***
***
Sách giáo khoa dạy tiếng Việt miễn phí
Nhờ quý vị giúp phổ biến tới các trường Việt Ngữ hoặc các phụ huynh ở địa phương mình đang sinh sống có nhu cầu dạy tiếng Việt cho các em.
Nhằm đối phó với chương trình "xuất khẩu" dạy tiếng Việt của CSVN vào cộng đồng người Việt ở hải ngoại, bộ sách Việt Ngữ được biên soạn phù hợp với khả năng và nhu cầu của các em sinh trưởng hoặc lớn lên ở hải ngoại, những em chỉ sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai. Ngoài ra, bộ sách còn nhằm mục đích tạo ra sự thích thú cho các em trong việc học tiếng Việt với mong mỏi giữ gìn văn hóa Việt để khỏi bị mai một.
Tên của bộ sách là Tiếng Việt Thực Hành.
Bộ sách gồm có 6 cuốn: từ lớp Mẫu Giáo đến lớp 5. Bên trong mỗi cuốn sách gồm có:
1- Cờ và Quốc Ca VN
2- Lời mở đầu
3- Hướng dẫn sử dụng
4- Nội dung sách
5- Bản đồ VN
Các trường có thể tự design bìa cho phù hợp với từng trường. Có thể cho tên trường hoặc cộng đoàn nơi các em học Tiếng Việt vào.
Bộ sách này do thầy Trần Văn Minh - thuộc Liên trường Việt Ngữ Công giáo, GP Orange County - bỏ nhiều công sức và tâm huyết vào, biên soạn rất công phu, tỉ mỉ. Hiện tại thầy Trần Văn Minh, đã tài trợ chi phí in ấn 50 bộ, từ Mẫu Giáo đến Lớp 3 (đã gửi đi các trường trong và ngoài Cali khoảng 20 bộ). Các quyển sách này sẽ được ưu tiên tặng cho các trường Việt Ngữ mỗi trường 1 bộ. Sau khi 50 bộ đã được phân phát thì các trường tự in cho các em.
Các trường Việt Ngữ xài bộ sách này được sử dụng bản quyền, có thể in tên trường của mình vào bìa sách (Phật giáo, Công giáo, các hội đoàn...). Hiện có 2 version, một cho các trường Công giáo, một cho các trường không phải Công giáo.
Kính mời quý vị vào đây download. Các trường không phải Công Giáo thì download các files từ Mẫu Giáo đến lớp 5 có đuôi-KCG, riêng các files khác như "Lời mở đầu", "Hướng dẫn sử dụng"...đều như nhau. Các files còn lại dành cho các trường Công Giáo :
Xin Bấm vào đây để download các sách giáo khoa dạy việt ngữ
2- Lời mở đầu (download)
3- Hướng dẫn sử dụng (download)
4- Nội dung sách
Tựa sách (ấn bản hiện tại: v7) | Các ấn bản cũ |
---|---|
1. Sách giáo khoa cấp 1 (1936Kb) | 1_v5 |
2. Sách giáo khoa cấp 2 (1510Kb) | 2_v5 |
3. Sách giáo khoa cấp 3 (1193Kb) | 3_v5 |
4. Sách giáo khoa cấp 4 (1229Kb) | 4_v5 |
5. Sách giáo khoa cấp 5 (1199Kb) | 5_v5 |
6. Sách giáo khoa cấp 6 (1200Kb) | 6_v5 |
7. Sách giáo khoa cấp 7 (1174Kb) | 7_v5 |
8. Sách giáo khoa cấp 8 (1127Kb) | 8_v5 |
9. Sách giáo khoa cấp 9 (1056Kb) | 9_v5 |
10. Sách giáo khoa cấp 10 (971Kb) | 10_v5 |
11. Sách giáo khoa cấp 11 (1912Kb) | 11_v5 |
12. Sách giáo khoa cấp 12 (2529Kb) | 12_v5 |
Nhờ quý vị giúp liên lạc với các trường nơi mình sinh sống, hoặc các trường Việt Ngữ khác trong và ngoài nước Mỹ để giúp phổ biến bộ sách đến các em kịp năm học mới.
Xin chân thành cám ơn.
Ngọc Thu
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tiengviet/1442-1442
***
bộ sách học tiếng Việt từ lớp Mẫu Giáo đến lớp 5.
Download
(GHI CHÚ: Để lấy về mỗi phần dưới đây, bạn nên để mouse ngay phần đó, xong bấm nút phải của mouse, xong lựa "Save Link As ..." hay "Save Target As ..." để lấy về harddisk của bạn)
(download)
1- Cờ và Quốc Ca VN
- Mẫu giáo (download)
- Lớp 1 - CG (download)
- Lớp 2 - CG (download)
- Lớp 3 - CG (download)
- Lớp 4 - CG (download)
- Lớp 5 - CG (download)
- Mẫu giáo - KCG (download)
- Lớp 1 - KCG (download)
- Lớp 2 - KCG (download)
- Lớp 3 - KCG (download)
- Lớp 4 - KCG (download)
- Lớp 5 - KCG (download)
Sách Giáo Khoa Tài Liệu Trung Tâm Văn Lang
Từ lớp Mẫu Giáo đến lớp 12.
Từ lớp Mẫu Giáo đến lớp 12.
Nguồn: vanlangsj.org
~ O ~
**********************************************************************************************************
Đào Văn Bình
Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (Miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có cộng sản - cũng đã có “tiếng Việt trong sáng “ đã học nó, đã xử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, đài phát thanh hoặc liên mạng toàn cầu lại xuất hiện một loại ngôn ngữ bắt chước VC : Đó là dùng 2 chữ Thông Tin để thay cho 2 chữ Tin hoặc Tin Tức !
1) Về 2 chữ Thông Tin (Sự loan truyền tin tức)
Có nên dùng ngôn ngữ của VC không?
Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (Miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có cộng sản - cũng đã có “tiếng Việt trong sáng “ đã học nó, đã xử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, đài phát thanh hoặc liên mạng toàn cầu lại xuất hiện một loại ngôn ngữ bắt chước VC : Đó là dùng 2 chữ Thông Tin để thay cho 2 chữ Tin hoặc Tin Tức !
1) Về 2 chữ Thông Tin (Sự loan truyền tin tức)
Ở duới xã ngày xưa chúng ta có : Phòng Thông Tin. Ở Trung Ương (Sài Gòn) chúng ta có Bộ Thông tin và các Phòng Thông Tin Quốc Ngoại tại các toà đại sứ.
Chữ Thông Tin ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức. Vậy rõ ràng Thông Tin là một Động Từ (verb).
Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói “Thông tin cho nhau”.
Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói “Thông tin cho nhau”.
2) Còn tin tức /tin = news.
Các hãng thông tấn gửi đi bản tin chứ không gửi đi Bản thông tin. ( Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm được. Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó. 2 chữ hoàn toàn khác nhau)
Tin vắn, tin ngắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn
Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.
Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp. Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.
Tin trong nước chứ không phải thông tin trong nước
Tin nước ngoài, tin ngoại quốc chứ không phải thông tin ngoại quốc
Các ký giả đi săn tin chứ không đi săn thông tin.
Tin giật gân chứ không phải thông tin giật gân
Tin nhảm nhí chứ không phải thông tin nhảm nhí. Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.
Tin tức mình chứ không phải thông tin tức mình
Tin mừng chứ không phải thông tin mừng
Tin vui ( như cưới hỏi) chứ không phải thông tin vui.
Tin buồn ( như tang ma) chứ không phải thông tin buồn
Tin động trời chứ không phải thông tin động trời.
Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải thông tin sét đáng ngang đầu
Tin hành lang chứ không phải thông tin hành lang. Thông tin hành lang là đi săn tin ở ngoài hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo ... Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hoàn toan khác nhau.
Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải thông tin chó cán xe, thông tin xe cán chó.
... & ...
Do đó khi chúng ta nói thông tin chó cán xe có nghĩa là chúng ta làm công việc đưa tin về con chó cán xe ! Như thế là sai, mà phải nói là tin chó cán xe.
Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi “Anh có tin tức, có tin gì mới lạ không” ; Nếu chúng ta nói “ Anh có thông tin gì không” ; thì người ta sẽ ngạc nhiên họăc không hiểu. Họăc người nào hiểu biết có thể nghĩ rằng :
1) Thằng cha này nó muốn hỏi mình có đi loan truyền tin tức gì không ;
2) Hoặc thằng cha này chắc ở ngoài Bắc với VC lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngữ của VC !
***
Dùng 2 chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói :
- 'Con sâu mỡ' để thay cho cái lạp xưởng.
- 'Cái nồi ngồi trên cái cốc' để thay cho cà- phê phin.
- 'Đồng hồ 2 cửa sổ' thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.
- 'Khẩn trương' để thay cho nhanh lên
- 'Xưởng đẻ' thay cho nhà bảo sanh
-'Nhà ỉa' thay để thay cho cầu tiêu.
- 'Chùm ảnh' để thay cho một loạt những hình ảnh, một vài hình ảnh
- 'Anh muốn quản lý đời em' thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.
- 'Tham quan' để thay cho du ngoạn, thăm viếng
- 'Sự cố' thay cho trở ngại, trục trặc
- 'Tranh thủ' thay cho cố gắng, ráng lên
- 'Anh muốn liên hệ tình cảm với em' để thay anh muốn làm quen với em , muốn kết bạn với em.
- 'Căn hộ' thay cho căn nhà.
-'Tư liệu' thay cho tài liệu
- 'Đại trà' để thay cho cỡ lớn, quy mô.
- 'Đại táo' để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.
-'Kênh phát sóng' thay cho Đài : Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN…
- 'Phi Khẩu' Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cảng Tân Sơn Nhất ( Khẩu là cửa sông chính để ra vào, không thể dùng cho một phi trường được)
- 'Trời hôm nay cókhả năng mưa' thay vì hôm nay trời có thể mưa
- 'Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa' - thay cho “Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa”
- 'Đồng Bào Dân Tộc' để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc. (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)
- 'Lính gái' thay cho nữ quân nhân
- 'Thu nhập' thay cho lợi tức (lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..) Thuế lợi tức (income tax)
- Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là : Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là : 'Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng' Việt Nam ! ! ! Thật điên đầu và không hiểu gì cả !
- 'Đầu Ra, Đầu Vào' (input, output) để thay cho Xuất Lượng và Nhập Lượng.
- 'Rất ấn tượng' thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ
- 'Đăng ký' thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ.
- 'Các anh đã quán triệt chưa' ; Thay vì các anh đã hiểu rõ chưa ;
- 'Học tập tốt' thay vì học giỏi.
Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là :Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy hoạch tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt…cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu : Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong !
Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “ Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ !” Ôi ! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa !
- 'Doanh nghiệp' để thay cho công ty. (Công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá.
Ngày hôm nay tại Việt Nam 2 chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho 2 chữ Công Ty. Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “ Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104- 2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”
-'Tiêu dùng' thay vì tiêu thụ
- 'Cây xanh' thay vì cây ( Cây nào mà lá chẳng xanh ; Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ này chúng ta thấy khó khá nhiều cây lá màu nâu, nâu đậm. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ở hải ngoại đừng bắt chước VC dùng 2 chữ cây xanh.)
- 'Quan chức' để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngoại này chúng ta đưa tin như sau” Một số vị lãnh đạo các đoàn thể và cộng đồng tỵ nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngoại Giao.”
- 'Xử lý' thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa ...
Vì VC ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng 2 chữ xử lý : Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý. Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là xử lý thích đáng !
- 'Bài nói' thay vì bài diễn văn.
- 'Người phát ngôn' thay cho phát ngôn viên.
- 'Bóng đi rất căng' thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.
-'Cú shock' thay vì bàng hoàng, kinh hoàng.
- 'Tinh hình căng lắm' thay vì tình hình căng thẳng. Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation)
- 'Liên Hoan Phim' thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hội Điện Ảnh Canes.
- 'Ô tô con' để thay cho xe du lịch.
- 'Ùn tắc' để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.
- 'Bức xúc' để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.
-'Đề xuất' để thay cho đề nghị.
-'Nghệ sĩ nhân dân' ; Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu "Nghệ Sĩ Nhân Dân" là thứ nghệ sĩ gì ; Xin vị nào hiểu "nghệ sĩ nhân dân" là gì xin giảng cho tôi biết.
*
Đấy, ngôn ngữ của VC là như thế đó !
Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đống bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công- nông- trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình. Trong xã hội này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn cục phân, cho nên văn hoá bị hủy diệt. Khi văn hoá bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.
Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao?
Về Cổ Văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hoá từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hoàng của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn.
Rồi khi chữ Quốc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hoá, đa dạng hoá, văn chương hoá bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó.
Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giả như : Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngoại giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như : Nguyễn Cao Hách, Đoàn Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc … Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc - mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn xót lại.
Ngôn ngữ cộng sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác.
Nhìn ra ngoài thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật.
Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào ; Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công họăc Viện Mác Lê ; Lãnh đạo thì như thế, “đội ngũ cán bộ văn hoá” thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hoá, ngôn ngữ quái dị như thế.
Vậy thì bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hoá, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hoá VC - mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hoá, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.
Đào Văn Bình
02/2009
Ghi chú :
Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia xẻ với :
- Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ : Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”
- Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”
- Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”
*********************************************************************************
Nỗi buồn tiếng Việt của người Dân trong nước
Tác giả Chu Đậu
Ở trong nước, hiện tượng dùng chữ nghĩa kỳ cục do CS Bắc Việt du nhập vào miền Nam, lai căng với nhiều từ ngữ mới chế rất ngô nghê và xa lạ đối với phần đông dân chúng. Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn CS nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức trở thành thô tục (như: "xưởng đẻ" dùng cho "nhà bảo sanh", "nhà ỉa" dùng cho "nhà vệ sinh", hay "lính thủy đánh bộ" dùng cho "thủy quân lục chiến" v. v... , và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa.
Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng 4 năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam.
Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.
Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu ? Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng.
Sau đây, chúng tôi xin ghi lại một số từ ngữ (được tạm xếp theo vần abc) mà chế độ CSVN ép dân chúng dùng, đọc lên, nói lên sai với nguyên nghĩa, nghe thô tục, kỳ lạ và ảnh hưởng Tây phương rất nặng, khó có thể chấp nhận:
1."Buổi đêm". 'Buổi đêm tôi có gặp đồng chí ấỵ Từ xưa đến nay người Việt không bao giờ nói "buổi đêm" cả, chỉ nói "ban đêm", "ban ngày". "Ban" được hiểu như là một thời gian khoảng 12 giờ, ban đêm 12 giờ cộng với ban ngày 12 giờ là 24 giờ.
