Tôi vừa nhận được báo cáo qua máy truyền tin PRC25 cho biết có một lá cờ “Giải Phóng” treo trên nhánh cây gần bờ sông Đồng Nai khoảng giữa thủy trình từ Sài gòn lên Biên Hòa. Ra lệnh cho chiếc tiểu đĩnh vượt lên phía trước, nhìn thấy lá cờ nửa đỏ nửa xanh có ngôi sao vàng chính giữa, tôi tự nhiên xúc động, phần vì cảm giác mới khi lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) xa lạ, phần cũng vì niềm tự hào của những người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bị xúc pha.m.
Bấy giờ là mùa Hè năm 1973, sau khi Hòa Đàm Ba Lê được ký kết và các phe lâm chiến đang trong thời điểm thi hành hòa bình da beo. Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) lập nên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam làm tấm bình phong để cố lừa bịp thế giới, tạo thế chính nghĩa cho họ hầu che đậy sự xâm lăng miền Nam theo lệnh quan thầy Nga Sô và Trung Cô.ng. Lá cờ thù nghịch, vì thế, không thể hiện diện tại vùng đất do Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ, vùng đất tự do ngợp bóng cờ vàng ba sọc đỏ của miền Nam.
Trung Sĩ Minh, Thuyền Trưởng chiếc tru.c-lôiđdĩnh lăm lăm khẩu M16 trong tay, nhìn tôi ngầm hỏi ý. Tôi lặng lẽ gật nhẹ và Minh hướng mũi súng về hướng lá cờ, kéo cơ bẩm nhắm mục tiêu rồi một loạt 2, 3 tiếng đạn nổ dòn. Vài loạt đạn nữa vang lên, lá cờ rách bươm vẫn ngoan cố bám trên cây. Minh vừa thay xong gắp đạn mới đã nghe một loạt đại liên 50 từ trước mũi tàu nổi lên chói tai rồi cả cành cây treo cờ bên bờ sông gãy lìa, rơi xuống đám lá rừng mất hút trong tiếng reo hò của nhân viên.
Tôi xoay người kiêu hãnh ngước nhìn lá cờ vàng đang tung bay trên cột buồm chiếc tru.c-lôiđdĩnh trong ánh nắng rực rỡ in trên nền trời xanh. Trong thâm tâm tôi, chỉ lá cờ vàng mới chính thức đại diện cho dân tộc, không phải lá cờ nửa đỏ nửa xanh với ngôi sao vàng chính giữa, công cụ của CSBV cũng không phải lá cờ đỏ sao vàng phản nghịch của Đảng “tay sai Cộng Sản Quốc Tế” (CSQT) tượng trưng cho hận thù, chết chóc, bạo tàn.
Tôi nhớ mãi sự kiện xảy ra hơn 30 năm về trước và lá cờ thù nghịch ám ảnh tôi mãi đến ngày nay. Những tưởng quê hương khốn khổ bị Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm vào cuối tháng 4 năm 75 sẽ ngập toàn màu cờ của CSBV cùng màu cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhưng Cộng Sản Bắc Việt đã chẳng ngần ngại "vứt bỏ" tấm bình phong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ sau một thời gian ngắn và lá cờ MTGPMN không bao giờ còn hiện hữu. Những tưởng rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ từng là quốc kỳ của nước Việt Nam Cộng Hòa cũng chẳng còn dịp nào tung bay nữa; thế nhưng, trên đất tạm dung hiện nay, đã có nhiều thành phố khắp nước Mỹ công nhận lá cờ vàng 3 sọc đỏ làm biểu tượng tinh thần của người Việt quốc gia yêu quê hương chân chính. Ngoài ra, cờ vàng cũng là lá cờ duy nhất được treo cao và vinh danh tại các quốc gia có đông người Việt định cư trên thế giới.
