hoithoaitv03Hình: Ban văn nghệ Gia Long (2012) (ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Thái Lực)
Xứ người, “miền đất tạm dung” của chúng ta trong nhiều thập kỷ qua, có lẽ sẽ dần dần trở thành nơi định cư vĩnh viễn của nhiều người, khi quê hương vẫn còn trong tay của nhóm tư bản đỏ, của những tên cộng sản Hà Nội, và khi Saigon, EM đã bị đổi tên!.
Hoài niệm về những ngày đã từng sống ở quê nhà còn chăng chỉ là những kỷ niệm, những kỷ niệm đã giữ mãi trong lòng , theo ta trong những thăng trầm của đời sống.
Nhìn lại quê cũ, là nỗi buồn sâu kín như lời thơ của nhà thơ Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu, và thi bá Vũ Hoàng Chương đã dịch như sau:

“Gần xa chiều xuống đâu quê quán?”
“Đừng dục cơn sầu nữa sóng ơi”
Xin mời quý độc giả của Thời Báo và quý thính giả của Thời Báo Radio, tham dự những cuộc hội thoại với chủ đề “buồn vui đời tỵ nạn”, nơi mà quý vị có thể kể cho mọi người nghe về những vui buồn trong cuộc sống xứ người, những kỷ niệm khi còn ở quê nhà, về một cuộc tình thời trẻ.v.v.
Chúng tôi cũng sẽ phát thanh một bài hát của quý vị hay giọng ngâm nếu nhận được bài hát qua CD hay qua internet. Cuộc hội thoại sẽ được phát thanh trên Thời Báo Radio, đăng với hình ảnh trên Thời Báo thứ bảy và đăng trên Thời Báo Website.
Qúy vị không cần đến văn phòng Thời Báo. Chúng tôi sẽ phỏng vấn quý vị qua điện thoại.
Khi đã nhận lời tham dự, chúng tôi sẽ giúp quý vị chọn chủ đề và sẽ gửi các câu hỏi đến trước, để quý vị chuẩn bị. Một người có thể tham dự nhiều cuộc hội thoại với các chủ đề khác nhau,và ở các thời điểm khác nhau, không cùng một lúc.
Xin quý vị liên lạc với chúng tôi qua email nguyen.suzy@gmail.com hay qua điện thoại 416-925-5746
Nhớ lại tà áo Tím
(chương trình hội thoại này sẽ phát thanh trên Thời Báo Radio, mà quý vị có thể nghe qua Thời Báo Website vào ngày thứ năm 19 tháng 9 năm 2013 vào lúc 8PM, giờ Toronto )
TH (Tuấn Hoàng): Trong buổi hội thoại kỳ này, chúng tôi hân hạnh nói chuyện với cô Trần Ánh Tuyết, một cựu nữ sinh trường Gia Long ở Saigon, qua chủ đề “Nhớ Lại Tà Áo Tím”
Thay mặt cho quý thính giả của Thời Báo Radio, quý độc giả của tuần báo Thời Báo và Thời Báo Website, xin thân chào cô.
AT (Ánh Tuyết): AT xin chào anh Tuấn Hoàng,Ánh Tuyết thân mến kính chào quý thính giả và độc giả của đài ThờI báo Radio và tuần báo Thoi Bao và ThờI Báo website.
TH: Cô qua Canada vào năm nào?
AT: AT định cư ở Canada vaò tháng 6 năm 1975 .
TH: Chúng tôi rởi VN vào ngày 29 tháng 4 năm 1975 theo hải vận hạm US Miller của hải quân Hoa Kỳ. Đến Hoa Kỳ ở trong trại tỵ nạn Indiantown Gap, ở thành phố Harrisburgh , tiểu bang Pensylvania một vài tháng cho đến tháng 8 thì được chính quyền liên bang Canada bảo trợ qua Canada. Không biết gia đình cô AT có đi cùng một cách như thế?
AT:Vào ngày 22 tháng 4 năm 75 ông anh rễ nhờ làm cho USAID , đã được phép dẫn bà chị, mà anh mới làm đám cưới được 1 tháng, cùng AT và 2 em trai đi thẳng bằng máy bay quân sự của Mỹ từ phi trường Tân Sơn Nhứt sang trạI ty nạn ở đảo Guam . Ở đó được 1 tuần thì hay tin mất nước. Sau đo cả 5 người cùng sang Mỹ nằm trong trai tỵ nạn Pendleton ở Cali cho tới tháng 6 năm 75 thì cả nhà sang Canada định cư .
TH: Cô ra đi từ năm. 1975 . vậy cô có thấy những sự thay đổi của cộng đồng người Việt ở Canada nói chung và của cộng đồng người việt ở Toronto?
AT: Dạ thưa anh Tuấn Hoàng trước tiên sự thay đổI chắc chắn là số ngườI định cư ở Toronto .
hồI 75 chỉ khoảng trên dướI 500 ngườI bây giờ chắc là phảI lên tớI 150 ngàn ngườI ?
Thứ nhì là business không biết bao nhiêu là business mọc lên như nấm đủ ngành nghề , chỉ cần mở tờ Thời Báo là anh đủ thấy ngộp quảng cáo rồI phải không anh ?
TH: Nếu so với các cộng đồng người thiểu số khác ở Canada, thì cô có thấy sự tiến triển của cộng đồng người Việt?
AT: Dạ thưa anh AT thấy có nhưng vẫn chậm hơn là công đồng Ấn Độ dù họ tớI Canada sau Việt Nam.
TH: Như thế theo ý cô, thì làm cách nào cộng đồng VN chúng ta có thể bắt kịp cộng đồng người Ấn?

