Monday, December 31, 2018

Phép lạ tại chiến trường - Hưu chiến giáng sinh năm 1914 💗😶


Hưu chiến Giáng Sinh 1914

T/g Lê Vĩnh Phước

Vào Giáng Sinh năm 1914, giữa lúc cao điểm của thế chiến thứ nhất, sau nhiều tuần lễ giao chiến giữa một bên là quân Đức còn bên kia là quân Anh, Pháp và Bỉ, có biết bao quân lính đã ngã gục. Tuy nhiên, một điều lạ lùng đã xảy ra trong đêm ấy, binh lính của hai phe tại mặt trận miền Tây đã hạ súng để cùng nhau ăn mừng đêm Thiên Chúa ra đời.

Monday, December 24, 2018

Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một nguời (*)

Sau Tết, lòng người miền Nam chùng xuống khi nghe tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông qua đời tại Sài Gòn.(11 tháng giêng âm lịch).

Nguyễn Văn Đông là nhạc sĩ được yêu mến, ít tai tiếng và thân quen vô cùng với người dân miền Nam thuở ấy. qua tiếng hát Trần Văn Trạch trong bài “Chiều Mưa Biên Giới”.

Đôi khi nắng lên phố xưa làm tôi nhớ * _ Huyền Chiêu

Nha Trang của tôi thuở ấy nhỏ bé, yên tĩnh, nằm lọt thỏm vào một vùng mênh mông cát trắng. Nha Trang thật đẹp nhưng đó không phải là vẻ đẹp của một cô thôn nữ.

Có những nguời đi không về (1) _ Huyền Chiêu


(Để tưởng nhớ nhạc sĩ Hoàng Giác, mất ngày 14 tháng 9- 2017)                                

Năm 1954 Hoàng Giác không vào Nam nhưng ca khúc Quê Hương của ông  đã di cư theo bước chân người viễn xứ, trở thành giọt nước mắt thương nhớ  chốn quê nhà không bao giờ còn được trở lại.

“ai qua miền quê binh khói
Nhắn giúp rằng nơi xa  xôi
Tôi vẫn mơ tùm tre xanh ngắt
Tim sắt se, cảnh xưa hoang tàn” (2).

Ở đây đêm vắng thưa nguời còn ta với trời (*) _ Huyền Chiều

Tôi thích nhìn ngắm các pho tượng. Chúng dạy tôi vẻ đẹp của sự im lặng.

Thuở bé, tôi không có con búp bê nào. Nhà chỉ có một pho tượng ông lão đi câu bằng gỗ. Pho tượng đã gãy một chân, nón sứt. bị bỏ nằm lăn lóc trong xó nhà. Tôi thường ôm pho tượng trên tay, nhìn ngắm đôi mắt không chớp của ông lão, lòng thương cảm như khi nhìn thấy một người ăn mày què cụt. Lớn hơn tôi vẫn thường nhìn ngắm tượng đức mẹ, tường phật bà với đôi bàn tay chắp lại, dịu dàng, độ lượng.

Wednesday, November 21, 2018

[VNCH] Những chút ngậm ngùi _Cao Ngọc Bông


* Nguồn ĐS CHSLTQN 2018

Dòng đời biến chuyển, vạn vật đổi thay... Nhưng tuổi thơ vẫn mãi trong tôi, nhất là những kỷ niệm của tuồi học trò. Nhớ nhiều nhất là thời trung học dưới ngôi trường Nữ Trung Học Qui Nhơn thơ mộng lộng gió biển với tiếng lá reo vui trong nắng.

[VNCH-] Hoài niệm _Tango



* Nguồn ĐS CHSLTQN 2018

Ngày xưa, khi gia đình tôi dọn đến Qui Nhơn, những con đường từ đầu sân bay vào khu 6 còn lầy lội... Riêng con đường nhựa dẫn vào Air Viet Nam, đã có từ lâu và tương đối ít ổ gà. Đầu đường Cường Để đi xuống khỏang 100 mét, bên trái có hẻm rộng đi vào mé sau “Collège de Cường Để”. Tôi đã đọc, và đọc rất nhiều lần quyển truyện tựa đề : “TUẤN CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT”, tác giả viết nhiều điếu liên quan đến ngôi trường này.

