Saturday, November 30, 2013

Biên Hòa và Trường Ngô Quyền, một thời để nhớ để thương


T/g: GS VŨ KHÁNH THÀNH

Tôi về dạy Ngô Quyền từ niên học 1969. Trước đó tôi dạy trung học công lập Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa. Về Ngô Quyền, tôi được thầy Phạm Đức Bảo, Hiệu Trưởng thân mật tiếp đón và thầy Phạm Khắc Thành, Giám Học xếp cho dạy Luận Lý, Đạo Đức và Tâm Lý Học cho một số lớp 12 và Việt Văn lớp 11, lớp 10. Những ngày còn lại tôi dạy tại Khiết Tâm, Minh Đức (Hố Nai) và Thăng Long (Tam Hiệp). Buổi tối còn dạy tại Trường Minh Tâm nơi mà học sinh đa số là quân nhân học để thi Tú Tài 2.

Tới năm 1970, dù còn rất trẻ (26 tuổi) tôi đã ra ứng cử Nghị Viên thành phố Biên Hòa.  Lý do ra ứng cử vì tôi thấy trước đó Hội Đồng Tỉnh đa số là các cụ bô lão, sinh hoạt thành phố buồn tẻ không có gì đổi mới. Nhiệm kỳ 1970 – 1974 lấy đơn vị bầu cử là cấp Quận nên phạm vi vận động không quá rộng.

Thư nhà: Thầy tôi _T/g Nguyễn Ngọc Xuân NQ-BH




 Trường tiểu học đầu tiên của tỉnh lỵ Biên Hòa có tên là  École primaire complémentaire ( 1897 ) ,  tiền thân của trường NGUYỄN DU ngày nay

(Phúc đáp thư bạn Nguyễn Hữu Hạnh CHS-NQ @ USA)

Bạn thân mến ,

Từ quê nhà Việt Nam, ở Miền Trung giữa mùa mưa bão lạnh lùng, tôi rất vui và cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được email thăm hỏi của bạn gửi cho tôi từ nước Mỹ xa xôi. Kính thăm bạn cùng quý quyến an khang.

Friday, November 29, 2013

Còn thương dốc trái Ngô Quyền _T/g Nghiêm Thái Bình

         

Không là ngày xửa ngày xưa, mà cũng lâu lắm rồi, tôi chắc mẩm đệ Tam, năm học mà bọn học sinh lười lười tụi tôi rỉ tai nhau "xả hơi, chơi xả láng" dành sức năm sau bắt đầu cho hai cuộc nước rút tú tài. Niên học đó tôi lại chọn "xả hơi,chơi xả láng" không theo cái cách thông thường như chúng bạn: Tôi mải mê lẻo đẻo theo Thúy lúc tan học, rồi lan man mộng tưởng, lơi việc sách đèn.

Thursday, November 28, 2013

Ngày Xưa Hoàng Thị... :-) _T/g Phạm Anh Quân


       
Xin được mượn tựa đề một bài thơ của tác giả Phạm Thiên Thư (nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc bài thơ này) làm tựa đề cho bài viết dưới đây của tôi.

          Lúc ở tuổi con trai mới lớn thích liếc nhìn con gái,tôi rất thích nghe bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị (NXHT)…, nghe hoài không chán, càng nghe càng thấy thấm... và thầm mơ mộng rồi mình sẽ có một cuộc tình đẹp như thế! Nhiều ca sĩ đã hát bài hát này, không biết ai là người đầu tiên nhưng theo tôi ca sĩ Thái Thanh là người hát NXHT tuyệt vời nhất..!

Cổng Trường Trong Trí Nhớ _T/g Nguyễn Trần Diệu Hương



Trường trung học Ngô Quyền, Biên Hòa trước 1975

Bài này đã viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011. Đọc "Cổng trường trong trí nhớ"  cùa chs NQ Nguyễn Trần Diệu Hương bạn sẽ thấy lại cồng trường yêu dấu ngày xưa qua chữ nghĩa.

