Sunday, August 23, 2020

Tiểu sử nhà văn Nhất Linh _ T/g Thụy Khuê

 


Tiểu sử Nhất Linh


Nhất Linh, tên thật là Nguyễn Tường Tam(1), sinh ngày 25 tháng 7 năm 1906, tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, trong một gia đình sáu trai, một gái. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy, là công chức không dính líu đến văn nghệ và chính trị, từ người anh thứ hai Nguyễn Tường Cẩm, mất tích ở gần Hà Nội, đến Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam, Tứ Ly Hoàng Ðạo - Nguyễn Tường Long, Nguyễn Thị Thế, Thạch Lam - Nguyễn Tường Lân và bác sĩ Nguyễn Tường Bách, đều là những người tham dự vào văn chương. Nguyễn Thị Thế và Nguyễn Tường Bách viết hồi ký về gia đình Nguyễn Tường; và năm anh em Nhất Linh có những đóng góp tích cực trong việc quản trị các cơ sở báo chí và nhà in của Tự Lực Văn Ðoàn.

Tuesday, August 18, 2020

Nhìn lại sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" _Nguyễn Ngọc Chính

 Nguyễn Ngọc Chính's

~ Hồi Ức Một Đời Người ~


Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020


Nhìn lại sách “Quốc văn giáo khoa thư”

Mục đích chính của sách “Quốc văn giáo khoa thư” (xuất bản từ năm 1935) là Tập đọc và Tập viết, dành cho học sinh Lớp Dự Bị, thuộc bậc Tiểu học. Sách do Việt Nam Tiểu học Tùng thư ấn hành để áp dụng trong các trường học tại Việt Nam. Ngay trên bìa sách đã in những dòng chữ giới thiệu:


“Sách này do Nha Học chính Đông Pháp đã giao cho ông Trần Trọng Kim, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Đặng Đình Phúc và ông Đỗ Thuận soạn”.  Ấn bản mà chúng tôi có, được in “lần thứ mười”, với ghi chú trên trang đầu sách “Nhà nước giữ bản quyền... Cấm không ai được in lại”.

Lăng Cha Cả _T/g Nguyễn Ngọc Chính

 


. Nguyễn Ngọc Chính's

~ Hồi Ức Một Đời Người ~


Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012


Nghĩa tử là nghĩa tận: Lăng Cha Cả


Lăng Cha Cả nằm ở khu vực ngã tư Nguyễn Văn Thoại - Trương Minh Ký (ngày nay đổi tên là Hoàng Văn Thụ - Lê Văn Sỹ). Lăng là khu đất rộng khoảng 2 ngàn thước vuông, gồm một nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn. Người công giáo gọi Cha Cả là vị tu sĩ đứng đầu địa phận và Lăng Cha Cả là mộ phần của Giám mục Bá Đa Lộc, tu sĩ người Pháp đã sang giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn Nguyễn Huệ. Bá Đa Lộc là tên tiếng Việt được phiên âm từ tiếng Pháp, Pigneau de Behaine.

Sunday, August 16, 2020

Quê Mẹ - Một lần đi là vĩnh viễn chia ly _T/g Lê Thị Minh Vân

 

QUÊ MẸ -  MỘT LẦN ĐI LÀ VĨNH VIỄN CHIA LY

By Lê Thị Minh Vân

 

Sau bữa cơm gia đình tối ngày 29 tháng 4 năm 1975, Ba tôi họp gia đình, như Ba vẫn thường làm mỗi lần có chuyện đại sự, nhưng tối hôm đó là một buổi họp gia đình tôi không bao giờ quên cho đến cuối cuộc đời.  Giọng Ba tôi run run, như muốn khóc, những giọt nước mắt chảy ngược vào lòng - "Ngày mai gia đình mình phải đi tỵ nạn, Ba chưa biết mình sẽ đi đâu và về đâu, nhưng Ba biết rằng mình không thể nào sống dưới chế độ cộng sản, và nếu sự ra đi có nguy hiểm đến tính mạng, thì ít nhất, cả gia đình mình sẽ cùng chết chung với nhau". 

Con đường tìm kiếm tự do _ Nguyễn Đ. Quyền

 

CON ĐƯỜNG TÌM KIẾM TỰ DO

by Nguyễn Đ. Quyền


Một sáng tháng Tư năm 1980, 5 năm sau tháng Tư định mệnh gãy súng năm 1975, tình cờ tôi gặp lại anh CBT, người đàn anh trong quân trường.  Anh vừa trốn trại tù kêu án 15 năm, vì tổ chức vượt biên khi bắt có súng. Chúng tôi gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Sau đó anh cùng tôi tạm trú lậu tại nhà người chị nuôi THNB của tôi, cùng nhau bàn tìm cách đi thôi vì không thể ở được với chính quyền tàn ác, dã man này. Kế hoạch vượt biên hình thành, sau gần 6 tháng ròng rã tìm người, tìm khách, tìm tàu, tìm bến bãi, mua dầu… Giờ thì đâu đã vào đó,chỉ đợi giờ G.

