Wednesday, December 24, 2014
Bảng đối chiếu từ ngữ Việt Nam & việt cộng _T/g Trần Văn Giang
Lời người giới thiệu:
- Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y như nhau nhưng ý nghĩa (hoàn toàn khác biệt) dễ dàng gây “hoang mang” (confused) nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.
- Ở Việt Nam sau 1975, vì nhiều lý do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đã bị thay thế hẳn. Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy trì các từ ngữ VNCH.
Tuesday, December 23, 2014
Mật khu Cây Gáo và trận tao ngộ chiến đầu xuân _T/g Trần Văn Trung/Bắc Phong Sài Gòn
Chuẩn úy Trung đội trưởng Trần Văn Trung thuộc lò Thủ Ðức 6/68 vừa ra trường, được chuyển về Sư Ðoàn 18BB. Trung nắm trung đội, đơn vị nhỏ xíu thuộc loại thẩm quyền, cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó, nhận lệnh là thi hành. Mùa xuân 1970, Ðại đội Trung đóng quân chờ ăn Tết ở Kiệm Tân, Dốc Mơ, Gia Kiệm. Truớc Tết, cái lon chuẩn úy trên vai Trung bỗng nặng thêm vì cơn bệnh của Ðại đội trưởng Ngô Văn Tân. Ðang háo hức chuẩn bị các ngày vui với anh em trong trung đội, thày trò đa số còn trẻ măng, Trung nhận lệnh trình diện Tiểu đoàn trưởng. Vừa đi Trung vừa lầm bầm:
Mùa Giáng Sinh đầu tiên trong tù, 1975 _T/g Nguyễn Mạnh Tiến
Từ cuối năm 1974, chiến cuộc VN thay đổi hẳn vì sự chênh lệch giữa hai bên về tiếp tế và hỏa lực ngày càng rõ nét. Phía QLVNCH thì quân viện đã bị Quốc Hội Mỹ cắt giảm trầm trọng nên hỏa lực sút giảm thấy rõ. Phe Cộng sản thì được Nga và Trung Cộng tăng cường việc trợ ồ ạt, tải vào Nam một số lượng khổng lồ vũ khí gồm cả xe tăng hạng nặng và trọng pháo tối tân nhất. Tháng Ba năm 1975, tỉnh Phước Long bị CS đánh chiếm, không lâu sau đó đến lượt Ban-Mê-Thuột thất thủ, mở đầu cho những tổn thất và di tản liên tục của phía VNCH, đưa đến ngày Quốc Hận 30/4 khi miền Nam VN hoàn toàn bị CS chiếm.
Sunday, December 21, 2014
Hắn Và Cuốn Nhật Ký Đặng Thùy Trâm _T/g Xuân Đỗ,
20/10/2007: - Từ cả năm nay, sách báo trong nước Việt Nam không ngừng đề cao cuốn “Nhật Ký Đặng Thùy Trâm” của một nữ bác sĩ Hà Nội chết trong cuộc chiến tranh Nam Bắc. Đây là một tài liệu tịch thu trên đường hành quân, được một hạ sĩ quan thông dịch người Việt giao cho một sĩ quan Mỹ cất giữ. Cao điểm mới của đợt đề cao này là sách được dịch, in tại Mỹ và nhà nước CSVN bỏ tiền quay thành phim.
Quận Cam và Điệp Viên Cộng Sản _T/g Đỗ Xuân Tê
Thẻ báo chí Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị cấp cho Phạm Xuân Ẩn.
Người Việt đầu tiên ở Quận Cam từ thời 1957 là điệp viên cộng sản Phạm Xuân Ẩn. Tác giả bài viết là người đã cấp thẻ nhà báo cho Ẩn. Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California.
Friday, December 12, 2014
Ngày cuối cùng của một Tư lệnh tại căn cứ Tân Cảnh, Mùa Hè 72 _T/g Vương Hồng Anh
Trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại”, khi trình bày về diễn tiến từng ngày trận chiến tại Cao nguyên trong mùa hè 1972, VB đã lược trình về một số trận giao tranh giữa 2 sư đoàn CSBV và 2 trung đoàn của Sư đoàn 22 BB tại các phòng tuyến Tân Cảnh, Dakto.
Trước sự áp đảo về quân số của đối phương và lại không được sự yểm trợ về Không quân chiến lược của Hoa Kỳ, mà nguyên nhân chính là vị cố vấn trưởng Quân đoàn lúc bấy giờ thiếu thiện ý với vị tư lệnh Sư đoàn 22 BB, nên các đơn vị Sư đoàn 22 BB đã bị tổn thất nặng trong các trận kịch chiến với CQ. Dù bị bức tử tại Tân Cảnh, nhưng quân sĩ Sư đoàn 22 BB, từ anh binh nhì khinh binh đến vị tư lệnh Sư đoàn, đã tử chiến đến giờ phút cuối của cuộc chiến.
An Lộc, chiến trường đi không hẹn _T/g "Hổ Xám " Phạm Châu Tài
(Viết cho những chiến hữu của tôi đã một thời vào sanh ra tử trên khắp chiến trường sôi bỏng để bảo vệ đất nước).