Còn "buổi" thì chúng ta có "buổi sáng", "buổi trưa", "buổi chiều", "buổi tối". Ban ngày có 12 giờ và tạm coi như có 4 buổi, như vậy mỗi buổi có 3 giờ đồng hộ Night time, day time khác với morning; noon; afternoon; evening. Chúng ta thường nói: 'Chờ ông ấy mất cả buổi. Buổi ở đây là khoảng ba giờ. Câu nói khác: 'Thế là mất một buổi cày. Buổi ở đây lại có nghĩa mất cả một ngày công. Chế ra từ buổi đêm là làm hỏng tiếng Việt.
2."Cải tạo" = transform, improve; re-education. Họ không phân biệt "cải tạo vật chất" với "cải tạo tư tưởng", quan niệm chính tri. Nói : 'Phải dùng cát để cải tạo đất', khác với 'Trung úy miền Nam bị đi tù cải tạo. Nếu muốn chữa cho đất có màu mỡ hơn nên dùng "cải tiến", "cải thiện"... Khoảng 50 năm nay từ "cải tạo" cả nước đã hiểu là ở tù rồi!
3. "Cảm giác". 'Xin anh cho biết cảm giác ra sao về hiện tượng đo những gì cảm thấy được được bằng giác quan. Có ngũ giác: xúc giác: sờ chạm, thị giác: mắt thấy, thính giác: tai nghe; vị giác: lưỡi nếm, khứu giác: mũi ngửi. Đó là các sense organs, còn cảm giác và cảm tưởng; cảm tính (feeling, khác với lý tính) dễ lầm lẫn vì đó là sensation, impression.
Dùng đúng chữ phải là: 'Xin anh cho biết cảm nghĩ, cảm tưởng, về hiện tượng đo chính xác hơn là "cảm giác". (Ngoài ra impression còn có nghĩa là ấn tượng, dấu ấn). Chúng ta có thể nói : có cảm giác ghê sợ, nhờm tởm, lạt lẽo, ấm cúng.. một giác xuất phát từ não bộ, tuy cũng do từ năm giác quan vừa kể gửi tín hiệu lên óc.
4. "Cầu lông" = Badmington = Một môn thể thao nhẹ nhàng gần giống quần vợt, có giăng lưới cao, dùng vợt nhẹ và quả cầu có gắn lông vũ, đánh qua lại trên lưới. Trên thực tế quả cầu badmington làm giả bằng nhựa không chế bằng lông gà lông vịt nữa. Cách gọi này thô tục quá!
Tại sao không gọi là cầu lông vũ hoặc bát-minh-tơn? Người viết còn nhớ có lần đã bị bà vợ một đại tá sửa lưng, khi lở miệng nói: lông quả đào. Bà kể lại, tôi bị bà Trg. Tg. Khg. một người miền Bắc chữa khéo: 'Chị nên gọi là tuyết của quả đào thì lịch sự, thanh tao hơn'. Sau đây là cách dùng sai lạc, nhằm chủ đích tuyên truyền hoặc làm giảm đi hoặc tăng mức quan trọng của sự việc.
5. "Chất lượng": Đây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vu. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế.
Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ "phẩm chất" rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ "chất lượng". Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.
6. "Cuộc gặp" = meet, run into = hội kiến, gặp mặt, gặp gỡ, buổi họp. Nghe "Cuộc gặp" thấy cụt ngủn, chưa trọn nghĩa. Ý họ muốn tả một cuộc hội kiến tay đôi, một lần gặp gỡ, chưa hẳn là một hội nghị (conference). Nên dùng như thí dụ này: "Bộ trưởng Thái đã hội kiến gặp bộ trưởng Lào"...
7. "Cưới". Nhà văn Lê Minh Hà đi từ miền Bắc, công tác ở Đông Đức, rồi xin tỵ nạn ở Đức, viết trong tập truyện ngắn "Trăng Góa": 'Bọn này chưa cưới', 'chúng tôi cưới' đó là thói quen từ vùng cộng sản. Đây không phải là lối hành văn mới lạ, kiểu cách chỉ là thói quen dùng sai từ To marry, get married, nhưng người Việt phải nói là: 'Chúng tôi chưa làm đám cưới; bọn này cưới nhau. Câu này lại do một vai nữ tự thuật, lại càng sai nặng nữa.
Chúng ta chỉ nói "cưới vợ", không bao giờ nói "cưới chồng" cả. Chỉ có hai trường hợp dùng được hai chữ "cưới chồng". Một là cô gái có lỗi lầm nào đó, nhà gái phải bỏ tiền, chịu mọi chi phí đám cưới để lấy cho được một tấm chồng. Hai là những đồng bào thiểu số, sắc dân nào còn theo chế độ mẫu hệ, cô gái cưới chồng, vì chàng rể sẽ thuộc về nhà gái. Nhà gái phải trả cho nhà trai trâu, lợn, gà, chiêng đồng, v.v. để mua rể.
8. "Đại trà" = on a large scale = cỡ lớn, quy mô lớn. Thí dụ: "đồng bào trồng cây cà phê đại trà". Tại sao không dùng như trước là "quy mô lớn"? Ngoài ra dùng "đại trà" là bắt chước Trung Quốc. Có thể gây hiểu lầm là "cây trà lớn"!!
9. "Đăng ký" = register = ghi tên, ghi danh. Nghĩa rất đơn giản, nhưng bắt chước Trung Quốc, cố dùng Hán-Việt. Câu nói sau đây nghe kỳ lạ: 'Tôi đã đăng ký mua khoai mì ở Phường...'. Tại sao không dùng "ghi danh", "ghi tên"? " Đăng ký" là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của ho đến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước. Trước đây, ta đã có chữ "ghi tên" (và "ghi danh") để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ "đăng ký" để dịch chữ 'register' từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ "ghi tên" hay "ghi danh" cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu!
10. "Đầu ra, đầu vào" = output, input = cái đưa ra, cái đưa vào, dòng điện cho vào máy; dữ kiện đưa vào máy vi tính. Họ còn dùng có nghĩa là vốn, hoặc thì giờ, công sức bỏ vào và kết quả của cuộc đầu tư đó. Nhưng dùng "đầu ra, đầu vào" nghe thô tục (giống như từ bộ phận = một phần việc, một nhóm, tổ, đã bị nhà văn nữ Kathy Trần đốp chát, hỏi: "Bộ phận gì?" bộ phận của đàn ông, đàn bà ả). Có thể dùng "vốn đầu tư" và "kết quả sản lượng".
11. "Giải phóng" = liberate, emancipate/ free, relieve, release = giải tỏa, xả ,thả, trả tự do Từ giải phóng chỉ nên dùng cho con người, không dùng cho loài vật, đất, vườn... Họ lạm dụng từ giải phóng, nghe không thuận tai và sai nghĩa. Thí dụ: ' Đã giải phóng (giải tỏa) xong mặt bằng để xây dựng nhà máy; Anh công an lưu thông tích cực công tác để giải phóng (giải tỏa) xe cộ; Em X giải phóng (thả) con chó !! Những câu sau đây mới là dùng đúng cách: 'phong trào giải phóng phụ nữ; Công cuộc giải phóng nô lệ.'
12. "Hiển thị" 'Chỉ cần ấn nút thì mọi nhu cầu sẽ được hiển thị trên máy tính...' (appear on screen). Tại sao không nói "sẽ thấy hiện rõ trên máy".
13. "Hùng hiểm" ' Địa thế nổi đó rất hùng hiểm...' hùng vĩ = hiểm trở (majestic greatness + dangerous).
14."Khả năng": Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ "khả năng" trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là 'trời hôm nay có thể mưa, thì người ta lại nói: 'trời hôm nay có khả năng mưa, nghe vừa nặng nề, vừa sai. "Có khả năng": Đây là cách sử dụng rất Tây, thí dụ: 'Hôm nay thời tiết có khả năng mưa, chúng ta tạm chấp nhận (sao không nói giản dị là: "Hôm nay trời có thể mưa" ?). Thí dụ này khó chấp nhận: 'Học sinh X có khả năng không đạt điểm tốt nghiệp'. Có khả năng là ability; aptitude; capacity và luôn luôn dùng ở trạng thái tích cực (positive), không bao giờ dùng với trạng thái tiêu cực (negative). Những câu sau đây nghe rất chướng: 'Bệnh nhân có khả năng bị hôn mê'. 'Địch có khả năng bị tiêu diệt..' v.v...
15."Khả thi" = fisible, applicable; ability to carry out = có thể thực hiện được, có thể thi hành được. "Khả thi" và "bất khả thi" cũng chịu ảnh hưởng nặng của Trung Quốc. Sao không dùng: "không thực hiện được" hay "không thực hiện nổi". Ngoài ra "khả thi" sẽ đưa đến sự hiểu lầm là "có thể dự thi được".
16. "Khẩn trương": Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ 'nhanh chóng'. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ 'nhanh chóng' để dùng chữ 'khẩn trương'. Đáng lẽ phải nói là: 'Làm nhanh lên' thì người ta nói là: 'làm khẩn trương lên'.
17. "Khẳng định". Thói quen dùng động từ này bị lạm dụng: 'Diễn viên X đã khẳng định được tài năng. Đồng chí A khẳng định ở vị trí giám đốc'. Khẳng định; xác định, xác nhận = affirm và confirm có nghĩa gần giống nhau, ngoài nghĩa theo luật pháp có nghĩa là phê chuẩn, chuẩn y. Tuy nhiên âm thanh của khẳng định nghe nặng nề.
18. "Kích cầu" = to level the bridge/ needing to sitimulate = nhu cầu để kích thích/ nâng cao cái cầu lên. Cả hai nghĩa đều hàm ý là chất xúc tác, kích thích tố khiến sự việc tiến nhanh hơn. Cách dùng hơi lạ: Bên công chánh có lối dùng những con đội để nâng cao cái cầu giao thông lên. Tại sao không dùng "kích thích tố", "chất xúc tác" như trước?
19. "Làm rõ" 'Công an Phường 16 đang làm rõ vụ việc này. Làm rõ=clarify, cần làm rõ vì có sự mù mờ, chưa minh bạch, ngoài còn có nghĩa gần như nói lại cho rõ, đính chính. Đúng nghĩa phải là điều tra = investigate. Cách sử dụng từ làm rõ cũng giống như làm việc (với công an) chỉ nhằm xóa bớt sự ghê sợ, hãi hùng của người dân khi phải tiếp xúc với công an cộng sản. Họ cố tránh những động từ như "điều tra", "khai báo", "trình diện" v.v...
20."Liên hệ": Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là 'nói chuyện' cho đúng và giản dị. Chữ liên "hệ dịch" sang tiếng Anh là 'to relate to", chứ không phải là 'to communicate to".
21."Ngài": 'Bộ trưởng ngoại giao ta đã gặp Ngài Brown thị trưởng thành phố San Francisco. Ngài là Sir, một tước vị của Hoàng gia nước Anh ban cho một nhân vật nào đó. Sir có thể dịch ra là Hiệp sĩ, cũng có thể là Knight = Hầu tước xuống đến tòng Nam tước = Baronet. Theo nghĩa thứ nhì "ngài" là một từ dùng để xưng hô và là một từ tôn xưng như cụ, ông bà, bác, chú. Trong cả hai trường hợp câu trên đều sai. Ông W. Brown chưa bao giờ được Nữ hoàng Anh trao tặng tước hiệu Sir. Theo lối xưng hô chính thức ngoại giao của Mỹ và theo lối Việt Nam, không nên gọi ông W. Brown là Ngài viết hoa. Theo lối xưng hô chính thức của Mỹ, trên văn thư phải là:
The Honorable ..W. Brown
Mayor of San Francisco
Hình thức chào hỏi:
Sir:
Dear Mayor Brown
Như thế gọi một ông thị trưởng Mỹ là Ngài đã hoàn toàn sai.
Qua sách báo từ sau 1954, miền Bắc dùng sai và lạm dụng từ Ngài.
Cách dùng thứ nhất để tôn xưng quá đáng giới chức ngoại quốc, thứ nhì là để chế diễu, khôi hài các nhân vật trong khối tự do dân chủ, và ở miền Nam, thí dụ: Ngài đại úy, ngài thiếu tá ngay cả có dạo họ đã gọi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Nguyên soái! Từ sau 1954, trong miền Nam gần như không bao giờ chúng ta thấy xuất hiện từ Ngài! Chế độ cộng sản tự nhận là vô sản, đánh phong kiến, diệt quan lại, nhưng nay họ lại quan lại, phong kiến hơn ai hết. Chứng cớ qua từ tôn xưng Ngài và họ còn tự nhận và gọi các cán bộ và nhân vật quan trọng ngoại quốc là Quan chức. Quan chức = officials, có thể dịch là "viên chức", hay "giới chức ngoại giao", "nhân viên chính phủ", "phái đoàn ngoại giao", v.v...
22. "Nghệ nhân": Ta vốn gọi những người này là 'nghệ sĩ'. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ "nghệ sĩ", họ dùng chữ "nghệ nhân". Có những người tưởng rằng chữ 'nghệ nhân' cao hơn chữ 'nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ 'nghệ nhân' là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.
23. "Quản lý" = management = quản trị, chịu trách nhiệm. Bắt chước từ Trung Quốc và bị lạm dụng. Nói: 'Anh X quản lý một xí nghiệp' thì được, nhưng câu sau 'nhái lại khôi hài 'Anh sẽ xây dựng với đồng chí gái, và đồng chí gái sẽ quản lý đời anh...'. "Quản lý" chỉ dùng để trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hành chánh. "Quản lý" không dùng cho lĩnh vực tình cảm được, tình cảm không phải là một lô hàng, không phải là một xí nghiệp.
24. "Sơ hữu". 'Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là sơ hữu. Sơ hữu + bạn mới quen, mới làm bạn (new friendship). Tại sao không nói: 'Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là bạn mới quen'...?
25."Sự cố": "Sự cố kỹ thuật": tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như 'trở ngại hay 'trở ngại kỹ thuật' hay giản dị hơn là chữ 'hỏng'? (Nói 'xe tôi bị hỏng' rõ ràng mà giản dị hơn là nói 'xe tôi có sự cô).
26. "Tai tệ nạn". 'Tai tệ nạn xảy ra khá nhiều trên đoạn đường này, tai nạn + tệ nạn xã hội (accident + social crime/evil). Cách ghép nối kỳ lạ
27. "Thành viên" = member = theo cách nói và viết thông thường là một người trong một tổ chức, hội đoàn, nhóm nào đó. Không thể dùng "thành viên" cho một cá nhân trong gia đình được. Thí dụ sau đây nghe rất Tây: 'Các thành viên trong hộ đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một thành viên trong gia đình....' Tại sao không nói: 'Trong gia đình đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một đứa con trong gia đình...'. Thí dụ sau đây mới là dùng đúng: 'Mỹ là thành viên trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết ..'