Thăm nuôi chồng trong trại tù cải tạo _ T/g Nguyễn Minh Hạnh

 

THĂM NUÔI CHỒNG TRONG TRẠI CẢI TẠO

by Nguyễn M. Hạnh


Chúng tôi cưới nhau vừa được hơn 3 năm thì Saigon thất thủ.  Lúc đó tôi vừa 28 tuổi và có hai con - cháu gái vừa lên 2 và cháu trai chừng 5 tháng.  Cũng như hàng ngàn, hàng vạn người khác trước đây đã từng đi lính hoặc làm việc với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa hoặc với chính phủ Mỹ, chồng tôi cũng được gọi đi học tập về chế độ mới.  “Chừng 10 ngày thôi…”, họ trấn an chúng tôi như vậy. 

Mơ ước vào đại học _T/g Vương Ngọc Quyên


by Vương Ngọc Quyên 


Hai chị em tôi đến Mỹ vào tháng 8/1981, cái thời nước mắm còn là nước muối. Trong túi chỉ có vỏn vẹn $20 và trong bụng lõm bõm vài câu tiếng Anh và hai bài hát học được trong trại tỵ nạn (bài “I’d love you to want me”  và bài “Seasons in the Sun”). Năm đó tôi được 16 tuổi, và đứa em út cùng đi thì mới vừa 11 tuổi. Chúng tôi lóng ngóng đợi ở sân bay Houston Intercontinental Airport khá lâu thì gia đình mới tới. Lý do: ba tôi đi lạc. 

Thursday, August 13, 2020

[Vp XHCN] "Thương bên kia cầu chữ Y" _ T/g Diệp Nguyễn

 


Ghi chú: Dưới đây là bài báo của tờ báo Phụ Nữ trong nước (báo cộng sản) giới thiệu về tác phẩm "Bên kia cầu chữ Y" của tác giả Huỳnh Ngọc Nga. Dĩ nhiên, báo xhcn thì câu văn cũng rất ư là.. xã nghĩa!
******

Thương bên kia cầu chữ Y

 05/07/2018 -


PNO - Cầu chữ Y trong 'Bên kia cầu chữ Y' của tác giả Huỳnh Ngọc Nga (nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM) là chiếc cầu của những thập niên 1960-1990 thế kỷ trước.


Clip bọt phun trắng xóa kênh Tàu Hủ sau mưa, người dân lo ô nhiễm môi trườngThả 450.000 con cá các loại xuống kênh Tàu Hủ - Bến NghéQuán cơm tấm nức danh cầu chữ Y ở Sài Gòn

“Đó là một ốc đảo màu xanh của những dòng kênh, màu xanh của cỏ cây trên mặt đất và màu xanh của lòng người hướng về tương lai” - hình dung về mảnh đất thuộc quận 8 của tác giả, trong lần về nước năm 1995.

Bên kia cầu chữ Y _T/g Hùynh Ngọc Nga

 

Ghi chú: Bài này được báo Tuổi Trẻ trong nước đăng vào năm 2004, không biết có phải vì văn phong của bài này hay, hay vì tác giả thuộc diện "gia đình có công với cách mạng (cs)).

Bài này được đăng lại hôm nay là vì bài được viết dưới văn phong VNCH, nghĩa là không có VẸM ngữ trong đó.

*****

Bên kia cầu chữ Y

11/12/2004

TTCN - Hồi lập gia đình với ba tôi, má tôi phải về làm dâu nhà nội ở bên kia cầu Chữ Y, quận 8, nơi mà người Sài Gòn hay gọi là “miệt lò heo Chánh Hưng” vì ở đó có một lò thịt lớn cung cấp thịt toàn thành phố.

Saturday, August 8, 2020

Gia Long và con cháu....

1. Gia Long (1762 - 1820). 58 tuổi.

2. Minh Mạng (1791 - 1841). Con Gia Long. 50t.

3. Thiệu Trị (1807 - 1847). Con Minh Mạng. 40t.

4. Tự Đức (1829 - 1883). Con Thiệu Trị. 53t.

5. Dục Đức (1852 - 1883). Cháu nội Thiệu Trị. 31t.

6. Hiệp Hòa (1847 - 1883). Con Thiệu Trị. 36t.

7. Kiến Phúc (1869 - 1884). Cháu nội Thiệu Trị. 15t.

8. Hàm Nghi (1872 - 1943). Cháu nội Thiệu Trị. 70t.

9. Đồng Khánh (1864 - 1889). Cháu nội Thiệu Trị. 24t.

10. Thành Thái (1879 - 1954). Con Dục Đức. 75t.

11. Duy Tân (1900 - 1945). Con Thành Thái. 45t.

12. Khải Định (1885 - 1925). Con Đồng Khánh. 40t.

13. Bảo Đại (1913 - 1997). Con Khải Định. 85t.

Đến năm 1945 thì Bảo Đại bị buộc phải thoái vị. Kết thúc triều đại nhà Nguyễn-Gia Long sau 150 năm trị vì. Trong 13 đời vua này, chỉ có 3 vua có tuổi thọ trên 70, còn 10 vị vua kia đều chết non yểu do đắm mê tửu sắc và bạc nhược hèn yêú. Còn quan lại thì toàn là một lũ nịnh thần. Quân vô hậu. 

So với hoàng đế Phổ Nghi ở cuối triều Mãn Thanh thì Bảo Đại may mắn hơn nhiều, không bị tù đày và bạc đãi.



Việt gian Trương Nhân Tuấn


 ***