_oOo_
Tuesday, January 29, 2013
Monday, January 28, 2013
Những “kẻ lạ mặt” trong ngôn ngữ
- Ai phụ trách khâu ẩm thực?
Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổi picnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Xin mạn phép có một hai ý như thế này:
Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ thì hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt (“phụ trách”, “ ẩm thực”). Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu (“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975.
Giá dụ học sinh nghe được câu ấy bèn giơ tay hỏi cô giáo ở trong lớp:
- “Ẩm thực” là gì thưa Cô?
- “Ẩm” là uống, “thực” là ăn. “Ẩm thực” là tiếng Hán-Việt, có nghĩa là “ăn uống”.
- Tiếng Hán-Việt là tiếng gì vậy Cô?
- Là tiếng Hán, tức là tiếng Trung quốc, đọc theo âm Việt.
- Vậy sao mình không nói “ăn uống”, là tiếng của mình, mà lại nói “ẩm thực” thưa Cô?
Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổi picnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Xin mạn phép có một hai ý như thế này:
Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ thì hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt (“phụ trách”, “ ẩm thực”). Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu (“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975.
Giá dụ học sinh nghe được câu ấy bèn giơ tay hỏi cô giáo ở trong lớp:
- “Ẩm thực” là gì thưa Cô?
- “Ẩm” là uống, “thực” là ăn. “Ẩm thực” là tiếng Hán-Việt, có nghĩa là “ăn uống”.
- Tiếng Hán-Việt là tiếng gì vậy Cô?
- Là tiếng Hán, tức là tiếng Trung quốc, đọc theo âm Việt.
- Vậy sao mình không nói “ăn uống”, là tiếng của mình, mà lại nói “ẩm thực” thưa Cô?
Saturday, January 26, 2013
“Bác Phó” của tôi
Tặng “Bác Phó” TLN ( Canada )
Ai nói trái đất tròn, tôi đồng ý liền tút sụyt, giơ cả hai lẫn hai chân, thêm cái đầu lúc lắc. Tròn vì gặp lại rất nhiều người xưa. Có lẽ phải cảm ơn cái in-tờ-nét. Net bây giờ nhanh quá, rộng quá.
Hôm nay tôi xin được lan man tản mạn linh tinh tạp bút về “bác Phó” của tôi!
Friday, January 25, 2013
Một Thuở Gõ Đầu Trẻ _Hoang Lan Chi
Viết Cho Người Còn Ở Lại _Hoàng Lan Chi
Nguyễn Văn Đông 1974
Tôi yêu nhạc lính nhưng không thích những nhạc phẩm ủy mị, lướt thướt. Ảnh hưởng thơ Quang Dũng, tôi yêu nét hào hùng. Vì thế sẽ không lạ nếu tôi mê nhạc Nguyễn Văn Đông.
Từ thuở sinh viên, tôi thấy hồn mình như bay bổng, tim mình như thổn thức lúc nghe Hà Thanh với “Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp” hay “Mấy dặm sơn khê”…
Cũng bị ảnh hưởng bởi giáo dục gia đình, tôi yêu nhạc và không bao giờ chú tâm đến tác giả. Tôi chỉ thưởng thức như một nhu cầu về tinh thần cho mình. Cho đến khi ra xứ người, số mệnh run rủi cho tôi quen một số tác giả mà thuở nào tôi yêu mến giòng nhạc.
Một Thuở sinh viên _Hoang Lan Chi
Năm thứ nhất: SPCN 1967-1968
Năm đệ nhất, tôi học quá chăm và không tuân lịnh bố là trước ngày thi phải nghỉ, nên lúc thi Y tôi bị quỵ. Vào phòng thi, đầu óc bỗng mệt mỏi vô cùng và rỗng tuếch. Cái phản ứng HCL với NaOH quá đơn giản mà cũng không nhớ. Rồi năm đó, đầu tiên có đề Kiến Thức Tổng Quát. Tôi, một con bé quá chăm học, chỉ dùi mài kinh sử trong bốn bức tường, có thì giờ ngó đến cái gì thì đương nhiên kiến thức tổng quát phải bị hụt. Vì thế rớt Y Khoa. Đây là điều tôi vẫn nuối tiếc vì tôi rất thích Y.
