Kính thưa Niên Trưởng Nguyễn văn Lập. Xin Niên Trưởng vui lòng trả lời những thắc mắc của chúng tôi :
- Ai đã ra lệnh Tiểu Đoàn 11 Dù lên trấn thủ Chalie ?
-Tại sao lại dùng lính Dù trấn thủ ? Khi tất cả đều biết lính Dù là lính đánh di động !
-Tại sao phải nhất định tử thủ Chalie ?
Vào thời đó hỏi thì Niên trường ko trả lời được ? Chứ bây giờ sau 39 năm rồi chắc Niên Trưởng đã tìm ra người nào đã ra cái lịnh quái đản này. Xin thành kính thắp nén hương lòng thương tiếc đến nhửng các chiến sĩ đã bỏ mình cho cuộc chiến vừa qua.Trong khi chờ sự hồi âm cũng xin cám ơn NT đã ghi lại trận Chalie để chúng tôi được hiểu rõ.
Kính Chúc NT và GĐ nhiều sức khỏe.
KQ Nguyễn Tích Phùng.
***
Xin góp ý về Nhảy Dù và trận Charlie
_Trịnh Quốc Thiên (Hoa Thịnh Đốn) 4/16/11
Kính thưa quý vị diễn đàn,
Xin góp ý về Nhảy Dù và trận Charlie :
Người ra lệnh là đại tá lữ đoàn trưởng Trần Quốc Lịch.
Ông Lịch thi hành theo Kế hoạch "dụ địch để giáp chiến rồi dùng B-52 tiêu diệt" là của cố vấn quân đoàn John Paul Vann".
*
US advisor: Lieutenant Colonel John Paul Vann
*
John Paul Vann, trình bày kế hoạch tiêu diệt các sư đoàn CS cho tư lệnh Quân Đoàn 2, trung tướng Ngô Dzu ....
Theo tin tình báo thì Cộng Sản đã tập trung các sư đoàn, xe tăng đại pháo ở gần đèo Mụ Giạ để vào Nam cho chiến dịch tổng tấn công xuân-hè 1972.
Thẩm quyền của ông John Paul Vann lúc đó rất lớn (cố vấn đặc biệt - đại diện TT Nixon-political appointee - ngang hàng trung tướng Hoa Kỳ tại Quân Đoàn II), có thể dùng 20 box B-52 trong tổng số 25 box B-52 yểm trợ/ngày cho chiến trường Việt Nam lúc bấy giờ.
Ngoài ra, ông John Paul Vann còn đề nghị thay thế các tư lệnh sư đoàn 22 & 23, một số đại tá tỉnh trưởng ở vùng II. Ông Vann cho rằng chiến trường sắp tới sẽ rất ác liệt và sôi động, các vị sĩ quan già không kham nổi.
Ông đề nghị dùng các sĩ quan trẻ thay thế (đại tá Lý Tòng Bá, đại tá Lê Minh Đảo,...). Ông Ngô Dzu không đồng ý quyết định thay hết các sĩ quan. Ông chỉ thay 50%.
Trong buổi họp, ông John Paul Vann nhìn thẳng vào Tư lệnh Sư Đoàn
"ông sẽ là vị tư lệnh đầu tiên làm mất sư đoàn ... và sẽ bị cách chức".
Ông Đạt đang hút caraven, trả lời :
"Ồ ... không ... không bao giờ ...".
Ông Ngô Dzu buột miệng :
"Ông Vann, ông là bạn hay ông là kẻ thù của tôi ?".
Kết quả ông Ngô Dzu cũng bay luôn chức Tư Lệnh Quân Đoàn II. Ông John Paul Vann đề nghị cách chức luôn cả ông Ngô Dzu lên Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên.
Để tránh mất mặt cho ông và cho cả QLVNCH, ông Ngô Dzu đã đệ đơn xin từ chức. Ông Cao Văn Viên không dám quyết định.
Kết quả, Tổng thống Thiệu đã chấp thuận đơn xin từ chức vì "bị bệnh đau tim" và cho giải ngủ.