Mùa hè năm 1972 đi qua như cơn ác mộng mà khi tỉnh dậy người ta vẫn còn bàng hoàng như đang mê sảng.
Mùa hè đến với những cơn lốc bạo tàn, với những trận cuồng phong kinh hãi, sẵn sàng huỷ hoại tất cả những gì gọi là sự sống của con người, mà những tiếng kêu thương, bi ai thống khổ nhất vẫn còn âm vang cho đến ngàn sau.
Mùa hè đến với bão lửa ngụt trời, bão lửa cuồn cuộn vút lên như hoả diệm sơn bao trùm khắp bầu trời Miền Nam Việt Nam, bão lửa hừng hực thiêu đốt muôn vạn sinh linh đang sống an lành, tự do phía Nam vĩ tuyến 17.
Nhớ về An-Lộc !!! _T/g Nguyễn Sơn
Cho đến nay, đã hơn ba tháng tôi sống nơi đây mà vẫn chưa quen được với giờ giấc và thời-tiết. Đã đành đang Đông nên mặt trời thường “đi ngủ sớm”. Nhưng trong người tôi vẫn thường bị xây xẩm hoặc bị ảo-giác về giờ-giấc. Có khi đang trưa mà tôi cứ ngỡ là nửa đêm. Nên thường nhìn đồng-hồ là vậy.
Bây giờ đã hơn 1 giờ. Tôi biết chắc điều này vì ngoài trời mờ ảo với ánh đèn nhiều màu của thành-phố. Tuyết đang rơi thì phải. Hơn một tiếng đồng-hồ trước đây tôi đã thức giấc trong tiếng chuông điện-thoại. Người đã gọi, tôi không quen hay đúng hơn là tôi không nhớ. Anh đã nhắc nhiều đến Biệt Cách Dù trong đó có cả chị. Sau đó tôi đã không ngủ được. Tâm trí cứ vẫn-vơ nghĩ đến chuyện cũ An-Lộc năm xưa, đưa tôi vào ảo-giác chiêm-bao, trong mê tỉnh thực mộng…Tôi đã quên tôi trong hiện-hữu lạnh lẽo giá băng, trong thực tại tha-hương kiếm sống… tôi nhớ thật nhiều đến một mùa hè rực-rỡ, trong lửa đỏ Bình-Long, đến chị.
Vĩnh Biệt NGUYỄN SƠN Người Lính VNCH _T/g Mũ Đỏ Út Bạch Lan
Buổi chiều ngày mùng 5 Tết Mậu Thân. Một buổi chiều nắng đẹp, vẫn với những ngọn gió hiền hòa từ biển khơi, vẫn với bãi biển cát trắng chạy dài bên đường Duy Tân mang nhiều kỹ niệm, nhưng sao có vẽ đìu hiu vì những cơn bạo loạn của cộng quân tấn công vào thành phố Nha Trang giữa đêm giao thừa. Tôi đang ngồi với vài sĩ quan ĐĐ3/81/BCD ở quán số Một cạnh bờ biển, một vài trứng hột vịt lộn, một đĩa mực nướng, và không thể thiếu món ốc bưu luộc chấm nước mắm gừng thì Nguyễn Sơn bước vào với hai người khác. Mũ xanh gặp mũ xanh bắt buộc dơ tay vẫy vẫy vài ba cái rồi bàn ai nấy ngồi. Tôi hỏi Trung Úy Nguyễn Đăng Lâu:
Tuesday, December 9, 2014
Đi Vào Lòng Địch - Câu chuyện thật của một Người Nhái Hải Quân VNCH _T/g Thế Trân
Người Nhái Hải Quân VNCH Nguyễn Văn Kiệt và Người Nhái Hải Quân Hoa Kỳ Tom Norris.
(Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Kiệt và dữ kiện trong các trang web)
Lời ngỏ: Cuối năm 2001 người xem TV các chương trình “Suicide Missions” (History Channel), “Navy SEALs: Untold stories” (TLC - The Learning Channel) sẽ thấy một nhân vật Việt Nam tên Kiệt được nhắc đến trong những chuyến công tác chưa bao giờ được kể lại. Nhân vật này là ai? Tình tiết trong các phim tài liệu đó có chính xác không? Mời đọc giả đi ngược thời gian….
Monday, December 1, 2014
Nhật ký An Lộc của một Bác Sĩ Quân Y
Cuốn nhật ký bỏ quên.
Cuốn sách 470 trang của bác sĩ giải phẫu tại mặt trận viết về 86 ngày tại An Lộc quả thực là tác phẩm hay nhất mà tôi đọc lần thứ hai trong năm 2011.
Friday, November 21, 2014
Tiếng Việt của tôi
Tôi yêu tiếng Việt làm sao ...
Ngân nga từng chữ, ngọt ngào ca dao
Tiếng Việt tôi, tiếng dạt dào ..
Tiếng tre kẻo kịt.. rì rào trúc lay ..
Ngân nga từng chữ, ngọt ngào ca dao
Tiếng Việt tôi, tiếng dạt dào ..
Tiếng tre kẻo kịt.. rì rào trúc lay ..