28. "Tham quan": đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu! Sao không nói là 'Tôi đi Nha Trang chơi, 'tôi đi thăm lăng Minh Mạng', mà lại phải nói là 'tôi đi tham quan Nha Trang', 'tôi đi tham quan lăng Minh Mạng'.
29. "Tháng một; tháng mười hai". Hiện nay ở Việt Nam trong trường học họ không dạy học sinh "tháng giêng" và "tháng chạp" nữa. Tháng giêng và tháng chạp là cách gọi rất Việt Nam. Lịch in ở Việt Nam ghi tháng một là tháng giêng củ. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn gọi tháng đầu năm âm lịch là "tháng giêng", tháng thứ 11 là "tháng (mười) một" và tháng cuối năm là "tháng chạp". Gọi là tháng chạp là do tháng cuối năm âm lịch có nhiều lễ, trong đó có lễ chạp. Ca dao đã có câu:
"Tháng chạp là tiết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà"
Tháng thứ 11 âm lịch gọi là "tháng một" dễ lầm lẫn với tháng giêng, nên đã tạm bỏ. Nhưng gọi tháng January dương lịch là "tháng một" nghe không ổn, phải gọi là tháng giêng. Còn tháng December gọi là tháng mười hai, không có vấn đề. Nhưng họ có dạy cho học sinh tiểu học hiểu rằng muốn chỉ tháng thứ 12 trong năm âm lịch bắt buộc phải gọi là tháng chạp không?
30. "Thống nhất". 'Tôi đã xuống huyện thống nhất đồng chí X .' Câu này mắc hai lỗi. Thứ nhất thiếu từ liên tự với, thứ nhì là thống nhất điều gì, chuyện gì. Thống nhất (unify; unified). Trường hợp này phải nói là "đồng ý" với; "nhất trí" với.
31. "Thứ nhất, thứ nhì". Từ xưa theo cách đếm số, chúng ta có con số thường (cardinal number) như 1.2.3.4 và số thứ tự (ordinal number) thứ nhất, thứ nhì. Hiện nay họ dường như không ưa dùng số thứ tự và gọi thứ nhì là thứ hai. Chỉ second; deuxième là "thứ hai" dễ lầm lẫn với "thứ hai" = Monday. Trên sách báo chỉ thấy viết: một là; hai là. Như thế chỉ riêng nước Việt Nam không cần đến số thứ tự (ordinal number) nữa sao ?
32. "Tương thích". Giá cả đó tương thích với chất lượng mặt hàng...' tương đương = thích hợp (equal = appropriated). Cách ghép nối gượng gao.
33. "Tranh thủ": Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừa giản dị là chữ 'cố gắng', từ cái tệ sính dùng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ 'tranh thủ'. Thay vì nói: 'anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về, thì người ta lại nói: 'anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về.
34."Trao đổi" = exchange = theo nghĩa của họ là nói chuyện, đối thoại, hội thoại. Cách dùng chịu ảnh hưởng nặng Tây phương. Trao đổi theo đúng nghĩa là đổi chác 'ông đưa cái giò, bà thò chai rượu. Họ chịu ảnh hưởng Tây phương quá nặng, vì trao đổi chỉ áp dụng cho hàng hóa (giao thương) hay con người. Thí dụ: 'Hai nước trao đổi lãnh sự, trao buôn bán, mậu dịch'. Kiều và Kim Trọng đã trao đổi quà tặng tình yêu cho nhau. Không bao giờ trao đổi lại có nghĩa là nói chuyện, đối thoại. Thí dụ sau đây cho thấy cách dùng sai lạc: 'Anh Phillippe Jamet đang trao đổi với một bé gái Việt Nam...'. Trao đổi gì? Quà tặng gì? Trao đổi không bao giờ có nghĩa là converse, talk to, chỉ là exchange thôi.
35. "Trọng thị": Coi trọng (show consideration for/ attach important to) trong từ điển ghi là một từ cũ, không hiểu sao lại được dùng trở lại. Thí dụ: "Chúng ta phải trọng thị yếu tố đó". Cứ nôm na nói: 'Chúng ta phải coi trọng yếu tố đó là đủ và giản dị rồi.
36. "Trúng thưởng" = reward, award. Thế nào gọi là thưởng? Thưởng là thưởng cho những cá nhân hay tập thể có công, tài giỏi, đạt thành tích cao .. Thưởng đi đôi với phạt. Vậy không thể nói : 'Mua hàng sẽ được trúng thưởng.../ Anh X trúng thưởng xổ số thành phố X. được 50 triệu ' Đó chỉ là quà tặng, biếu không, không phải là thưởng, và chỉ là trúng xổ số chứ không lĩnh thưởng. Xổ số là hình thức đánh bạc, nên gọi tránh đi là trúng thưởng (Thật là mâu thuẫn, trong khi đó họ bỏ tiền ra mua máy đánh bạc đặt trong các khách sạn lớn!!)
37. "Trúng tuyển" (nghĩa vụ quân sự) = select, choose/ recruit. Chúng ta vẫn nói và viết "tuyển sinh", "tuyển quân", "tuyển mộ", "tuyển dụng"... Nhưng nói : "trúng tuyển nghĩa vụ" thật là khôi hài. Nghĩa vụ quân sự là thi hành quân dịch, đến tuổi phải đi, bắt buộc phải đi, không có chuyện trúng tuyển hay không được tuyển (nên dùng theo nghĩa xấu chỉ có dân nghèo, không có tiền đút lót và không phải là con cán bộ cao cấp, mới bị trúng tuyển).
38."Tư liệu": Trước đây ta vốn dùng chữ "tài liệu", rồi để làm cho khác miền Nam, người miền Bắc dùng chữ 'tư liệu trong ý: 'tài liệu riêng của người viết'. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ 'tài liệu', mặc dù nhiều khi tài liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.
39. "Vị trí" = place/ position/ job, task = chỗ đứng, vị thế / nơi chốn/ việc làm, trách vụ. Nhưng họ dùng "vị trí" cho luôn cả nghĩa là "trách vụ", "việc làm". Câu nói sau đây là sai: 'Anh A đã thay anh B công tác ở vị trí kế toán trưởng'. Nên nói: 'Anh A đã thay anh B công tác ở trách vụ kế toán trưởng' mới đúng. Thường thường chúng ta hay dùng: 'Tiểu đội A đã chiếm được một vị trí trên cao, từ đó có thể ngăn chặn được trung đội địch tiến lên đồi.
40. "Vùng sâu xa": Vùng rừng núi, đầm lầy (highland = swamp area). Đây là cách sử dụng chữ trốn tránh thực tế. Vùng ở trong sâu hiểu là vùng hẻo lánh, sình lầy và vùng xa tức là vùng trên cao, ở xa. Đây là cách dùng mị dân, cũng như để dễ bề đẩy giáo viên, kỹ sư, bác sĩ không phe đảng, không là con cháu cán bộ đến phục vụ nơi khỉ ho cò gáy. Ngoài ra "sâu xa" còn gây hiểu lầm với 'lòng cảm ơn, biết ơn sâu xa" đã quen dùng trước đây.
41."Xuất khẩu", "Cửa khẩu": Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói "xuất cảng", "nhập cảng", chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọi là "xuất khẩu", "nhập khẩu". Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?
42. Còn hai từ nữa bị người dân miền Bắc lạm dụng vì lây cách dùng của cán bộ là "bản thân" và "chủ yếu": "Bản thân" = self, oneself, và "chủ yếu" = main, principal. Qua những câu chuyện thường ngày, chúng ta nghe họ dùng hai từ này bừa bãi, sai lệch: 'Thức ăn chủ yếu của đồng bào vùng này là ngô và khoai; Chúng tôi lấy gạo làm chủ yếu để qui thành giá trị trao đổi. Và: 'Bản thân tôi cũng không tránh khỏi dao động. Bản thân sự kiện đó còn nhiều tồn tại".
Người ta đã bỏ quên từ "tự và chính" được dùng từ xưa đến nay, thí dụ: Thức ăn chính của đồng bào. Chính tôi cũng không tránh khỏi dao động; Tự thân sự kiện đó. Hiện nay đang có phong trào ghép chữ bừa bãi giữa hai từ Hán-Việt + Hán-Việt hoặc Hán-Việt + Nôm.
Thí dụ: "động thái", "thể trạng", "siêu sao", "siêu trường". Động thái là hành động + thái độ (action + attitude); thể trạng là tình trạng thân thể (physical form sitituation); siêu sao = super-star; siêu trường = super-long. nghe lạ tai. Đã đành là ngôn ngữ chẳng qua chỉ là những ước hiệu con người sử dụng để hiểu nhau, thông cảm nhau. Tuy nhiên những ước hiệu đó không được khó hiểu, bí hiểm, khó nghe, chói tai, kỳ la.
43. Những danh từ kỹ thuật mới: Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Đức, tiếng Pháp) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng.
Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu.
Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi.
Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa.
Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà.
Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'pharé thành 'đèn phá, chữ 'cycló thành 'xe xích lố, chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougié thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'garé thành 'nhà gá, chữ 'savon' thành 'xà-bông'?
Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:
a Scanner dịch thành'máy quét'. Trời ơi! 'máy quét' đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!
b. Data Communication dịch là 'truyền dữ liệu'
c. Digital camera dịch là 'máy ảnh kỹ thuật số'
d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệu. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết 'cơ sơ dữ liệu là gì luôn.
e Software dịch là 'phần mềm', hardware dịch là 'phần cứng' mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà.
Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'kho, hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng). Chữ soft trong chữ 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao ?
f. Network dịch là 'mạng mạch'.
g. Cache memory dịch là 'truy cập nhanh'.
h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay 'điều phối.
i VCR dịch là 'đầu máy. (Như vậy thì đuôi máy đâu ? Như vậy những thứ máy khác không có đầu ả). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?
j. Radio dịch là 'cái đài'. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay rađô, hơặc dịch là 'máy thu thanh'. Nay gọi là 'cái đài' vừa sai, vừa kỳ cục. Đài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.
k. Chanel gọi là 'kênh'. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam, gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!
Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thớ trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon.
Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một ... để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Đi về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa Tại sao ?
Đây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất!
Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thể!
Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!
Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!
~ O ~
***
Dùng 2 chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói :
- '
- '
- '
- '
- '
-
- '
- '
- '
- '
- '
- '
- '
-'
- '
- '
-
- '
- 'Trời hôm nay có
- '
- '
- '
- '
- Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là : Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là : '
- '
- '
- '
- '
- '
Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là :
Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “ Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ !” Ôi ! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa !
- '
Ngày hôm nay tại Việt Nam 2 chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho 2 chữ Công Ty. Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “ Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104- 2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”
-
- '
- '
- '
Vì VC ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng 2 chữ xử lý : Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý. Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là xử lý thích đáng !
- '
- '
- '
-
- '
- 'Liên Hoan Phim' thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hội Điện Ảnh Canes.
- '
- '
- '
-
-
*
Đấy, ngôn ngữ của VC là như thế đó !
Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đống bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công- nông- trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình. Trong xã hội này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn cục phân, cho nên văn hoá bị hủy diệt. Khi văn hoá bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.
Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao?
Về Cổ Văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hoá từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hoàng của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn.
Rồi khi chữ Quốc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hoá, đa dạng hoá, văn chương hoá bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó.
Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giả như : Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngoại giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như : Nguyễn Cao Hách, Đoàn Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc … Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc - mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn xót lại.
Ngôn ngữ cộng sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác.
Nhìn ra ngoài thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật.
Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào ; Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công họăc Viện Mác Lê ; Lãnh đạo thì như thế, “đội ngũ cán bộ văn hoá” thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hoá, ngôn ngữ quái dị như thế.
Vậy thì bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hoá, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hoá VC - mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hoá, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.
Đào Văn Bình
02/2009
Ghi chú :
Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia xẻ với :
- Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ : Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”
- Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”
- Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”
*********************************************************************************
Nỗi buồn tiếng Việt của người Dân trong nước
Tác giả Chu Đậu
Ở trong nước, hiện tượng dùng chữ nghĩa kỳ cục do CS Bắc Việt du nhập vào miền Nam, lai căng với nhiều từ ngữ mới chế rất ngô nghê và xa lạ đối với phần đông dân chúng. Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn CS nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức trở thành thô tục (như: "xưởng đẻ" dùng cho "nhà bảo sanh", "nhà ỉa" dùng cho "nhà vệ sinh", hay "lính thủy đánh bộ" dùng cho "thủy quân lục chiến" v. v... , và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa.
Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng 4 năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam.
Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.
Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu ? Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng.
Sau đây, chúng tôi xin ghi lại một số từ ngữ (được tạm xếp theo vần abc) mà chế độ CSVN ép dân chúng dùng, đọc lên, nói lên sai với nguyên nghĩa, nghe thô tục, kỳ lạ và ảnh hưởng Tây phương rất nặng, khó có thể chấp nhận:
1.
Còn "buổi" thì chúng ta có "buổi sáng", "buổi trưa", "buổi chiều", "buổi tối". Ban ngày có 12 giờ và tạm coi như có 4 buổi, như vậy mỗi buổi có 3 giờ đồng hộ Night time, day time khác với morning; noon; afternoon; evening. Chúng ta thường nói: 'Chờ ông ấy mất cả buổi. Buổi ở đây là khoảng ba giờ. Câu nói khác: 'Thế là mất một buổi cày. Buổi ở đây lại có nghĩa mất cả một ngày công. Chế ra từ buổi đêm là làm hỏng tiếng Việt.
2.
3. "Cảm giác". '
Dùng đúng chữ phải là: 'Xin anh cho biết cảm nghĩ, cảm tưởng, về hiện tượng đo chính xác hơn là "cảm giác". (Ngoài ra impression còn có nghĩa là ấn tượng, dấu ấn). Chúng ta có thể nói : có cảm giác ghê sợ, nhờm tởm, lạt lẽo, ấm cúng.. một giác xuất phát từ não bộ, tuy cũng do từ năm giác quan vừa kể gửi tín hiệu lên óc.
4. "
Tại sao không gọi là cầu lông vũ hoặc bát-minh-tơn? Người viết còn nhớ có lần đã bị bà vợ một đại tá sửa lưng, khi lở miệng nói: lông quả đào. Bà kể lại, tôi bị bà Trg. Tg. Khg. một người miền Bắc chữa khéo: 'Chị nên gọi là tuyết của quả đào thì lịch sự, thanh tao hơn'. Sau đây là cách dùng sai lạc, nhằm chủ đích tuyên truyền hoặc làm giảm đi hoặc tăng mức quan trọng của sự việc.
5. "
Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ "phẩm chất" rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ "
6. "
7. "Cưới". Nhà văn Lê Minh Hà đi từ miền Bắc, công tác ở Đông Đức, rồi xin tỵ nạn ở Đức, viết trong tập truyện ngắn "Trăng Góa": 'Bọn này chưa cưới', 'chúng tôi cưới' đó là thói quen từ vùng cộng sản. Đây không phải là lối hành văn mới lạ, kiểu cách chỉ là thói quen dùng sai từ To marry, get married, nhưng người Việt phải nói là: 'Chúng tôi chưa làm đám cưới; bọn này cưới nhau. Câu này lại do một vai nữ tự thuật, lại càng sai nặng nữa.