Một thuở trường xưa _T/g Diệp Hoàng Mai



@  Trung học Ngô Quyền Biên Hòa xưa giữa Sài Gòn:

Ghé quán café Một Thuở (*) vào những ngày trong tháng 11 này, các CHS Ngô Quyền sẽ da diết nhớ bao kỷ niệm buồn vui tuổi học trò, khi bất chợt “gặp” lại chiếc hiệu đoàn mình từng đính trên ngực áo. Được thiết kế như chiếc hộp đèn, huy hiệu Ngô Quyền nổi bật nằm phía trên hàng ngói đỏ, và lung linh chiếu sáng về đêm.

Dục Mỹ: Quê Xưa Yêu Dấu _T/g Hà Thị Thu Thủy


1- Dẫn Nhập:

Ánh nắng chói chang oi bức giữa đô thị Sài Gòn vào tiết tháng 3, làm tôi chợt nhớ đến những cơn nắng nóng oi ả giữa lòng đất Dục Mỹ. Dục Mỹ là quê nhỏ của tôi, thuộc xã Ninh Sim quận Ninh Hòa, một thành phố nhỏ cách "bùng binh" Ninh Hòa khoảng 14 cây số trên quốc lộ 21 về hướng cao nguyên Khánh Dương và Buôn Mê Thuột. Nắng ở Dục Mỹ gay gắt ban ngày, đặc biệt thường gây ra những ngọn gió Nam mà đô thị Sài Gòn hay những đô thị khác ở miền Nam không có, thổi bụi cát bay mịt mù. Tùy theo lúc, hướng và vận tốc gió, gió Nam tạo thành những cơn lốc xoáy tròn bay cao vút lên không rồi từ từ hạ xuống đất và tự tan biến trong không gian như một con ma trơi ẩn hiện.

Tuesday, November 26, 2013

Trường Nữ Trung Học Nha Trang trước 1975

Một Thoáng Trường Nữ _T/g Lương Lệ Huyền Chiêu


Lương Lệ Huyền Chiêu
Học sinh Đệ Nhị C
Nữ Trung Học Nha Trang
(1965-1966)

Bài đã được đăng trong ĐS Áo Trắng Trường Xưa Phát hành nhân dịp cựu học sinh Nữ Trung Học Nha Trang hội ngộ tri ân thầy cô tổ chức tại Nha Trang ngày 25 tháng 11- 2012./.

Năm 1965 tôi chuyển trường vào học lớp đệ nhị C ở Nữ Trung Học Nha Trang. Trước đó tôi chưa từng học ở một trường nữ nên trong lòng tôi thầm có sự so sánh. Và thực lòng tôi thấy tiêng tiếc cho quyết định tách nữ sinh của Võ Tánh để thành lập trường Nữ. Ngồi ở trường Nữ tôi cảm nhận một không khí khá tẻ nhạt và thiếu cái vui của lứa tuổi học trò luôn tràn đầy ở những trường có nam nữ học chung.

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong (*) _ T/g Lương Lệ Huyền Chiêu


Bài được đăng trong ĐS Áo Trắng Trường Xưa đã phát hành nhân dịp cựu nữ sinh Nữ Trung Học Nha Trang hội ngộ Tri ân thầy cô, được tổ chức tại Nha Trang ngày 25 tháng 11 2012.

 Lương Lệ Huyền Chiêu
 HS lớp Đệ Nhị C
 Nữ Trung Học 1965-1966

 ***

Năm 11 tuổi, tôi lần đầu được mặc áo dài nhờ sự quyết đoán của thầy hiệu trưởng Bửu Hỷ. Đó là năm tôi vào học lớp đệ thất ở trường Bán Công Ninh Hòa. Trường nhỏ lắm, chỉ có hai phòng học nằm khép nép dưới bóng mấy cây keo già mà những chiếc lá li ti không che mát nổi mảnh sân hẹp. Học trò thì nghèo, nghèo đến nổi nhà trường làm lơ, không ép nữ sinh phải mặc áo dài trắng khi đến trường. Học được nửa niên khóa, thầy Bửu Hỷ đến thay thế thầy Nguyễn Thiện Trạch.