hoithoaitv01

Hình: ban văn nghệ Toronto 1976

AT: Cái này thì AT không có rành , nhưng cãm thấy có thể cộng đồng VN từ đầu không tập trung một chổ lớn như ngườI Hoa hay ngườI Ý hay VN Cali, mà VN Canada nằm rãi rắc khắp nơi từng vùng nhỏ xa nhau , có thể vì thế mà không phát triển mạnh.
TH: Chúng tôi cũng được biết, cô là cựu nữ sinh trường Gia Long ở Saigon ngày xưa, cô có những kỷ niệm gì đối với ngôi trường cũ?
AT: AT nhớ phảI học bài nhiều lắm và đi hoc bằng xe đưa rước của trường hết 7 năm , lâu lâu có mấy đứa nhỏ chạy theo sau xe kêu trường “da heo” ngồI trên xe tức lắm nhưng không làm gì được.
AT không bao giờ quên chuyện gặp MA !
Vì AT không thich cổ văn chử Hán khó hiểu mà cô giáo bắt học thuộc lòng những bà thơ dài thòng , AT ráng đọc đi đọc lạI cả chục lần vẫn không thuộc bài ,vì sợ cô kêu trả bài ,AT xin đi bịnh xá,giã bộ bịnh , AT nằm trong bệnh xá một mình ngũ , đang ngũ nhưng giống như thấy có bóng ngườI đi tớI gần ,AT kêu lên ..cô y tá phảI không ? không ai trả lờI , cái bóng cứ tiến tớI, AT thấy rất mệt trên ngực muốn ngồI dậy như không sao ngồI được AT nghỉ là mình bị ma đè la ú ớ … ráng ngồi bật dậy nhưng thấy không có ai hết , sợ quá vộI chạy ra khỏI bịnh xá về lớp lạI , từ đó về sau không bao giờ dám cáo bịnh vô bịnh xá nữa .
TH: Bịnh xá của trường Gia Long ở ngay trong trường hay là bịnh xá ở bên ngoài?
AT: Bịnh xá nằm ngay trong trương , sau đó AT có hỏI mấy chị lớn cho biết trường có ma và có một dãy lớp ở tầng lầu không ai dám tớI lui vì hồI xưa làm nộI trú cho nữ sinh ở và có ngườI chết.
TH:Chúng tôi hồi xưa cũng từng học ở các trường Nguyễn Trãi, Võ Trường Toản, và từng có thời đạp xe theo mấy cô nữ sinh trường Trưng Vương, trên con đường có những hàng me ,gần bộ tư lệnh hải quân VNCH.Có một điều chúng tôi hơi thắc mắc là trong các cuộc hội họp, các cô cựu nữ sinh Gia Long thường mặc áo tím, có cô cựu nữ sinh viết văn còn lấy tên là “Áo Cà Tím”..hay Áo Tím Nhưng mà hồi dó, chúng tôi thấy là các cô Gia Long cũng mặc áo dài trắng như các trường khác. Vậy “Áo Tím Gia Long” có nghĩa gì?
AT: Vào năm 1915, người Pháp đã xây một trường nữ trung học ở Saigon và trong những năm đầu, các nữ sinh phải mặc áo dài tím, vì thế trường mới có tên là trường Áo Tím
Tới năm 1953, hai năm sau ngày quân Pháp rút khỏi Việt Nam, trường Áo Tím được đổi tên là Gia Long và đổi đồng phục thành áo dài trắng cho đến năm 1975.
Còn tại sao nhóm Gia Long Toronto thích mặc áo dài màu tím trong các buổi họp mặt, là vì màu tím đẹp, mà phần lớn các cô đều ưa.
AT bật mí cái này nghe ! phần lớn các chị em đều có gia dình có con nên các chị em đồng ý muốn mặc áo màu đậm để che bớt vòng số 2 hơi đẫy đà đó mà….