Chúng ta chỉ nói "cưới vợ", không bao giờ nói "cưới chồng" cả. Chỉ có hai trường hợp dùng được hai chữ "cưới chồng". Một là cô gái có lỗi lầm nào đó, nhà gái phải bỏ tiền, chịu mọi chi phí đám cưới để lấy cho được một tấm chồng. Hai là những đồng bào thiểu số, sắc dân nào còn theo chế độ mẫu hệ, cô gái cưới chồng, vì chàng rể sẽ thuộc về nhà gái. Nhà gái phải trả cho nhà trai trâu, lợn, gà, chiêng đồng, v.v. để mua rể.
8. "
9. "
10. "
11. "
12. "
13. "
14.
15.
16. "
17. "
18. "
19. "
20.
21.
The Honorable ..W. Brown
Mayor of San Francisco
Hình thức chào hỏi:
Sir:
Dear Mayor Brown
Như thế gọi một ông thị trưởng Mỹ là Ngài đã hoàn toàn sai.
Qua sách báo từ sau 1954, miền Bắc dùng sai và lạm dụng từ Ngài.
Cách dùng thứ nhất để tôn xưng quá đáng giới chức ngoại quốc, thứ nhì là để chế diễu, khôi hài các nhân vật trong khối tự do dân chủ, và ở miền Nam, thí dụ: Ngài đại úy, ngài thiếu tá ngay cả có dạo họ đã gọi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Nguyên soái! Từ sau 1954, trong miền Nam gần như không bao giờ chúng ta thấy xuất hiện từ Ngài! Chế độ cộng sản tự nhận là vô sản, đánh phong kiến, diệt quan lại, nhưng nay họ lại quan lại, phong kiến hơn ai hết. Chứng cớ qua từ tôn xưng Ngài và họ còn tự nhận và gọi các cán bộ và nhân vật quan trọng ngoại quốc là Quan chức. Quan chức = officials, có thể dịch là "viên chức", hay "giới chức ngoại giao", "nhân viên chính phủ", "phái đoàn ngoại giao", v.v...
22. "
23. "
24. "Sơ hữu". 'Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là sơ hữu. Sơ hữu + bạn mới quen, mới làm bạn (new friendship). Tại sao không nói: 'Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là bạn mới quen'...?
25.
26. "
27. "
28. "
29. "
"Tháng chạp là tiết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà"
Tháng thứ 11 âm lịch gọi là "tháng một" dễ lầm lẫn với tháng giêng, nên đã tạm bỏ. Nhưng gọi tháng January dương lịch là "tháng một" nghe không ổn, phải gọi là tháng giêng. Còn tháng December gọi là tháng mười hai, không có vấn đề. Nhưng họ có dạy cho học sinh tiểu học hiểu rằng muốn chỉ tháng thứ 12 trong năm âm lịch bắt buộc phải gọi là tháng chạp không?
30. "
31. "Thứ nhất, thứ nhì". Từ xưa theo cách đếm số, chúng ta có con số thường (cardinal number) như 1.2.3.4 và số thứ tự (ordinal number) thứ nhất, thứ nhì. Hiện nay họ dường như không ưa dùng số thứ tự và gọi thứ nhì là thứ hai. Chỉ second; deuxième là "thứ hai" dễ lầm lẫn với "thứ hai" = Monday. Trên sách báo chỉ thấy viết: một là; hai là. Như thế chỉ riêng nước Việt Nam không cần đến số thứ tự (ordinal number) nữa sao ?
32. "
33. "
34.
35. "
36. "
37. "
38.
39. "
40. "
41.
42. Còn hai từ nữa bị người dân miền Bắc lạm dụng vì lây cách dùng của cán bộ là "bản thân" và "chủ yếu": "Bản thân" = self, oneself, và "chủ yếu" = main, principal. Qua những câu chuyện thường ngày, chúng ta nghe họ dùng hai từ này bừa bãi, sai lệch: 'Thức ăn chủ yếu của đồng bào vùng này là ngô và khoai; Chúng tôi lấy gạo làm chủ yếu để qui thành giá trị trao đổi. Và: 'Bản thân tôi cũng không tránh khỏi dao động. Bản thân sự kiện đó còn nhiều tồn tại".
Người ta đã bỏ quên từ "tự và chính" được dùng từ xưa đến nay, thí dụ: Thức ăn chính của đồng bào. Chính tôi cũng không tránh khỏi dao động; Tự thân sự kiện đó. Hiện nay đang có phong trào ghép chữ bừa bãi giữa hai từ Hán-Việt + Hán-Việt hoặc Hán-Việt + Nôm.
Thí dụ: "
43. Những danh từ kỹ thuật mới: Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Đức, tiếng Pháp) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng.
Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu.
Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi.
Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa.
Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà.
Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'pharé thành 'đèn phá, chữ 'cycló thành 'xe xích lố, chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougié thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'garé thành 'nhà gá, chữ 'savon' thành 'xà-bông'?
Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:
a Scanner dịch thành
b. Data Communication dịch là '
c. Digital camera dịch là '
d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệu. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết 'cơ sơ dữ liệu là gì luôn.
e Software dịch là '
Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'kho, hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng). Chữ soft trong chữ 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao ?
f. Network dịch là '
g. Cache memory dịch là '
h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay '
i VCR dịch là 'đầu máy. (Như vậy thì đuôi máy đâu ? Như vậy những thứ máy khác không có đầu ả). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?
j. Radio dịch là 'cái đài'. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay rađô, hơặc dịch là 'máy thu thanh'. Nay gọi là 'cái đài' vừa sai, vừa kỳ cục. Đài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.
k. Chanel gọi là '
Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thớ trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon.
Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một ... để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Đi về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa Tại sao ?
Đây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất!
Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thể!
Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!
Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!
~ O ~
*********************************************************************************
Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam
Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngần mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã. Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.
Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau. Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính trị..., nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn. Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.
Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung). May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...
Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.
Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.
A. LUẬT BẰNG TRẮC
Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.
1. Luật lập láy
Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...
2. Luật trắc
Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).
Thí dụ:
Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...
3. Luật bằng
Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).
Thí dụ:
Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mạnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...
B. CHỮ HÁN VIỆT
Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ, ... tất cả đều do chữ Hán mà ra.
Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:
Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.
Thí dụ:
Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.
Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.
Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.
Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...
Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:
"Dân Là Vận Mệnh Nước"
để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.
C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC
1. Trạng từ (adverb)
Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.
Thí dụ:
Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.
Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.
2. Tên họ cá nhân và quốc gia
Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.
Thí dụ:
Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.
Nước Mỹ, A phú Hãn,... Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.
3. Thừa trừ
Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.
Thí dụ:
Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.
Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.
D. KẾT LUẬN
Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.
Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam. Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tiengviet/1941-1941
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tiengviet/82-82
_oOo_
”Tình Bắc Duyên Nam” trong tiếng Việt!
Bắc bảo 'Kỳ', Nam kêu 'Cọ'
Bắc gọi 'lọ', Nam kêu 'chai'
Bắc 'mang thai', Nam 'có chửa'
Nam 'xẻ nửa', Bắc 'bổ đôi'
Ôi! Bắc 'quở Gầy', Nam 'than Ốm'
Bắc 'cáo Ốm', Nam 'khai Bịnh'
Bắc định đến 'muộn', Nam liền la 'trễ'
Nam 'mần Sơ Sơ', Bắc 'làm Lấy Lệ'
Bắc 'lệ tuôn trào', Nam 'chảy nước mắt '
Nam 'bắt Vạc tre', Bắc 'kê Lều chõng'
Bắc nói trổng 'Thế Thôi', Nam bâng quơ 'Vậy Đó'
Bắc đan 'cái Rọ', Nam làm 'giỏ Tre'
Nam không nghe 'Nói Dai', Bắc chẳng mê 'Lải Nhải'
Nam 'Cãi bai bải', Bắc 'lý sự ào ào'
Bắc 'vào Ô tô', Nam 'vô Xế hộp'
Hồi hộp Bắc 'hãm phanh', trợn tròng Nam 'đạp thắng'
Khi nắng Nam 'mở Dù', Bắc lại 'xoè Ô'
Điên rồ Nam 'Đi trốn', nguy khốn Bắc 'Lánh mặt '
Chưa chắc Nam nhắc 'Từ từ', Bắc khuyên 'Gượm lại'
Bắc kêu 'Quá dại', Nam bảo 'Ngu ghê'
Nam 'Sợ Ghê', Bắc 'Hãi Quá'
Nam thưa 'Tía Má', Bắc bẩm 'Thầy U'
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam 'chối Lòng Vòng', Bắc 'bảo Dối Quanh'
Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
Bắc thích cứ Vồ, Nam ưng là Chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi! Bắc hô: cút xéo.
Bắc bảo: cứ véo! Nam: ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn!
Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay
Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi!
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội
Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp
Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy
Bắc quậy Sướng Phê, Nam rên Đã Quá!
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc
Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng
Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo
Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa
Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe bùi bùi lạc rang, Nam: thơm thơm đậu phộng
Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn
Nam toe toét «hổng chịu đèn», Bắc vặn mình «em chả»
Bắc giấm chua «cái ả», Nam bặm trợn «con kia»
Nam mỉa «tên cà chua», Bắc rủa «đồ phải gió»
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Khi tắm, Nam xách thùng thì Bắc bê xô
Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm
Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan
Bắc xuýt xoa “Cái Lan xinh cực!”,
Nam trầm trồ “Con Lan đẹp hết chê!”
Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu… :-)
***
Những chữ thường thấy trong “xã…nghĩa” VC, nghe không lọt lổ tai chút nào!
(Nghe lời thầy! Con hãy cố gắng tránh, đừng dùng chữ của VC nghe không!)
By hoangkybactien
Những chữ thường thấy trong “xã…nghĩa” VC nghe không lọt lổ tai chút nào:
Lời hát, lời nhạc = VC gọi là “ca từ”
(Ca sĩ) hát, trình bày = VC gọi là (ca sĩ) “thể hiện”
Sổ thông hành = passport = VC gọi là “hộ chiếu”
Sổ gia đình = VC gọi là “hộ khẩu”
Mọi mặt, mọi khía cạnh (của vấn đề) = VC gọi là “toàn diện” (nguyên cả mặt đó)
Thờ ơ, lạnh nhạt = VC gọi là “vô cảm” (chưa bị tê liệt, hôn mê mà gọi là vô cảm!)
Quá hay, quá khéo, quá tuyệt vời = VC gọi là “những bước đột phá” (như gài lựu đạn giết dân vậy!)
Vụ này, vụ kia, việc này, việc kia = VC gom lại gọi là “vụ việc” !!!
Ray rức, bồi hồi, uất ức, bực bội = VC gọi là “bức xúc” (dễ bị “bức cốc”!)
Phát giác, khám phá, phát minh = VC gom hết lại gọi là “phát hiện”
Tiếp xúc, liên lạc = VC gọi là “liên hệ”
Tin tức (news) = VC gọi là “thông tin” (to inform)
Nhu liệu (software)= VC gọi là “phần mềm” (chỗ nào lại chả mềm)
Cương liệu (hardware) = VC gọi là “phần cứng”
Giải trí, giải lao, giải khát, nghỉ xả hơi = VC gom hết lại gọi là “thư giãn”
Ghi tên = VC gọi là “đăng nhập”
Không nhỏ, không tầm thường = VC gọi là “có tầm cở” !!!
Tìm kiếm, lục lọi, truy tìm (trên inernet) = VC gọi là “truy cập”
Giảng giải ra, nói rộng ra, nói rõ ra = VC gọi là “triển-khai nắm bắt”
Tiến hành (việc gì đó) = VC gọi là “triển khai”
Ăn uống hay làm việc đúng cách, đúng phương pháp = VC gọi là “chế độ ăn uống”, “chế độ làm việc”
Có giọng hát hay, truyền cảm, ấm,… = VC gọi là “Có chất giọng”
Chỗ, nơi (làm việc) = VC gọi là “cơ quan”
Điều hành, trông coi,… = VC gọi là “quản lý”
Giải quyết (vấn đề) = VC gọi là “xử lý”
Thẩm vấn, hỏi cung = VC gọi là “làm việc” (đểu thật!)
Cưỡng ép người ta đi hỏi cung = VC gọi là “mời lên làm việc” (khốn nạn thật!)
Cao học (master degrees) = VC gọi là “thạc sĩ”
Dân biểu, Dân cử (thay mặt cho Dân) = VC gọi là “đại biểu”
Chính quyền, chính phủ = VC gọi là “nhà nước” (nhà làm bằng nước !???)
Hiểu rõ, hiểu tường tận = VC gọi là “thông suốt” (như cống rãng được thông suốt!)
Đồng ý với nhau = VC gọi là “đồng thuận”
Cùng chung (ý hướng, công việc,…) = VC gọi là “đồng hành”
(Cơ quan, văn phòng, viên chức) có trách nhiệm, có bổn phận = VC gọi là “cơ quan chức năng”,
(Vật hay việc như software) có khả năng, có vai trò, có nhiệm vụ = VC gọi là “phần mềm có chức năng”
Ngoại tệ (tiền từ nước ngoài) = VC gọi là “kiều hối”
Hải cảng, Phi cảng, cửa biên giới = VC gom lại gọi là “cửa khẩu” (cửa miệng, cửa mình!)
(Mọi người) cùng đồng ý = VC gọi là (mọi người) “nhất trí” (one mind!???)
Vui lên, mừng lên = VC gọi là “hồ hởi phấn khởi”
Kích thích để hoạt động trở lại = VC gọi cụt lủn là “kích hoạt”
Coi lại, xem xét lại (chuyện gì hay một vấn đề) = Việt cộng gọi là “đánh giá lại “.
Vùng xa xôi, hẻo lánh, dân cư thưa thớt = VC gọi là "vùng sâu vùng xa"
Thượng hạng, thượng hảo hạng, hạng nhất, số một, số dzách = VC gọi là "hàng đầu" (nếu coi xi nê thì hàng đầu là hàng rẽ nhất, hạng chót)
Nguy nga, tráng lệ (chỉ có trong tiểu thuyết) = VC gọi là "hoành tráng" cho bất cứ thứ gì hơi to tát một chút (vẹm khoái láo và khoái nổ!)
Hề = VC gọi là "hài".
Danh hề = VC gọi là "danh hài"
Vùng xa xôi, hẻo lánh, dân cư thưa thớt = VC gọi là "vùng sâu vùng xa"
Thượng hạng, thượng hảo hạng, hạng nhất, số một, số dzách = VC gọi là "hàng đầu" (nếu coi xi nê thì hàng đầu là hàng rẽ nhất, hạng chót)
Nguy nga, tráng lệ (chỉ có trong tiểu thuyết) = VC gọi là "hoành tráng" cho bất cứ thứ gì hơi to tát một chút (vẹm khoái láo và khoái nổ!)