Lá cờ vàng ba sọc đỏ đã trải qua một giai đoạn lịch sử đầy biến động của thời Pháp thuộc và rồi chiến tranh tương tàn Nam-Bắc, nhưng lá cờ vàng tiêu biểu cho linh hồn dân tộc đã khởi đầu từ thuở xa xưa mà lịch sử từng ghi chép. Trong thời Bắc thuộc, khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Tô Định năm 40AD, hai Bà đã mặc áo giáp vàng cưỡi voi ra trận dưới bóng cờ vàng. Suốt gần một ngàn năm Bắc thuộc, lá cờ dân tộc dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn xuất hiện trong những cuộc khởi nghĩa chống lại quân Hán như của Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục nhưng phải đợi đến thời Ngô Vương Quyền đánh tan quân Hán trên sông Bạch Đằng gây dựng nền độc lập năm 938, lá cờ dân tộc mới lại phất phới tung bay. Trải qua các triều đại tự chủ tiếp theo như Đinh, Lê, Lý, Trần, nước ta luôn có quốc kỳ hình vuông hoặc chữ nhật gồm có nhiều màu viền quanh theo màu của ngũ hành, ngoài cùng là tua răng cưa và có hình con rồng hoặc một chữ Hán chỉ tên triều đại ngay chính giữa.
Mãi đến triều Nguyễn, lá quốc kỳ mới được chính thức design một cách cẩn thận hơn. Vua Gia Long (1802-1820) dùng màu vàng tiêu biểu cho vương quyền và lá cờ vàng tiêu biểu cho quốc gia Việt Nam. Vua Khải Định (1916-1925) thêm hai vạch đỏ tượng trưng cho hình rồng vào giữa lá cờ vàng thành Cờ Long Tinh. Năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim thêm một vạch đỏ đứt khúc vào giữa hai vạch đỏ của cờ Long Tinh thành cờ Quẻ Ly (Quẻ thứ tư trong Bát Quái Đồ theo Kinh Dịch, tượng trưng cho mặt trời, văn minh). Năm 1948, Hoàng Đế Bảo Đại một lần nữa ra lệnh nối liền vạch đứt khúc ở giữa để cờ Quẻ Ly trở thành cờ Quẻ Càn (Quẻ thứ nhất trong Bát Quái Đồ, tượng trưng cho bầu trời, quyền lực) và vào ngày 2 tháng 6, 1948, chính phủ lâm thời Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Từ đó, lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ đã tung bay khắp mọi miền đất nước từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu cùng với lá cờ tam tài của nước Pháp.
Vào cuối thế kỷ 19, vì thất trận mà Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp do Hòa Ước 1862. Hòa Ước Patenôtre 1884 chia lãnh thổ còn lại của nước ta thành hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ dưới quyền bảo hộ của Pháp và Triều Đình Huế kể từ đây bị kiềm chế hoàn toàn bởi người Pháp. Nhiều sĩ phu đã nối tiếp nhau nổi lên chống lại Pháp ngay từ khi Pháp khởi chiếm Nam Kỳ đứng chung dưới một bóng cờ vàng với mục đích dành lại chủ quyền và nền độc lập cho quốc gia. Hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại chỉ là bù nhìn vì thực quyền đều nằm trong tay người Pháp; do đó, những cuộc tranh thủ độc lập của Việt Nam kể từ 1928-1954, mạnh ai nấy làm nhiều khi chẳng cần theo lệnh từ Triều Đình Huế nữa. Hầu hết các đảng phái nổi lên kháng Pháp là đảng phái quốc gia như Việt Nam Độc Lập do Nguyễn Thế Tuyên (1926), Tân Việt Cách Mạng Đảng (1926), Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học (1927), Đại Việt Dân Chính (1938) do Nguyễn Tường Tam mà chỉ có Đệ Tứ Quốc Tế do Tạ Thu Thâu và Nguyễn An Ninh thành lập năm 1928 và Đảng Cộng Sản Đông Dương do Hồ Chí Minh thành lập năm 1930. Từ năm 1920, Hồ Chí Minh đã là đảng viên của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Bolshevik và từ đó được CSQT huấn luyện, ủng hộ để trở thành đảng viên nòng cốt “Komintern” thi hành kế hoạch bành trướng Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Đông Nam Á bằng xương máu dân Viê.t. Lẽ ra Đảng CSVN phải hợp lực với các đảng phái khác chống lại nước Pháp, ủng hộ Triều Đình Huế thì Hồ Chí Minh lại tuân lệnh quan thầy Nga Hoa, đấu tranh cho quyền lợi khối CSQT. Thay vì hợp lực với triều đình Huế cùng các đảng phái quốc gia yêu nước khác đánh đuổi quân Pháp thì Hồ Chí Minh đã li khai với Triều Đình Huế, lợi dụng cảnh “giậu đổ bìm leo” để “đục nước béo cò” cho tham vọng cá nhân, âm mưu cướp chính quyền vào tháng 9 năm 1945 biến Đảng CSVN thành một lực lượng phản bội lại dân tô.c.
Sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước, Hồ Chí Minh cùng Đảng CSVN chiếm đoạt miền Bắc, tiếp thu Hà Nội mới tổ chức lễ thượng kỳ đầu tiên ngày 10 tháng 10 năm 1954 và đảng kỳ nền đỏ sao vàng chính thức trở thành quốc kỳ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (CSBV). Trong khi đó, Hoàng Đế Bảo Đại trị vì miền Nam dưới sự bảo hộ của Pháp và dần dần được Pháp trả lại quyền hành cùng nền độc lập qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long (1948). Năm 1954, Bảo Đại thoái vị, ông Ngô Đình Diệm được nhân dân miền Nam bầu thành tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa qua cuộc tổng-tuyển-cử dân chủ vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 tiếp nối giòng chính sử nước ta bằng cách thay thế triều Nguyễn và giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ truyền thống làm quốc kỳ của Miền Nam.
Năm 1975, cưỡng chiếm nốt miền Nam, CSBV đã bỏ mất một cơ hội tạo dựng thế chính nghĩa và thu phục nhân tâm toàn dân bằng cách thi hành một chính sách đoàn kết dân tộc nghiêm chỉnh theo đường lối “vương đạọ” Trái lại, Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (XHCNVN) đã áp đặt chế độ Cộng Sản độc tài, đảng trị trên toàn thể đất nước và chà đạp thô bạo nền luân lý tốt đẹp và nhân phẩm dân Viê.t. Chế độ CSVN dùng bạo lực để kềm kẹp dân chúng, cấm đoán tất cả các quyền tự do căn bản của con người, từ chối mọi hình thức sinh hoạt chính trị theo dân chủ. Chính sách tàn bạo, thất-nhân-tâm của chế độ CSVN tại quê nhà đang xô đẩy dân chúng từ quốc nội đến hải ngoại vào công cuộc đấu tranh chống lại chế độ bạo tàn đó. Dưới nhãn quan của người Việt quốc gia chân chính, giòng sử chính truyền qua chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam mà chế độ CSBV chỉ là thành phần ly khai khỏi cộng đồng dân tộc, làm tay sai Cộng Sản Quốc Tế; vì thế, lá cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ chính thống của quốc gia Việt Nam mà lá cờ đỏ chỉ tượng trưng cho chế độ Cộng Sản độc tài sắt máu, mang nghèo khổ, lạc hậu và tang thương đến cho dân Viê.t.
Hiện nay, gần 3 triệu người hải ngoại đang đứng dưới bóng cờ vàng ba sọc đỏ để cùng nhau tìm cách giải thoát dân ta khỏi bàn tay sắt máu của Nhà Nước CSVN. Dẫu nhiều đảng phái, hội đoàn hoạt động theo đường lối riêng nhưng đa số cùng có mục tiêu lật đổ chế độ Hà Nội, xây dựng lại đất nước, cùng lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng tinh thần của người Việt quốc gia. Họ đã nỗ lực nêu cao chính nghĩa quốc gia bằng cách thuyết phục các viên chức chính quyền địa phương và tiểu bang công nhận lá cờ vàng như biểu tượng của cộng đồng người Việt hải ngoa.i. Đến nay, người Việt hải ngoại có thể nói đã thành công khi tiểu bang đầu tiên Louisiana và gần 20 thành phố khắp nước Mỹ gồm cả những thành phố lớn như Garden Grove, CA; Boston, MA và New Orlean, LA đã ra nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ thay vì lá cờ đỏ của nước XHCNVN mà Nhà Nước mong phủ lên đầu những "khúc ruột ngàn dặm." Người Việt hải ngoại đã cương quyết từ chối sự áp đặt khuynh hướng chính trị theo chế độ cầm quyền tại quê nhà, phủ nhận tính chính thống của lá cờ đỏ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã li khai, phản bội dân tô.c. Chính nghĩa quốc gia tại hải ngoại ngày càng sáng tỏ khi chính chế độ CSVN tại quê nhà đã lộ rõ bản chất tàn bạo, độc tài, chà đạp nhân quyền và dùng bạo lực bóp nghẹt những tiếng nói bất khuất về khát vọng tự do chính đáng của người dân yêu nước.