Sunday, November 24, 2013

Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân - Khe Sanh Tết 1968 _T/g Willard J. Langdon


Đại úy Hoàng Phổ TĐT/TĐ37 BĐQ tại mặt trân Khe Sanh 1967, 1968

       Tôi được lệnh đến làm việc trong toán cố vấn cho tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân, hậu cứ đóng ở ngoại ô thành phố Đà Nẵng vào tháng Mười năm 1967. Tôi được chỉ định đến tiểu đoàn này để thay thế Trung Sĩ Brock, tử trận vài tuần trước. Đến tháng Giêng, 1968, đại úy Walter Gunn cũng được đưa đến tiểu đoàn để làm cố vấn trưởng. Nhìn ông ta, tôi có thể nói ngay, ông ta sẽ là một cấp chỉ huy tài giỏi (Đại Úy Walter Gunn rất cao lớn). Những cố vấn khác trong toán đi với tiểu đoàn 37 BĐQ gồm có: Trung úy Stan Brodka, và hiệu thính viên (truyền tin) Burlson, một người vui tính, thích âm nhạc, đến từ Chicago.

Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân Tại Khe-Sanh (p1)


Đại úy Hoàng Phổ TĐT/TĐ37 BĐQ tại mặt trân Khe Sanh 1967/1968      
Vào tháng mười hai năm 1967, Cộng sản Bắc Việt đã chuẩn bị tấn công vào căn cứ Khe Sanh, một căn cứ quan trọng do trung-đoàn 3, sau đó là trung-đoàn 26 Thủy quân lục chiến Hoa-Kỳ trấn giữ.  Tướng Giáp xử dụng hai sư-đoàn 325 và 304 bao vây Khe Sanh làm cho nhà cầm quyền tại thủ đô Hoa-thinh-Đốn lo lắng về một chiến thắng Điện Biên Phủ khác xẩy ra tại Khe Sanh.

Saturday, November 16, 2013

“Ngó vô Linh Ðỗng mây mờ. Nhớ Mai Nguyên Soái dựng cờ đánh Tây!”



Anh Hùng  MAI XUÂN THƯỞNG (b. 1860 – d. 1887)

          Anh hùng Mai Xuân Thưởng ứng hùng năm Canh Thân (1860), tuẫn quốc năm Ðinh Hợi (1887). Người thôn Phú Lạc, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Ðịnh. Tư cách khác phàm, văn võ gồm đủ.

          Theo tài liệu gần đây thì thân phụ của anh hùng Mai Xuân Thưởng là cụ Mai Xuân Tín, Bố chánh sứ tỉnh Cao Bằng, khi mất được vua Tự Ðức ban sắc truy tặng làm Trung Thuận Ðại phu, Án sát sứ (chánh tứ phẩm) tỉnh Cao Bằng, đặt tên Thụy là Ðoan Cẩn. Cụ Mai Xuân Tín là “nho khoa trạc tú, nghệ phố tiêu anh” (tức xuất thân từ khoa cử, tài đức tốt vời). Cụ mất năm 1866 lúc đang làm Bố chánh Cao Bằng, quan cữu được hộ tống về Bình Ðịnh giao cho vợ con cụ nhận an táng tại nguyên quán (Phú Lạc). Lúc ấy Mai Xuân Thưởng mới 6 tuổi.

Friday, November 15, 2013

:-) Ăn Quà Rong Tại Sài Gòn Trước 1975


cocoi01
Người đi trăm nhớ ngàn mong
Người về còn nhớ quà rong năm nào
Đầu đường nghe thoáng lời rao
Là tha hồ biết quà nào rẻ ngon
Dăm bông, thịt nguội, mỳ dòn
Hai đồng một ổ, bà con mua giùm
Anh ơi, “Nước mía Viễn đông”
Hai ly chưa đã, mát lòng em luôn
Thêm đĩa bò bía chấm tương
Ăn kèm phá lấu, em thương anh nhiều
Ốc sò, muối ớt, chanh tiêu
La ve, củ kiệu, càng nghèo càng ham
Cóc chua, tằm ruột, ổi dầm
Thua gì xoài tượng, mới dầm đã chua