Hề = VC gọi là "hài".
Danh hề = VC gọi là "danh hài"
Thủy Quân Lục Chiến = VC gọi là “lính thủy đánh bộ”
Hàng Không Mẫu Hạm = VC gọi là “tàu sân bay”
Trực Thăng = VC gọi là “máy bay lên thẳng”
"Điển hình/ cụ thể" hay "là một ví dụ điển hình / cụ thể": Hai "cụm từ" này TIÊU BIỂU cho văn hóa việt cộng XHCN. Từ thứ dân cho đến tiến sĩ trong XHCN, ai ai cũng viết và nói như vậy, như con két. Xã hội Việt Nam trước khi có Việt cộng thì không dùng như vậy. Cho ví dụ:
- Tổ tiên ta không phải ai cũng dốt. Có nhiều người chăm chỉ siêng năng, học hành rất giỏi giang, mà cụ Mạc Đĩnh Chi là một khuôn mặt tiêu biểu (VC sẽ viết là "một ví dụ điển hình / cụ thể")
Một ví dụ khác không dùng "cụ thể" và "điển hình":
- Không phải cứ hể xe hơi mà đắt tiền thì mới tốt và bền. Xe hơi với giá vừa phải cũng có những chiếc tốt, trước mắt (thay cho "cụ thể") ta thấy tiêu biểu là xe hiệu Camry của Nhật (= một sự đại diện hay tượng trưng cho loại xe hơi bền mà giá cả phải chăng).
*
Thực ra, thật ra , thiệt ra, đúng ra... = Việt cộng viết là "thực chất" hay "bản chất nghe rất là thô lỗ, cộc cằn.
***
Ghi chú: Ký hiệu " >< " = Có nghĩa là không giống nhau, hoàn toàn khác.
Dưới đây là những ví dụ về nghĩa của chữ có "Y" dài và "I" ngắn:
Tay = bàn tay, cánh tay, vung tay, vỗ tay >< Tai = lỗ tai, tai họa, tai ương, tát tai.
Đáy = đáy sông, đáy giếng, đáy nồi >< Đái = đi tiểu, đi đái.
Dơ dáy = bẩn, không sạch sẽ >< Giơ dái = lòi dái, chim !!!
Máy = máy móc >< Mái = mái nhà, mái tóc, mái hiên.
Chảy = tan ra, chảy ra, nước chảy >< Chải = chải đầu, chải tóc, bương chãi (bôn ba)
May = như may mắn, mảy may (dửng dưng) >< mai = như ngày mai, sớm mai, cây mai, mai mối, mai mốt,
Thúy = thâm thúy >< Thúi = mùi thúi, mùi hôi tanh.
Hủy = tiêu hủy, hủy diệt, phá bỏ đi >< Hủi = Ghẻ lở, cùi hủi, bệnh phong cùi.
"Điển hình/ cụ thể" hay "là một ví dụ điển hình / cụ thể": Hai "cụm từ" này TIÊU BIỂU cho văn hóa việt cộng XHCN. Từ thứ dân cho đến tiến sĩ trong XHCN, ai ai cũng viết và nói như vậy, như con két. Xã hội Việt Nam trước khi có Việt cộng thì không dùng như vậy. Cho ví dụ:
- Tổ tiên ta không phải ai cũng dốt. Có nhiều người chăm chỉ siêng năng, học hành rất giỏi giang, mà cụ Mạc Đĩnh Chi là một khuôn mặt tiêu biểu (VC sẽ viết là "một ví dụ điển hình / cụ thể")
Một ví dụ khác không dùng "cụ thể" và "điển hình":
- Không phải cứ hể xe hơi mà đắt tiền thì mới tốt và bền. Xe hơi với giá vừa phải cũng có những chiếc tốt, trước mắt (thay cho "cụ thể") ta thấy tiêu biểu là xe hiệu Camry của Nhật (= một sự đại diện hay tượng trưng cho loại xe hơi bền mà giá cả phải chăng).
*
Thực ra, thật ra , thiệt ra, đúng ra... = Việt cộng viết là "
***
Tay = bàn tay, cánh tay, vung tay, vỗ tay >< Tai = lỗ tai, tai họa, tai ương, tát tai.
Đáy = đáy sông, đáy giếng, đáy nồi >< Đái = đi tiểu, đi đái.
Dơ dáy = bẩn, không sạch sẽ >< Giơ dái = lòi dái, chim !!!
Máy = máy móc >< Mái = mái nhà, mái tóc, mái hiên.
Chảy = tan ra, chảy ra, nước chảy >< Chải = chải đầu, chải tóc, bương chãi (bôn ba)
May = như may mắn, mảy may (dửng dưng) >< mai = như ngày mai, sớm mai, cây mai, mai mối, mai mốt,
Hủy = tiêu hủy, hủy diệt, phá bỏ đi >< Hủi = Ghẻ lở, cùi hủi, bệnh phong cùi.
Ký = ký tên, ký thác >< kí = gõ, đánh vào đầu bằng nắm tay hay ngón tay.
Thụy = tên người >< thụi = đấm vào bụng, vào hông
Tùy = tùy theo, tùy thuộc, tùy tùng >< tùi = đọc có âm nhưng không có nghĩa.
Tháy = như tháy máy, tò mò tọc mạch >< thái = rất to, rất lớn, cắt ra (như thái thịt).
Kỳ = lạ, mới mẻ, quái đản, lá cờ, quân cờ, kỳ cục >< Kì = Kì cọ
Thủy = Nước, tên người >< Thủi = Lủi thủi, đi lầm lủi
Lủy (như lủy nói vầy nè) = Anh ta, ông ta, ngôi thứ ba >< Lủi = Lủi thủi, lầm lủi
Lụy = Si mê, quỵ lụy >< Lụi = Đâm bằng dao, hay bằng vật nhọn.
Lũy = Tường thành ngăn giặc >< Lũi = có âm nhưng vô nghĩa.
Tuy = Tuy nhiên, Bình Tuy, Phước Tuy >< Tui = Tôi
Khay = Mâm bằng gỗ >< Khai = Mùi hôi của nước tiểu
Quay = Xoay, xoay quanh, vòng quanh >< Quai = Quai dép, quai hàm (của miệng)
Tuy = Tuy nhiên, Bình Tuy, Phước Tuy >< Tui = Tôi
Khay = Mâm bằng gỗ >< Khai = Mùi hôi của nước tiểu
Quay = Xoay, xoay quanh, vòng quanh >< Quai = Quai dép, quai hàm (của miệng)
...
Còn nhiều lắm !
Ngoài ra, dân xã nghĩa thường viết sai một số chữ thông dụng sau đây
Viết đúng >< Viết sai
Ly kỳ >< chứ không phải 'Li kì'
Hoa Kỳ, Mỹ >< chứ không phải 'Hoa Kì', Mĩ
Nhạc sĩ, ca sĩ, bác sĩ >< chứ không phải nhạc sỹ, ca sỹ, bác sỹ ...
Kỹ thuật, kỹ nghệ >< chứ không phải 'Kĩ thuật', 'kĩ nghệ'
Kỷ niệm >< chứ không phải 'kỉ niệm'
Cất (giấu) kỹ >< chứ không phải 'cất kĩ'
Sự khác biệt giữa "Sân bay" và "Phi trường"
Ảnh: Sân bay trong căn cứ Khe Sanh thời chiến tranh
Sân bay chỉ là một miếng đất trống được cào bằng phẳng và trải nhựa dùng làm phi đạo để máy bay lên và xuống.
*
Phi trường Tân Sơn Nhất mà Việt cộng gọi là Sân Bay Tân Sơn Nhất
Trong khi đó, phi trường bao gồm sân bay (phi đạo) và những tòa nhà cho nhân viên phi trường và để tiếp đón hành khách tránh mưa, gió, và nắng. Như vậy, Tân Sơn Nhất là phi trường chứ không phải sân bay.
Phi cảng Tân Sơn Nhất
Phi cảng Tân Sơn Nhất thời Việt Nam Cộng Hòa. Sở dĩ gọi là 'PHI CẢNG' là vì từ phi trường này người ta có thể đi ra khỏi VN hay đi vào VN bằng máy bay.
Ngoài ra, dân xã nghĩa thường viết sai một số chữ thông dụng sau đây
Viết đúng >< Viết sai
Ly kỳ >< chứ không phải 'Li kì'
Hoa Kỳ, Mỹ >< chứ không phải 'Hoa Kì', Mĩ
Nhạc sĩ, ca sĩ, bác sĩ >< chứ không phải nhạc sỹ, ca sỹ, bác sỹ ...
Kỹ thuật, kỹ nghệ >< chứ không phải 'Kĩ thuật', 'kĩ nghệ'
Kỷ niệm >< chứ không phải 'kỉ niệm'
Cất (giấu) kỹ >< chứ không phải 'cất kĩ'
Sự khác biệt giữa "Sân bay" và "Phi trường"
Ảnh: Sân bay trong căn cứ Khe Sanh thời chiến tranh
Sân bay chỉ là một miếng đất trống được cào bằng phẳng và trải nhựa dùng làm phi đạo để máy bay lên và xuống.
*
Phi trường Tân Sơn Nhất mà Việt cộng gọi là Sân Bay Tân Sơn Nhất
Trong khi đó, phi trường bao gồm sân bay (phi đạo) và những tòa nhà cho nhân viên phi trường và để tiếp đón hành khách tránh mưa, gió, và nắng. Như vậy, Tân Sơn Nhất là phi trường chứ không phải sân bay.
Phi cảng Tân Sơn Nhất
Phi cảng Tân Sơn Nhất thời Việt Nam Cộng Hòa. Sở dĩ gọi là 'PHI CẢNG' là vì từ phi trường này người ta có thể đi ra khỏi VN hay đi vào VN bằng máy bay.
Phi cảng = Cửa ải trên không trung (không phận của quốc gia)
(will continue)
Anh A hỏi: Xe hơi của anh màu gì?
Anh B đáp: Xe hơi của tôi màu trắng.
Anh A hỏi: Đôi giày da của anh màu gì?
Anh B đáp: Đôi giày da của tôi màu đen.
Anh A hỏi tiếp: Còn đây là loại rồng gì?
Anh B đáp: Đây là loại rồng xanh.
Trên đây là những câu nói thông thường và thuần túy tiếng Việt. Chúng ta nói 'rồng xanh' chứ chúng ta không nói 'xanh rồng' như người Tàu (thanh long) hay người Mỹ (Green Dragon).
Chúng ta cũng nói 'xe trắng' chứ chúng ta không nói là 'trắng xe' như người Tàu (bạch xa), hay như người Mỹ (white car).
Chúng ta cũng nói 'giày đen' chứ chúng ta không nói 'đen giày' như người Tàu (hắc hia) hay như người Mỹ (black shoe).
v.v...
Trong tiếng Việt có chữ 'bảo', nghĩa là biểu hay nói, kể ra; và chữ 'đảm' có nghĩa là dứt khoát, quả quyết, nói chắc. Tổ tiên ta ghép hai chữ này lại thành 'bảo đảm' để nhấn mạnh sự quả quyết, chắc chắn của điều vừa nói ra (tuyên bố ra). 'Bảo đảm' là chữ đã có từ lâu và đúng với giọng Việt. Nhưng từ ngày việt cộng vào Việt Nam, chúng đảo ngược hai chữ này lại theo lối của Tàu 'đảm bảo'. Và không may là đại đa số dân xã nghĩa Việt cộng ngày nay lại cứ nhắm mắt mà bắt chước những cái ngu của việt cộng; không bao giờ tự đặc câu hỏi là mình nói vậy có đúng không nữa. Bởi vậy mới có câu 'ngu lâu dốt bền' là như vậy.
Tóm lại, nói 'bảo đảm' là nói đúng tiếng Việt; còn nói 'đảm bảo' là nói sai (tức là bị ngu rồi.)
Ở nước Việt Nam ta, từ ngàn xưa tổ tiên ta đã dùng chữ 'ải' để chỉ những cửa ra/vô ở nước ta dọc theo các vùng biên giới trên đất liền, và chữ 'cửa' hay 'cảng' để chỉ những cửa ra/vô ở vùng ven biển hay sông rạch. Ải nổi tiếng nhất nước ta là ải Nam Quan (cửa biên giới tên là Nam Quan [đường đi về hướng Nam]), và cửa sông Bạch Đằng, nơi Đức Ngô Quyền và Đức Trần Hưng Đạo đánh tan chiến thuyền của quân giặc Hán và Nguyên. Việt cộng vì dốt, bắt chước theo Tàu, nên gọi cửa ải hay cửa biển là 'cửa khẩu'. Điều không may là có rất nhiều dân xã nghĩa ngày nay cứ nhắm mắt bắt chước VC mà dùng (sai) hai chữ 'cửa khẩu' này.
Bởi vậy, khi nói 'cửa khẩu' (khẩu = miệng; như vậy, cửa khẩu = cửa miệng, không ăn nhập gì đến hải/phi cảng) và 'đảm bảo' là người nói đã chứng minh sự 'ngu lâu dốt bền' của mình rồi đó mà không biết.
Chữ đúng:
Ải, cửa ải = cửa biên giới trên đất liền như ải Nam Quan.
Hải Cảng, cửa biển, cửa sông = Đường ra vô đất liền bằng đường biển hay đường sông.
Phi cảng = cửa ra vô đất liền bằng đường hàng không, như phi cảng Tân Sơn Nhứt.
Bảo đảm (đúng). 'đảm bảo' (sai).
Khi nói về thương mãi/ kinh tế: Xuất nhập cảng (đúng). 'xuất nhập khẩu' (sai)
***
Còn một chữ nữa mà VC và dân xã nghĩa dùng ngược (sai) là 'triển khai'. Chữ đúng mà tổ tiên ta dùng từ xưa tới nay là khai triển.
Khai = nghĩa là mở.
Triển = làm lớn ra, rộng ra.
Như vậy, Khai triển nghĩa là mở rộng ra. Động từ chính ở đây là 'khai'. Phải mở ra trước rồi mới làm rộng ra được. Chứ chưa mở thì làm sao làm rộng ra được. Vì dụ như khi phá núi làm đèo. Phải đặt mìn mở một lối nhỏ trước, rồi mới có chỗ mà phát triển từ một lối nhỏ thành một con đường lớn được. Cũng giống như hai chữ 'học hành'. Phải học trước để có căn bản, nền tảng lý thuyết rồi mới nói đến việc thực hành, chứ đâu thể nào chưa học mà đã biết hành.