Saturday, November 15, 2014
Theo dõi Việt gian & Việt cộng đâm sau lưng Người Việt Quốc Gia
Bọn Việt gian & bọn Việt cộng nằm Vùng hay núp dưới bóng Cờ Vàng, hay núp sau lung hình ảnh của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và hay núp dưới chiêu bài chống cộng để đâm sau lung người chiến sĩ Quốc Gia Và Cộng Đồng Người Việt TỴ nạn CS ở hải ngoại.
Wednesday, November 12, 2014
Phila Tô: “Trâu Điên” Và Cố Vấn Mỹ… Muộn Vẫn Phải Nói…
(RPG.Đuôi đạn B40, kỷ vật của Gen USMC Sheehan )
Monday, November 10, 2014
"Khép lại quá khứ" _T/g Trần Chiêu Yên
Anh khuyên tôi: “Hãy quên đi thù hận”
Về quê hương xây dựng nước non nhà
Bằng tài năng học hỏi chốn phương xa
Đảng, nhà nước hoan nghênh người viễn xứ !
Thursday, November 6, 2014
Tiếng Việt Đã Từ Từ Biến Dạng (theo cái ngu của VC) _T/g Đào Văn Bình
MUỐN BẢO VỆ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM,
TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG TỪ NGỮ CỦA CỘNG SẢN. _Hương Saigon
Toàn dân Việt Nam trong tương lai sẽ không còn nói thuần tiếng Việt nữa mà nói toàn tiếng Mỹ/Tây…nhưng tiếng Tây, tiếng Mỹ Ba Rọi.
Bởi vì:
-Tuổi vị thành niên không nói mà lại nói tuổi teen.
-Chích ngừa không nói mà lại nói tiêm vaccine.
-Nhà ăn không nói mà lại nói căng-tin (cantine).
Wednesday, November 5, 2014
[vp VNCH] Tổng thống Ngô Đình Diệm và chủ quyền đất nước, 2-11-2014
President Diem in New York City
Bài diễn văn của GS Trần Thủy Tiên trong Buổi Lễ Tưởng Niệm TT Ngô Đình Diệm ở Dallas
Kính Thưa Quý Vị,
Trước hết, xin ngỏ lời cám ơn Ban Tổ Chức Buổi Lễ Tưởng Niệm TT Ngô Đình Diệm đã mời tôi đến chiều nay ở Hội Trường Swayz, Dallas, TX, như một diễn giả, để trình bầy chủ đề do Ban Tổ Chức chọn: Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Chủ Quyền Đất Nước.
Nói về Chủ Quyền Đất Nước, chúng ta thường nghĩ đến lãnh thổ, với những gì thấy được và cầm được rõ ràng trong tay, như đất biển, rừng núi, ruộng vườn, quặng mỏ, cao nguyên, đồng bằng... Nhưng thực ra, chủ quyền của một đất nước bao gồm nhiều loại, về cả hai mặt: vật chất lẫn tinh thần. Trong phạm vi bài diễn văn hôm nay, tôi muốn đề cập đến 4 phương diện: Chủ Quyền về Lãnh Thổ, Chủ Quyền về Kinh Tế, Chủ Quyền về Ngoại Giao, và Chủ Quyền về Giáo Dục.
Friday, October 31, 2014
Tình Nghĩa Anh Em Một Đời Mũ Đỏ _T/g Đoàn Phương Hải
TĐ7ND: Từ trái qua phải: BS Trọng, Đại úy Nguyễn Viết Thanh, Thiếu Tá Phạm Kim Bằng, Thiếu tá Lê Minh Ngọc, Đại Úy Đoàn Phương Hải trong cuộc hành quân với Chiế’n đoàn 333 giải toả Kompongcham năm 1970.
Như thường lệ sáng nào tôi cũng vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa đọc email Võ Bị để biết tin tức, sinh hoạt của các bằng hữu anh em khắp mọi nơi trước khi làm việc. Nhưng buổi sáng hôm nay, buổi sáng thứ Tư ngày 21 tháng 6 năm 2000, tôi đã sững sờ đánh đổ ly cà phê khi đọc những hàng chữ báo tin Thanh Râu Nguyễn Viết Thanh Khóa 19 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN) vừa mới qua đời vì bạo bệnh tại Canada! Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, dùng chữ nghĩa như thế nào để viết cho đủ, chuyên chở cho hết những ngày trên Võ Bị, những tháng năm cùng chung đơn vị với những trận chiến mịt mù bom đạn khi ở Tiểu đoàn 7 Nhảy dù với Thanh!
Ngô Gia Tam Kiệt: Ông Ngô Đình Cẩn _ T/g Ngô Đình Châu
VRNs (26.10.2014) – Sài Gòn – Ông Ngô Đình Cẩn sinh năm 1912 tại nguyên quán làng Đại Phong, Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là em trai áp út của ông Ngô Đình Diệm. Ông Cẩn có thói quen chân đi guốc gỗ, miệng nhai trầu bỏm bẻm, nên có hỗn danh là “Cố Trầu”, hoặc là “Lãnh Chúa Miền Trung”. Còn các nịnh thần thì thường gọi ông Cẩn bằng “Cậu Cẩn”.
Sunday, October 12, 2014
Did You Know? Consuelo Velázquez and "Bésame mucho" - The most sung & recorded song in the world!
Musician & Song Writer: Consuelo Velázquez, author of the famous: "Bésame mucho".