TH: Tại Toronto có hội cựu nữ sinh Gia Long, cô có tham dự vào các sinh hoạt của hội này?
AT: Vâng thưa anh AT gia nhập nhóm từ năm đầu tiên mớI thành lập 1988 liên tục hoạt động cho tớI giờ 26 năm.
TH: Những kỷ niệm đáng nhớ nhất của cô trong những lần tham dự các buổi văn nghệ họp mặt Gia Long?
AT: Dạ thưa anh AT và ông xã bị đầu tắt mặt tốI khiêng quần áo đồ diễn , màn che, đầu lân nón lá..v.v.v vì phảI lo cho bầy con nít “ dancers “ và màn của chính mình nữa , sợ nhứt là năm AT làm trưởng ban văn nghệ năm thứ 20 phảI lo tổng quát chương trình , mớI bắt đầu chương trình là AT đã bị vọp bẻ hết 2 bàn chân, không mang giầy cao được, mà phải mang dôi dép lẹp xẹp, trong khi mặc quấn dài thòng hổng giống ai hết…
Nhưng phần lớn đều thành công tốt đẹp nên rất vui.
TH: Chúng tôi cũng đả từng dự một đêm văn nghệ Gia Long, quên mất không nhớ là năm nào, nhưng thấy chương trình văn nghệ rất công phu, quần áo đồ diễn cũng rất đầy đủ, có nhớ trong chương trình đó, có một màn văn nghệ, cô MC mặc quần áo tứ thân theo kiểu người Bắc, nhưng lại nói tiếng Nam.. Thật là Nam Bắc Trung đều chung một nhà. Thưa cô thì trung bình phải mất một thời gian bao lâu, để tập dượt cho một chương trình văn nghệ Gia Long hàng năm?
AT: Anh Tuấn Hoàng định chọc quê AT đó hở? Đó là những trục trặc bất ngờ khi làm văn nghệ.
Thường thì nhóm GL Toronto bắt đầu họp vào tháng 9, 10 để lựa ngày lành tháng tốt mà gần Tết nghĩa là không trùng vớI ai trong cộng đồng , thời gian cẩn chuẩn bi khoảng 3,4 tháng mớI ra quân ., đây là thờI gian vui nhứt vì có dịp gặp nhau trước tiên là được ăn rồi được nói được dởn ,rồI mới lo tập , nên năm nào cũng phảI tập tới gần ngày diễn mới xong vì bạn bè gặp nhau, dỡn nhiều hơn tập tành.
TH:Nhân nói đến văn nghệ, ngoài việc tham dự vào các chương trình văn nghệ của hội ái hữu Gia Long Toronto, cô có tham dự các sinh hoạt văn nghệ nào khác?
AT: AT tham gia chương trình Hát cho nhau nghe của Thời Báo Radio tính tới tháng 10 năm nay là được hai năm, nhưng với cái tên khác còn giữ bí mật. Sau một năm thì tình cờ anh bật mí. Nhân sẳn dịp AT xin bật mí luôn là ngườI hát trong chương trình HCNN có tên Thanh Vi cũng là AT. ( vì AT muốn thính giả không cần biết …em là ai ! ).
TH: Cô có những kỷ niệm buồn vui nào đáng nhớ nhất trong thời gian sinh sống ở Canada?
AT: Dạ đáng nhớ nhứt hả anh ? Muốn cái gì thì được cái đó !….xứ tự do phảI không anh ?
Trước tiên là muốn đi học, ra trường , có job, rồI muốn có chồng , có nhà rồI mớI có 2 con, thì mớI có chổ cho nó ở mà không phảI dọn tớI dọn lui.