T/g: Bác sĩ Lê Văn Lân

http://thoibao.com/2013/11/14/an-qua-rong-tai-sai-gon-truoc-1975/#sthash.4TQDOkrz.dpuf

Wednesday, November 13, 2013

Chinh Chiến Điêu Linh _Cựu PV chiến trường Kiều Mỹ Duyên


Kiều Mỹ Duyên:

Trước năm 1975, là một phóng viên chiến trường, tôi có dịp theo bước chân hành quân của các chiến sĩ miền Nam Việt Nam khắp bốn vùng chiến thuật. Hơn mười lăm năm làm báo, tôi đã viết nhiều về sự can đảm và hào hùng của người lính miền Nam, những kẻ đã hy sinh quá nhiều cho người khác được ấm no, hạnh phúc. Dù hôm nay, chung cuộc như thế nào, trong lòng tôi, những hình ảnh oai hùng và sự hy sinh cao cả của các anh, vẫn không bao giờ phai lạt. Cuốn sách này như một đóa hồng nhỏ gửi đến tất cả chiến sĩ QLVNCH để tri ân và để tưởng niệm những chiến sĩ đã đi vào lòng đất mẹ.

Tuesday, November 5, 2013

Cố TT Ngô Đình Diệm: “Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người bình thường, tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.”


Phát biểu của ông Nguyễn Thế Phong trong buổi lễ Tưởng Niệm tại Đền Thờ Quốc Tổ ở Melbourne

Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 03 tháng 01 năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, con của Cụ Nhiếp Chánh Đại Thần Ngô Đình Khả và cụ bà Phạm Thị Thân. Tổng Thống là người con thứ Ba trong gia đình có 6 trai và 3 gái.

Cụ ông Ngô Đình Khả nổi danh là một vị khoa bảng xuất chúng. Thời đó, tại Việt nam rất hiếm có người được hấp thụ cả hai nền giáo dục Đông và Tây như cụ cố Ngô Đình Khả. Lúc thiếu thời, Cụ theo Nho học, sau đó vào chủng viện học chương trình Pháp, rồi được gửi sang Đại chủng viện Penang để học Triết học và Thần học bằng tiếng Pháp và tiếng La Tinh. Cụ là một chủng sinh rất xuất sắc, nhưng vì không có ơn gọi để trở thành linh mục, Cụ đã xin trở về cuộc sống thế tục.

Monday, November 4, 2013

Việt Nam một thời để nhớ: TRƯỜNG ÁO TÍM SÀI GÒN NGÀY XƯA


TRƯỜNG ÁO TÍM SÀI GÒN NGÀY XƯA
Nam Sơn Trần Văn Chi
                                               
Giáo Dục Sài Gòn khởi đầu với chữ Nho. Pháp chiếm Sài Gòn vào năm 1858, thiết lập giáo dục chữ quốc ngữ năm 1878, Nho học Sài Gòn chấm dứt từ đấy! Có thể chia Nho học Sài Gòn thành 4 thời kỳ:

1-Thời Sơ Khai từ năm 1698- là năm Nguyễn Hữu Cảnh vào lập Sài Gòn, đến năm 1788- là năm Nguyễn Ánh khắc phục Gia Định. Lúc nầy dân chúng lưu tán, giáo dục Sài Gòn bấy giờ xoay nhà Nho Võ Trường Toản.

2- Thời kỳ Xây Dựng nền móng: tính từ lúc Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định năm 1789, Chúa cho mở các khóa khảo thí, học trò nào được chọn sẽ miễn trừ binh dịch, và sau có mở ra 2 kỳ thi chọn nhơn tài vào năm 1791 và 1796.

Không dùng tên Việt cộng cho đường phố và trường học của VNCH (khi không bị bắt buộc) để tránh bị VC nhồi sọ.