By Tony Burton
Did You Know...?
The song "Bésame mucho" (Kiss me a lot) was written by a young Mexican woman who had never been kissed.
This article is a tribute to Consuelo Velázquez, who died January 22, 2005, at the age of 84.
Consuelo Velázquez was one of Mexico's best known modern songwriters. She wrote her most famous song – "Bésame mucho" – before her 20th birthday. When asked, years later, whose love had inspired the powerful lyrics, she replied that she had written it before she had ever been kissed, and said that the entire song was a "product of imagination".
By Tony Burton
Did You Know...?
The song "Bésame mucho" (Kiss me a lot) was written by a young Mexican woman who had never been kissed.
This article is a tribute to Consuelo Velázquez, who died January 22, 2005, at the age of 84.
Consuelo Velázquez was one of Mexico's best known modern songwriters. She wrote her most famous song – "Bésame mucho" – before her 20th birthday. When asked, years later, whose love had inspired the powerful lyrics, she replied that she had written it before she had ever been kissed, and said that the entire song was a "product of imagination".
Saturday, October 4, 2014
Ðọc ‘Lá Trúc Che Ngang: chuyện tình của cô tôi,’ tác giả Hoàng Quỳnh Hoa _T/g Trần Bình Nam
Trần Bình Nam
Hình bìa tác phẩm “Lá Trúc Che Ngang - Chuyện Tình của Cô Tôi.”
Hàn Mạc Tử là một thi sĩ có tài. Ông sinh năm 1912, lớn lên bị bệnh nan y và qua đời năm 1940 khi người Pháp còn đô hộ Việt Nam. Thơ văn và những mối tình lớn nhỏ của ông tạo thành một biến cố văn học tại Việt Nam sau khi ông chết. Cả một thế hệ cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940 bừng dậy vì những vần thơ trữ tình đầy nước mắt của ông. Nhất là những vần thơ thi sĩ dành cho bà Hoàng Thị Kim Cúc, người yêu trong mộng của ông.
Năm 1939 thế giới chiến tranh bùng nổ. Năm 1945 Nhật đảo chánh Pháp kéo theo cuộc cách mạng chống Pháp giành độc lập. Ðất nước chia cắt. Sau đó là cuộc nội chiến khốc liệt, Nam Bắc thống nhất, dân tình phân ly, chia rẽ. Thế nhưng hiện tượng văn học Hàn Mạc Tử hình như không bị ảnh hưởng bởi những xáo trộn chính trị tại Việt Nam.
Friday, September 19, 2014
Quảng Trị 1972 - Trận địa lịch sử _T/g Lê Văn Trạch SĐ3/BB
Phóng đồ cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt vào các vị trí QL/VNCH tại Quảng Trị ngày 30/3/1972
Trên chặng đường dài của lịch sử dân tộc, có từng niên biểu đánh dấu đậm nét những dữ kiện nổi bật ảnh hưởng đến toàn bộ sinh hoạt của đất nước, hơn thế là một dấu ấn khắc khoải ngậm ngùi cho hàng bao thế hệ.
Monday, September 15, 2014
Cánh Đại Bàng còn lại giữa vùng trời Thủy Quân Lục Chiến
Xưa Nay
Đại Bàng Tango Nguyễn Thành Trí, tư lệnh phó TQLC VN
Ba tuần trước tôi gọi Điện thoại cho Niên trưởng Tư Lệnh Phó Thủy Quân Lục Chiến Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, để hỏi thăm sức khỏe của Ông. Điện thoại reo 2 lần và Niên Trưỏng đã tiếp tôi trên ống nghe.
- Anh nghe đây Tịnh
- Chào Niên Trưởng
- Có việc gì không? Tịnh cứ nói chuyện tự nhiên, lúc này Tango khá nhiều rồi.
Saturday, August 23, 2014
“Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn” của BS Nguyễn Duy Cung: Bản Hùng Ca Quân Y Sĩ VNCH Thời Nội Chiến Quốc-Cộng
Bìa sách “Đời Y Sĩ Trong Cuôc Chiến Tương Tàn.”
Đó là cuộc chiến tương tàn lớn nhất và gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: cuộc chiến Quốc-Cộng. Tác phẩm "Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn" của Bác sĩ Nguyễn Duy Cung đã ghi lại một mảng đời của Quân Y Sĩ Nguyễn Duy Cung trong cuộc chiến tương tàn này.
Ban Biên Tập Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y QLVNCH (http://www.svqy.org/) ghi nhận về tác giả Nguyễn Duy Cung, QYHD khóa 7, trích như sau:
Wednesday, July 30, 2014
Tùy bút: Chỉ còn là kỷ niệm _T/g Điệp Mỹ Linh
Tưởng nhớ hai em – Nguyễn Phiêu Linh, Hồ Quang Trung – và kính tặng tất cả Cựu SVSQ/TB/TĐ khóa 6/68 và khóa 4/68
Dù ngày xưa bạn cùng lớp đã “xầm xì” rằng “hắn” hoạt động cho Việt Cộng, tôi cũng không tin; vì – với trí óc non nớt của một nữ sinh trung học cùng với bản tính ngay thẳng, lương thiện – tôi nghĩ, nếu “hắn” thích Việt Cộng thì “hắn” ở lại ngoài Bắc chứ “hắn” theo gia đình di cư vào Nam để làm gì!