Thursday, November 15, 2018

Hai đoạn phim trên youtube _Khôi An

Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" tự sự của một thuyền nhân, kể về chuyến tầu vượt biển bị hải tặc săn đuổi suốt đêm, vào lúc cùng quẫn chạy hết  nổi thì thấy lá cờ Mỹ và được cứu sống. Đến Hoa Kỳ năm 1984, Khôi An hiện là cư dân Bắc California. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại công ty Intel. Bài mới của Khôi An, như tựa đề cho thấy, có nhiều tính thời sự, nhưng được viết bằng tấm lòng “Tôi viết những dòng chữ này mà nước mắt tuôn ra.” Mời bạn cùng trân trọng chia sẻ.

***

Tuesday, November 13, 2018

[VNCH] Tình nghiã, nghĩa tình _Khôi An

Tác giả đến Hoa Kỳ năm 1984, hiện là cư dân cuả Bắc California. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại Intel Cooperation. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Vui Buồn Thuở Ấy”. Bài mới viết cho biết thêm cô là thuyền nhân và kể lại câu chuyện xúc động: Một chuyến tầu vượt biển bị hải tặc săn đuổi và vào lúc tả tơi cùng quẫn hết chạy nổi thì thấy lá cờ Mỹ...

Monday, November 5, 2018

Cựu học sinh VNCH nói về cố TT Ngô Đình Diệm

Phần chính trong lần giỗ thứ 55 cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm do CĐNVTD Victoria tổ chức ngày 3/11/2018 tại Đền Thờ Quốc Tổ , là bài chia sẻ : Tinh thần Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong hoàn cảnh đất nước hiện nay . Bài của ông Nguyễn Thế Phong .

Saturday, November 3, 2018

Áo trắng Trưng Vương & Mấy cành hoa khô

 Khoảng giửa năm 2006, Dũng, anh họ Nga từ California có việc đến thành phố Nga ở và ghé thăm bố mẹ nàng. Anh hỏi chuyện nàng:


- Từ khi về lại đây, Nga đã liên lạc với Nam chưa?

Nàng nhìn anh Dũng không trả lời nhưng sốt ruột hỏi:

- Anh có hay gặp anh Nam không?

- Nam thỉnh thoãng có điện thoại hay e-mail cho anh. Lần sau cùng anh gặp Nam khi đi dự buổi họp mặt VTT với những người bạn BV cùng lớp.

Nàng hỏi tiếp:

- Anh Nam có hỏi thăm gì về Nga không?

Dũng nhìn Nga muốn kể một chi tiết về người bạn thân nhưng lại đắn đo, có lẻ vì sợ cô em họ xúc động và thêm buồn phiền nhưng khi thấy Nga nhìn mình như van xin, Dũng tiếp:

Friday, October 19, 2018

Nơi có những cây tùng xanh biếc - Chuyện Tình Buồn - Cường Để và Ando Chie

Photo: Kỳ ngoại hầu Cường Để 

T/g: Trần Thùy Mai

Một người bạn Nhật kể lại với tôi rằng trong suốt mấy mươi năm sau khi Kỳ Ngoại Hầu Cường Để mất, bà Ando Chie sống trong một căn hộ đơn sơ, và giữ mãi trên vách những bức hình của ông….

Tôi rất muốn được tận mắt nhìn nơi đó, nhưng khi tôi đến Tokyo vào năm 2007, bà đã qua đời trước đó không lâu. Cũng may tôi đã đến nghĩa trang Zoshigaya nơi bà chôn nắm tro của nhà chí sĩ Việt Nam.

Hôm đó là một ngày tháng Tư, trong nghĩa trang có hoa anh đào nở. Tôi hình dung bóng Ando Chie lủi thủi một mình. Trong cảnh vắng lặng, những ngày tháng giữa Cường Để và Ando Chie bắt đầu hiện ra trong tôi. Một câu chuyện về tình yêu và phận người.

Bánh Căn Phan Thiết _Đỗ Hồng Ngọc

Bánh Căn

Viết cho Trần Vấn Lệ

Sao gọi là “Bánh Căn”? Có lẽ đó là món bánh “căn bản” của con nhà nghèo vùng Phan Rang, Phan Thiết. Ở Tuy Hòa, Nha Trang, Đà Lạt… cũng thấy có nhưng khác một chút. Saigon còn khác xa hơn và xuống tới Vũng Tàu thì Bánh Căn trở thành… “Bánh Khọt”!

Thursday, October 18, 2018

[VNCH] Châu về hợp phố _Hà Thúc Hùng



* Trích ĐS CHSLTQN 2018

Sau khi rời trường trung học Cường Để Qui Nhơn, Trần Anh Tuấn tiếp tục vào học đại học văn khoa Sài Gòn. Đầu năm 1967, anh tình nguyện nhập ngũ khoá 24 trường Bộ Binh Thủ Đức. Cuối năm đó anh mãn khoá ra trường và được phục vụ trong binh chủng Quân Cảnh.