Tóm lại, chữ đúng là chữ 'khai triển'. Hãy dùng chữ đúng và đừng bắt chước VC nữa.
...(còn nữa)
***
Nói đến dzăn hóa xã nghĩa là nói đến những "sự cố", "cụ thể" như là dép râu, nón cối, "thông tin", "điển hình", "bức xúc", "vô cảm", "phản biện", và nhất là "tại thời điểm". Có thể nói không quá đáng là dzăn hóa xã nghĩa là dzăn hóa "tại thời điểm".
Dưới đây là một mẫu đối thoại tiêu biểu (không cần "điển hình" hay "cụ thể" như VC hay nói) thường thấy của người dân miền Nam lớn lên dưới thời VNCH. Cách dùng từ ngữ về thời gian rất phong phú. Và nhất là hiếm khi thấy (hầu như là chưa bao giờ dùng đến) ba chữ "tại thời điểm" trong sách vở vì nó dài dòng và không sáng nghĩa bằng các chữ khác như LÚC (lúc mấy giờ, lúc nào, lúc đó, lúc này), HỒI (mấy giờ, hồi nào, hồi sáng, hồi chiều, hồi tối), DẠO (dạo này, dạo đó, dạo sau này), v.v....
Hỏi: Anh đến đây hồi nào?
Đáp: Tôi cũng mới đến à, anh.
Hỏi: Nói một cách chính xác là lúc mấy giờ (không có "tại thời điểm" như VC hay nói)?
Đáp: Lúc mà tôi đến thì nói cho chính xác là lúc 8 giờ thiếu 5 phút đó anh.
Anh A hỏi: Xe hơi của anh màu gì?
Anh B đáp: Xe hơi của tôi màu trắng.
Anh A hỏi: Đôi giày da của anh màu gì?
Anh B đáp: Đôi giày da của tôi màu đen.
Anh A hỏi tiếp: Còn đây là loại rồng gì?
Anh B đáp: Đây là loại rồng xanh.
Trên đây là những câu nói thông thường và thuần túy tiếng Việt. Chúng ta nói 'rồng xanh' chứ chúng ta không nói 'xanh rồng' như người Tàu (thanh long) hay người Mỹ (Green Dragon).
Chúng ta cũng nói 'xe trắng' chứ chúng ta không nói là 'trắng xe' như người Tàu (bạch xa), hay như người Mỹ (white car).
Chúng ta cũng nói 'giày đen' chứ chúng ta không nói 'đen giày' như người Tàu (hắc hia) hay như người Mỹ (black shoe).
v.v...
Trong tiếng Việt có chữ 'bảo', nghĩa là biểu hay nói, kể ra; và chữ 'đảm' có nghĩa là dứt khoát, quả quyết, nói chắc. Tổ tiên ta ghép hai chữ này lại thành 'bảo đảm' để nhấn mạnh sự quả quyết, chắc chắn của điều vừa nói ra (tuyên bố ra). 'Bảo đảm' là chữ đã có từ lâu và đúng với giọng Việt. Nhưng từ ngày việt cộng vào Việt Nam, chúng đảo ngược hai chữ này lại theo lối của Tàu 'đảm bảo'. Và không may là đại đa số dân xã nghĩa Việt cộng ngày nay lại cứ nhắm mắt mà bắt chước những cái ngu của việt cộng; không bao giờ tự đặc câu hỏi là mình nói vậy có đúng không nữa. Bởi vậy mới có câu 'ngu lâu dốt bền' là như vậy.
Tóm lại, nói 'bảo đảm' là nói đúng tiếng Việt; còn nói 'đảm bảo' là nói sai (tức là bị ngu rồi.)
Ở nước Việt Nam ta, từ ngàn xưa tổ tiên ta đã dùng chữ 'ải' để chỉ những cửa ra/vô ở nước ta dọc theo các vùng biên giới trên đất liền, và chữ 'cửa' hay 'cảng' để chỉ những cửa ra/vô ở vùng ven biển hay sông rạch. Ải nổi tiếng nhất nước ta là ải Nam Quan (cửa biên giới tên là Nam Quan [đường đi về hướng Nam]), và cửa sông Bạch Đằng, nơi Đức Ngô Quyền và Đức Trần Hưng Đạo đánh tan chiến thuyền của quân giặc Hán và Nguyên. Việt cộng vì dốt, bắt chước theo Tàu, nên gọi cửa ải hay cửa biển là 'cửa khẩu'. Điều không may là có rất nhiều dân xã nghĩa ngày nay cứ nhắm mắt bắt chước VC mà dùng (sai) hai chữ 'cửa khẩu' này.
Bởi vậy, khi nói 'cửa khẩu' (khẩu = miệng; như vậy, cửa khẩu = cửa miệng, không ăn nhập gì đến hải/phi cảng) và 'đảm bảo' là người nói đã chứng minh sự 'ngu lâu dốt bền' của mình rồi đó mà không biết.
Chữ đúng:
Ải, cửa ải = cửa biên giới trên đất liền như ải Nam Quan.
Hải Cảng, cửa biển, cửa sông = Đường ra vô đất liền bằng đường biển hay đường sông.
Phi cảng = cửa ra vô đất liền bằng đường hàng không, như phi cảng Tân Sơn Nhứt.
Bảo đảm (đúng). 'đảm bảo' (sai).
Khi nói về thương mãi/ kinh tế: Xuất nhập cảng (đúng). 'xuất nhập khẩu' (sai)
***
Còn một chữ nữa mà VC và dân xã nghĩa dùng ngược (sai) là 'triển khai'. Chữ đúng mà tổ tiên ta dùng từ xưa tới nay là khai triển.
Khai = nghĩa là mở.
Triển = làm lớn ra, rộng ra.
Như vậy, Khai triển nghĩa là mở rộng ra. Động từ chính ở đây là 'khai'. Phải mở ra trước rồi mới làm rộng ra được. Chứ chưa mở thì làm sao làm rộng ra được. Vì dụ như khi phá núi làm đèo. Phải đặt mìn mở một lối nhỏ trước, rồi mới có chỗ mà phát triển từ một lối nhỏ thành một con đường lớn được. Cũng giống như hai chữ 'học hành'. Phải học trước để có căn bản, nền tảng lý thuyết rồi mới nói đến việc thực hành, chứ đâu thể nào chưa học mà đã biết hành.
Tóm lại, chữ đúng là chữ 'khai triển'. Hãy dùng chữ đúng và đừng bắt chước VC nữa.
...(còn nữa)
***
Nói đến dzăn hóa xã nghĩa là nói đến những "sự cố", "cụ thể" như là dép râu, nón cối, "thông tin", "điển hình", "bức xúc", "vô cảm", "phản biện", và nhất là "tại thời điểm". Có thể nói không quá đáng là dzăn hóa xã nghĩa là dzăn hóa "tại thời điểm".
Dưới đây là một mẫu đối thoại tiêu biểu (không cần "điển hình" hay "cụ thể" như VC hay nói) thường thấy của người dân miền Nam lớn lên dưới thời VNCH. Cách dùng từ ngữ về thời gian rất phong phú. Và nhất là hiếm khi thấy (hầu như là chưa bao giờ dùng đến) ba chữ "tại thời điểm" trong sách vở vì nó dài dòng và không sáng nghĩa bằng các chữ khác như LÚC (lúc mấy giờ, lúc nào, lúc đó, lúc này), HỒI (mấy giờ, hồi nào, hồi sáng, hồi chiều, hồi tối), DẠO (dạo này, dạo đó, dạo sau này), v.v....
Hỏi: Anh đến đây hồi nào?
Đáp: Tôi cũng mới đến à, anh.
Hỏi: Nói một cách chính xác là lúc mấy giờ (không có "tại thời điểm" như VC hay nói)?
Đáp: Lúc mà tôi đến thì nói cho chính xác là lúc 8 giờ thiếu 5 phút đó anh.
Hỏi: Anh vô (gia nhập) lực lượng Lôi Hổ năm anh bao nhiêu tuổi?
Đáp: Tôi vô Lôi Hổ năm tôi tròn 19 tuổi (không có "tại thời điểm" như VC hay nói); tức là năm 1969 đó anh.
Hỏi: Anh ở trong Lôi Hổ được bao lâu?
Đáp: Dạ, tôi ở trong Lôi Hổ cho đến ngày gãy súng, nghĩa là khoảng 6 năm từ 69 cho đến 4/75. (không có "tại thời điểm" như kiểu nói của Việt cộng).
Hỏi: Việt cộng kêu anh ra trình diện hồi nào (không có "tại thời điểm" như kiểu nói của Việt cộng)?
Đáp: Tháng tư gãy súng thì khoảng một tháng sau, tức là khoảng đầu tháng 6/75 thì tôi bị kêu ra trình diện để đi tù (VC gọi là "tập trung cải tạo"). (không có "tại thời điểm" như kiểu nói của Việt cộng)?
Hỏi: Hình như là dạo đó ai cũng nghĩ là chỉ đi chừng mươi ngày hay nữa tháng rồi về phải không, vì Việt cộng nói là chỉ đi "học tập 10 ngày rồi về" mà?
Đáp: Thưa, đúng vậy anh. Đồng bào miền Nam của mình thời đó (hồi đó) còn thật thà, chưa biết cộng sản nên tin vậy. Nhưng chỉ vài năm sau thì ai cũng thấm thía với cái lũ Việt cộng miền Bắc này rồi....
*
Ngày nay, có thể nói, có đến 100% dân xã nghĩa chỉ biết có ba chữ "tại thời điểm" khi viết câu văn có dính líu đến thời gian trong đó; ngoài ba chữ này ra hầu như dân xã nghĩa không còn biết chữ gì khác để thay thế, để làm cho bài văn hay câu góp ý đọc cho nó sáng sủa một chút. Tại hải ngoại, một số lớn cũng đã bị nhiểm cái cách dùng sai này. Cứ hể một chút là "tại thời điểm", từ một mốc của thời gian như lúc 10 giờ sáng, lúc hoàng hôn, lúc cơn giông đang tới v.v... cho đến một giai đoạn dài trong nhiều năm, họ cũng chỉ biết có ba chữ "tại thời điểm" để diễn tả nó. Đọc bài văn (hay câu góp ý) mà từ trên xuống dưới toàn là "tại thời điểm" mà không (hay hiếm thấy) chữ nào khác để thay thế thì quả là rất chán và bực mình vì cái ngu của người viết.
Nếu lâu nay bạn hay dùng ba chữ "tại thời điểm" như tụi Việt cộng trong nước thì sau khi đọc xong góp ý này, thì nên bỏ nó đi, vì nó tối nghĩa lắm chứ không có hay ho gì đâu mà dùng. Tiếng Việt có nhiều chữ hay sao không sử dụng mà lại nhắm mắt bắt chước theo Việt cộng. Bộ ngu lắm sao ! :-)
_oOo_
Trình độ Việt Ngữ của BBC và VOA tiếng Việt
T/g Đào Văn Bình
Việt Nam đã bước vào Thế Kỷ 21 với một gia tài học thuật, văn chương phong phú, trác tuyệt do bao thế hệ cha ông để lại từ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Gia Văn Phái, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều…rồi cận đại có Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn, Đặng Thái Mai, Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương. Về kinh tế, luật học, chính trị học có Vũ Văn Mẫu, Đoàn Thêm, Nguyễn Cao Hách…và bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo lỗi lạc của Miền Nam…mà lại sản sinh ra một thứ Việt ngữ “đương thời” như thế. Thật chua xót!
Càng đọc các trang Việt ngữ của BBC và VOA ngày nay tôi lại càng tiếc thương những khuôn mặt cũ của BBC và VOA - hoặc đã qua đời hoặc đã về hưu vì tuổi già bóng xế như: VOA với Lê Văn, Nguyễn Sơn, Bùi Bảo Trúc, Phạm Trần v.v.. BBC với Đỗ Văn, Thành Xuân Hồng, các xướng ngôn viên như Xuân Kỳ, Hữu Đại, Hồng Liên, Vĩnh Phúc v.v.. Văn sao chải chuốt, khuôn mẫu, đứng đắn, chừng mực và giọng đọc thu hút người nghe như những xướng ngôn viên thượng thặng của đài truyền hình Mỹ. Tôi cảm phục tài lựa chọn người đọc và biên tập viên Việt ngữ của các vị giám đốc VOA & BBC ngày xưa …có lẽ các vị này cũng đã già nua quá hoặc đã qua đời.
Làm văn hóa mà sai thì di hại đến ngàn đời sau. Viết loại văn “ba trợn ” mà đăng trên các báo chợ thì tác hại không bao nhiêu, nhưng nếu nó được đăng trên trang điện tử lớn như BBC hoặc VOA với cả triệu người đọc thì tác hại khôn lường. Loại “tiếng Việt kinh hoàng” này lâu dần sẽ trở thành tiếng Việt chính thống. Và khi đó thì thì ôi thôi…4000 năm văn hiến: “Quốc Tổ có về cũng khóc thôi”!
Nói có sách, mách có chứng. Dưới đây tôi sẽ trích dẫn một số tiêu đề hoặc một số đoạn văn để quý vị thấy trình độ Việt ngữ của các biên tập viên người Việt của BBC và VOA như thế nào:
1) BBC tiếng Việt ngày 27/1/2013: “Nhạc sỹ Phạm Duy có tiền sử bệnh tim và từng qua hai lần giải phẫu tim.” Đây là câu văn quái dị. Danh từ “tiền sử” (Pre-history) có nghĩa là thời kỳ ăn lông ở lỗ. Không ai dùng hai chữ “tiền sử” để nói trong quá khứ đã từng mắc một bệnh gì đó. Câu văn gọn nhẹ là, “Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng bị bệnh tim và đã qua hai lần giải phẫu.”
2) VOA tiếng Việt ngày 7/2/2013: “Các phần tử cực đoan đang đe dọa sẽ làm trật đường rầy tiến trình chuyển đổi sang dân chủ của Tunisia.” Động từ “derail “ nghĩa đen là làm trật bánh, nhưng nghĩa bóng là “làm lệch hướng” hoặc “làm chệch hướng”. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Các phần tử cực đoan đang đe dọa làm lệch tiến trình dân chủ của Tunusia.”
3) BBC tiếng Việt ngày 8/2/2013: “Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN”. Đây là câu văn tối nghĩa, giống như một ông Tây, ông Mỹ không rành tiếng Việt mà nói tiếng Việt. Đọc kỹ nội dung thì ông giáo sư này xúc phạm tới người Việt Nam chứ không phải “chê”. Chê và xúc phạm- mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Kêu gọi sa thải giáo sư Mỹ đã xúc phạm người Việt Nam.”
4) VOA ngày 7/2/2013; “Chuyện làm tình nguyện ở Mỹ”. Câu văn không sai nhưng thiếu trình độ. Câu văn khá hơn là, “Chuyện phục vụ thiện nguyện ở Mỹ”.