  Thư viện Abraham Lincoln (Góc Lê Lợi-Tự Do)  và cũng là tòa soạn tạp chí thế giới tự do( Free World)

Tên đường Sài gòn xưa

Hoàng Lan Chi – Tự Hào Gia Long -Tinh Thần nữ sinh Gia Long là bất diệt!

Tự Hào Gia Long
Cái “nhất là” đó là

Các Hội Ái Hữu Gia Long Hải Ngoại nên cư xử sao với nhóm nữ sinh đầu Gia Long đuôi MK đang sống ở hải ngoại và đang sống trong nước VNCS? _T/g Hoang Lan Chi


Các Hội Ái Hữu Gia Long Hải Ngoại nên cư xử sao với nhóm nữ sinh đầu Gia Long đuôi MK (VC Nguyen Thi Minh Khai) đang sống ở hải ngoại và đang sống trong nước VNCS?

Trích đoạn kết:

1. Với các nữ sinh đầu GL đuôi MK của 6 niên khoá (ra trường 76,77,78, 79, 80, 81) đang sống hải ngoại: thì chỉ đến với các hội Ái Hữu GL khi thật sự nghĩ mình chỉ là người Gia Longvà không còn “đuôi” nào nữa cả. Và khi đã là người Gia Long thì tinh thần quốc gia là trên hết, lý tưởng cờ vàng là số một. Đó là ngọn hải đăng hướng dẫn mọi con đường còn lại của người Gia Long.

Hoàng Lan Chi trả lời cho một người ở VN: Một bằng cớ về sự giáo dục con người của Việt Nam Cộng Hòa và VNCS



LGT: Sau khi ĐH Gia Long thế giới kỳ 6 tại Úc kết thúc vào 22/9/2013, một bài phổ biến của một nữ sinh giấu tên, đặt một số vấn đề. Hoàng Lan Chi đã yêu cầu chờ Ban Tổ Chức đi du ngoạn trở về sẽ trả lời. Vì thế sự việc tạm ngưng, không lan rộng. Sau đó, Ban Tổ Chức đã

Ký: Nhớ Một Dòng Sông _T/g Mây Ngàn Phương


Hai mươi năm cánh lục bình nhung nhớ.
Nhớ dòng sông con nước vẫn chờ mong.
Tôi đợi mãi một bóng người xa thẳm.
Chiều mênh mang chìm vào cõi xa xăm.
(Chiều Cuối Năm)

Năm 2002, tôi quyết định trở về thăm gia đình sau mười hai năm xa quê hương. Chuyến bay 24 tiếng đồng hồ từ Hoa Kỳ về Sài Gòn và cuối cùng tôi đã trở về quê nhà. Dù tôi đã thấm mệt, nhưng tôi không thích ngủ. Không khí náo nức của ngày Tết cuốn hút bước chân tôi. Thế là tôi leo lên xe cùng chị tôi đi chợ Hoa Xuân.

Friday, November 1, 2013

Hồi Ký của Cố Đại tá Nguyễn Hữu Duệ về Gia Đình Nhà Ngô


Đại Sứ Ngô Đình Luyện (1914 -1990)

Nhân dịp ông Ngô Đình Luyện từ Pháp qua Mỹ thăm Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đang nghỉ ở dòng Đồng Công tại Missouri, lúc ấy gần ngày giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nên anh Nguyễn Văn Nghi và tôi mời ông đến San Diego  dự lễ giỗ ngày 1 tháng 11, sau đó đến Orange County dự lễ vào ngày 2 tháng 11. Ông đến San Diego sớm, nên ở chơi với tôi hơn một tuần.

Khi ở nhà tôi, tối nào ông và tôi cũng nói chuyện đến khuya, có khi đến 2, 3 giờ sáng. Tôi đã hỏi ông được nhiều chuyện của gia đình, và nhiều việc quốc gia nữa, mà tôi chưa được đọc ở sách nào. Tôi xin kể ra đây để các sử gia có thêm tài liệu về Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và nền Đệ Nhất Cộng Hoà do ông thành lập.