Thursday, December 24, 2015

[Tài liệu có giá trị lịch sử] Nhớ Hà Nội Xưa Thuở Thiếu Thời _Đoàn Thanh Liêm


 Photo: Hồ Gươm, tháng 10 năm 1954 (Ký giả Pháp chụp)

Gia đình chúng tôi đã qua định cư tại California được gần 20 năm. Tính ra thì số những năm tháng này cũng tương đương với khoảng thời gian tôi sinh sống trên quê hương đất Bắc là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Lúc này là vào giữa tháng 10 năm 2014, thì khí hậu ở đây tại bờ biển miền Tây nước Mỹ (West Coast) đã bắt đầu mát dịu, nhiệt độ ban ngày chỉ vào khoảng trên dưới 20 độ C – chứ không còn nóng bức ở mức 35 – 37 độ như hồi tháng trước vào cuối mùa hè nữa. Có thể nói Mùa Thu đang tới trên đất Mỹ đây rồi.

Wednesday, December 23, 2015

Phước Báu Là Gì và Ở Đâu? _Đào Văn Bình


Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc. Chúng ta hãy xem người đời và tục ngữ, ca dao nói:

- Có phúc mặc sức mà ăn.

- Phúc đức tại mẫu.

- Phúc như Đông Hải (Phúc nhiều và to lớn như Biển Đông)

- Phước chủ lộc thầy.

- Phúc bất trùng lai.

- Vô phúc đáo tụng đinh.

- Người trồng cây cảnh người chơi. Ta trồng cây phúc để đời cháu con.

Rước voi giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà: Nguyễn Ánh Gia Long (1762 - 1820)

Nguyễn Phúc Ánh còn gọi là Nguyễn Ánh, cha là Nguyễn Phúc Luân bị quyền thần Trương Phúc Loan bắt giam và chết trong ngục khi Nguyễn Ánh mới lên 4 tuổi.
.
Năm 1777, chúa Nguyễn Phúc Thuần, Tân chính vương Nguyễn Phúc Dương, và nhiều người trong gia tộc lần lược bị tử trận bởi quân Tây Sơn.

Nguyễn Ánh chạy thoát ra đảo Thổ Chu, được Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) là một giám mục người Pháp giúp đỡ, và Đỗ Thành Nhân phò trợ thành lập đội quân nghĩa dũng, quân sĩ mặc toàn đồ tang quyết tử chiến chiếm lại Sài Gòn. Năm 1778, khi Nguyễn Ánh được 17 tuổi, các tướng tôn làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính.

Năm 1780, Nguyễn Ánh lên ngôi vương ở Sài Gòn, khắc ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn Chi Bảo”, nhưng vẫn dùng niên hiệu nhà Lê, phong Đỗ Thành Nhân chức Ngoại hữu phụ chính Thượng tướng công. Sau đấy, Nguyễn Ánh nghi ngờ Đỗ Thành Nhân cậy công lộng hành nên mật bàn với tướng Tống Phước Thiêm, rồi gọi Đỗ Thành Nhân đến cho võ sĩ giết chết vào tháng 3 năm 1781.

Trong tiếng Việt không có chữ "THi thoảng", mà đúng ra phải là 'THỈNH THOẢNG" :-)



(Nè con, con có đi Thăng Nong (Hà Lội) thì nhớ đem cái tờ này theo nhé. Nàm ơn cho thầy nhé! :-)

Do có hai bạn trẻ nổi tiếng - một ở trong nước, và một mới ra hải ngoại gần đây - thường viết bài trên mạng, lại dùng sai hai chữ "THI thoảng" (trạng từ chỉ thời gian) trong các bài viết, cho nên, xin phép được lên tiếng nhắc nhở ở đây, đặc biệt là đồng bào miền Bắc XHCN, vì hai bạn trẻ nói trên đều là người miền Bắc, đều sanh sau 1975.

Sau nhiều tháng để ý, thì thấy rằng, CÓ độc giả miền Bắc viết đúng hai chữ "THỈNH thoảng", chứ không phải người Bắc nào cũng viết sai hay nói sai hai chữ này.    Điều đó có nghĩa là hai bạn trẻ nói trên đã nghe ai đó nói chữ này [THI thoảng] rồi bắt chước dùng theo, cứ đinh ninh là nó đúng, mà không chịu tìm hiểu lại.

Sunday, December 20, 2015

Trận Đánh Đuổi Giặc Cộng ở Huế. Tết 1968 (tài liệu hiếm)

Chuyện gì đã đến với Huế có thể được tóm tắt lại qua vài con số thống kê như sau: Phía CS gồm có 12000 lính chính quy Bắc Việt (BV) bắt đầu tấn công thành phố Huế đêm 30 Tết, nhằm ngày 30-01-1968. Đoàn cộng quân đã tấn công và chiếm giữ Huế trong suốt 26 ngày, sau đó bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và đồng minh đánh bật ra khỏi Huế.

Friday, December 18, 2015

Người Hát Rong Nhạc Vàng _MX Trần Ngọc Toàn


Sau gần chin năm từ đày “Cải tạo”, bị chuyển trại từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam với thân xác gầy còm, dưới họng súng AK của Bộ Đội và Công An Việt Cộng , tôi đuợc lệnh Ra Trại nhờ gia đình xoay sở đút lót, vào đầu tháng 3 năm 1984. Từ Trại Cải Tạo Hàm Tân Z30C, tôi vội rảo bước ra khỏi khu trại giam, trước những vẩy tay của những người đồng đội đồng cảnh ngộ. Tại ngã ba đuờng vào tại tù và Quốc lộ I, anh em chúng tôi đứng ngồi sốt ruột chờ xe về Sài Gòn.