Thursday, July 24, 2014
Trốn Trại Tù CS _T/g Nguyễn Ngọc Thạch, K20
Sau khi ở tù cải tạo được 5 năm, khi tôi đang ở trại Suối Máu Biên Hòa, thì có một số tù được đưa lên trại Tống Lê Chân gần An Lộc Bình Long. Tôi mừng thầm là nếu đưa tôi lên Tống Lê Chân thì tôi có rất nhiều hy vọng để trốn trại, vì tôi biết rất rõ vùng đất này. Đơn vị đầu tiên khi tôi mới ra trường là Đại đội 11 thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 5 Bộ Binh đóng gần sân bay An Lộc Bình Long. Và trong suốt thời gian phục vụ từ cấp Trung đội lên đến cấp Trung đoàn tôi vẫn ở trong vùng rừng xanh đất đỏ này.
Giữa tháng 5 năm 1980, họ chuyển tôi từ trại Suối Máu Biên Hòa lên trại Tống Lê Chân. Đây là một trại tù ở giữa rừng, gồm các dãy nhà tranh với mấy lớp hàng rào kẻm gai bên ngoài và một lớp hàng rào tre bao bọc bên trong che kín, không nhìn thấy được bên ngoài. Ở bốn góc và ngay cổng ra vào là các chòi canh được trí súng đại liên. Sau khi lên đến trại Tống Lê Chân, chúng tôi liền nghiên cứu ngay kế hoạch để trốn, vì phải trốn càng sớm càng tốt.
Tuesday, July 22, 2014
Nỗi buồn tiếng Việt của người Dân trong nước _Tác giả Chu Đậu
Ghi chú: Dùng ngôn ngữ của Việt cộng (ví dụ như là: sự cố, thông tin, nhân thân, bức xúc, phản biện, phản hồi, tờ rơi, to đùng, choáng ngợp, v.v...) là tự biến mình thành tay sai cho chúng (lũ Việt cộng & Việt gian) và trở thành con vẹt tiếp tay cho bọn Việt cộng tuyên truyền văn hóa CS vào đầu óc đồng bào Việt Nam, vô tình làm hủy hoại tiếng Việt truyền thống của tổ tiên để lại.
Ở trong nước, hiện tượng dùng chữ nghĩa kỳ cục do CS Bắc Việt du nhập vào miền Nam, lai căng với nhiều từ ngữ mới chế rất ngô nghê và xa lạ đối với phần đông dân chúng. Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn CS nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức trở thành thô tục (như: "xưởng đẻ" dùng cho "nhà bảo sanh", "nhà ỉa" dùng cho "nhà vệ sinh", hay "lính thủy đánh bộ" dùng cho "thủy quân lục chiến" v. v... , và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa.
Saturday, June 21, 2014
Tập Thơ Hồn Việt: Thay lời tựa _T/g Ðằng Phương
Ðọc giải buồn hay để biết Ðằng Phương!
Ðây những lời giới thiệu kém văn chương,
Chỉ lấy sự chân thành làm giá trị.
Tôi chẳng phải là một nhà thi sĩ
Lấy văn thơ làm Lẽ Sống trên đời,
Ðem ngọc châu trau chuốt mãi nên lời
Ðể trang điểm nàng Ly Tao diễm lệ.
Tôi chẳng phải là một nhà thi sĩ
Thả linh hồn hòa nhịp với thiên nhiên,
Dùng lời thơ ghi vẻ đẹp u huyền
Luôn biến chuyển của núi sông hùng vĩ.
Tôi chẳng phải là một nhà thi sĩ
Mở rộng lòng đón gió lạ nghìn phương,
Và dặt dìu buông những tiếng du dương
Khi xúc cảm trong tim vừa gợn nhẹ.
Tôi chẳng phải là một nhà thi sĩ
Có thiên tài xuất khẩu tự thành văn,
Mượn duyên thơ làm đượm mối tình thân
Khi họp mặt với bạn bè, lân lý.
Friday, June 20, 2014
Nỗi niềm của Cụ Trần Văn Hương
Là một quân nhân, vào những ngày cuối cùng của miền Nam, tôi được cái may mắn gần gũi với cụ Hương, nhất là những lúc dầu sôi lửa bỏng khi thủ đô Saigon đang bị cộng quân vây hãm. Tình hình thật là cấp bách sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào ngày 21-4-75, bàn giao chức vụ Tổng Thống cho cụ Trần Văn Hương theo hiến pháp. Ông đã nhận lấy chức vụ đứng đầu một đất nước trong hoàn cảnh thật là khó khăn. Một mặt, dưới sức ép thật nặng nề từ người bạn đồng minh Hoa Kỳ muốn sớm rút chân ra khỏi Việt Nam, mặt khác, về phía địch, cộng sản Bắc Việt biết rõ sự suy yếu hoàn toàn của chánh quyền miền Nam dưới sự bỏ rơi của Mỹ nên càng gia tăng áp lực, đưa quân uy hiếp thủ đô Saigon. Thêm vào đó, thành phần thân cộng có mặt trong guồng máy miền Nam, cũng luôn tạo áp lực để đòi hỏi lật đổ chánh quyền miền Nam bằng sự thay thế một chánh quyền do cộng sản kiểm soát.