Trước khi thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn nhậm chức Tư Lệnh Quân Đoàn II, ông Cao Văn Viên phải kéo ra nói nhỏ dặn dò : "ông lên đó ! phải coi chừng tay cố vấn Vann. Tay đó là "Nixon đang ngồi ở Việt Nam" đó. Không theo y là không xong đâu".
Kế hoạch dụ địch & dập B-52 đại khái như sau:
Theo trình bày của ông cố vấn Vann (tay này thì cảm tử và quân phiệt, hơi độc đoán) thì:
1) Phần lớn các sư đoàn chủ lực VC chỉ ẩn nấp dọc theo các rừng Trường Sơn. Nếu ném bom vào đó thì không hiệu quả. Còn nếu để địch đến quá gần và lọt vào thành phố giáp chiến như năm 1968 (Sài Gòn, Huế ...) thì rất khó tiêu diệt. Nếu tiêu diệt được thì mất rất nhiều thời gian và sinh mạng, lại còn bị tàn phá nặng nề. Phần đông lực lượng còn lại của VC sẽ rút chạy về bưng.
Do đó phải dụ VC xuất đầu lộ diện trên các khoảng trống đồi núi ít dân ... rồi dùng B-52/không quân tiêu diệt gọn gàng sạch sẽ.
Ông Vann đề nghị tung quân rải quanh các cao độ-các cao điểm khả nghi, khi thấy lực lượng địch xuất hiện cấp tiểu đoàn trở lên thì báo ông để ... ông dập thẳng bằng B-52. Các sĩ quan VN lúc đó gọi đùa ông là "ông B-52" hay "Ngài B-52".
Khi quân VNCH chiếm các cao điểm thì tạo 1 lợi thế thượng phong (từ trên đồi núi cao đánh xuống).
Một là VC phải đi vòng vèo để tránh, hoặc là VC phải giáp chiến đánh thẳng vào (chấp nhận thương vong) để xoá sổ mở đường đến mục tiêu chính.
Mục tiêu của VC (tại Quân Khu II) rất rõ là sẽ chạm trán và tiêu diệt các sư đoàn bộ binh chủ lực 22-23 QLVNCH. Riêng tại Kontum, chắc chắc là VC sẽ bám theo và đánh sư đoàn
Nhiệm vụ cản địa, nhảy vào các cao điểm (Charlie ...) để phòng ngự từ xa cho sư đoàn
Trước đó, liên đoàn Biệt Động Quân cũng đã quần thảo vởi VC tại vùng này. Biệt Động Quân cũng không trụ lâu một chổ, 1-2 ngày là phải rút.
Nhiệm vụ của LL Nhảy Dù đóng ở Charlie ... là nhằm cản địa, phải đủ mạnh (cảm tử) để cầm cự, phòng ngự từ xa, cảnh báo cho B-52, nếu cần thì bung ra chặn địch và bảo vệ lực lượng bạn bên tuyến trong để lực lượng bạn có thêm thời gian củng cố phòng ngự.
Đề nghị của đại tá Lê Đức Đạt :
Cho 1 tiểu đoàn Dù vào đóng chung trong căn cứ của sư đoàn
Phía bên VC, trung tướng Hoàng Minh Thảo và bộ tham mưu VC cũng đau đầu vì sự cản địa của LL Nhảy Dù:
Nếu bỏ qua, cho quân đánh thẳng sư đoàn
Dù. Còn muốn xoá sổ để mở đường thì thiệt hại ít nhất cũng ngang cỡ 1 trung đoàn (1 đổi 1).
Sau nhiều ngày suy tính, Bộ sậu VC Hoàng Minh Thảo quyết định phải đánh bứng Nhảy Dù (thay vì đánh lướt) ở Charlie ... để mở đường đánh Kontum.
Khi được tin sư đoàn 320 VC bao vây đánh Charlie, ông Vann mừng rơn:
"Đấy ! quý vị thấy không ? bây giờ sư đoàn VC lộ diện rồi. Các ông bảo binh lính nghe tiếng bom B-52 nổ gần thì đừng sợ. Nếu cần thì bịt 2 tai, đặc biệt là không hít vào, chỉ thở ra. Nếu phổi có nhiều khí thì sẽ bị sức ép gây bể phổi". Thật ra, lúc đó B-52 thả bom theo kỹ thuật mới rất cao cường (skyspot) nên có thể thả bom cách quân bạn 500 mét.
