Monday, July 15, 2019

Dạy Con Ở Cho Có Đức [Nguyễn Trãi - Gia Huấn Ca]

Dạy Con Ở Cho Có Đức

Lấy điều ăn ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước non chuyền vần.
Ở cho có đức có nhân,
Mới mong đời trị được ăn lộc trời.

Thương người tất tả ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi tác già nua bần hàn.
Thương người quan quả, cô đơn,(*)

Thương người lỡ bước lầm than kêu đường.
Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà.

Tuesday, July 9, 2019

Ngày Này Tháng Tư Năm 75, Nhìn Lại: Sinh Viên Sài Gòn Ban A-17 Đối Đầu Với Thành Đoàn CS

Buổi hội ngộ 2014 của sinh viên Ban A-17 ở San Jose.

T/g Bạch Diện Thư Sinh

Ngày Này Tháng Tư Năm 75, Nhìn Lại: Sinh Viên Sài Gòn Ban A-17 Đối Đầu Với Thành Đoàn CS

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, thường gọi là 30 tháng Tư, ngày nước Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ. Từ đó 30/4 được gọi là Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại hải ngoại. Ngày này là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam cận đại. Ngày dẫn đến tang thương và hoạ mất nước về tay Tàu cộng phương Bắc. Hàng năm cứ đến ngày này, đại đa số người Việt Nam đều tưởng niệm, và mong một ngày trở về đất tổ xây dựng lại quê hương.

Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng _T/g Bạch Diện Thư Sinh

Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng

NHÂN ĐỌC BÀI GẶP LẠI BẠN CŨ

Mới đây, tôi được thiên hạ gửi cho đọc bài Gặp Lại Bạn Cũ của một tác giả hải ngoại.

Ngay đầu bài, tác giả nói ông có nhiều bạn. Trong số đó, có hai người bạn đặc biệt là Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng vì cùng là người có chung trời Quảng Nam, tâm tình Quảng Nam, chung mái trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng, chung Đại Học Luật Khoa, Sài Gòn. Nhưng đáng buồn cho tác giả vì ông và hai ông bạn Trừng, Đằng đã phải li biệt nhau tới 3 lần rồi. Lần thứ nhất là hồi 1967, 1968, sau khi đậu cử nhân Luật, tác giả làm việc trong hệ thống tòa án VNCH còn Trừng và Đằng ra khu theo Cộng sản. Lần thứ hai là khi biến cố 30.4.1975 xẩy ra, Trừng và Đằng từ khu về để ‘bước lên sân khấu chính trị Việt Nam’, còn tác giả lại bị bắt bỏ tù vì tội ‘âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng’. Lần thứ ba là vào năm 1985, tác giả vượt biên và tới Mĩ vào năm 1986.

Về nhân vật Lý Chánh Trung _T/g Bạch Diện Thư Sinh



Bạch Diện Thư Sinh

Về nhân vật Lý Chánh Trung

GS Lý Chánh Trung vừa qua đời tại VN ngày13-3-2016. Nhiều người tiễn chân ông bằng những lời ca tụng đẹp đẽ nhất. Chúng tôi thì không, mặc dù chúng tôi từng biết nhiều về ông. Chúng tôi muốn tiễn chân ông bằng một bài viết, trích từ cuốn Mặt Trận Đại Học Thời Việt Nam Cộng Hoà của chúng tôi (sẽ tái bản tại HK vào Tháng 3 - 2016)

Trước 1975, Lý Chánh Trung là một viên chức được hưởng nhiều ưu đãi của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Ông từng làm giám đốc Nha Trung Học, đổng lí văn phòng Bộ Giáo Dục, giảng sư tại Văn Khoa Đại Học Sài Gòn và được chính phủ Đệ I VNCH cấp đất và phương tiện xây dựng căn biệt thự tại Làng Đại Học Thủ Đức, nơi gia đình ông cư ngụ cho tới nay.

Là một trí thức, hành trình tư tưởng của Lý Chánh Trung đi từ cấp tiến, tới thiên tả, rồi thiên Cộng.

[VNCH] Mặt Trận Đại Học _ T/g Bạch Diện Thư Sinh

Mặt Trận Đại Học-Bạch Diện Thư Sinh (Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo)

Hoàng Lan Chi
Điểm Sách “Mặt Trận Đại Học” của Bạch Diện Thư Sinh
Tôi thích sự tình cờ.
Một tình cờ, tôi gặp được “sư huynh” Anh Kiệt trên đường thiên lý net. Bài phỏng vấn chào đời sau đó đem nhiều thích thú cho bạn đọc. Đơn giản: vấn đề mới. Đó là “mặt trận đại học” nghĩa là Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo của VNCH đã thiết lập Ban A 17 và Ban này đã thành công rực rỡ trong việc chống lại sự thâm nhập của cộng sản vào hàng ngũ sinh viên học sinh.