chúng tôi toàn thể mười bốn thủy thủ thuộc Khu trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4, trú đóng đảo Cam Tuyền (Robert) trong những giờ phút cuối cùng với hỏa lực khủng khiếp từ hạm đội địch cũng như lực lượng hùng hậu của địch đổ bộ, chúng tôi không còn cách nào để giữ tròn nhiệm vụ của chiến sĩ trấn thủ hải biên, để cuối cùng bị bắt sống. Nhưng Tổ quốc mến yêu đã không bao giờ quên chúng tôi.

Saturday, January 17, 2015

Người "hùng" Mạch Văn Trường (t.t)

(Photo: Tướng Mạch Văn Trường)

Phần kết: Về miền tây, vùng đồng bằng sông Cửu Long _T/g Nguyễn Văn Dưỡng [Kí sự chiến trường]

Tháng 8 hay 9, năm 1974, tôi không nhớ rõ, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ được bổ nhậm vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh thay thế Chuẩn Tướng Trần Quốc Lịch thuyên chuyển về làm Chánh Thanh Tra Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ có cơ hội này là vì Trung Tướng Phạm Quốc Thuần đã thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Minh ở chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III và Vùng 3 Chiến Thuật. Tướng Phạm Quốc Thuần trước là Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, khi đó ông Lê Nguyên Vỹ là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8. Tôi biết đã đến lúc nên xin trở lại Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, vì từ đó tôi thuyển chuyển ra Sư Đoàn 22 Bộ Binh đầu năm 1969, rồi về Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III và Vùng 3 Chiến Thuật và Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Đã hơn 5 năm rồi. Gian truân cũng lắm, hứng đạn pháo cũng nhiều. Tôi xin trở về Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu và được chấp thuận.

Người "hùng" An Lộc Mạch Văn Trường, cục cưng của tướng Minh Đờn



During the battle                                                                   After the battle

Chương 8.- TỬ THỦ AN LỘC LÀ QUYẾT TÂM SẮT ĐÁ CỦA TƯỚNG TƯ LỆNH MẶT TRẬN LÊ VĂN HƯNG CŨNG LÀ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH, NHƯNG KẾ HOẠCH TỐI ƯU GIÚP TƯỚNG HƯNG GIỮ VỮNG AN LỘC LÀ CỦA ĐẠI TÁ LÊ QUANG LƯỠNG LỮ ĐOÀN TRƯỞNG LỮ ĐOÀN 1 NHẨY DÙ. _T/g Nguyễn Văn Dưỡng [Bút kí chiến trường]

Tại Thị Xã An Lộc, ngoài các Trung Đoàn 7 và 8 (-) của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, một Tiểu Đoàn Pháo Binh và Đại Đội 5 Trinh Sát bảo vệ Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sư Đoàn (tất cả dưới 2.500 quân), chừng hai Tiểu Đoàn Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long (tất cả dưới 800 quân), Chiến Đoàn 33 Biệt Động Quân (hơn 1.500 quân), Chiến Đoàn 52 Sư Đoàn 18 Bộ Binh (400 quân, kể cả thương binh), ngày 14 tháng 4 Tướng Minh cho tăng viện vào Thị Xã Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù (chừng 2.200 quân), và ngày 17 tháng 4, Chiến Đoàn 81 Biệt Cách Nhẩy Dù (chừng 450 quân). Tổng cộng, lực lượng phòng thủ tại An Lộc của Tướng Lê Văn Hưng chừng trên 7.500.

Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Văn Minh & Mạch Văn Trường





 Chuẩn tướng Lê Văn Hưng TLSĐ5 BB bắt tay Đại tá Tư Lệnh Phó SĐ Nhảy Dù tại đồi Đồng Long , An Lộc ngày 12 tháng 6, 1972

(Trích từ sách "Tướng Lê Văn Hưng và những sự thực ở chiến trường An Lộc" của Nguyễn Văn Dưỡng)

Chương 11: Giải tỏa An Lộc, phản công

Tướng Lê Văn Hưng và Tôi _Nguyễn Văn Dưỡng [Bút kÝ chiến trường]


Tổng số Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 5, Vì Dân, trên 1.300 người, kể cả hai Đại Đội bộ binh gửi thụ huấn ở Liên Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Đại đa số Sinh Viên Sĩ Quan được gọi nhâp ngũ và đưa đến Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức trong tháng 5 năm 1954.