Thursday, December 17, 2015

[vp VNCH] Cây Mai rừng của Người Lính Trận _Nguyên Nhung



Ông Thành xuất thân là một quân nhân, nhập ngũ từ năm mới hai mươi tuổi. Đất nước chiến tranh tuổi thanh niên đa số dấn thân vào con đường binh nghiệp, dù chẳng ham gì cảnh cốt nhục tương tàn, nhưng khổ thay cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Muốn hòa bình phải có chiến tranh, định mệnh đưa đẩy khiến toàn dân đều chịu chung số phận nghiệt ngã của một đất nước bị phân chia kéo dài 20 năm đằng đẵng. . .

Đại Đội 3-Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhẩy Dù (LLĐB) (Đọc để biết thêm về trận Mậu Thân 68)

Đầu Xuân vẫn tay súng.
Giầy nhà binh bết bùn.
Nhìn én lượn không trung.
Ngày Xuân ngàn mai nở.
Thôn xóm pháo đì đùng.

         Chiếc xe Jeep láng coóng của Phòng Tổng Quản Trị Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt chở chúng tôi, ba tân Thiếu Uý khoá 22 Võ Bị Đà Lạt vừa đậu lại bên trước  bậc tam cấp của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 91Biệt Cách Dù (BCH 91 BCND) thì đã có vị Sĩ Quan của đơn vị  đứng chờ sẵn đón chúng tôi với tay bắt, mặt mừng thân thiện và tự giới thiệu:

- Tôi là Đại Úy Nguyễn Quang Vinh Tiểu Đoàn Phó, khóa 14 Đà Lạt, các Anh vào đây, Thiếu Tá đang chờ…!!!

     Chúng tôi bước vào văn phòng làm việc của vị Tiểu Đoàn Trưởng, văn phòng rất đơn sơ, phía sau bàn làm việc là cây cờ của Binh Chủng LLĐBVN và hiệu kỳ TĐ91BCND, với năm ba ghế sắt kê sát hai bên tường. Ba chúng tôi đồng loạt chào tay và đứng thẳng người, cằm gập ba ngấn đúng quân cách… Ông đứng lên, tay xếp lại hồ sơ quân bạ của chúng tôi đang có sẵn trước mặt, đi vòng qua bàn làm việc nghiêm nghị chào lại chúng tôi và nói:

Friday, December 11, 2015

[vp VNCH] Trường Ngô Quyền, Những Khuôn Mặt Ấy..._Nguyễn Thị Minh Thủy

Nguyễn Tất Nhiên, thứ hai tính từ bên trái  (dấu X đỏ)

Viết một bài có tính cách vinh danh những khuôn mặt làm rạng rỡ cho ngôi trường Ngô Quyền thân yêu, tôi lấy làm ái ngại vô cùng. “Người Việt mình” thường có “truyền thống” “tốt khoe xấu che”, nhưng đôi khi vô tình (hay cố ý?) lại thích “thừa thắng xông lên”, và xông mạnh đến nỗi gây “nhức nhối” trái tim người đối diện. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại. Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta, thì hẳn nhiên “công tác” này cũng là một “sứ mạng thiêng liêng” đáng làm lắm chớ.

[vp VNCH] Câu Chuyện Chiếc Mũ Xanh _Phan Văn Huấn



Bài viết của anh Phan Văn Huấn liên quan đến sự thành lập binh chủng LLÐB và BCND

Mỗi quân nhân đều tự hào với màu cờ sắc áo của đơn vị mình. Binh chủng Nhảy Dù (ND) với chiếc Mũ Ðỏ, Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Mũ Xanh màu nước biển, Biệt Ðộng Quân (BÐQ) Mũ Nâu, Thiết Giáp (TG) Mũ Ðen, và Lực Lượng Ðặc Biệt (LLÐB) hãnh diện với chiếc Mũ Xanh màu lá cây rừng (green beret), v.v. Ðối với các đơn vị tác  chiến, nhất là các đơn vị tổng trừ bị thì niềm kiêu hãnh này đã là chất xúc tác mạnh mẽ nâng cao tinh thần chiến đấu của đơn vị. Sau đây là câu chuyện của chiếc mũ mầu Xanh lá cây rừng (The Green Beret) LLÐBVN.

[vp VNCH] Người Lính ấy của tôi _Minh Hòa


Tôi quen anh năm 17 tuổi, khi còn cắp sách đến trường.  Lúc ấy anh là sinh viên sĩ quan năm thứ ba, hai mươi tuổi đời, nhưng dạo đó trong mắt tôi anh thật chững chạc, lại tài hoa, và cũng không thiếu… si mê.

Anh nhất định đòi cưới tôi ngay sau khi ra trường, nói rằng Thầy Mẹ anh sẽ ưng ý, không thể phản đối.  Tôi hình như có hơi ngạc nhiên và hơi… sợ sợ, vì tuổi 18, 19 thời đó còn nhỏ lắm, chẳng biết gì, chỉ biết rằng tôi hình như  cũng… yêu anh nhiều lắm. Tôi còn nhớ, tuy còn nhỏ và ngây thơ lắm, nhưng những ngày giữa năm thứ tư của anh, từng đêm tôi đã thổn thức một mình.

