Saturday, June 21, 2014

Tập Thơ Hồn Việt: Thay lời tựa _T/g Ðằng Phương


 
Hỡi người bạn giở tập thơ Hồn Việt
Ðọc giải buồn hay để biết Ðằng Phương!
Ðây những lời giới thiệu kém văn chương,
Chỉ lấy sự chân thành làm giá trị.

Tôi chẳng phải là một nhà thi sĩ
Lấy văn thơ làm Lẽ Sống trên đời,
Ðem ngọc châu trau chuốt mãi nên lời
Ðể trang điểm nàng Ly Tao diễm lệ.

Tôi chẳng phải là một nhà thi sĩ
Thả linh hồn hòa nhịp với thiên nhiên,
Dùng lời thơ ghi vẻ đẹp u huyền
Luôn biến chuyển của núi sông hùng vĩ.

Tôi chẳng phải là một nhà thi sĩ
Mở rộng lòng đón gió lạ nghìn phương,
Và dặt dìu buông những tiếng du dương
Khi xúc cảm trong tim vừa gợn nhẹ.

Tôi chẳng phải là một nhà thi sĩ
Có thiên tài xuất khẩu tự thành văn,
Mượn duyên thơ làm đượm mối tình thân
Khi họp mặt với bạn bè, lân lý.

Friday, June 20, 2014

Nỗi niềm của Cụ Trần Văn Hương


(Photo: Cụ Trần Văn Hương)

Là một quân nhân, vào những ngày cuối cùng của miền Nam, tôi được cái may mắn gần gũi với cụ Hương, nhất là những lúc dầu sôi lửa bỏng khi thủ đô Saigon đang bị cộng quân vây hãm. Tình hình thật là cấp bách sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào ngày 21-4-75, bàn giao chức vụ Tổng Thống cho cụ Trần Văn Hương theo hiến pháp. Ông đã nhận lấy chức vụ đứng đầu một đất nước trong hoàn cảnh thật là khó khăn. Một mặt, dưới sức ép thật nặng nề từ người bạn đồng minh Hoa Kỳ muốn sớm rút chân ra khỏi Việt Nam, mặt khác, về phía địch, cộng sản Bắc Việt biết rõ sự suy yếu hoàn toàn của chánh quyền miền Nam dưới sự bỏ rơi của Mỹ nên càng gia tăng áp lực, đưa quân uy hiếp thủ đô Saigon. Thêm vào đó, thành phần thân cộng có mặt trong guồng máy miền Nam, cũng luôn tạo áp lực để đòi hỏi lật đổ chánh quyền miền Nam bằng sự thay thế một chánh quyền do cộng sản kiểm soát.

Trong thời gian bảy ngày sau khi bàn giao với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cuối cùng cụ Trần Văn Hương phải chấp nhận việc bàn giao cho tướng Dương Văn Mình theo diễn tiến như sau :

Sunday, June 15, 2014

“Ông Khai Trí”: Một Đời Đam Mê Sách



Ông chủ nhà sách Khai Trí và nhà làm tự điển Nguyễn Văn Khôn

“ Ông Khai Trí”: Một Đời Ham Mê Sách

Nhà sách Sài Gòn bây giờ trước 1975 là nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi

Tháng tám năm 2004, người yêu sách Sài Gòn đã đưa tiễn ông Thanh Tuệ, Giám đốc nhà xuất bản An Tiêm về bên kia thế giới, và kế ngay sau đó lại tiễn biệt ông Nguyễn Hùng Trương, Giám đốc Nhà Sách, Nhà Xuất bản Khai Trí qua đời ngày 11 tháng ba 2005 tại Sài Gòn . Đối với một lớp người ở miền Nam trước 1975, những cái tên như An Tiêm hay Khai Trí có một ý nghĩa đặc biệt, nó gợi một cảm giác trong sáng của trí tuệ, cái vui sướng của sinh hoạt tinh thần, văn hóa .