Nhiều thành phần khác nhau cùng đứng dưới bóng cờ vàng mà mỗi người là một tiểu vũ trụ, mỗi hội đoàn có đường lối hoạt động riêng lại được sinh hoạt trong môi trường thật sự tự do, tôn trọng nhân quyền mà chưa áp dụng tinh thần dân chủ đúng mức nên vì thế cộng đồng người Việt nơi đâu cũng đầy “hỉ, nộ, ái, ố...” Hoàng Sơn Nguyễn Phi Thọ đã ghi lại "những điều trông thấy" trên 440 trang cuốn phiếm luận "Dưới Một Bóng Cờ" chú trọng về sinh hoạt trong cộng đồng Houston để cảm thấy "mà đau đớn lòng," từ những chuyện vui buồn, những chao đảo cho đến những thăng trầm xảy ra trong cộng đồng người Việt di tản. Từ chuyện bầu cử chức chủ tịch cộng đồng, màn hỏa mù Cộng Sản đến chuyện “chính phủ lâm chung” và từ dụng ý trong cuốn Video Thúy Nga 40, bí ẩn về Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại cho đến kế hoạch chính trị hòa hợp hòa giải qua “Dân Chủ Hóa Việt Nam của ông Stefen Young” đều được tác giả viết lại với những nhận xét trung thực, thẳng thắn trong tinh thần xây dư.ng. Dụng ý của tác giả cho chúng ta biết rằng: “Tất cả những người đã chấp nhận đứng dưới bóng cờ vàng phải có trách nhiệm điểm tô màu cờ ngày càng thêm rạng rỡ bằng nhiều cách, theo khả năng của mỗi người, già có trách nhiệm của người già, trẻ có trách nhiệm của trẻ; mỗi người một tay, mỗi người một viê.c. Chúng ta phải cùng nhau góp phần đạp đổ chế độ độc tài CS, xây dựng lại đất nước hùng cường thịnh trị, mang hạnh phúc ấm no cho toàn dân, và cho tới khi chưa đạt được mục tiêu đó thì tất cả hành động làm hại đến đại cuộc như chia rẽ, đấu đá nhau đều đáng bị lên án.”
Thật vậy, muốn đấu tranh chống CSVN tìm tự do cho quê hương một cách hiệu quả, cộng đồng người Việt hải ngoại không phải chỉ đứng chung dưới bóng cờ vàng là đủ mà còn phải hợp sức hành động theo một kế hoạch chiến lược chung để đạt thắng lơ.i. Những cuộc hội thảo chính trị tố cáo bạo quyền CS trước thế giới, chuyển lửa về quê hương qua các phương tiện truyền thông, radio, TV, báo chí, Internet hay lobby các cơ quan hành pháp, lập pháp tại Hoa Kỳ và quốc tế nhằm tạo áp lực trên CSVN về nhân quyền, tôn giáo, v.v. thường trực được tổ chức. Ngoài những hoạt động khảo cứu, quảng bá và phát huy văn hóa dân tộc, chúng ta còn tích cực chống lại âm mưu xâm nhập của cán bộ tình báo CS nhằm chia rẽ, lũng đoạn, phân hóa tình đoàn kết cộng đồng hải ngoại, cán bộ văn-hóa-vận ru ngủ, đầu độc tuổi trẻ hay chiêu dụ đồng bào gửi tiền, trí thức trở về phục vụ dân tô.c. Cuộc đấu tranh mưu tìm tự do dân chủ cho quê hương dưới nhiều hình thức khác nhau từ trước đến nay đã chứng tỏ phần nào thành công tuy chưa tạo áp lực đủ mạnh phế bỏ được Nhà Nước CSVN như chúng ta mong muốn.