Trong thời gian bảy ngày sau khi bàn giao với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cuối cùng cụ Trần Văn Hương phải chấp nhận việc bàn giao cho tướng Dương Văn Mình theo diễn tiến như sau :
Sunday, June 15, 2014
“Ông Khai Trí”: Một Đời Đam Mê Sách
Ông chủ nhà sách Khai Trí và nhà làm tự điển Nguyễn Văn Khôn
Nhà sách Sài Gòn bây giờ trước 1975 là nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi
Tháng tám năm 2004, người yêu sách Sài Gòn đã đưa tiễn ông Thanh Tuệ, Giám đốc nhà xuất bản An Tiêm về bên kia thế giới, và kế ngay sau đó lại tiễn biệt ông Nguyễn Hùng Trương, Giám đốc Nhà Sách, Nhà Xuất bản Khai Trí qua đời ngày 11 tháng ba 2005 tại Sài Gòn . Đối với một lớp người ở miền Nam trước 1975, những cái tên như An Tiêm hay Khai Trí có một ý nghĩa đặc biệt, nó gợi một cảm giác trong sáng của trí tuệ, cái vui sướng của sinh hoạt tinh thần, văn hóa .
Nhà Sách Khai Trí, 60-62 Đại Lộ Lê Lợi Sài Gòn ( Bonard Blvd)
Nhà Sách Khai Trí
Văn học VN sau 75 "Bắc tiến" trong uất hận
Năm 54, người trí thức miền Bắc đã đem giòng văn học Bắc vào Nam khi di cư - như là mang cả nỗi hoài vọng của người ly hương canh cánh trong lòng theo cùng với mình
Năm 75, CS tràn vào miền Nam và vơ hết gia sản miền Nam chở về Bắc ! Và thế là dòng văn học VN lại "Bắc tiến" trong uất hận !!! Tại sao lại trong uất hận ?
Friday, June 13, 2014
Người Lính Ấy _Thơ Lý Thụy Ý
ĐỌC “ GỞI SÀI GÒN “ CỦA THỤC VŨ
Rưng rưng khi đọc thơ Người
Cỏ thiên thu đã kìn nơi anh nằm
Ngậm ngùi chi chuyện trăm năm
Người xưa cũng quá thăng trầm Vũ ơi !
2010
***
NGƯỜI LÍNH ẤY
- kính tặng anh Hai-T/TPB Trương Huyền Sách
Người lính ấy không còn trẻ nữa
Dấu thời gian hằn những nét vô tình
Nhưng ánh mắt vẫn còn nguyên chất lửa
Của một thời lừng lẫy đao binh
Thursday, June 12, 2014
Thiên Hà...Xa Dấu Ngựa Hồng _T/g Lý Thụy Ý
-Có gì đâu… Chỉ là hoài niệm thôi mà…
Ánh mắt xa xăm, Thiên Hà nhỏ giọng khi tôi hỏi vì sao anh chọn “Xa dấu ngựa hồng”cho thi phẩm mang dấu ấn 70 của mình…
Hoài niệm. Tôi hiểu. Luôn là thế! Anh, cũng như tôi. Chúng tôi. Một thời Sài Gòn. Yêu-sống-chứng kiến bao thăng trầm!
Sài Gòn của tôi _T/g Lý Thụy Ý
Sài Gòn vẫn rất dễ thương
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen
Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”
Tuesday, June 3, 2014
Số phận của Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung Quốc _Tg Đào Tiến Thi
Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá
Nhưng có lẽ ít ai biết về số phận của ông vua phản bội Tổ quốc Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong của ông ta sau cuộc thua tan tác này. Chúng tôi xin lược qua 15 năm sống (và chết) nhục nhã (và phần nào đáng thương) trên đất Trung Quốc của họ.
Bài viết dưới đây tổng hợp từ Hoàng Lê nhất thống chí [i] (HLNTC), Bắc hành tùng ký (BHTK), có tham khảo thêm các giáo trình lịch sử Việt nam và từ điển mở Wikipedia. Trong số này đặc biệt chú ý là Bắc hành tùng ký, bởi nó là cuốn nhật ký của Lê Quýnh, nhân vật quan trọng nhất trong đoàn tùy tùng của Lê Chiêu Thống, ghi lại những ngày ông bị giam cầm trên đất Trung Quốc.
Sunday, June 1, 2014
Tùy bút: Nước Mắt Trưng Vương _T/g Trưng Vương SG
(Tình cờ được đọc bài tùy bút dưới đây của một Trưng Vương Sài Gòn. Thấy giòng máu hai Bà sôi sục trong bài nên chuyển ra để xin các bác Trưng Vương hải ngoại cho biết ý kiến. _Tuân)
Tùy bút: NƯỚC MẮT TRƯNG VƯƠNG
Mỗi năm đến dịp lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng vào ngày mồng 6 tháng 2 ÂL, tôi lại nhận được thư mời của Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Trưng Vương, về dự lễ được tổ chức tại trường.