Thursday, December 10, 2015

[vp VNCH] Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ! _Trương Quang Chung



Sau 30.4.1975, người Việt tản mát trên khắp thế giới để tỵ nạn cộng sản. Trên Sách Vở, Báo Chí, Hồi Ký, Bút Ký, trên Ðài Truyền Thanh, Truyền Hình, trong các Ðại Nhạc Hội, những lúc Hội Họp các Ðoàn Thể chính trị hay các Tổ Chức khác, trong lúc ngồi nói chuyện quá khứ với nhau, đôi lúc cũng nhắc đến cái chết của những vị Tướng lãnh hay các Sĩ Quan cao cấp khác trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những cái chết đó phải được vinh danh một cách trang trọng xứng đáng, phải được ghi vào Lịch Sử để con cháu chúng ta sau này biết đến sự tuẫn tiết của cha anh họ.

Với tinh thần đó, tôi muốn viết lên sự tuẫn tiết của Trung Sĩ I Nguyễn Thoảng cùng vợ con ngày 29.3.1975 tại Ðà Nẵng.

Wednesday, December 9, 2015

[vp VNCH] Mùi máu tươi trong rừng cây Khuynh Diệp _P/v Kiều Mỹ Duyên


Đọc để biết về tội ác của sư đoàn 3 sao vàng Việt cộng (những chuyện như vầy mà đ/c Điếu Cày không chịu "thành thật khai báo" với "nhân dân").   ĐMVC
______

Kiều Mỹ Duyên

Rời phi trường Đà Nẵng, tôi về nhà của luật sư Đào Ngọc Thụy, bạn học cũ ở Luật Khoa. Phu quân của Thụy cũng đang phục vụ tại Quân Đoàn I. Sáng hôm sau, tôi vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I thật sớm để chuẩn bị cho chuyến đi thăm những trận đánh đã và đang xảy ra ở Quảng Ngãi. Vài ngày trước khi quyết định ra miền Trung, những tin tức về tình hình chiến sự ở tòa soạn cho thấy những trận đánh chung quanh tỉnh Quảng Ngãi đang tới hồi khốc liệt. Vì vậy, Quảng Ngãi là nơi đầu tiên ở miền Trung mà tôi có mặt khi vừa đến. Và cũng mới đêm hôm qua, Chi Khu Ba Tơ đã trở thành một địa danh nổi tiếng, bởi một trận đánh anh dũng của những người chiến sĩ Địa Phương Quân tỉnh Quảng Ngãi.

Saturday, December 5, 2015

[vp VNCH] Mất Gốc _Trần Mộng Lâm



Nhiều khi thành thực quá cũng gây cho mình những bực mình. Trước đây ít lâu, tôi có viết một bài ngắn mang tựa đề : Tôi không phải dân Bắc.

Tuần vừa qua, tôi lại viết bài: Hai nỗi cô đơn.

[VNCH] Tình Bạn: Chuyện Ba Người


Ba chúng tôi - Chính (1932), Chà (1932), Lương (1933) kết bạn với nhau từ thuở Lớp Nhất (1947) Trường Nam Phan thiết.

Đồng bào vừa mới hồi cư nên lớp võn vẹn có 19 học sinh cả Nam lẫn Nữ. Rồi thân nhau từ đó đến nay, tuổi đã cao, đầu đã bạc vẫn còn mày, tao, mi, tớ ,' với nhau. Tính ra cũng gần 7 thập niên ... Biết bao kỷ niệm!

Friday, December 4, 2015

Cây Vĩ Cầm và Viên Phấn Trắng _Diệp Hoàng Mai



Trong Ban giảng huấn đầu tiên của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, bây giờ chỉ còn lại một cựu giáo sư (*) duy nhất, đó là thầy Trần Văn Lộc. Thầy Lộc được tuyển chọn giảng dạy ở trường từ năm 1956, ngay khi trung học công lập đầu tiên của tỉnh lỵ Biên Hòa vừa thành lập. Sau khi trúng tuyển vào ngạch Thanh tra Tiểu học toàn quốc, thầy Trần Văn Lộc được điều động về làm Thanh tra Tiểu học tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa – Vũng Tàu). Đến năm 1972, thầy lại được điều động về làm việc tại Khu Học Chánh miền Đông. Chính vì vậy, mà tôi không có cơ hội làm học trò của thầy.

Thursday, December 3, 2015

Đội Tuyển Quốc Gia VNCH - Lịch sử 100 năm Túc Cầu VN






Nhật Trường Trần Thiện Thanh trước khi trở thành ca nhạc sỷ nổi tiếng của VN, từng là thủ môn của đội Túc Cầu Trung Học Phan Bội Châu – Phan Thiết.

Friday, November 27, 2015

[vp VNCH] Theo Suốt Con Đường _T/g Mây Mùa Thu



      Quê tôi ở cuối miền Trung, Mũi Né là vùng đất bên bờ biển xanh rợp mát bóng dừa, với những động cát vàng rực rỡ. Cảnh vật nơi đây thơ mộng, hiền hòa như người dân quê tôi. Buổi sáng từng đoàn thuyền giong buồm ra khơi để chiều trở về với khoang cá đầy, tươi xanh lấp lánh ánh bạc .

Trần Văn Thân: Người Biệt Kích Dù bất tử

(Photo: Thiếu Úy Trần Văn Thân)

1974 - 1975 : Những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Lợi dụng đường mòn Hồ Chí Minh đã bị bỏ ngỏ và những điều khoản bất công phi lý trong bản Hiệp định ngưng bắn do Hoa Kỳ sáng tạo, nên Cộng Sản Bắc Việt đã di chuyển gần hết các Sư đoàn chủ lực vào Miền Nam, uy hiếp các tỉnh địa đầu giới tuyến thuộc Quân Đoàn 1, đồng thời bao vây Cao Nguyên Trung Phần, thuộc lãnh thổ Vùng II Chiến thuật với ý đồ tấn công cưỡng chiếm VNCH, ngay khi Quân đội Hoa Kỳ và Ðồng Minh đã rút hết về nước, phủi tay trước những cam kết của nhiều đời tổng thống Mỹ, đã ký hứa giúp đỡ Miền Nam VN, chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế, do Bắc Việt đảm nhận suốt cuộc chiến tương tàn, sau khi chia hai VN vào tháng 7-1954.