Năm đệ nhất, tôi học quá chăm và không tuân lịnh bố là trước ngày thi phải nghỉ, nên lúc thi Y tôi bị quỵ. Vào phòng thi, đầu óc bỗng mệt mỏi vô cùng và rỗng tuếch. Cái phản ứng HCL với NaOH quá đơn giản mà cũng không nhớ. Rồi năm đó, đầu tiên có đề Kiến Thức Tổng Quát. Tôi, một con bé quá chăm học, chỉ dùi mài kinh sử trong bốn bức tường, có thì giờ ngó đến cái gì thì đương nhiên kiến thức tổng quát phải bị hụt. Vì thế rớt Y Khoa. Đây là điều tôi vẫn nuối tiếc vì tôi rất thích Y.
30 năm nhìn lại _Hoàng Lan Chi
Sáng 29, cậu em ruột đã xuống tàu lại trèo lên mua ổ bánh mì và bị bỏ lại. Ối ổ bánh mì! Em tôi đẹp trai, học giỏi, thông minh, nếu đi đuợc lúc đó thì hẳn cả gia đình tôi sau này sớm định cư Mỹ rồi.Trưa 30 tháng 4 nghe Dương Văn Minh đầu hàng, tưởng như giấc mơ. Cứ nghĩ làm sao Mỹ bỏ rơi Việt Nam? Việt Nam, tiền đồn của thế giới tự do. Sau phút bàng hoàng, ngắm nhìn trời Sài Gòn giữa trưa hè bỗng u ám, sầm tối, tôi vội vã đi chùi móng tay và bỏ thùng rác- mọi thứ dính líu đến chế độ cũ hay Mỹ như quân phục của người thân, sách viện trợ có hai bàn tay Việt Mỹ đan nhau…
Ông Xếp của tôi ngày xưa và bây giờ _Hoàng Lan Chi
Tốt nghiệp Cử Nhân Hóa – Đại Học Khoa Học Sài Gòn, như đa số sinh viên thời ấy, tôi cũng “chạy vạy” xin việc. Trong khi đang tìm, tôi nổi hứng viết bài “ Ba lần văn bằng cử nhân đi xin việc” đăng trên Chính Luận, một tờ báo lớn nhất thời đó. Chỉ tuần sau, tôi nhận lá thư ký tên Giám Đốc Nha Viện Trợ- Tổng Nha Kế Hoạch mời cô cử đang thất nghiệp đến làm việc.
Trường Xưa Thầy Cũ _T/g Hoàng Lan Chi
Gia Long Nien khoa 1965-1966
Năm đệ thất
Năm 1959 thì phải tôi lò dò vào Gia Long. Trước ngày khai giảng, cũng chịu khó đi xem lớp để còn dành chỗ bàn trên. Nhà khá xa, đệ thất còn bé bỏng, mới 11 tuổi đầu, lại tính ngốc và tồ nên mẹ tôi phải cho đi xe đưa rước của trường. Hồi đó, muốn đi xe đưa rước của trường thì ngày đầu tiên mình phải tự đi. Lúc về xe trường mới đưa về vì tài xế hoàn toàn chưa biết học sinh ở đâu để sắp xếp lộ trình. Hôm sau thì xe trường mới bắt đầu đón. Những người ở xa như tôi thường thiệt thòi vì bị đón sớm và về muộn.
Năm đệ thất
Năm 1959 thì phải tôi lò dò vào Gia Long. Trước ngày khai giảng, cũng chịu khó đi xem lớp để còn dành chỗ bàn trên. Nhà khá xa, đệ thất còn bé bỏng, mới 11 tuổi đầu, lại tính ngốc và tồ nên mẹ tôi phải cho đi xe đưa rước của trường. Hồi đó, muốn đi xe đưa rước của trường thì ngày đầu tiên mình phải tự đi. Lúc về xe trường mới đưa về vì tài xế hoàn toàn chưa biết học sinh ở đâu để sắp xếp lộ trình. Hôm sau thì xe trường mới bắt đầu đón. Những người ở xa như tôi thường thiệt thòi vì bị đón sớm và về muộn.