Người Việt hải ngoại chỉ có thể hoạt động hữu hiệu khi ý thức rõ ràng bổn phận và trách nhiệm của người dân sống trong một nước dân chủ để lợi dụng tối đa phương tiện, luật lệ bảo vệ bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ hầu làm lợi cho mục tiêu chung. Chúng ta cần phân biệt rõ rệt bạn và thù, chính và tà chứ không chụp mũ vì ganh ghét, tư thù hay thành kiến. Lập trường của người quốc gia chân chính luôn chính trực vì lẽ chủ nghĩa quốc gia hoàn toàn phát xuất từ tinh thần trong sáng của tình yêu quê hương, dựa vào lập trường dân tộc nên khác biệt với chế độ hoặc chính quyền cai trị đất nước vì thế chúng ta không nên lầm lẫn giữa những ý niệm đó. Chúng ta nêu cao chính nghĩa quốc gia bằng cách minh định thực chất Cộng Sản nhập nhằng trong cuộc cướp chính quyền nước ta vào tháng 9 năm 1945, gây cuộc chiến tương tàn (1954-1975) theo lệnh của CSQT giết hại 3 triệu dân Việt khiến đất nước tan hoang. Chúng ta minh chứng rằng Chủ Nghĩa Cộng Sản là ngoại lai, thất bại; HCM là một tay sai đắc lực của CSQT và người dân miền Bắc dưới chế độ CS bị khốn khổ, đọa đày trong khi dân miền Nam sống đời ấm no, có tự do dân chủ dù chưa hoàn hảo. Điều này chính Hoàng Minh Chính, Viện Trưởng Viện Marx-Lenin đã công nhận: “Đồng bào miền Nam phải bỏ nước ra đi chỉ vì lòng yêu nước, không thể sống chung với CS.” Nhà văn Dương Thu Hương nửa đời người chân chỉ phục vụ Đảng, sau khi thức tỉnh cũng viết: “So với miền Nam thì chế độ miền Bắc chỉ là mọi rơ..” Người Việt quốc gia không hiếu chiến, quá khích, nuôi dưỡng hận thù, nhưng toàn dân ta từ trong nước đến ngoài nước phải cần tỉnh táo tránh những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc chia rẽ tình đoàn kết mà quyết tâm tranh đấu đến cùng.
Thử nghĩ, nếu nhiều hội đoàn, đảng phái cùng núp dưới bóng cờ quốc gia mà hoạt động lại “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” hoặc “trâu trắng trâu đen” đấu đá nhau hay người nào cũng coi mình là “rốn của vũ trụ” là “võ lâm chí tôn” thì khó mà vận dụng được tiềm lực khối người Việt hải ngoại để tạo áp lực yểm trợ hữu hiệu cuộc đấu tranh chống Nhà Nước độc tài nơi quê nhà. Đành rằng trong một tập thể đa dạng nào cũng có nhiều điểm tương đồng mà cũng lắm điều mâu thuẫn, nhưng công cuộc đấu tranh phế bỏ chế độ CS độc tài khó đạt kết quả như chúng ta mong muốn khi những mâu thuẫn, đối kháng giữa các hội đoàn hải ngoại ngày càng chồng chất; cũng vậy, cộng đồng hải ngoại khó thể phát triển đúng độ nếu chính cộng đồng cũng không ổn đi.nh. Vì rằng “có bình định mới dễ phát triển” chứ một cộng đồng chia năm xẻ bẩy, xào xáo, rối loạn như một mớ bòng bong thì chỉ ngay việc “gỡ rối” mớ bòng bong đó đã đủ mệt rồi thì đừng mong gì tạo thành một hợp lực lớn mạnh để làm nên chuyện “dời non lấp biển” đươ.c. Đành rằng khi gặp chuyện bất bình, người chính nhân quân tử phải can thiệp, phải nói thẳng, và nếu cần phải hi sinh, nhưng chúng ta nên hiểu giới hạn trách nhiệm của mình. Bởi lẽ, xía vào chuyện nội bộ hay đánh phá hội đoàn khác dù họ có hành vi mờ ám, có lẽ cũng không phải hành động đáng làm trong một xã hội dân chủ có luật pháp nghiêm minh như nước Mỹ. Những người muốn xé lẻ, đi đêm, hòa hợp hòa giải với CSVN thì quyết định này cũng thuộc toàn quyền của họ. Hành động đó dù đi ngược lại mục đích chung của cộng đồng người Việt quốc gia chân chính cũng vẫn được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ đồng đều như mọi công dân Mỹ khác. Hơn nữa, không hẳn mọi người dân sống dưới chế độ CS sẽ là những người CS khát máu như CS gộc thứ thiệt, cũng chưa chắc người nhận mình thuộc thành phần quốc gia đã thật lòng hành động quang minh như người quốc gia chân chính. Không ai hoàn hảo và những sai lầm vô tình không đáng trách khi chúng ta biết bảo nhau, tìm ra sự thật và sửa sai trong tình tương kính. Điều quan trọng là tất cả những người từng thuộc bên này (Quốc Gia) hay bên kia (Cộng Sản) mà nhận chân được chính nghĩa quốc gia, thành tâm đứng chung dưới bóng cờ vàng dân tộc thì họ là bạn ta còn những kẻ thù nghịch mang dã tâm phá hoại đại cuộc, không phục vụ quyền lợi quốc gia mà chỉ cho cá nhân, đảng phái thì họ đối nghịch với dân tộc và chúng ta không thể tha thứ. Chính tà phân minh ở chỗ đó! Lằn ranh phải nên vạch ra tại điểm này!