Một kỷ niệm xưa _Tạ Thái Thanh




* Trích ĐS CHSLTQN 2018.

Khi tuổi về chiều, người ta thường thích một mình, thích lặng trầm tư về năm tháng cũ. Năm nay tôi đã gần tròn 60, cái tuổi về chiều. Có những điều rất gần, rất quen thuộc hằng ngày mà sao tôi lại lãng quên, nhưng có những điều rất xa trong quá khứ mà sao cứ còn hoài còn mãi  trong tôi.

Wednesday, October 10, 2018

Vì... _T/g Lý Thụy Ý


Viết trong mùa hè đỏ lửa

Vì tất cả những người trong cuộc chiến
Đều mỉm cười chấp nhận chuyện chia ly.

Vì chúng mình là người trong cuộc chiến
Em không buồn khi tiễn bước anh đi.

Tuesday, October 2, 2018

Cái tựa bài dưới đây đầy "tính XHCN" :-(



**
Nội cái tựa bài là đã mang đầy "tính XHCN" rồi. Trọng Dân xã nghĩa này xạo quá. Thật thà chút xíu vẫn hay hơn là ba xạo.

T/g Nguyễn Trọng Dân là dân Bắc kỳ XHCN. Y chưa sống một ngày nào dưới thời VNCH. Câu văn y viết rất tối nghĩa.
Bài này toàn là những dòng thơ phịa, có lẻ do y phịa ra. Bà con nào biết y thì xin nói cho y biết là đừng có học theo thói của vẹm láo mà "nổ" nữa.

Wednesday, September 12, 2018

Tùy bút: Bạn lính của tôi


Để tưởng nhớ cố Hải Quân đại tá Nguyễn Hữu Xuân, cố Hải Quân thiếu tá Nguyễn Dinh, cố phi công Nguyễn Đình Tân, cố phi công Phú, cố phi công Nghị, cố SVSQ/TVBQGVN Võ Ấm và tất cả Bạn Lính của tôi.

Wednesday, August 29, 2018

United Nations loves Indian trains painted in Madhubani art 😊



Indian trains painted in Madhubani art
Zee Media Bureau Aug 29, 2018.

Indian Railways recent effort to paint coaches of Bihar Sampark Kranti with Mithila art has earned the appreciation of United Nations.

“How beautiful are these Indian Railways trains! Women from Bihar painted these coaches with traditional Mithila art, also known as Madhubani, using their fingers, tigs, matchsticks & brushes with natural dyes & pigments!” tweeted the UN.

Monday, August 27, 2018

My green idea: Recycling India's floral waste _ By Helen Briggs



BBC News
20 August 2018 Science & Environment

India is a place of flowers. Lots of them.

Piles of marigolds, roses, carnations and other flowers are left at temples, mosques and sikh gurudwaras for use in religious ceremonies.

Saturday, August 25, 2018

N/s Đặng Thế Phong – Tài Hoa Bạc Mệnh (1918-1942) _Gs Lê Hoàng Long

N/s Đặng Thế Phong (1918-1942)

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau.
(Nguyễn Du)

Suy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người tài hoa là người bạc mệnh, kẻ hồng nhan thường đa truân. Nhìn vào làng nhạc nước ta, nhạc sĩ Đặng Thế Phong là điển hình rõ nét nhất.

Đặng Thế Phong

Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định. Ông là con trai Đặng Hiển Thế, thông phán Sở Trước bạ Nam Định. Thân phụ ông chẳng may mất sớm, gia đình túng thiếu, ông phải bỏ học khi đang theo học năm thứ hai bậc thành chung (deuxième année primaire supérieure, nay là lớp bảy cấp hai phổ thông cơ sở).

Sunday, August 19, 2018

Tác giả bài thơ "Thuyền viễn xứ" là ai?

Tác giả bí ẩn của "Thuyền Viễn Xứ"

Thi sĩ Huyền Chi (12/2017). Ảnh: Trần Nguyễn Anh.

Thân gửi các ACE/PBC.

Gửi lên diễn đàn để các ACE đọc chơi cho vui. Tôi đoán tác giả bài "Thuyền viển xứ"  là bà Bút Hoa, phu nhân của thầy Trần Phụng Tường dạy Pháp văn ở Trung học Phan Bội Châu trước 75. Nhà sách Bút hoa ở đường Trần hung Đạo , trước ty Tiểu học Bình thuận.