Trước đó phải cách ít nhất 1-2 cây số.
Tuy nhiên, VC không dại dột xuất đầu lộ diện dễ dàng. VC chỉ cho pháo tầm xa (122 ly, 130 ly) với đạn xuyên phá hầm -đầu đạn nổ chậm (delay) để quấy rối trước khi chà xát và dứt điểm Charlie. VC chỉ xuất hiện lẻ tẻ cấp tiểu đoàn. Nhảy Dù buộc phải tử thủ để Cộng Quân tăng thêm quân
(lên cấp trung đoàn, sư đoàn 320). Vì vậy cuộc thư hùng rất ác liệt.
Nhờ Nhảy Dù cảm tử và các cuộc dội bom B-52 tàn khốc nên đã tiêu diệt 1 phần lớn sinh lực địch của Sư Đoàn 320. Làm VC khiếp sợ phải khựng lại trước khi đánh tiếp tới Kontum - Sư Đoàn
Tin thất thủ Charlie, trung tá Bảo, và một số sĩ quan ... mất tại mặt trận Charlie, làm đại tá Lữ Đoàn Trưởng Trần Quốc Lịch buồn rầu, chết lặng bồn chồn. Số phận ông, các sĩ quan đồng sự sẽ ra sao ? bị lột lon ? bị cách chức ? bị giải ngủ ? ...
Mãi một lúc sau, ông mới gọi điện thoại cho ông cố vấn Vann:
"Mr. Vann ... we ... lost ... at Charlie ...".
Đầu giây bên kia rất lạ, cười ha hả "don't worry, "General" Lich!".
Lát sau, ông Vann đi bộ qua cầm theo chai rượu mừng cho ông "general" Lịch. Ông cười tươi rồi nói :
"You guys fought hard and deserve it"!
Và rồi ông Vann đề nghị lên Tổng Thống Thiệu và ông TMT Cao Văn Viên là nên thăng ông Trần Quốc Lịnh lên chuẩn tướng (cùng 1 số sĩ quan khác cũng được thăng cấp). Sau đó, ông Lý Tòng Bá (giữ vững Kontum đoạn sau) cũng được ông Vann đề nghị thăng lên chuẩn tướng.
Kế hoạch "dụ địch tới gần rồi dập bằng B-52" của cố vấn Vann nhìn qua thì tưởng là sai lầm, quái đản nhưng thật ra rất hiểu quả trong việc truy cản & tiêu diệt địch.
Nếu quân ta di động rồi địch cũng di động, đánh vô, rút ra thì chẳng tiêu diệt được sinh lực địch.
Vì quá cảm tử nên cố vấn Vann cũng tử nạn sau đó tại mặt trận gần đèo Chu Pao-Kontum. Cố vấn Vann (trung tá giải ngũ) được chôn trong Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington như 1 anh hùng của Quân Đội Mỹ. Nhưng tên ông lại không có trên bức tường đá đen tại Hoa Thịnh Đốn.
Năm 1975, tướng Lê Quang Lưỡng cũng mắc sai lầm tại mặt trận Phan Rang. Thay vì cho quân Dù chiếm đóng các cao độ để khống chế các điểm phòng ngự xung yếu quanh Phan Rang thì ông lại rút Nhảy Dù từ các cao điểm, cho vào đóng quân chung trong phi trường Phan Rang.
Kết quả, VC chiếm các cao điểm, đồi núi phía Tây & Bắc Phan Rang, rồi dùng pháo binh nã thẳng vào phi trường, làm LL Dù phải tan rã nhanh chóng, rồi phải rút cùng bộ binh đóng trong phi trường Thành Sơn.
L/S Trịnh Quốc Thiên (Hoa Thịnh Đốn)
***
https://groups.google.com/forum/#!topic/soc.culture.vietnamese/EeKTaYe9H0c
*
*
*
Đại tá Trần Quốc Lịch Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhẩy Dù -QLVNCH mùa hè Đỏ lửa 1972.
*
No comments:
Post a Comment