Gia Long ngày ấy _T/g Hoàng Lan Chi
Có người đã nói rằng góc phố không chỉ được làm bằng những con đường mà cả con người với phục sức, ngôn ngữ ..
Vậy thì “Góc Trường ” cũng thế !
Cái gì đã khiến những người con gái của Sài Gòn, của Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở- tự hào khi nhắc lại quá khứ Gia Long ?
Thursday, January 24, 2013
Hòn Ngọc Viễn Đông: Qua bút ký Sàigòn Ngày Ấy
Trường Nữ Trung Học Gia Long,
Sàigòn Ngày Ấy
Tùy bút của một cô nữ sinh nhớ về Saigon yêu dấu năm xưa.
Năm 1954 – 60Ngày ấy tôi còn bé lắm. Lênh đênh trên c
Wednesday, January 23, 2013
Ai Về Quê Cũ Cho Tôi Nhắn _T/g Mây Ngàn Phương
Người đầu tiên chế biến món bánh bèo bình dân thành món ăn độc đáo là bà Nguyễn Thị Kiên, ở An Thạnh, Búng. Bánh bèo bì Mỹ Liên ở chợ Búng đã truyền ba đời và nổi tiếng trên một trăm năm, trở thành món ăn đặc sản của tỉnh Bình Dương. Khách phương xa đến thăm viếng vườn trái cây Bình Nhâm, Cầu Ngang, Búng thường ghé quán bánh bèo bì Mỹ Liên để thưởng thức món ăn mang hương vị đậm đà của tỉnh Bình Dương.
Nhớ Một Giòng Sông _T/g Mây Ngàn Phương
Hai mươi năm cánh lục bình nhung nhớ
Nhớ dòng sông con nước vẫn chờ mong
Tôi đợi mãi một bóng người xa thẳm
Chiều mênh mang chìm vào cõi xa xăm
(Chiều Cuối Năm)
Năm 2002, tôi quyết định trở về thăm gia đình sau mười hai năm xa quê hương. Chuyến bay 24 tiếng đồng hồ từ Hoa Kỳ về Sài Gòn và cuối cùng tôi đã trở về quê nhà. Dù tôi đã thấm mệt, nhưng tôi không thích ngủ. Không khí náo nức của ngày Tết cuốn hút bước chân tôi. Thế là tôi leo lên xe cùng chị tôi đi chợ Hoa Xuân.
Bài Học Vỡ Lòng _T/g: Mây Ngàn Phương
T/g: Mây Ngàn Phương
Nhược Lan, bạn tôi, sau hai mươi năm rời khỏi Việt Nam, vừa trở về thăm gia đình và tham dự đám cưới của một đứa cháu ruột. Tuần vừa qua Nhược Lan gọi điện thoại nói với tôi rằng “Tao bị xe tông. Tưởng đâu tao không thể trở lại Hoa Kỳ gặp lại mầy.” Lúc đó, tôi mới biết được rằng Nhược Lan bị tai nạn giao thông, nằm điều trị từ tháng hai đến nay. Cô nàng kể cho tôi nghe tai nạn giao thông thảm khốc tại Việt Nam và sự hỗn loạn của xã hội.
Sunday, January 20, 2013
BỨC ẢNH LỊCH SỬ ĐỂ ĐỜI LƯU HẬU THẾ! Ngô Tổng Thống khi đi kinh lý thăm dân
Viết bởi Binh Nguyen.
May-1956
South Vietnam's President Ngo Dinh Diem sleeping under the trees during his trip to visit refugee settlements
Một tấm ảnh thôi đủ nói lên tất cả.
South Vietnam's President Ngo Dinh Diem sleeping under the trees during his trip to visit refugee settlements
Một tấm ảnh thôi đủ nói lên tất cả.
Thành kính tưởng nhớ, tiếc thương một vị lãnh tụ Anh Minh, Yêu Nước, Liêm Chính như cố Tổng Thống cuả Việt Nam đệ nhất Cộng Hoà.
Hãy nhìn đôi giày cuả ông mà đau lòng !
BỨC ẢNH LỊCH SỬ ĐỂ ĐỜI LƯU HẬU THẾ!