Thân chúc các ACE và gia quyến vui mạnh ,an bình.
Tình thân

Nguyên, PBC 64
***

TP - Lúc sinh thời, Phạm Duy rất tâm đắc với tác phẩm “Thuyền viễn xứ” mà ông phổ nhạc từ bài thơ của một thi sĩ ẩn danh - bút danh Huyền Chi. Huyền Chi là ai và cô đang ở đâu?

Nhớ về tháng tư _ ST

 Tác giả của nhạc phẩm "Nguời di tản buồn" tại trại tỵ nạn Camp Pendleton, California 1975.

[VNCH] Ký ức về Tết ở Sài Gòn xưa _Nguyễn Hữu Khoáng

Không khí Tết ở Sài Gòn hồi đó bắt đầu được cảm thấy từ sau Giáng Sinh, những sạp bán đồ Giáng Sinh dọc các đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ thật ra vẫn ngồi nguyên chỗ và chỉ thay đổi thiệp mừng Giáng Sinh sang thiệp chúc Tết mà thôi. Không khí hội hè “bắc qua” này kéo dài cho đến gần Tết, khi những khu vực bán hàng Tết thật sự được tổ chức.

Hai khu vực vui nhất là chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ và khu vực chợ Bến Thành. Người Sài Gòn hồi đó chỉ chuộng có vài loại hoa có truyền thống lâu đời cho ngày Tết mà thôi. Và các chủng loại cũng đơn giản, vì các loại hoa hợp với khí hậu miền Nam cũng không nhiều lắm.

Đứng đầu luôn là mai vàng. Sau đó là các loại cúc như đại đóa, vạn thọ, rồi thược dược các mầu, mào gà, phong lan, địa lan…,dĩ nhiên cũng còn vài loại khác nhưng số lượng rất ít.

Thursday, August 16, 2018

Việt Cộng nằm vùng - Xưa và Nay


Trước năm 1975, là kẻ xăm lăng, là quân phá hoại cho nên VC đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vì thế mọi hoạt động của VC trong các vùng đất tự do của VNCH đều được che dấu, ẩn náu dưới muôn ngàn bộ mặt, hình thức, thường được gọi là "bọn nằm vùng".

Melbourne: Buổi Lễ Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Bông 2018



Lễ Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Bông

Sau nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt, một phút mặc niệm, để thắp một nén hương tưởng niệm cố GS Nguyễn Ngọc Huy và GS Nguyễn Văn Bông, ông Nguyễn Minh Hà đã sơ lược qua tiểu sử của nhị vị "là những chiến sĩ bất khuất đã sống cho đất nước và đã chết cho đất nước, các ông đã sống một đời đáng sống, sống cho lý tưởng quốc gia dân tộc, tranh đấu cho tự do dân chủ."

Tuesday, July 31, 2018

Five Things to Know About the Diamond Sutra, the World’s Oldest Dated Printed Book


The Diamond Sutra, the World’s Oldest Dated Printed

Printed over 1,100 years ago, a Chinese copy of the Diamond Sutra at the British Library is one of the most intriguing documents in the world

Sunday, July 29, 2018

China's Xinjiang Province - A Surveillance State Unlike Any the World Has Ever Seen

In western China, Beijing is using the most modern means available to control its Uighur minority. Tens of thousands have disappeared into re-education camps. A journey to an eerily quiet region.

By Bernhard Zand, Thursday, 7/26/2018

These days, the city of Kashgar in westernmost China feels a bit like Baghdad after the war. The sound of wailing sirens fills the air, armed trucks patrol the streets and fighter jets roar above the city. The few hotels that still host a smattering of tourists are surrounded by high concrete walls. Police in protective vests and helmets direct the traffic with sweeping, bossy gestures, sometimes yelling at those who don't comply.

Saturday, July 14, 2018

Có ngưòi con gái buông tóc thề _Lương Lệ Huyền Chiêu



Tóc em dài em cài bông hoa lý
Miệng em cười anh để ý anh thương

 Thực ra, ngày xưa ít khi người đàn ông nhìn thấy được suối tóc mượt mà của các cô gái. Có lẻ tác giả của câu ca dao trên tưởng tượng đấy thôi.Người con gái Việt Nam ngày xưa kín đáo lắm. tóc của các cô luôn được dấu trong vành khăn mỏ quạ hoặc trong chiếc khăn vành nhung đen. Mỗi sáng sớm việc đầu tiên của các cô thiếu nữ là dấu kín mái tóc của nàng:

Saturday, June 23, 2018

India: Manoj Saini - Nguời thanh niên nghèo nhưng có trái tim Bồ Tát 😊


This ‘Desi Superman’ saves lives at suicide point
Mohd Dilshad | TNN | Updated: Jun 23, 2018, 09:47

Saini runs a makeshift juice stall near Ganga canal in Muzaffarnagar's Bhopa area, which is also infamously known as the "suicide point"

HIGHLIGHTS
Manoj Kumar Saini runs a makeshift juice stall near Ganga canal in Muzaffarnagar’s Bhopa area, which is also infamously known as the “suicide point”.