5) BBC ngày 10/2/2013: “Hà Nội cũng có kế hoạch đóng mới một tàu biển đa năng có khả năng chịu sóng lớn để làm tàu bệnh viện.”. Chữ “mới” ở đây thừa vì đóng tàu là đóng tàu mới rồi. Không ai đóng tàu cũ cả.
6) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Hơn một tỉ người châu Á trên khắp thế giới đã bước vào năm con Rắn bằng những màn pháo bông, ăn nhậu và đi thăm người thân.” Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam ngoài việc đón mừng năm mới còn là cả một truyền thống văn hóa bao trùm lên các lãnh vực gia đình, làng nước, xã hội, tâm linh chứ không phải là chuyện “ăn nhậu” bình thường. Người viết bài này có thể không phải là người Việt Nam hoặc dịch từ một bài viết bằng Anh Ngữ của một ký giả người Anh không am hiểu văn hóa Á Đông. Tiêu đề gọn, chỉnh về ý và lời có thể như sau,” Hơn một tỉ người Châu Á khắp thế giới bước vào năm con Rắn bằng những màn đốt pháo bông, tiệc tùng và thăm viếng người thân.”
7) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Vùng đông bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau cơn bão tuyết hung bạo.” Hai chữ “hung bạo” dùng cho người. Còn đối với loài động vật hoặc thiên nhiên thì người ta thường dùng các chữ “dữ dội”, “ác liệt” v.v…Do đó câu văn chỉnh sẽ là “ Vùng Đông Bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau trận bão tuyết dữ dội.”
8) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Xuất hiện ảnh hậu phẫu của Hugo Chavez”. Đây là loại tiếng Việt kém mà lại làm dáng. Tại sao không viết cho gọn nhẹ và trong sáng hơn: “Ảnh Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu” hoặc ngắn gọn hơn, “Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu”.
9) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Malaysia bắt giữ thượng nghị sỹ Úc”. Đọc tiêu đề người ta ng tưởng rằng ông thượng nghị sĩ Úc bị chính quyền Mã Lai bắt vì phạm tội gì đó. Nhưng khi đọc nội dung thì không phải vậy. Ông thượng nghị sĩ này chỉ bị giữ tại phi trường, không cho nhập cảnh vì lý do an ninh. Vậy tiêu đề đúng và phản ảnh nội dung là “ Malyasia chặn giữ thượng nghị sĩ Úc tại phi trường.”
10) BBC tiếng Việt ngày 17/2/2013: “Bắc Hàn kỷ niệm ngày mất Kim Jong-il”. Đáng lý ra phải viết “Bắc Hàn kỷ niệm ngày Kim Jong-il qua đời”. Đây là loại tiếng Việt kém cỏi, xem thường người đọc quá đỗi.
11) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Báo TQ phê Mỹ về Bắc Triều Tiên”. Hiện nay trong nước và hải ngoại, hai chữ “phê bình”. “phê điểm” được tóm gọn thành một chữ là “phê”. Thậm chí chích xì ke ma túy khiến ngây ngất cũng gọi là “phê” (effet của tiếng Pháp). Thật là loại tiếng Việt hỗn loạn không thấy có trong bất kỳ cuốn từ điển Việt Ngữ nào.
12) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phim giá rẻ Trung Quốc gây sốt”. Đọc kỹ nội dung bài viết chúng ta thấy đây là một cuốn phim sản xuất không tốn kém chứ không phải giá rẻ, nhưng thu lợi nhiều (thành công) chứ chẳng “gây sốt” gì cả nhưng lại được tác giả viết bừa bằng lối văn “ giá rẻ hay rẻ tiền”. Câu văn chỉnh hơn là “Trung Quốc: Phim không tốn kém nhưng thành công bất ngờ”. Xin tác giả nhớ cho “giá rẻ” và “ít tốn kém” ý nghĩa khác nhau. Nếu không rõ nghĩa thì nhớ tra từ điển.
13) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phóng viên BBC đình công vì giảm việc làm”. Câu văn này bị lỗi về văn phạm. Phải phải thêm chữ “bị” nữa thì câu văn mới hoàn chỉnh. Câu văn chỉnh phải viết “ Phóng viên BBC đình công vì bị cắt giảm việc làm” hoặc “Phóng viên BBC đình công vì việc làm bị cắt giảm”.
14) BBC tiếng Việt ngày 7/12/2012: “Cấm quan chức Nga 'vi phạm nhân quyền’ “. Câu văn này gây hiểu lầm là Nga ngăn cấm các viên chức của mình không được phép vi phạm nhân quyền. Nhưng thực ra đây là biện pháp Hoa Kỳ trừng phạt các giới chức Nga đã vi phạm nhân quyền. Do đó câu văn chỉnh phải là, “Trừng phạt các quan chức Nga vi phạm nhân quyền”.
15) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Tàu không gian này sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1.” Môdun= Module= Bộ phận rời, bộ phận phụ. Ngoài ra đoạn văn “ sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1” rất tối nghĩa, phải dịch là, “ sẽ ráp nối với một bộ phận thí nghiệm ngoài không gian gọi là Thiên Cung 1”
16) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Công dân cao niên Mỹ quan ngại về việc cắt giảm ngân sách”. Tác giả tiêu đề này dùng chữ khó và cầu kỳ quá. Tại sao không viết một câu văn đơn giản hơn? “Người già ở Mỹ lo sợ việc cắt giảm ngân sách”. Đây chỉ là một tin tức bình thường của đời sống mà tác giả lại dùng lối văn “đao to búa lớn” thuộc lãnh vực chính trị của thế giới chẳng hạn như “Thế giới quan ngại về việc gia tăng ngân sách quốc phòng bất thường của Trung Quốc.” Điều đó chứng tỏ tác giả bài viết kém hiểu biết về ngôn ngữ.
17) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Nhật Bản sẽ giúp phát hiện ra bất kỳ cú phóng tên lửa nào từ Bắc Hàn.” Lời văn đang chững chạc, bỗng dưng tác giả “phang” câu cú phóng rất “bình dân” giống như của mấy chú bé cửi trần đánh đinh đánh đáo nói chuyện với nhau ở vỉa hè. Ngoài ra người ta chỉ nói “cú đấm”, “cú đá” chứ chẳng ai nói “cú phóng tên lửa” cả!
18) VOA tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Tội danh giết người có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.” Không ai nói “khung hình phạt” cả, mà là “mức hình phạt từ”. hoặc “hình phạt quy định từ 12 năm tới 20 năm.” Người viết bản tin này không có kiến thức về luật pháp.
19) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ hai vị trí đầu tiên trong danh sách (xuất cảng vũ khí) này.”. Tác giả không phân biệt được thế nào là “đầu tiên” và thế nào là “hàng đầu”. Đầu tiên là trước tiên, nói về thời gian trước sau. Còn hàng đầu/đứng đầu nói về vị trí cao thấp. Câu văn chỉnh phải là “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ vị trí hàng đầu trong danh sách xuất cảng vũ khí.”
20) BBC tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Ông (Tony Blair) còn được tin là đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.” Đây là bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng lại không phải là tiếng Việt! Nếu đúng là tiếng Việt thì phải dịch như sau, “Còn có tin Ô. Tony Blair đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.”
Tôi sẽ còn tiếp tục theo dõi các trang BBC và VOA tiếng Việt để quý vị biết thêm về trình độ Việt Ngữ của các đài này. Dĩ nhiên họ đều là người Việt Nam và được đài tuyển chọn, nhưng không hiểu sao họ lại có một thứ Việt ngữ kém cỏi và lạ lùng đến như vậy?
Nếu ngày xưa chúng tôi ở Lớp Nhất (Lớp 5 bây giờ) mà viết những đoạn văn què và tối nghĩa như thế, chắc chắn thầy/cô sẽ sổ toẹt (gạch chéo) từ trên xuống dưới và đề nghị hiệu trưởng cho xuống Lớp Nhì (Lớp 4 bây giờ) để học thêm Việt văn.
Nhưng nói thế thì cũng tội nghiệp cho những học sinh Lớp Nhì thuở xưa. Ở trình độ Lớp Nhì, Lớp Nhất ngày xưa ở Hải Phòng, chúng tôi đã thuộc lòng như “cháo chảy” Quốc Văn Giáo Khoa Thư, rồi đọc các tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng, dã sử như Tiêu Sơn Tráng Sĩ, các đoạn văn của Thanh Tịnh, các tiểu thuyết ủy mị như Đồi Thông Hai Mộ, Hồng và Cúc, Phạm Công Cúc Hoa, các truyện Tàu như Tây Du Ký, Hán Sở Tranh Hùng và đủ loại kiếm hiệp nhảm nhí như Kim Hồ Điệp, Long Hình Quái Khách v.v…
Rồi khi lên Trung Học Đệ Nhất Cấp là cuốn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển dày cộm của Dương Quảng Hàm ..xương sống của nền văn chương Việt Nam. Rồi khi lên lớp Đệ Nhị (Lớp 11) thì học Tiểu Thuyết Luận Đề của các tác giả thuộc Tự Lực Văn Đoàn. Còn khi lên Lớp Đệ Nhất (Lớp 12) thì phải “nhá” cuốn Luận Lý Học của Trần Văn Hiến Minh…nhức cả đầu. Riêng bản thân tôi tiếp tục với 4 năm ở Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, hai năm ở Ban Cao Học thuộc Học Viện Quốc Gia Hành Chánh - cộng với hơn 20 năm viết văn ở hải ngoại…mà mỗi khi đặt bút viết cũng phải hết sức đắn đo suy nghĩ xem mình dùng chữ có đúng không, văn có chỉnh, gẫy gọn không, có lai căng và dễ hiểu không?
Tôi còn nhớ văn hào Victor Hugo của Pháp mỗi khi viết xong một đoạn văn ông đều đọc cho chị quét dọn trong nhà nghe xem có hiểu không. Khi mình viết một đoạn văn mà người đọc lúng túng, ngỡ ngàng tức mình đã viết một câu văn tối nghĩa. Khi người đọc nhăn mặt tức mình viết một câu văn sai hoàn toàn- người xưa gọi là “văn bất thành cú”.
Là người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình.
Nếu thấy còn thiếu sót nên học thêm các lớp văn chương Việt Nam, đọc thêm các sách về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, tôn giáo, triết học, quân sự, ngoại giao… để cống hiến cho độc giả những bản tin, những bản dịch có trình độ trí thức và là khuôn mẫu cho các thế hệ mai sau, nhất là cho ngành báo chí. Ngoài ra cũng nên nhớ cho “Ngoài trời còn có trời” tức là còn rất nhiều người giỏi hơn mình. Do đó mình cần tiếp nhận những lời phê bình để thành công và tiến xa hơn. Mong lắm thay./.
Đào Văn Bình
(California ngày 20/3/2013)
(*) Mot à mot là lối dịch theo dòng, từng chữ một mà không tìm hiểu ý của cả đoạn văn. Dịch theo kiểu “mot à mot” thì văn ngây ngô giống như ông Tây hay ông Mỹ nói tiếng Việt không rành.
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/2890-2890
***********************************************************************************************************
11/19/2013
Nguyễn •
Nhân tác giả nói về việc cs trở về với Dân tộc truyền thống, xin gởi lại bài viết cũ về DÂN TỘC TÍNH VIỆT NAM:
DÂN TỘC TÍNH VIỆT NAM
Trên Báo Tổ Quốc, tác giả Nguyên Thạch viết: Bản tính dân tộc? Ai biết xin giải thích. Tôi đọc rồi ngẫn ngơ!
Suy nghĩ cả buổi mà không ra. Cái ông Nguyên Thạch nầy đúng là đá nguyên con, hay nguyên chất. Ông chơi cắc cớ, ném một phát mà trúng cả làng. Nghe câu hỏi tỉnh bơ của ông thấy phát nực. Thuở đời nhà ai, mình là người Việt Nam rặt lại đi hỏi dân tộc tính nhà mình là gì?
Nhưng mà nghĩ lại thấy ông Đá nầy cũng có lý. À, chắc là ông Thạch muốn nói: Quí ông cứ nói tới nói lui về cái dzụ “ Truyền thống Dân tộc “. Vậy nó là cái giống gì, nói thử tui nghe!? Con mẹ nó ( Xin lỗi ông Thạch, tui gốc nhà quê, ưa nói ba chữ đó như tiếng cằn nhằn khi cực chẳng đã phải làm việc gì trái khoáy chớ chẳng phải chửi thề ) đã thế thì tự kiểm điểm bản thân, xem từ thuở cha sanh, mẹ đẻ đến ngày lưu lạc xứ ngươi, ông, bà, cha, mẹ, thầy cô, làng, xóm, nghĩa là cả xã hội VN đó dạy dỗ, rèn cặp mình những gì!?
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
Tôi sanh ra nơi quê ngoại, làng Bưng Cầu, tên chữ là Tương Bình Hiệp, quận Châu Thành, Tỉnh Thu Dầu Một, tên chữ là Bình Dương. Ba đi mần thầy ký dưới Chợ Thủ, ở nhà với má. Má tui là gái quê, chỉ đọc thông quốc ngữ. Nhưng bà lo dạy dỗ con từ thuở còn thơ. Bà chỉ dạy tui hai điều: Một là không được dối trá. Hai là sống cho có nghĩa, có nhân. Cho nên thuở nhỏ chơi rắn mắt chuyện gì cũng được, nhưng mà hể nói láo là bị đòn nứt đít. Còn chuyện sống cho có nghĩa, có nhân thì thuở nhỏ chưa biết, lớn lên, ra đời làm việc, đối đải với người mới biết.
Năm lên sáu, cắp cặp đệm, học trường làng. Cậu tui học lớp nhì, trường Tỉnh, kêu cháu lại dạy. Hể vô trường mà thấy hai chữ Quốc Gia thì phải hiểu: Quốc là nước, gia là nhà. Quốc gia là nước nhà mình, là ơn thủy, thổ, tấc đất, ngọn rau. Phải ráng lo học, mai sau đáp đền. Tui nghe vậy thời hay vậy, nhưng chuyện nầy to tác quá, cứ để đó, tính sau.
Vô lớp chót, chưa rành mặt chữ nên thầy dạy đọc ca dao cho dễ thuộc rằng:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Lên lớp nhi trường làng đã đọc thông chữ nên thầy dạy cách ngôn bằng chữ hán việt:
Ấu bất học, lảo hà vi
Thầy diễn nôm là: Nhỏ mà không học, lớn lần sao ra. Thằng Cu, con dì năm, ra giờ chơi,lên mặt song tàng, phụ đề cho thằng Đực tui rằng: Nhỏ mà không học, lớn làm cu li. Nó nói như vậy là rõ ràng. Đúng là học thầy không tày học bạn!