Trường tôi nằm cuối đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy cây cao bóng mát. Bước chân về chốn cũ, lòng tôi bồi hồi rộn rã, cả niềm vui lẫn nỗi buồn, và tiếc nuối thời ấu thơ! Nơi đây đã từng ghi dấu chân tôi và bạn hữu bao tháng năm dưới mái trường thân yêu, cùng thày cô rèn luyện trí, đức. Ngôi trường đối với tôi sao mà thân thương đến thế, nơi đã dạy cho chúng tôi nên người, nhưng nhất là đã hun đức cho chúng tôi tinh thần yêu quê hương tổ quốc!
Friday, May 30, 2014
Nếu bạn muốn bạo động..._T/g Vũ Đông Hà
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trước tiên bạn phải là người có máu bạo động. Nếu không bạn chỉ là người kêu gọi kẻ khác bạo động giùm bạn và bạn chỉ được tiếng là người bạo miệng. Để là người bạo động, bạn phải biết dùng nắm đấm, cùi chõ. Khá hơn, bạn phải biết dùng súng và có lá gan để bấm cò. Cao hơn nữa: bạn phải trở thành siêu thủ bom xăng, bom đinh, bom mìn.
Nắm đấm và cùi chõ của một mình bạn chỉ là trò trẻ con đối với đám côn an. Do đó bạn phải tìm nhiều người có khả năng đánh lộn, thích đánh lộn và có lý tưởng dân chủ, quý trọng nhân quyền. Đây là một kết hợp khá hiếm. Hiếm nhưng nếu nỗ lực biết đâu bạn có thể tìm được. Tìm được - thì nhóm của bạn sẽ đông bao nhiêu để có thể đối phó với lực lượng côn an? Và làm thế nào để các bạn "nện" cho chúng một trận và sau đó an toàn "nện" tiếp chúng thay vì chúng sẽ "nện" từng người của các bạn trong đồn côn an? Đó là những câu hỏi và điều bạn phải giải quyết.
Nắm đấm và cùi chõ của một mình bạn chỉ là trò trẻ con đối với đám côn an. Do đó bạn phải tìm nhiều người có khả năng đánh lộn, thích đánh lộn và có lý tưởng dân chủ, quý trọng nhân quyền. Đây là một kết hợp khá hiếm. Hiếm nhưng nếu nỗ lực biết đâu bạn có thể tìm được. Tìm được - thì nhóm của bạn sẽ đông bao nhiêu để có thể đối phó với lực lượng côn an? Và làm thế nào để các bạn "nện" cho chúng một trận và sau đó an toàn "nện" tiếp chúng thay vì chúng sẽ "nện" từng người của các bạn trong đồn côn an? Đó là những câu hỏi và điều bạn phải giải quyết.
DÂN LÀM BÁO NÉM ĐÁ QUAN LÀM BÁO
Tác giả Vũ Đông Hà (Huỳnh Ngọc Phước?) chủ Blog Dân Làm báo
Một bài viết của tác giả Vũ Đông Hà "Sự xâm nhập của đảng vào lề Dân" được đưa lên trang đầu của Blog Dân Làm Báo trong ngày hôm qua đã tố cáo Blog Quan Làm Báo là trang mạng "lá cải"của CS, chuyên đăng bài nội bộ CS đấu đá nhau.
Quan Làm Báo được nổi tiếng qua loạt bài tố cáo sự tham ô của gia đình Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng đã làm cho Nguyễn Tấn Dũng và Đảng CS đau đầu ăn ngủ không yên. Bản thông báo của Văn Phòng Chính Phủ Việt Nam hôm 12 tháng 9, do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Quang Thắng ký, nêu đích danh ba trang mạng Quan Làm Báo và một số trang mạng khác.
Monday, May 26, 2014
Câu chuyện vượt biên _Gs Đặng Thị Tuyết Như
Khi đi chùa, vợ chồng tôi có thói quen ngồi cuối cùng nơi chánh điện phía bên trong dù rằng phía trên còn nhiều chỗ trống. Hôm ấy có một đạo hữu cùng chí hướng với tụi tôi, ông ta tươi cười chào hỏi chúng tôi rồi ngồi xuống bên cạnh nhà tôi. Ông tự giới thiệu tên ông là Thọ.
Sunday, May 25, 2014
(VP VNCH) Những ngày xa xưa ấy _G/s Đặng Thị Tuyết Như
Riêng tặng các em học sinh :
- Trung học Vạn Ninh, Khánh Hòa (1962-1966)
- Trung học Trung Thu, Sài Gòn (1966-1975)
Vợ chồng chúng tôi ít đi ăn nhà hàng, nhưng hôm nay, ngày 8-3 kỷ niệm ba mươi bốn năm đám cưới, nhà tôi đãi tôi ăn điểm xấm. Tình cờ tôi gặp Kim Long và phu quân, cô bạn búp bê năm 1955 của tôi ở Sài Gòn. Thế là hai đứa cứ túm lấy nhau mà nói chuyện.