Trước tình hình nguy ngập của đất nước, gần như tính bằng ngày. Thế nhưng QLVNCH vẫn không bỏ cuộc và dù biết đang phải chiến đấu trong cô đơn đầy thiếu thốn, mà mạng sống của người lính ngoài chiến trường, thì mỏng manh hơn bao giờ hết. Vậy mà chẳng ai nghĩ tới chuyện đào ngũ, bỏ trốn ra ngoại quốc, cho dù người Mỹ đã cố tình tiết lộ việc di tản cho một số quan chức có quyền hành tại Sài Gòn.

Wednesday, November 25, 2015

[vp VNCH] Cô Bé Trưng Vương (CBTV) _T/g Anh-chàng-Võ-Trường-Toản (ACVTT)


(Xin lưu ý: Tên của nhân vật TV, VTT, cũng như địa phương đã được tác giả thay đổi để tránh sự hiểu lầm hoặc trùng hợp - ACVTT) 

PHẦN 1 

***** Mùa Đông 2007 

Trời bắt đầu trở lạnh, báo hiệu mùa đông sắp đến cho nhân loại. Và cho chính tâm hồn tôi.

[vp VNCH] Tờ Giấy Bạc 20 Đô, tức “Tìm Lại Ân Nhân” _T/g Nguyễn Duy An


Bà đại sứ Dougan gởi lời nhắn trong điện thoại muốn gặp tôi tại quán cà phê Caribou ở góc đường L & 17 vào lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn, để kiểm chứng một vài chi tiết về một vị ân nhân tôi đang tìm kiếm từ hơn 20 năm nay vì bà ấy đã tìm được một vài manh mối.

Tuesday, November 24, 2015

Văn phong VNCH [Tâm sự của một cựu nữ SV trường luật Sài Gòn: Chọn lựa]

Có người bạn trước 1975 cũng học Luật gởi đến cho chúng tôi bài viết dưới đây “ Tâm sự của một cựu nữ sinh viên trường Luật”. Bài viết này là một thực tế trước 1975 trong giới SV . Chúng tôi cũng quen biết một số người đã chua cay khi chọn nhầm cho chính họ lý tưởng Cộng Sản , bài học đau thương này đến hôm nay không ít lớp trẻ hãi ngoại đang lầm , bằng những công tác từ thiện ,về nước làm việc cho VC … Đau lòng hơn nữa lớp già , lớp đã từng phục vụ cho VNCH vẫn đi lại vết chân xưa …Trong những sinh hoạt cộng đồng phức tạp ở hãi ngoại chúng ta không nên nhắm mắt đưa chân để đi lọt vào quỹ đạo của Cộng Sản Việt nam như một số hội đoàn, cá nhân ở tiểu bang Washington vấp phải ( chúng tôi đã đưa ra những chứng minh mà quý độc giả đã đọc ở trên biamieng.com , chúng tôi sẽ tếp tục đưa lên …) Bài viết này chúng tôi nghĩ là một nhắc nhở cho TRẺ và GIÀ ở Hãi ngoại dừng bước để không bị người đời nguyền rủa .

Chúng tôi xin phép người cựu nữ sinh viên trường luật để đăng bài này:

Saturday, November 21, 2015

[vp VNCH] Kỷ Niệm Về Nhạc Sĩ Anh Bằng: Chuyện Tình Lan Và Điệp 1

Từ trái, hai nhạc sĩ: Anh Bằng, Trần Chí Phúc.

Thời còn trẻ ở Sài Gòn, tôi thất tình khi người yêu lấy chồng, lang thang trên con đường vắng, miệng ngêu ngao hát mấy câu “Có người hỏi tôi tại sao ưa ca bài ca sầu nhớ, ưa ngắm trăng mờ hoàng hôn. Ưa đi lặng lẽ trong những đêm gió mưa u buồn, mà nghe cô đơn”... Lời ca đồng điệu với nỗi sầu, câu nhạc dài hơi làm tôi thích và nhớ nó cùng kỷ niệm năm xưa, sau này mới biết đó là bài Lẻ Bóng của nhạc sĩ Anh Bằng.

Friday, November 13, 2015

Tâm Tình với Ts Phan Quang Trọng, CĐ San Antonio 10/2015 _T/g Hoàng Lan Chi


LGT: số người tương đối trẻ, thuộc thế hệ một rưỡi, đang thành đạt nhất định ở Hoa Kỳ (Chủ nhiệm Mộng Tuyền là một ví dụ) nhưng vẫn nặng lòng với hai chữ Việt Nam, có lẽ không nhiều, nhất là trong lãnh vực hoạt động cộng đồng, vác ngà voi thì số đó khá ít. Trò Chuyện với Lan Chi kỳ này xin mời xem tâm tình của một người thuộc thế hệ bản lề này. Đó là Ts Phan Quang Trọng, đương kim Chủ Tịch Tổ Chức Cộng Đồng San Antonio.

Saturday, November 7, 2015

Những mâu thuẫn "thú vị" về Trung Cộng _T/g Người Xứ Bưởi

 Cô con gái "rượu" Tập Minh Trạch.