Hồi đó, học lớp hai là đã bặp bẹ tiếng Tây. Thầy dạy: Mình là người Việt Nam. Tụi Tàu đô hộ khinh thị kêu là An Nam. Tây dịch là annamite. Vậy, đừng nói Je suis annamite mà phải nói là Je suis Vietnamien.
Một bửa, Tây đi “bố” (hành quân) về, dừng quân ở rừng me trước trường. Thằng Đực thấy lính Marốc cầm súng trường Mas 36 giống như có hai nòng ngồ ngộ nên mon men lại ngó nghiêng. Thấy vậy, thằng lính Marốc nghi ngờ, ngoắc lại gần, hỏi: Es-tu vietminh?
Thằng nhỏ nghe lời thầy dạy, dõng dạc đáp: Non, je suis Vietnamien. Thằng lính săn đá thất học, biết cóc gì vietnamien. Nó chỉ biết chữ Annamite thôi, cho nên nó trợn cặp mắt trắng dã, một tay thộp cổ thằng nhỏ. Tay kia rút dao găm sáng giới, kề cổ đứa nhỏ, nạt: Es-tu vietminh? Thằng Đực sợ quá khóc ré, vừa khóc vừa la: Non, je suis Vietnamien.
Biết rằng, chỉ cần nói Annamite thay vì Vietnamien là yên thân, nhưng vì không chịu để người khinh thị trẻ em Việt Nam nên dù sợ vẫn không lùi bước!
Thoát nạn rồi, về khoe với cậu. Cậu biểu: Được, mầy làm vậy được!
Qua năm sau, ban đêm việt minh lần mò về xóm, ba dời nhà về chợ Thủ. Thằng Đực bây giờ là thằng Nhơn, học lớp ba trường Tỉnh. Lúc nầy đã đọc, viết được chút ít tiếng Tây nên thầy dạy cách ngôn tiếng Pháp: Aide-toi , le ciel t'aidera. Giảng nghĩa nôm là: Hãy tự giúp mình trước, rồi Trời mới giúp mình sau. Cũng giống như phải học chính tả, ngữ pháp cho thông trước, đừng đợi khi ra thi gặp bài “trúng tủ.”
Lên lớp nhất là lai rai Truyện Kiều:
Trăm năm trong cỏi người ta
Chữ tài chữ mạng khéo là ghét nhau
Thì cũng giống như học tài, thi mạng vậy mà!
Rồi là Đồ Chiểu, Lục Vân Tiên:
Trai thời trung hiếu làmđầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình
Cái dzụ hiếu để thì nghe tới, nghe lui dài dài. Còn như cái vụ trung với ai thì thầy dạy thật kỷ: Hai chữ “trung quân” cần phân biệt : Minh quân thì trung, Bạo chúa thì diệt. Lại nữa cũng cần phân biệt: Vua với nước. Đối với Đất nước thì lúc nào cũng phải trung.
Cho nên, lớn lên gặp thời xã nghĩa, tà quyền VC, vâng lời dạy già hồ hô khẩu hiệu: Trung với đảng, hiếu với dân, mới tức mình … chửi.
Học mệt quá rồi, mong mau tới ngày bãi trường, nghỉ hè:
Năm năm mỗi lần nghe hè tới
Khi ve sầu rã rít bên song cửa lớp
Cây điệp già trỗ bông đỏ ối trước sân trường
Lòng trẻ thơ rộn rả bôn chôn
Rộn rả là khi còn ngồi lớp dưới, trông mau tới ngày lễ bãi trường để xem các anh các chị lớp trên diễn kịch. Bôn chôn là khi học lớp nhất, tự mình sắm vai diễn để các em lớp dưới xem. Mà có gì đâu! Năm nào cũng như năm nấy, gái thời diễn kịch Hai bà Trưng, trai thời Hội nghị Diên Hồng. Nhưng mà tâm trạng người xem mỗi năm mỗi khác.
Ở tuổi 7, 8 khi thấy quân Bà Trưng rượt Tô Định chạy sút giày, sút dép, quăng cả mủ mảng, áo bào thì reo cười hỉ hả. Lớn lên ở lớp nhì, lớp nhất, nghe lời truyền Hịch của Hai Bà đâm ra suy nghĩ:
Một xin trả sạch nước thù
Hai xin thu lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẽn vẹn sở công lịnh nầy
Tuy phạn nữ nhi nhưng làm tướng cầm quân, chỉ rõ mục đích ra quân có lớn có nhỏ, có trước có sau: Trước tiên là thù nước, kế đến sự nghiệp dòng họ, sau rốt mới thù nhà. Chỉ xin được bấy nhiêu thôi!
Về kịch Diên Hồng thì cũng như vậy. Lúc nhỏ, chỉ biết reo hò “quyết chiến” để đáp lại câu vấn “hòa hay chiến” trong điệp khúc Diên Hồng. Lớn lên, khi nghe câu mở đầu ca khúc, thấy rúng động trong lòng:
Toàn dân nghe chăng
Sơn hà nguy biến
Hận thù đằng đằng
Biên thùy rung chuyển
Vậy đó, tuổi thơ của tôi được dạy dỗ là như vậy: từ học hỏi tính tốt làm người cho đến lòng tự hào dân tộc chí đến truyền thống yêu nước, chống xâm lăng. Từ gia đình, cha mẹ, họ hàng cho chí đến thầy, cô đều hết lòng dạy bảo.
Lên trung học thì cũng như vậy, nhưng được dạy dỗ cho biết suy luận, thấu hiểu sâu hơn. Có khi đặt vấn đề về thái độ sống trực tiếp tiếp hơn. Tôi còn nhớ câu chuyện có quan hệ dến vận mạng chính mình vào năm học Đệ tứ niên. Ai đi học cũng biết Lục Vân Tiên là tập thơ mộc mạc giảng về luân lý. Có những câu bình dị đến phải mĩm cười:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Vậy mà không hiểu sao Thầy dạy Việt văn lại chọn hai câu làm đề tài nghị luận:
Người nay có khác xưa nào
Muốn ra ai cấm muốn vào ai ngăn
Quí cô, quí cậu mà không thuộc bài gặp hai câu nầy ắt lâm vào cửa tử. Cái dzụ đi dzô, đi ra tự do tầm phào làm sao “nghị luận” cho thành bài văn đây?! Thật ra, hai câu nầy nói về quan niệm “xuất, xử” của kẻ sĩ thời xưa. Sau khi “đại đăng khoa”, nghĩa là đỗ cử nhơn tiến sĩ rồi thì làm gì? Xuất chính, ra làm việc quan hay lui về ở ẩn, dạy học, vui thú gió trăng? Hồi đó, gã thanh niên gốc nhà quê tui còn hăng hái lắm nên lý luận đứng về lập trường xuất chính theo kiểu ngạo nghễ của Uy Viễn Tướng công:
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thử đan tâm chiếu hãn thanh
Cho nên năm 1959, sau khi thi đậu tú tài toàn phần, liển nạp đơn thi tuyển vào Học viện Quốc Gia Hành Chánh Saigon. Ngày khai giảng, gặp thằng bạn người Bắc cùng học Đệ nhất Pe'trus Ký mới hỏi: Học món nầy ra làm cái gì, mày? Nó nghênh mặt bảo: Ra làm “quan huyện”, mầy. Quan quyền đâu chưa thấy chỉ thấy như vầy. Câu đầu tiên về môn Công vụ, Thầy Tôn Thất Trạch giảng: Bổn phận người công bộc là: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu.
Rồi suốt giảng khóa Thầy cứ nói đi nói lại về phục vụ “công ích, công thiện”, nghe mà phát nản. Nhưng khi ra đời làm việc mới nhớ ơn thầy. Ở đời, kẻ có quyền thường hay lạm dụng. Nhờ nhớ lời Thầy dạy nên ráng giữ mình cho ngay chính. Còn nữa, cụ Đốc phủ sứ Bùi Quang Ân, khi đó là Giám đốc Thực tâp khuyên:
Trong nghề Hành chánh, có hai con đường tiến thân. Một là con đường tắt, tiến tới mau lắm, nhưng phải khuất thân, lòn cúi. Con đường kia thì gian nan hơn, có khi đi hoài không tới nhưng giữ được tư cách làm người. “Qua” khuyên các em chọn con đường thứ hai mà đi! Tui nghe lới cụ khuyên, cày một hơi suốt hơn 11 năm vẫn ở y một cấp chức vụ Phó quận trưởng, Trưởng ty. Mãi đến năm 1973 mới phủi chân lên làm Phó Tỉnh. Cái vụ Phó tỉnh nầy cũng lắm gian nan.
Một bửa trên đường đi công tác, ông Tổng trưởng Bộ Nội vụ vui miệng kể: Khi đi du hành quan sát Đài Loan, ông hỏi một ông xã trưởng: Nhiệm vụ xã trưởng là gì?
Ông xã trưởng xứ Đài mau mắn đáp: “Y, thực, trú, hành”. Diễn nôm là Ăn-Mặc-Ở và Đi lại.
Nghe nói vậy tôi bổng thấy thương các bác già trưởng Ấp của tôi. Học hành chữ nghĩa thì ít mà huấn thị, công tác thì nhiều. Ở xứ người ta giàu có, thanh bình, xã trưởng chỉ lo có bốn việc. Ở xứ VNCH khốn khổ của tôi, Trưởng Ấp được giao cho toa thuốc làm việc ấp kêu là kế hoạch xây dựng ấp gồm 3 tiêu chuẩn, 8 công tác theo câu thiệu như vầy:
Ba Tiêu chuẩn là: Tự phòng-Tự quản-Tự túc phát triển ấp.
Tám công tác gồm có:
I/TỰ PHÒNG 2 công tác 1/ lập hàng ràobảo vệ ấp 2/ tổ chức đội Nhân dân tự vệ.
II/TỰ QUẢN 3 công tác: 1/ lập hương ước 2/ bầu Ban Trị sự3/ xây dựng trụ sở ấp
III/ TỰ TÚC PHÁT TRIỂN 3 công tác 1/ Dự án tự túc chăn nuôi heo, gà, ao cá 2/ xây trường học sơ cấp ấp 3/ xây dựng bệnh xá ấp (1)
Đành rằng công việc có cán bộ lo nhưng bác già trưởng ấp mà không lo đốc thúc, nhất là giữ cho được an ninh, không thôi là du kích VC kéo vô phá phách, thì công việc khó hoàn thành.
Đáng lẽ ra tôi còn có thể kể lể đôi điều về các chương trình Phát triển cộng đồng, Khẩn hoang lập ấp, Người cày có ruộng, nhưng sợ rườm lời nên xin vắn tắt như vầy:
Thầy dạy, trò học vốn là Khoa Quản trị Hành chánh Công quyền Âu Mỹ nhưng vẫn lồng
vào đó một số quan niệm đạo lý theo truyên thống Việt Nam, thể hiện qua công tác:
Lập Hương Ước: Tái lập truyền thống “Phép vua thua lệ làng” hay nói theo ngôn ngữ hiện đại là nguyên tắc “ Địa phương phân quyền”. Một yếu tố quan trọng bảo đảm cho chế độ dân chủ.
Nhà họp dân: Thể hiện lại truyền thống “Cái Đình”, nơi kỳ hào, dân làng họp nhau bàn việc làng, việc nước.
Đó là tinh thần dân chủ truyền thống.
Tỉnh Điền: Thiết kế đồ án khu khẩn hoang theo mô thức Tỉnh điền truyền thống nghĩa là mỗi khu gồm 50 hộ dân, với một giếng khơi dùng chung, thể hiện tình làng, nghĩa xóm. Nói theo kiểu hiện đại là tinh thần cộng đồng.
ĐÔI LỜI BỘC BẠCH
Tôi vừa đem việc học, việc làm của cả đời mình, vẽ nên đôi nét về nhân cách, truyền thống Việt, chỉ kể mà không dám xác quyết đâu là tự tính dân tộc. Nhưng bỗng nhiên trực nhớ câu lẩm liệt Bình Ngô Đại Cáo:
“Đem Đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy Chí Nhân mà thay cường bạo”
Trong phần đầu thuật lời mẹ dạy: Sống cho có nghĩa, có nhân, những tưởng là việc nhỏ giữa mẹ con. Nhưng trên đây là lời Đại cáo của nhà Vua ban bố cho toàn dân, nêu cao Đại nghĩa và lòng Nhân hậu Dân tộc, thiết tưởng có thể xác định tự tính NHÂN NGHĨA của dân tộc.
Như vậy coi như đáp ứng một phần câu hỏi của tác giả Nguyên Thạch: Bản tính dân tộc là gì? Còn mệnh đề thứ hai: Ai biết xin giải thích thì như vầy. Gã nhà quê tui thiệt tình là không dám giải thích mà chỉ giải bày theo như mình biết. Nhân là tình thương ấp ủ trong lòng. Đem tình thương từ trong lòng ra đối đãi với người cho phải lẽ thời kêu là nghĩa. Vậy, giữa người và người lấy tình thương đối đãi nhau cho phải lẽ là thực hành đạo lý Nhân Nghĩa. Biết bao nhiêu thì nói bấy nhiêu, thật không dám cho rằng mình thật biết.
Tôi lớn tuổi, chậm lụt rồi, phải mất mươi bửa vừa suy nghĩ vừa gõ máy viết bài nầy, không phải đơn thuần là để đáp lời ông Nguyên Thạch. Sở dĩ viết bài nầy đóng góp với ông vì thấy ông nói phải cày thêm job để kiếm tiền in sách về tự tính dân tộc để biếu cho đồng bào trong nước đọc. Cũng xin nói thêm, tôi viết nửa chừng, mệt quá tính xù. Nhưng đọc bài “ Chỉ dấu ngày tàn của một chế độ” của ông, tôi thấy ông với tôi chừng như cùng một ý: Mong muốn mau lật đổ bạo quyền VC để sớm gầy dựng lại truyền thống Nhân Nghĩa của dân tộc nên mới nắn nót kết thúc bài viết nầy. Nhưng mà ông Thạch đừng lo. Đồng minh của ông trong nước nhiều lắm. Các lời bình trên trang mạng trích dẫn Diên Hồng, Bình Ngô Đại cáo nhiều lắm. Có người viết nguyên bài đề tựa “ Hãy vực lại truyền thống Diên Hồng” hẳn hoi. Khi các cuộc biểu tình gặp khó khăn, nhiều ngưới đọc ca dao, “mong sao chân cứng đá mềm” dài dài. Để kết thúc, tôi cũng đọc câu ca dao nầy nhưng tích cực hơn:
Quyết cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng
Nguyễn
20/11/2011
Viết theo trí nhớ, không chắc đúng theo huấn thị căn bản.
Các bạn cán bộ áo đen XDNT nếu đọc thấy sai sót, xin vui lòng bổ chính dùm.