Ông Hưng và tôi được xếp vào Trung Đội 8 của Thiếu Úy Nguyễn Hưng Chiêu, thuộc Đại Đội 2 Bộ Binh, cùng ở chung phòng hỗn hợp (salle mixe) với Trung Đội 7 của Trung Úy Lê Văn Sỹ. Ở phòng chung này, Trung Đội 7 có 12 sinh viên và Trung Đội 8 cũng có một số sinh viên như vậy. Còn phòng chính của mỗi Trung Đội gồm 24 sinh viên nằm kế cận hai bên phòng mixe này.

Khóa này, tại Thủ Đức có hai Đại Đội bộ binh và sáu Đại Đội chuyên ngành như Pháo Binh, Trọng Pháo, Thiết Giáp, Công Binh, Truyền Tin, Hành Chánh Quân Nhu v.v…Đại Đội 1 Bộ Binh gồm các Trung Đội 1, 2, 3 và 4, Đại Đội 2 Bộ Binh gồm các Trung Đội 5, 6, 7 và 8. Trung Đội 8 của chúng tôi có 36 sinh viên, mà ngày nay tôi còn nhớ tên trên hơn ba mươi bạn. Trung Đội 8, Đại Đội 2 Bộ Binh của Thiếu Úy Nguyễn Hưng Chiêu có thể là Trung Đội Sinh Viên Sĩ Quan tạo được hai kỳ tích là đã cho ra trường một Thủ Khoa và một sĩ quan sau đó trở thành Tướng lãnh duy nhất cho toàn khóa, danh tiếng lẫy lừng. Vị tướng lãnh này là Lê Văn Hưng, người Quận Hóc Môn, Tỉnh Gia Định. Ông là một trong 5 vị Tướng tuẫn tiết ngày 30 tháng 4 đen năm 1975.

Thursday, January 8, 2015

Lời hứa của John Paul Vann, số phận của Charlie và Tân Cảnh - Hè đỏ lửa 1972



Kính thưa Niên Trưởng Nguyễn văn Lập. Xin Niên Trưởng vui lòng trả lời những thắc mắc của chúng tôi :

- Ai đã ra lệnh Tiểu Đoàn 11 Dù lên trấn thủ Chalie ?

-Tại sao lại dùng lính Dù trấn thủ ? Khi tất cả đều biết lính Dù là lính đánh di động !

-Tại sao phải nhất định tử thủ Chalie ?

Vào thời đó hỏi thì Niên trường ko trả lời được ? Chứ bây giờ sau 39 năm rồi chắc Niên Trưởng đã tìm ra người nào đã ra cái lịnh quái đản này. Xin thành kính thắp nén hương lòng thương tiếc đến nhửng các chiến sĩ đã bỏ mình cho cuộc chiến vừa qua.Trong khi chờ sự hồi âm cũng xin cám ơn NT đã ghi lại trận Chalie để chúng tôi được hiểu rõ.

Kính Chúc NT và GĐ nhiều sức khỏe.
KQ Nguyễn Tích Phùng.

Monday, January 5, 2015

Người Lính ấy _Lý Thụy Ý




              Cánh Dù lộng gió muôn phương – Vào lòng đất mẹ, máu xương ngậm ngùi.
                       (Tưởng nhớ những Anh Linh của TĐ11ND trên đỉnh Charlie)

Người lính ấy không còn trẻ nữa.
Dấu thời gian hằn những nét vô tình.
Nhưng ánh mắt vẫn còn nguyên chất lửa.
Của một thời lừng lẫy đao binh.

Chuyện Kể Thiếu Úy 9 Ngày _Phạm Văn Hùng K28


LTS: Khi giặc chiếm Sàigòn tháng 4/75, mỗi người lính miền Nam đều phải đối mặt với những nghịch cảnh riêng: kẻ tự vẫn, người buông súng, kẻ tìm đường về nhà, người tìm đường ra khơi v.v....

Bài viết, Chuyện Kể Thiếu Úy 9 Ngày của Phạm Văn Hùng K28 cung cấp cho chúng ta những chi tiết thật về việc đơn vị của anh đã buông súng như thế nào, và những gì đã diễn ra ngoài khơi vào các ngày 30/4, 1/5, và 2/5 năm 1975. Đa Hiệu xin hân hạnh giới thiệu cùng độc giả.

Câu chuyện tôi sắp kể cũ xưa lắm rồi những gần 35 năm chớ ít gì. Ngày 30 tháng 4 năm 2010 tới là đánh dấu 35 năm tính từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lẹ quá!

Sunday, January 4, 2015

Đầu năm 2015 Tưởng niệm Tri ân Anh hùng Tử sĩ VNCH



Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến,
Máu anh hùng tô thắm lá cờ Nam. 
_MĐ Đoàn Phương Hải TĐ11ND