1/ Tập Cận Bình bị thất bại, bị "mất mặt" và bị "chửi nặng"

Trong chuyến công du Hoa Kỳ, lãnh tụ Tập Cận Bình đã không đạt được một bản Thông Cáo Chung với Toà Bạch Ốc như trước đây Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã làm. Đây là một thất bại lớn và cho thấy giới lãnh đạo Trung Cộng hiện nay gặp nhiều sự chống đối tại Mỹ.

Tương tự cũng đã xảy ra trong chuyến công du tại Anh Quốc mới vừa qua của Tập Cận Bình. Thái độ của vợ chồng Thái Tử Charles quyết định từ chối không tham dự bữa tiệc "quốc yến" khoản đãi Tập Cận Bình đã thể hiện tinh thần chống đối chánh sách đàn áp của Trung Cộng đối với nhân dân Tây Tạng
 blank
Ô. John Bercow & Ô. Tập Cận Bình tại Quốc hội Anh Quốc

Friday, November 6, 2015

Cựu Đại tá Vũ Văn Lộc: Chuyện 35 năm về trước "Terror in Little Saigon,"


Nghị Quyết 36 của Việt cộng là bản tuyên chiến với cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở Hải Ngoại.

TIN TỨC (Ghi lại từ SOS). Ngày 3 tháng 11 tới đây, phim Terror in Little Saigon, Nỗi Kinh Hoàng ở Little Sàigòn sẽ được trình chiếu trên hệ thống truyền hình PBS trên toàn quốc Hoa Kỳ lúc 10 pm theo giờ Hoa Thịnh Đốn. Ở ngoài Hoa Kỳ có thể xem qua internet.

Sunday, October 25, 2015

Bài học thuôc lòng của tuổi hoa niên thời VNCH: Saigon - Hòn Ngọc Viễn Đông :-)


Sài Gòn có bến Chương Dương,

Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do 

Có Chợ Quán, có Cầu Kho,

Sài Gòn và Tuổi Thơ Tôi _Trần Mộng Tú



Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.

Huyền Thoại T.T.Kh. và 'Hai Sắc Hoa Ti Gôn' _T/g Thụy Khuê


Trong những bài thơ tác giả ẩn danh hoặc ký tên nhưng không biết rõ người ấy là ai, Hai Sắc Hoa Ti Gôn và TTKh là một huyền thoại lãng mạn đã gây mối trắc ẩn cho nhiều thế hệ yêu thơ.

Câu chuyện bắt đầu cách đây 70 năm, ngày 27/9/1937 trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, số 174 xuất bản tại Hà Nội, có đăng truyện ngắn Hoa ty gôn của Thanh Châu, nội dung kể lại mối tình tan vỡ của đôi trai gái ngày trước đã hò hẹn dưới giàn hoa ty gôn. Ít lâu sau, có người đàn bà trẻ, dáng dấp bé nhỏ, nét mắt u buồn, mang đến tòa soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy một phong bì dán kín, gửi cho ông chủ bút, trong có bài thơ Hai sắc hoa ty gôn, ký tên TTKh. Bài thơ Hai sắc hoa ty gôn được đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bẩy số 179, ra ngày 30/10/1937, và sau đó còn ba bài nữa cũng ký tên TTKh được gửi bằng đường bưu điện đến tòa soạn :

- Bài thơ thứ nhất, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy số 182 (20/11/1937),
- Đan áo cho chồng, đăng trên Phụ Nữ Thời Đàm,
- Bài thơ cuối cùng, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, số 217 (23/7/1938).

Bài thơ thứ nhất xuất hiện sau Hai sắc hoa ty gôn gần một tháng, và Bài thơ cuối cùng đăng tám tháng sau.

Bút tích của cố Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm (1901 - 1963)


"Chúng ta hãy hợp tâm trí, nghị lực và khả năng để bảo vệ non sông, và hạnh phúc quốc dân trong đôc lập và thống nhất." _Ngô Đình Diệm
 Tại Dinh Đọc Lập ngày 22 tháng 11 năm 1954

Sunday, October 4, 2015

Người Lính Tiên Phuông _MX Giang Văn Nhân


Trời tờ mờ sáng, các cánh quân đóng cập hai bờ Kinh Xáng Cụt bắt đầu xuất phát. Bên bờ Đông, toán tiền sát của đại đội 4 đang dò dẫm từng bước. Binh Nhất Nguyễn Văn Điểm khinh binh đi đầu, đạn nằm sẵn trong nòng, khoá an toàn đã mở, anh cẩn thận quan sát cảnh vật, vài căn nhà lợp lá dừa dọc theo kinh, nhìn con đường đi có vẻ khác lạ, không có vết tích của một sinh hoạt bình thường. Điểm thận trọng dùng thủ hiệu liên lạc với tiểu đội thuộc trung đội 1 của Chuẩn Úy Đinh Văn Thắng đang nối bước theo sau. Điểm dừng lại, ngồi thụp xuống, phía trước mặt anh là con mương nhỏ, bề ngang cũng tròn trèm 4 thước tây, một thân cây dừa nằm bắc ngang qua, bên trái rãi rác những bụi dừa nước, xa xa có căn nhà lá, im lìm như vô chủ.