Nhưng cũng như mọi người, mình phải quyết tâm và cố gắng chứ không phảI tự nhiên là có. Và cũng có may mắn một phần vì đúng thời điểm
TH; Cô có những tâm tình nào muốn gửi đến những người thân hoặc ở Canada hoặc ở những nơi khác trên thế giới?
AT: Theo kinh nghiệm bản thân của AT thì ngoài công việc làm sinh sống , vớI mọi lứa tuổi mỏi cá nhân nên tạo cho mình và khuyến khích con cháu của mình .
Nên có một vài sở thích lành mạnh để thư giãn tinh thần sau những giờ làm việc mệt mỏi. Như nhạc, vẽ, nhiếp ảnh ,thể thao , trang tri , garden… v v thì mình thấy yêu đờI hơn
TH: Như thế ngoài công việc hàng ngày, hobby của cô là môn thể thao gì hay âm nhạc?
AT: Anh Tuấn Hòang ơi ! AT hơi tham hobby cả hai thể thao và âm nhạc.
AT rất thích bơi và đạp thuyền hay chèo thuyền, còn nhạc thì nghe hoài không chán , hát karaoke hoài cũng không chán , vì mình có thể tự làm được không làm phiền đến bất cứ ai.
TH: Nếu phải so sánh giữa Canada và quê quán ở miền Nam Việt Nam, thì chúng ta cũng thấy có nhiều điểm khác biệt như cái lạnh, tuyết trong mùa Đông, nhưng có cảnh vật nào khiến chúng ta liên tưởng đến quê nhà?
AT: Phía Bắc Toronto không xa lắm, chừng một hay hai giờ lái xe, là đến những khu nhà nghỉ hè, cottage, ở vùng quê phong cảnh hữu tình. Nơi có những con đường mòn dẫn đến những bờ hồ rất thơ mộng, có những đàn vịt bơi lội an nhàn, không sợ bị bỏ vào nồi nấu, khi con vịt mới bằng bắp tay như ở VN. Những người VN hay đến các khu nhà nghỉ hè này để câu cá.
TH: Canada nơi chúng ta đang định cư là một nơi có những cảnh trí thiên nhiên đẹp nhất thế giới? Hàng năm vào mùa thu có rất nhiều du khách đến Canada để xem cảnh lá thu đổi màu. Cô nghĩ sao khi nhiều người đã gọi Canada là miền đất hạnh phúc?
AT:AT thấy đúng quá trời , trước tiên là không có chiến tranh súng bắn đùng đùng mỗi ngày như ở VN trước 75 hay ở Trung Đông bây giờ .

Các anh không sợ bị đi lính, vợ không xa chồng, con không mất cha.v.v. buồn hơi là buồn. còn nếu có binh thì có nhà thương, bác sĩ lo cho ta, không phải lo chạy tiền, bán nhà cửa như trường hợp của nhiều đồng hương bên Mỹ.

hoitoaitv02

Hình : ban văn nghệ Gia Long(ảnh Trần Thái Lực)

TH: Thay mặt cho quý thính giả của Thời Báo Radio và độc giả của tuần báo Thời Báo, Thời Báo Website, xin cám ơn cô Ánh Tuyết đã dành một chút thì giờ, chia sẻ buồn vui. Trước khi tạm biệt, chúng tôi xin mời quý thính giả thưởng thức bài “ Gọi ngườI yêu dấu “ ” của Vũ Đức Nghiêm qua tiếng hát của Ánh Tuyết hay Thanh Vi. Theo lời cô Ánh Tuyết là “ để gửI chút tâm tình đến ngườI Việt đồng hương khắp nơi trên thế giớI nhớ về thành phố SG như một ngườI thân yêu mà AT đã sinh trưởng 20 năm vớI gia dinh và bạn bè trường lớp.”
Nguyễn Tuấn Hoàng