Monday, December 31, 2018

Phép lạ tại chiến trường - Hưu chiến giáng sinh năm 1914 💗😶


Hưu chiến Giáng Sinh 1914

T/g Lê Vĩnh Phước

Vào Giáng Sinh năm 1914, giữa lúc cao điểm của thế chiến thứ nhất, sau nhiều tuần lễ giao chiến giữa một bên là quân Đức còn bên kia là quân Anh, Pháp và Bỉ, có biết bao quân lính đã ngã gục. Tuy nhiên, một điều lạ lùng đã xảy ra trong đêm ấy, binh lính của hai phe tại mặt trận miền Tây đã hạ súng để cùng nhau ăn mừng đêm Thiên Chúa ra đời.

Monday, December 24, 2018

Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một nguời (*)

Sau Tết, lòng người miền Nam chùng xuống khi nghe tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông qua đời tại Sài Gòn.(11 tháng giêng âm lịch).

Nguyễn Văn Đông là nhạc sĩ được yêu mến, ít tai tiếng và thân quen vô cùng với người dân miền Nam thuở ấy. qua tiếng hát Trần Văn Trạch trong bài “Chiều Mưa Biên Giới”.

Đôi khi nắng lên phố xưa làm tôi nhớ * _ Huyền Chiêu

Nha Trang của tôi thuở ấy nhỏ bé, yên tĩnh, nằm lọt thỏm vào một vùng mênh mông cát trắng. Nha Trang thật đẹp nhưng đó không phải là vẻ đẹp của một cô thôn nữ.

Có những nguời đi không về (1) _ Huyền Chiêu


(Để tưởng nhớ nhạc sĩ Hoàng Giác, mất ngày 14 tháng 9- 2017)                                

Năm 1954 Hoàng Giác không vào Nam nhưng ca khúc Quê Hương của ông  đã di cư theo bước chân người viễn xứ, trở thành giọt nước mắt thương nhớ  chốn quê nhà không bao giờ còn được trở lại.

“ai qua miền quê binh khói
Nhắn giúp rằng nơi xa  xôi
Tôi vẫn mơ tùm tre xanh ngắt
Tim sắt se, cảnh xưa hoang tàn” (2).

Ở đây đêm vắng thưa nguời còn ta với trời (*) _ Huyền Chiều

Tôi thích nhìn ngắm các pho tượng. Chúng dạy tôi vẻ đẹp của sự im lặng.

Thuở bé, tôi không có con búp bê nào. Nhà chỉ có một pho tượng ông lão đi câu bằng gỗ. Pho tượng đã gãy một chân, nón sứt. bị bỏ nằm lăn lóc trong xó nhà. Tôi thường ôm pho tượng trên tay, nhìn ngắm đôi mắt không chớp của ông lão, lòng thương cảm như khi nhìn thấy một người ăn mày què cụt. Lớn hơn tôi vẫn thường nhìn ngắm tượng đức mẹ, tường phật bà với đôi bàn tay chắp lại, dịu dàng, độ lượng.