Saturday, May 24, 2014
Những Năm Tháng Tuổi Ngọc _T/g Lữ Thanh Cư
Sáng nào dậy, Má cũng cho 1 $ để ăn sáng. Khi thì tôi mua bánh mì ổ của Ông già lùn, lần nào Ổng cũng hỏi " Bỏ năm cắc xíu mại nhen ". Tôi muốn lắm nhưng chỉ có chừng đó tiền đành chịu. Tôi bảo ông " Chan nước thịt cho con được rồi ". Ông mở nắp vung, mùi thịt thơm làm tôi nhỏ dãi, nhìn hai tay Ông nhanh nhẹn mổ ổ bánh mì làm đôi và chan chất nước màu vàng sẫm dính theo một vài miếng mỡ đưa cho tôi. Cầm trên tay ổ bánh nóng cắn một miếng ôi chao ngon hết ý ! Có lúc tôi mua xôi bắp hàng chị Thời, xôi thổi khéo làm sao ! Hột bắp mềm, dẻo trong miệng, mùi thơm của mè rang trộn đường, muối vừa ăn tôi làm một hơi đến khi chỉ còn chiếc lá trơn mà miệng vẫn còn thòm thèm...Những ngày không ăn xôi bắp hay bánh mì thì tôi ăn bún, bánh bèo, cơm sườn nướng hàng chị Hai Tiêu, món nào cũng ngon cũng làm tôi tưởng tới trong giấc ngủ...
Friday, May 23, 2014
Còn Lại Với Đời _T/g Trần Thị Diệu Tâm
( Tác giả ghi lại cảm nghĩ sau một tai nạn xe hơi tháng 8/2000 )
Chiếc xe chúng tôi đang chạy về hướng Ermenonville, trên con đường đến tham dự một lễ cưới tại nhà thờ thuộc tu viện Chaalis. Con đường trải nhựa màu nâu đỏ khác thường.
Chốn cũ _ T/g Trần Thị Diệu Tâm
Tôi nhận lời đến giúp việc nhà cho bà Chantal De Bry mỗi ngày. Công việc không vất vả lắm, thu dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, lau sạch bụi bặm và dọn thức ăn ra bàn. Khi vợ chồng người con trai, ông Jean trở về nhà vào 8 giờ tối, tôi mới nghỉ.
Thursday, May 22, 2014
Mẹ Của Tôi.
Tôi được nghe Mẹ kể rằng vào năm 1954, sau hiệp-định Genève chia đôi nước Việt-Nam thành hai miền Nam-Bắc ngay tại vĩ-tuyến 17. (Nơi có cây cầu Hiền-Lương bắc ngang giòng sông Bến-Hải, ngăn hai tỉnh Quảng-Trị và Quảng-Bình). Bởi không chấp-nhận sống dưới chế-độ Cộng-Sản; Mẹ đã khăn gói theo Bố tôi đi bằng “Tàu Há Mồm” (Landing Ship, Tank. Viết tắt: LTD) cùng hơn một triệu người di-cư vào Nam rời Bắc Việt, vì vậy mà tôi được sinh ra và lớn lên ngay tại Saigon trong miền Nam Việt-Nam, được sống sung-sướng như một đứa trẻ “Đẻ Bọc Điều”.
Wednesday, May 21, 2014
Nhớ Ngày Di Tản _T/g Trần Thị Diệu Tâm
"Di tản", đó là một nhát dao chém vào thịt da còn để lại vết sẹo dài sâu hoắm trên thể xác, làm u uẩn cả tâm hồn mỗi khi mình nhớ lại. Dù mười năm, hai mươi năm hay ba bốn mươi năm, thì vết chém ấy vẫn ám ảnh suốt cả những thân phận người Việt miền Nam.
Tâm thư của 1 người TNCS v/v bọn vc & vg vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình chống Tầu cộng tại Hoa Kỳ
Kính Thưa Quý Vị và Các Bạn,
Hồ Chí Minh và đồng bọn xưa bán nước cho Tàu cộng, nay Tàu cộng lấy biển, lấy Hoàng Sa. Trong nước, bọn lãnh đạo đảng CSVN đã hèn nhát không dám chống cự mà còn đàn áp dã man những người yêu nước chống Tàu. Ở hải ngoại, bọn lãnh đạo đảng CSVN lại tung đòn lừa mị, sai bọn nằm vùng vơ cả người Việt tị nạn VC cho vào một hũ chung với chúng mà trao trách nhiệm. Đảng CSVN lừa mị chúng ta bằng cách nhét vào miệng ông Den Mash nào đó những câu: "cộng đồng người Việt tại Mỹ cần đứng lên bảo vệ đất nước, bằng không Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực sẽ trở thành một phần của Trung Quốc".
Friday, May 9, 2014
[Văn phong VNCH]: Dưới Bóng Cờ Vàng _T/g Phạm Văn Thanh
Tôi vừa nhận được báo cáo qua máy truyền tin PRC25 cho biết có một lá cờ “Giải Phóng” treo trên nhánh cây gần bờ sông Đồng Nai khoảng giữa thủy trình từ Sài gòn lên Biên Hòa. Ra lệnh cho chiếc tiểu đĩnh vượt lên phía trước, nhìn thấy lá cờ nửa đỏ nửa xanh có ngôi sao vàng chính giữa, tôi tự nhiên xúc động, phần vì cảm giác mới khi lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) xa lạ, phần cũng vì niềm tự hào của những người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bị xúc pha.m.
Subscribe to:
Posts (Atom)