Hãy xem cuộc sống thanh đạm của Ngô Tổng Thống khi đi kinh lý thăm dân. Vị lãnh đạo quốc gia VNCH nghỉ giấc trưa trên một tấm phên tre đổ nát. Ai nhìn thấy cũng rưng rưng nước mắt..
Source: www.thangtienvn.de/
Hãy nhìn đôi giày cuả ông mà đau lòng !
BỨC ẢNH LỊCH SỬ ĐỂ ĐỜI LƯU HẬU THẾ!
Hãy xem cuộc sống thanh đạm của Ngô Tổng Thống khi đi kinh lý thăm dân. Vị lãnh đạo quốc gia VNCH nghỉ giấc trưa trên một tấm phên tre đổ nát. Ai nhìn thấy cũng rưng rưng nước mắt..
Source: www.thangtienvn.de/
Saturday, January 19, 2013
Kính gởi: Chị Huỳnh Thị Sinh, phu nhân của Hạm trưởng HQ-10 Ngụy Văn Thà.
19/1/2013
Kính gởi:
Chị Huỳnh Thị Sinh, phu nhân của Hạm trưởng HQ-10 Ngụy Văn Thà.
Cùng thân nhân của các anh Lê Văn Tây, Đinh Hoàng Mai, và các anh chiến sĩ khác đã hy sinh cùng HQ-10.
Nhân có lá thư của những đồng bào miền Bắc gởi cho chị nhân ngày tưởng niệm lần thứ 39 HQ-10 đền nợ nước, tôi muốn cho chị cùng mọi người biết một chút tin tức về HQ-10 mà tôi tận mắt nhìn thấy khi đang trên lộ trình đến Hong Kong. Câu chuyện như thế này:
Thursday, January 17, 2013
Nhận xét về "Bên thắng cuộc"
Bác sĩ Nguyễn Văn Bảo
Hồi ký là chân tay của sử ký. Viết hồi ký (hoặc sử ký) thì cần viết cho đúng, không cần viết cho hay. Có sao viết vậy. Không tô điểm. Không bôi nhọ. Không thêm bớt. Nếu yêu một nhân vật nào trong hồi ký (cùng phe đảng, cùng tôn giáo, cùng chính thể) rồi tô điểm họ thành đáng yêu, đáng kính thì tác phẩm dù hay bao nhiêu cũng vô gía trị. Ngược lại, nếu ghét nhân vật nào (thuộc phe đảng đối lập, tôn giáo đối lập, chính thể đối lập) rồi bôi nhọ, vu khống họ, thì tác phẩm cũng vô gía trị. Lời văn trong hồi ký cũng phải minh bạch, trang nhã, tránh biểu lộ cảm tình cá nhân.
Giải pháp VNCH: “Hoang tưởng,” “vô vọng” hay chỉ là khó?
Tuesday, January 15, 2013
Lần Gặp Bác Hồ Tôi Bị Mất Trinh
Năm 1964, tôi được cơ quan và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cho ra miền Bắc học văn hoá, đi bộ trên 3 tháng vượt Trường Sơn ra Hà Nội. Trường Hành Chính gần Cầu Giấy, Hà Nội là nơi đón tiếp chúng tôi đầu tiên. Năm đó tôi mới 15 tuổi. Bởi vì sống trong vùng tạm chiếm của Mỹ – Diệm nên hiểu biết của tôi về Bác Hồ rất chi là ít ỏi.
Tôi đã sớm giác ngộ cách mạng, đã tham gia làm giao liên hợp pháp cho Thành uỷ, Biệt động thành Đà Nẵng và Huyện uỷ Điện Bàn, Đại Lộc. Cho đến khi lên chiến khu, tôi được ba tôi và các chú trong cơ quan dạy bảo thêm về tiểu sử của “Bác Hồ” – nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc ta. Phải, lúc bấy giờ ” Bác ” như là thần thánh
Saturday, January 12, 2013
The Easiest, Cheapest Way to Stay Healthy
Frequent hand washing with soap and water can save you money—and misery—by helping you avoid medical bills, missed workdays, or
Subscribe to:
Posts (Atom)