Muốn thành công, chúng ta cần những người có tấm lòng thành, đủ tài đức, dám dấn thân hành động để đại diện xứng đáng cho tập thể người Việt hải ngoại, nêu cao chính nghĩa quốc gia, giữ vững lập trường dân tộc trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn cách mấy. Thảo luận mổ xẻ vấn đề mâu thuẫn về chính kiến, tư tưởng một cách xây dựng thẳng thắn hầu tìm ra một quyết định dung hợp tốt nhất là hành động đúng đắn, lành ma.nh. Chúng ta không khư khư giữ thành kiến thù nghịch đối với người Cộng Sản nhưng cộng đồng người Việt quốc gia hải ngoại không khi nào chấp nhận những hình thức phản tỉnh giả dối, đấu tranh cò mồi “giả mù sa mưa” lừa bịp người dân để mưu lợi của bất cứ đoàn thể, hay cá nhân nào. Chúng ta cũng phải đề cao cảnh giác trước những mánh lới gạt gẫm của bọn người chỉ đấu tranh “trình diễn” nhằm lợi dụng lòng yêu nước của người dân để hưởng lợi hay mưu đồ thâm độc “đâm bị thóc chọc bị gạo” gây đấu đá chia rẽ giữa chúng ta. Hãy gạt bọn hoạt đầu chính trị, mị dân, đón gió trở cờ ra ngoài sinh hoạt của cộng đồng vì thành phần này chẳng làm lợi cho đất nước mà họ chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân mà thôi. Hãy hết lòng ủng hộ các hội đoàn chân chính tranh đấu cho quyền lợi dân tộc với lòng thành và khả năng của mình mà tránh thái độ thụ động “trùm chăn” bất-hơ.p-tác vì thái độ đó tuy không làm hại ai nhưng cũng chẳng ích gì cho đại cuô.c. Tuy thế, chúng ta không thể ỷ lại, chờ một thế lực nào ngay cả Hoa Kỳ gánh vác công việc phế bỏ chế độ độc tài tại quê nhà giùm ta. Bài học đắng cay trong việc mất nước VNCH chưa phai mờ thì hi vọng của những kẻ trông cậy vào một thế lực ngoại bang “bật đèn xanh” đưa họ về nước “chấp chính” hay “đón gió trở cờ” hòa hợp hòa giải với chế độ độc tài CS vì tham vọng riêng sẽ chỉ chuốc thêm nhiều cay đắng. Vả lại, nhóm người vọng ngoại, ỷ lại này dù có giao quyền bính lãnh đạo đất nước mai sau mà họ hoàn toàn lệ thuộc vào ngoại bang thì thương thay, đất nước ta còn gì là “chủ quyền quốc gia” và “nền độc lập”?