Hạnh Ngộ Cuối Đời _T/g Nguyễn Trần Diệu Hương



Mở Đầu: Vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng những tháng cuối đời ở bệnh viện, ở nhà dưỡng lão, chúng tôi được Thầy kể lại hạnh ngộ tình cờ trong đời sống của Thầy với một ông bác sĩ của bệnh viện Stanford từng là một người lính Mỹ trẻ đồn trú ở Nha Trang trong những năm chiến tranh, Thầy dự định sẽ viết lại chuyện này khi khoẻ hơn. Không may, dự định đó chẳng bao giờ thành sự thật.  Xin được thay Thầy kể lại chuyện này như một nén tâm hương tưởng nhớ nhân giỗ đầu của Thầy.  – NTDH

Saturday, October 3, 2015

Hồi ức Giờ Thứ 25 của Lịch Sử! _Phan van Phước, Kh.13/TĐ


Tiểu đoàn Thanh Long/ 530/ĐP/ Biệt Lập có KBC. 4005 thuộc TK/Kiên Giang/ Quân Khu 4, hoạt động vùng Kiên Lương – Hà Tiên, bao trùm luôn  mật khu Trà Ten, tôi cùng ba đại đội 2, 3 và 4 trong số 5 đại đội của Tiểu đoàn đang hành quân ở đó, chúng tôi được đặt dưới quyền chỉ huy HQ của  Bộ Chỉ Huy HQ Sư Đoàn 9. Vào lúc 03.45 sáng ngày 24.04.1975, chúng tôi nhận được công điện hỏa tốc của BTL/QĐIV/QK4: “Đơn vị đóng quân  tại chỗ chờ lệnh. Stop/- Riêng Tiểu Đoàn Trưởng chuẩn bị sẵn sàng trước 07.00 sáng, sẽ có trực thăng đến đón về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân  Khu 4 để dự phiên họp đặc biệt. Chi tiết sẽ cho biết sau. Hết./.

Đúng giờ ấn định, một chiếc trực thăng đến đón tôi, trên trực thăng có 3 Thiếu Tá đã  ngồi sẵn, trong đó có 2 Th/Tá Quận Trưởng và Thiếu tá Nguyễn văn Mừng/TĐT/ĐP/ BL/TK/Châu Đốc là bạn cùng khóa Chỉ huy Tham mưu Cao  Cấp với tôi, rồi trực thăng tiếp tục bay lên Hà Tiên để đón Thiếu Tá Quận Trưởng Cao Ngọc Vân.

Sau cùng chúng tôi trực chỉ  BTL/QĐIV/QK4....Chúng tôi cùng tiến về phòng họp của BTL/QĐIV/QK4, tại đây đã có rất nhiều vị Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng, Liên Đoàn  Trưởng/ĐPQ và 5 hay 6 Tiểu đoàn Trưởng/ĐP/Biệt Lập như chúng tôi. Mọi người đều thắc mắc, bàn tán, không biết họp bàn về vấn đề gì quan trọng  mà sao đông đủ quý vị chỉ huy của toàn Quân Khu 4. Sau phần nghi lễ thường lệ, Đại Tá Trương Dềnh Quây, Tham Mưu Trưởng QĐ giới thiệu thành  phần chủ tọa, phòng họp hoàn toàn im lặng như đang chờ đợi một điều gì vô cùng quan trọng!

Wednesday, September 30, 2015

Để Tưởng Niệm Một Người Anh _T/g Phạm Tín An Ninh

Lần cuối cùng tôi gặp lại anh, khoảng tháng 7 năm 1978 tại Nghĩa Lộ. Trong những người tù ốm o đang vác những bó nứa, băng qua khu ruộng khô mà đám tù chúng tôi đang “lao động” , bất ngờ tôi nhận ra anh, khi anh hỏi xin bọn tôi một ngụm nước. Tôi ngỡ ngàng đứng nghiêm đưa tay lên chào:
–         Đại Tá!
Anh nhìn lên, nhận ra tôi và nở nụ cười:

–         Mi ở đây à? Chừ còn tá với tướng chi mi. Mi khỏe không?

Saturday, September 26, 2015

[VNCH: Những ngày xưa thân ái]: Hươu Lưng Lửng _Thiên Nga Siêng Năng


Nghe tên Rừng của anh chắc nhiều người liên tưởng đến chú hươu cao cổ thong thả ung dung nhai lá non trên ngọn cây. Thú thật tôi cũng chưa có dịp được nghe chính anh giới thiệu về tên Rừng của mình. Nhưng tôi đoán anh không phải là hươu cao cổ, mà anh là hươu họ hàng với chú nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô trong thơ Lưu Trọng Lư.

Friday, September 25, 2015

Gửi Những Người Em 11A3 Năm Ấy 1972 _Đinh Quang Bình


Đinh Quang Bình (trái) và G/s Lê Quý Thể

Tôi đến với trường Ngô Quyền như một sự thêm vào cho đầy đủ, năm đó là mùa hè đỏ lửa 1972, chiến tranh khốc liệt ở khắp nơi miền nam Việt Nam như Bình Long anh dũng, Kontum kiêu hùng, Bình Địnhquyết chiến thắng, đại lộ kinh hoàng, Trị Thiên vùng dậy...

  Năm đó, các trường trung học của các tỉnh bị tàn phá vì chiến tranh phải đóng cửa, các học sinh công lập của các nơi đó được thuyên chuyển về các trường loanh quanh Sài Gòn, Gia Định và Biên Hòa... trường Ngô Quyền Biên Hoà cũng giang cánh tay đón nhận một số học sinh từ các nơi có chiến tranh đổi về, và tôi cũng là một trong số học sinh được chuyển về NQ, trong bài "SINH HOẠT HỌC ĐƯỜNG GẮN LIỀN VỚI ĐỜI TÔI" của thầy Lê Quý Thể đã đăng trên web Ngô Quyền ngày 08 tháng 03 năm 2014, thầy Thể đã có nhắc tới: "Từ ngày tôi xin cho anh học sinh trường Khiết Tâm chơi giỏi nhất vào học trường Ngô Quyền thì đội bóng chuyền trường Ngô Quyền trở nên mạnh nhất tỉnh".

