Từ Thân - Tâm - Khẩu - Ý, trong triết lý đạo Phật, thân tâm làm chủ đạo phát sinh ra lời nói và những hành động, cử chỉ thiện hay ác thì biết người ấy như thế nào. Thân tâm phát sinh ra những ý nghĩ, tay chân là hành động cử chỉ của việc làm thì đánh giá được họ là ai ? Cho nên bạn nhận xét qua lời nói, cử chỉ, hành động thì biết người ấy thiện, ác, gian dối hay hiền hòa.
Chắc đã không ít lần, các bạn đã từng được nghe qua những lời nói của những người thường hay khoe khoang, tôi là ông nầy bà nọ, giàu có... Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái khẩu (miệng) ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái khẩu tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác ý… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan. Làm ơn hay bị mắc oán, cũng do cái khẩu nghiệp nầy thường hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người. Khẩu thiệt nó hại xác phàm. Người nào nói nhiều quá họa đến làm khổ thân. Lỡ chân thì gượng được. Lỡ nói ra gây họa đến thì phải trả.
Nếu bạn nhẫn nhục, chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo. Người khác làm nhục mạ, làm tổn thương bạn, bạn nên coi đó là một kinh nghiệm, một bài học của thiện tâm. Nếu bạn làm tổn thương người khác một cách quá đáng thì công đức của bạn coi như là hết. Một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, không tạo được phúc đức đến. Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là tạo được phúc đức. Người nhẫn nhẫn, khiêm tốn, thì có thể thuyết phục được nhân tâm. Đã trải qua bao nhiêu năm trong cuộc đời, có rất nhiều chuyện giữa con người với con người, may mắn gặp được những người khiêm tốn hiền hòa, cảm động, còn chẳng may gặp những người hung dữ thì chỉ bằng cách thuyết phục bằng những lời lẽ ôn hòa.
Trên thế gian nầy cũng có rất nhiều người vì nóng nảy, tức giận mà làm hỏng hết mọi chuyện. Nếu chẳng may gặp những người họ hay lô cồ không chịu khuất phục nhận sai. Mọi việc cứ đổ lỗi cho người khác, cứ khư khư cho bạn là đúng là một điều sai lầm. người biết nhận lỗi thì có thể được mọi người tha thứ độ lượng cho bạn. Biết nhận lỗi là một đức tính tốt, biết kiên nhẫn, nhẫn nhục, khiêm nhường. Bạn nên biết kiên nhẫn, nhẫn nhục kết quả sẽ thành tựu tốt đẹp. Nhẫn nhục là điều làm cho con người bền chí, có đầy đủ nghị lực và làm vừa lòng đẹp ý người khác.
Trong ca dao ngạn ngữ có câu: “Một điều nhịn, chín điều lành”. Có thể dùng chiến thuật an hòa lui một bước thì mới thấy chân giá trị của nó. Nhẫn nhục được thì bỗng dưng tâm hồn thấy sảng khoái như một khoảng trời rộng mở bao la. Nghiệp là do thân tâm tạo nên, thân tâm là tác nhân gây ra nghiệp. Vì thân làm việc nầy việc nọ, nhưng tri thức phát xuất ra bởi thân khẩu và ý, mà trong đó ý mới quyết định cho thân nghiệp. Khẩu nghiệp dễ thấy dễ điều khiển, chứ còn ý nghiệp thì sâu xa mung lung, rất khó diệt được, nó cứ tạo nghiệp chồng chất mà không hề hay biết lý do tại sao ? Cho nên bạn không rõ những điều đó mà nó cứ tạo nghiệp, trong vòng lẩn quẩn luân hồi.
Có những chuyện khi giận dữ nổi lên thì mất hết lý trí, trí tuệ không còn, lý tính bị mờ ám, do bản tánh hung hăng không còn kềm chế được bản thể thiện căn. Do đó mà cư xử một cách độc ác vì nóng giận mà gây ra, không kềm hãm được thì mọi việc sẽ gây tổn thương người khác. Dù cho cố ý hay vô tình, vô ý gây nên sự kết thù kết oan với kẻ khác. Nếu không hòa giải được thù oán, khi phúc đức nhân duyên hết thì nó sẽ báo oán. “Nhân quả” quả báo, báo ứng trước mắt, oan oan tương báo. Thân tâm đừng gây họa. Mất bình tĩnh gây ra phẩn nộ, ái, ố, lục dục rồi tức giận gây ra nhiều hệ lụy xấu.
Cuộc sống thường nhật của con người mà không gây ra phiền não thì bản thân không bị hao mòn hư hại. Nếu con người được đi vào cảnh giới buông xả từ bi thì thân không già, không yếu, không quên quên nhớ nhớ, biết sống một cuộc sống an nhiên tự tại, từ bi. “Tri túc tiện túc, hà thời túc” biết đủ thì nó đủ. Mặc dù người có hại bạn hay hạ nhục, nhục mạ phí bán bán thì cũng nên dùng thiên tâm để hóa giải.
Trong khẩu thân và ý nghiệp hôm nay gặp những điều chẳng may là do đã tạo nghiệp từ đời trước. Như vậy thì đừng đễ thân tâm oán giận nỗi lên. Nếu còn để thân tâm oán hận thì nghiệp sẽ không tiêu tan, lấy ân báo oán thì oán sẽ tiêu tan. Nếu ngược lại lấy oán báo oan thì oán sẽ chồng chất. Cuộc đời con người luôn mang nặng trên vai cơm áo gạo tình mà không biết cách ứng xử nó thì con người cứ lê la gánh nặng khổ đau. Nếu bạn vô tình hay cố ý gây nên những cảnh sợ hãi cho mọi người vì tính hư tật xấu, xa rời thì chỉ nhận lấy cô đơn, bằng chi bạn biết ôn hòa để sống.
Thân tâm ác gây ra những điều ác ý với kẻ khác thì đó cũng chính bạn chà đạp bạn. Nếu thân tâm khẩu ý gây ra tổn thương cho người khác, thì bạn phải gánh chịu phần lớn của tổn thương đó. Bạn giúp người, người đó không trả cho bạn thì có người khác họ sẽ trả lại. Bạn cứ cho đi rồi sẽ nhận lại được nhiêu hơn thế. Không gây chia rẽ, tự đắc, chê bai và làm tôn thương người khác.
Khẩu nghiệp dễ tạo ra nhiều nhất và quả báo sẽ trả liền. Nếu con người ngộ được đức tính nhẫn, khiêm nhường thì sẽ lý giải và hòa giải được. Có thể nhẫn thì mới phân biệt được tốt xấu, thiện ác, thị phi của thế gian. Thân - Tâm - Khẩu - Ý hướng đến tâm trạng an hòa thì mỉm cười an nhiên từ bi tự tại, vui với hiện tại bạn có, hạnh phúc ở nơi bạn.
Đông Triều
www.chsltqn.com/
No comments:
Post a Comment