Tuy nhiên, bất cứ cá nhân hoặc hội đoàn nào thật sự muốn đấu tranh tìm tự do cho dân tộc hay chỉ muốn "tranh bá đồ vương" hoặc "tranh danh đoạt lợi" cũng cần phải gây dựng thực lực, chinh phục niềm tin và thuyết phục người dân ủng hộ kế hoạch hoạt động chiến lược của mình. Không thực lực thì khó tạo nổi uy tín đối với cộng đồng người Việt hải ngoại, đối với đồng bào trong nước cũng như đối với quốc tế. Nếu là thế thì việc hòa giải hòa hợp với chế độ CSVN sẽ là điều không tưởng, không những đáng kết án vì chỉ làm phân hóa thêm tình đoàn kết và phá nát niềm tin vào chính nghĩa quốc gia của người Việt hải ngoại mà còn đắc tội với tổ tiên và kéo dài sự khốn khổ của nhân dân trong nước nữa. Tập đoàn lãnh đạo CSVN dù chẳng tài đức hơn người, nhưng chắc chắn không bao giờ “dọn cỗ sẵn” mời những kẻ bất tài thiếu đức, vô liêm sỉ ngồi vào “chiếu trên” cả. Dẫu gặp may mắn nắm được quyền hành thì họ cũng dễ nếu chẳng làm bù nhìn, nghị gật thì cũng gục mặt “sống theo đàn” nếu không muốn bị CS thủ tiêu, ám ha.i. Nhân dân Việt Nam đang cần một đoàn thể quốc gia chân chính gây dựng nên thực lực, chiêu mộ được nhân tài, xắn tay áo quyết tâm phục vụ đồng bào, tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của tổ quốc. Đoàn thể này đáp ứng đúng những gì trong bài diễn văn đọc năm 1775 “Give Me Liberty or Give Me Death,” của Patrick Henry:
“Nếu chúng ta muốn có tự do _ nếu chúng ta muốn kẻ khác đừng xâm phạm đến những đặc quyền vô giá mà chúng ta đã chiến đấu bao lâu nay để gìn giữ, nếu chúng ta không đê hèn bỏ dở cuộc chiến lâu dài cao cả mà chính chúng ta đã thề phải tiếp tục cho đến khi nào đạt được thành quả vẻ vang mới thôi _ thì chúng ta phải chiến đấu!”
“If we wish to be free_ if we mean to preserve inviolate those inestimable privileges for which we have been so long contending _ if we mean not basely to abandon the noble strugle in which we have been so long engaged, and which we have pledged ourselves never to abandon until the glorious object of our contest shall be obtained _ we must fight!”
Tổng Thống George W. Bush, trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội Hoa Kỳ sau vụ khủng bố 911 năm 2001 cũng cương quyết xác định lập trường:
“Tuy nhiên, đây không phải chỉ là cuộc chiến của nước Mỹ. Và những gì lâm nguy không chỉ là tự do của nước Mỹ. Đây là cuộc chiến của toàn thế giới. Đây là cuộc chiến của nền văn minh. Đây là cuộc chiến của tất cả những người tin vào sự tiến bộ và chủ nghĩa đa nguyên, lòng khoan dung và tự do.”
“This is not, however, just America’s fight. And what is at stake is not just America’s freedom. This is the world’s fight. This is civilization’s fight. This is the fight of all who believe in progress and pluralism, tolerance and freedom.”
Đấu tranh theo một kế hoạch chiến lược thích hợp, khả dụng, lợi dụng tất cả những ưu thế của môi trường dân chủ ta đang sinh sống, ôn hòa nhưng không nhân nhượng, nhân hậu nhưng không bạc nhược, cương quyết mà không quá khích để lật đổ chế độ độc tài CSVN tìm tự do dân chủ cho nước Viê.t. Muốn vậy, chính nghĩa quốc gia phải sáng ngời để thuyết phục toàn dân, lối hành xử phải quang minh chính đại để toàn dân tin cậy, thực lực phải dồi dào để có đủ khả năng theo đuổi mục tiêu đến lúc thành công. Người quốc gia chân chính vinh danh cờ vàng nhắm mục đích nêu cao chính nghĩa quốc gia, khơi dậy niềm tin vào chính nghĩa tất thắng của dân tộc và dùng làm biểu tượng tinh thần nối kết những người Việt yêu nước. Lá cờ vàng ba sọc đỏ gói ghém bao vinh quang hay tủi nhục trong suốt giòng lịch sử thăng trầm của Việt tộc, mà dù lá quốc kỳ đã từng ủ rũ trong ngày quốc tang, tươm tả vì chiến trận hay nhàu nát như lòng người di tản vào cuối Tháng Tư Đen nhưng giờ đây, lá cờ vàng của dân tộc vẫn còn đó thách đố, hiên ngang, ngạo nghễ tung bay. Từ vài người cùng đứng dưới bóng cờ vàng biểu dương khí thế, đến hàng ngàn người khắp nơi trương cờ vàng bừng bừng khí thế thì rồi chẳng bao lâu, rừng cờ vàng sẽ rợp trời Hoa Kỳ và ngày quê hương Việt Nam yêu dấu ngợp bóng cờ vàng từ Nam chí Bắc sẽ chẳng còn bao xa.
Phạm Văn Thanh November 24, 2003
VnhfThanhpham@aol.com
VnhfThanhpham@aol.com
No comments:
Post a Comment