Bút Tích Thầy Cô Giáo Cũ _Diệp Hoàng Mai


Xem lại video tường thuật ngày hội Ngô Quyền họp mặt truyền thống 2015, tôi xúc động vô cùng khi Món Quà Tri Ân từ Việt Nam tôi gửi sang, đã được các anh Nguyễn Hữu Hạnh, Lữ Công Tâm và Mai Trọng Ngãi ưu ái giới thiệu với mọi người. Món quà là tất cả tấm lòng của những Trò Xưa, kính tặng Thầy Xưa trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa năm cũ…

Chuyện Về Một Ông Thầy _Nguyễn Tấn Hồng


Dương Quảng Hàm, nghe qua cái tên, bất cứ  ai quan tâm đến nền văn học Việt nam  đều biết  đó  là  một vị  giáo sư  có  công lớn trong nền văn học nước nhà . Ngoài việc dạy học cho nhiều thế  hệ  học sinh, thầy còn nghiên cứu văn học và đã để lại cho hậu thế  những công trình khảo cứu nghiêm túc và có giá trị. (Việt Nam Văn Học Sử  Yếu/Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển...) Ở đây chỉ  có ý  nhắc  đến một câu chuyện có thật xảy ra vào những năm tháng thầy còn phụ  trách giảng dạy môn văn học  cho trường Bưởi ngoài Hànội.

Khi còn là giáo sư ở trường Bưởi, thầy Hàm nổi tiếng là một ông thầy nghiêm, cả  trường  đều "rét" cái oai của thầy, hiếm khi thầy ban cho học sinh một nụ cười, phải nói là một ông thầy luôn có... "bộ  mặt hình sự ". Có  lần một học sinh đã  dùng com-pa vạch trên mặt bàn một vạch nhỏ để ghi dấu khi thầy Hàm nở nụ cười, dù chỉ là cười mỉm. Cho đến cuối năm học, anh chàng học sinh chuyên "sưu tập nụ  cười thầy Hàm" đã làm "tổng kết" và  công bố cho bạn bè đều biết là chỉ có... ba vạch mà thôi!1! Học với thầy là một ước mơ  của  những học sinh nào mê văn học, nhưng phải trả  giá bằng cách gồng mình chịu những hình thức kỷ luật, suốt niên học phải chịu "rét" nhiều hơn là ấm  áp.

Tuesday, September 15, 2015

Sự Thật Về Địa Đạo Củ Chi _TQLC Tôn Thất Soạn



Tôn Thất Soạn năm 1975.

L.T.S: Trước năm 1975, cựu Đại Tá Tôn Thất Soạn từng là Chiến Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhiệm vụ sau cùng của ông là Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Hậu Nghĩa. Ông là một trong hai vị Chiến Đoàn Trưởng đầu tiên của Lữ Đoàn TQLC (9/5/1966) tham dự những cuộc hành quân lịch sử tại vùng 2 Chiến Thuật và đặc biệt trong trận Tết Mậu Thân 1968 ở thủ đô Sài Gòn. Khi cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam, ông bị bắt và bị tù cải tạo 13 năm, qua Mỹ theo diện HO năm 1992 và sống tại Iowa City, Iowa. Bài viết sau đây của ông trưng bày những chứng cớ cho thấy Địa Đạo Củ Chi của CSVN chỉ là một trò bịp thiên hạ.
*
Trong Đặc San Hậu Nghĩa năm 1999 từ trang 79 đến 84 có đăng bài “Chiến Dịch ROM-PLOW và cái gọi là Địa Đạo Củ Chi,” nội dung có những dữ kiện chính yếu như sau:

Nhìn Lại Báo Chí Thời Việt Nam Cộng Hòa _Nguyễn Quang Duy


Nhà báo Đỗ Hùng bị rút thẻ nhà báo, mất việc, mất chức Phó Tổng thư ký báo Thanh Niên Online chỉ vì viết bài đụng chạm lãnh tụ cho thấy báo chí thời Đệ Nhị Cộng Hòa quá tự do.

Khi ấy các nhà lãnh đạo được đưa lên mặt báo thường xuyên. Tờ Tin Sáng có mục “Tin Vịt” do “Tư trời biển” viết nêu đích danh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là tham quyền cố vị, hiếu chiến, thất học, tham nhũng, bất tài hay gọi ông là "Tổng thống Thẹo", "Sáu Thẹo"…

Friday, September 11, 2015

Điểm sách “Đời thủy thủ” của Vũ Thất _T/g Hoàng Lan Chi


Sách “Đời thủy thủ” của Vũ Thất

“Đời Thủy Thủ” của Vũ Thất, xuất bản từ 1969 và tái bản 2012 là cuốn truyện lôi cuốn tôi xem hết trong một ngày. Tựa đề đã nói lên nội dung quyển sách. Cuộc đời của người lính sông nước sẽ là những khám phá thú vị cho người ngoài giới Hải quân. Không những thế, “Đời thủy thủ” còn hấp dẫn cả với chính những người hải quân muốn tìm lại chút kỷ niệm của một thời xưa cũ.

Tổng quát:

Trước kia thuở nữ sinh tôi thích “Đời phi công” nhưng bây giờ nhìn lại thì thấy có vẻ hơi hời hợt vì chỉ là chuyện tình thơ mộng lãng mạn và rất ít kiến thức về đời sống không quân được trình bầy.