Nhà Sách Khai Trí, 60-62 Đại Lộ Lê Lợi Sài Gòn ( Bonard Blvd)



Nhà Sách Khai Trí

Văn học VN sau 75 "Bắc tiến" trong uất hận

  Năm 54, người trí thức miền Bắc đã đem giòng văn học Bắc vào Nam khi di cư - như là mang cả nỗi hoài vọng của người ly hương canh cánh trong lòng theo cùng với mình

Năm 75, CS tràn vào miền Nam và vơ hết gia sản miền Nam chở về Bắc ! Và thế là dòng văn học VN lại "Bắc tiến" trong uất hận !!! Tại sao lại trong uất hận ?

Friday, June 13, 2014

Người Lính Ấy _Thơ Lý Thụy Ý

 

ĐỌC “ GỞI SÀI GÒN “ CỦA THỤC VŨ

Rưng rưng khi đọc thơ Người
Cỏ thiên thu đã kìn nơi anh nằm
Ngậm ngùi chi chuyện trăm năm
Người xưa cũng quá thăng trầm Vũ ơi !
2010
***

NGƯỜI LÍNH ẤY

- kính tặng anh Hai-T/TPB Trương Huyền Sách

Người lính ấy không còn trẻ nữa
Dấu thời gian hằn những nét vô tình
Nhưng ánh mắt vẫn còn nguyên chất lửa
Của một thời lừng lẫy đao binh

Thursday, June 12, 2014

Thiên Hà...Xa Dấu Ngựa Hồng _T/g Lý Thụy Ý



-Có gì đâu… Chỉ là hoài niệm thôi mà…

Ánh mắt xa xăm, Thiên Hà nhỏ giọng khi tôi hỏi vì sao anh chọn “Xa dấu ngựa hồng”cho thi phẩm mang dấu ấn 70 của mình…

Hoài niệm. Tôi hiểu. Luôn là thế! Anh, cũng như tôi. Chúng tôi. Một thời Sài Gòn. Yêu-sống-chứng kiến bao thăng trầm!

Sài Gòn của tôi _T/g Lý Thụy Ý



Sài Gòn vẫn rất dễ thương
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen

Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”

Tuesday, June 3, 2014

Số phận của Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung Quốc _Tg Đào Tiến Thi



Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 20 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An Tam Điệp ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).

Nhưng có lẽ ít ai biết về số phận của ông vua phản bội Tổ quốc Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong của ông ta sau cuộc thua tan tác này. Chúng tôi xin lược qua 15 năm sống (và chết) nhục nhã (và phần nào đáng thương) trên đất Trung Quốc của họ.

Bài viết dưới đây tổng hợp từ Hoàng Lê nhất thống chí [i] (HLNTC), Bắc hành tùng ký (BHTK), có tham khảo thêm các giáo trình lịch sử Việt nam và từ điển mở Wikipedia. Trong số này đặc biệt chú ý là Bắc hành tùng ký, bởi nó là cuốn nhật ký của Lê Quýnh, nhân vật quan trọng nhất trong đoàn tùy tùng của Lê Chiêu Thống, ghi lại những ngày ông bị giam cầm trên đất Trung Quốc.

Sunday, June 1, 2014

Tùy bút: Nước Mắt Trưng Vương _T/g Trưng Vương SG


(Tình cờ được đọc bài tùy bút dưới đây của một Trưng Vương Sài Gòn. Thấy giòng máu hai Bà sôi sục trong bài nên chuyển ra để xin các bác Trưng Vương hải ngoại cho biết ý kiến. _Tuân)

Tùy bút:   NƯỚC MẮT TRƯNG VƯƠNG

Mỗi năm đến dịp lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng vào ngày mồng 6 tháng 2 ÂL, tôi lại nhận được thư mời của Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Trưng Vương, về dự lễ được tổ chức tại trường.

Trường tôi nằm cuối đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy cây cao bóng mát. Bước chân về chốn cũ,  lòng tôi bồi hồi rộn rã, cả niềm vui lẫn nỗi buồn, và tiếc nuối thời ấu thơ! Nơi đây đã từng ghi dấu chân tôi và bạn hữu bao tháng năm dưới mái trường thân yêu, cùng thày cô rèn luyện trí, đức. Ngôi trường đối với tôi sao mà thân thương đến thế, nơi đã dạy cho chúng tôi nên người, nhưng nhất là đã hun đức cho chúng tôi tinh thần yêu quê hương tổ quốc!