Saini’s stall is metres away from the canal bridge, from where unhappy and depressed people often jump to their death.

Wednesday, June 20, 2018

Bắc kỳ sau 30/4/1975 không phải là dân Sài Gòn



Câu chưởi trong cái tựa bài bên trên của tên trùm Việt gian JB Trường Sơn chứng tỏ rằng dân Sài Gòn mà hắn ám chỉ ở đây là dân VNCH cũ.

Còn tất cả cái đám Bắc kỳ vô Sài Gòn từ sau ngày 30/4/1975 đều không phải là dân Sài Gòn, mà chỉ là một đám ăn mày vào Sài Gòn để cướp nhà, cướp tài sản của dân Sài Gòn để mà sống thôi.

Thursday, June 14, 2018

BBC News: Albert Einstein's diaries reveals his thoughts of Chinese people


Einstein went on the trip with his wife Elsa

Einstein's travel diaries reveal physicist's racism
14 June 2018

Albert Einstein wrote the travel diaries on a trip to Asia and the Middle East in the 1920s

Newly published private travel diaries have revealed Albert Einstein's racist and xenophobic views.

Written between October 1922 and March 1923, the diaries track his experiences in Asia and the Middle East.

In them, he makes sweeping and negative generalisations, for example calling the Chinese "industrious, filthy, obtuse people".

Wednesday, May 30, 2018

30 tháng 4, viết về Ba _Nguyễn Thị Ngọc Lan

Hình: T/g trước năm 1975
Sau ngày 30/4/1975, cả nhà tôi như đoàn quân thất trận trở về. Mọi thứ dều đảo lộn một cách nhanh chóng, phũ phàng. Căn nhà trống hoác vì bị hôi của gần hết. Mẹ tôi đau lòng tiếc của nhưng Ba lại bình thản an ủi “ Đừng tiếc, như vậy cũng là một cách giải quyết tốt cho gia đình mình. Bây giờ, càng có nhiều của cải càng bị để ý, khó sống lắm!”. Anh em tôi ngơ ngác khi nghe Ba nói như vậy. Dần dần rồi tôi cũng hiểu.

Ngày Xưa Hoàng Thị _T/g Ngoc Lan


Chiều chủ nhật, nghe Đoan Trang hát Ngày Xưa Hoàng Thị. Ngậm ngùi nhớ về một thời đã qua. Một thời của áo trắng, những buổi tan trường về cách đây lâu lắm rồi. Tôi kể chuyện vừa nghe bản nhạc cũ dễ thương cho bạn. Thật bất ngờ, bạn gởi nguyên văn bài thơ của Phạm Thiên Thư cho tôi.

Monday, May 28, 2018

Nguời xưa xử án: Tấm vải của ai? _Hoàng Bích Hà

  Có hai người đàn bà lên công đường cùng với một tấm vải để thưa kiện. Ai cũng khăng khăng nhận đây là tấm vải của mình.

Trước công công đường, cả hai người đàn bà xỉ vả nhau. Người này tố cáo  người kia đã ăn cắp tấm vải của mình. Người đàn bà kia cũng không vừa, khóc lóc và tố cáo người nọ đang đêm lẻn vào nhà ăn cắp tấm vải mình mới mua về.

Gậy ông đập lưng ông _T/g Hoàng Nam

Sáng ba mươi tết vợ ông Tham ngóng mãi mà vẫn chưa thấy vợ chồng thằng cả về để chiều làm bữa cơm cúng tất niên, bà cứ nóng ruột đi vào đi ra. Thấy vậy ông Tham la: “Bà làm cái gì mà cứ đi qua đi lại làm tôi chóng cả mặt, bà đi vào trong nhà cho tôi nhờ, nó chưa về sáng nay thì chiều nó về, việc gì mà bà phải cuống lên như vậy”. “Mấy ngày gần tết xe cô đi lại nhiều, tôi sợ các con đi xe đi cộ không cẩn thận nên tôi lo vậy thôi” nói rồi bà Tham vào trong nhà.