“Đời thủy thủ” không phải thế. Trong “Đời thủy thủ”, tôi đã được biết cuộc sống của người lính trên một chiến hạm ra sao. Tất cả những nét khái quát đã được tác giả trình bầy. Đó là điều cần thiết vì người ngoài như chúng tôi không cần biết đến những chi tiết nhỏ nhặt.

Gia Long ngày ấy _Hoàng Lan Chi


Có người   đã nói rằng góc phố không chỉ được  làm bằng những con  đường mà cả con người  với phục sức, ngôn ngữ ..

Vậy thì “Góc Trường ” cũng thế !

Cái gì đã khiến những người con gái của Sài Gòn, của Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở-  tự hào khi nhắc lại quá khứ Gia Long ?

Hãy nghe lời tự tình của một “Gia Long”:

Một bí ẩn lịch sử: Hồ Chí Minh và Nguyễn Tất Thành là một người hay hai người khác nhau?

Image result for nguyen ai quocĐến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội không muốn phơi bày bí ẩn lịch sử nầy, chọn lựa giữ im lặng khi phải đối đầu với một vấn đề khó khăn khả dĩ làm tổn thương đến uy tín của mình trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Hơn nữa, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ tôn trọng sự thật lịch sử, luôn luôn đề cao sự sáng suốt của đảng và không chấp nhận đảng có sai lầm.

Thursday, September 10, 2015

Viết từ Saigon: Bây giờ là Mùa Thu, tôi đi tìm dĩ vãng _Văn Quang


Bây giờ là mùa thu ở Sài Gòn và cũng là mùa lá rụng ở Rừng Phong trên đất Mỹ. Buổi chiều ngồi trong căn chung cư nhỏ hẹp nghèo nàn nhìn mưa dăng nhẹ ngoài khung trời ngoài kia, tôi bỗng muốn thoát khỏi mình trở lại sống với những ngày xưa.

Những ngày xưa có bạn bè, có mộng ước xa vời, có yêu thương giận hờn, có quá nhiều thứ như ở một thế giới khác.

Cờ Vàng truyền thống thay cho cờ đỏ VC tại thành phố Quincy Massachusstes

blank
(Hình ảnh trang website của thành phố Quincy, MA với cờ Vàng trong phần “tiếng Việt”) – Photo by:  Ông Nguyễn Tấn Toàn).

Quincy, Mass.: Trong 40 năm qua từ khi có người tỵ nạn csvn định cư tại hải ngoại, chính quyền địa phương, các cơ sở tôn giáo, giải trí, giáo dục…hay nhầm lẫn khi trưng bày cờ của mỗi quốc gia và cho cư dân Việt Nam, họ thường treo cờ đỏ của Việt Cộng vì tra cứu từ trong website!

Viết từ Dallas: Bỏ xe hơi, đi xe đạp _Huy Lâm


Đầu tháng 8 vừa qua, Cục Kiểm tra Dân số đưa ra một bản báo cáo về thói quen sử dụng các phương tiện di chuyển của người Mỹ. Một trong những điểm được chú ý trong bản báo cáo là càng ngày càng có nhiều người trẻ ở Mỹ sống tại các đô thị không sử dụng xe hơi để đi làm nữa. Chuyện này dễ hiểu vì sống tại các đô thị với hệ thống di chuyển công cộng đầy đủ nên người ta không cần đến xe riêng nữa. Do đó việc lái xe đi làm đã giảm 6% trong số những người tuổi từ 25 đến 29. Một điều khá lý thú khác là số người sử dụng xe đạp để đi làm lại tăng, tuy chậm nhưng rất đều đặn trong mấy năm gần đây – đặc biệt là với những người có mức lương khá.

Wednesday, September 9, 2015

Nhờ Internet mà tôi hiểu được về vị Tổng Thống nghèo nhất thế giới.


Nuong M Lam (facebook): Ngài chỉ nằm ngủ trên chiếc phản gỗ với chiếc gối mây, Người không có 1 ngôi nhà nhỏ, không có 1 mảnh vười riêng, mà chỉ ăn ngủ trong 1 căn phòng cũng là nơi làm việc của vị Tổng Thống kiêm tổng Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà.

Ngài thường ăn cơm hoặc cháo với món cá kho, rau luộc chắm mắm ruốc, hoặc bánh bao.Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sống một cuộc đời thanh bạch, liêm khiết. Sau khi bị bọn giết mướn sát hại, người ta lục lọi trong thi thể của Người chỉ tìm được 1 chuổi Tràng Hạt và nửa gói Bastos xanh, ngoài ra ko có 1 thư gì nửa cả.

Sự thật đã quá rỏ ràng như thế, nhưng đảng csVN và bọn tay sai vì phải triệt hạ uy danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên đã gian trá cố tình viết ra những câu chuyện hoàn toàn bịa đặt, đã vẽ vời ra rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã “nghiện” các thứ “cao lương mỹ vị” như ông hoàng thời phong kiến, đệ bôi nhọ miệt thị Người.

Hai tên vẹm láo LDD & TDL đâm bị thóc, thọc bị gạo


Nhà báo Lê Diễn Đức
Nhà "Báo" xã nghĩa Lê Diễn Đức

So sánh trường hợp Đỗ Hùng với Lê Diễn Đức

Mấy ngày qua báo chí online hải ngoại xôn xao về trường hợp hai nhà báo bị mất việc, một trong nước và một hải ngoại. Đó là Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức.

Hai người bị mất việc, một người bị rút thẻ hành nghề báo chí với lý do ( coi như ) tương tự như nhau.

Trước khi nói về mục đích chính của bài viết này, xin nói sơ qua về „ sự cố“ mất việc của Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức.

Trường hợp thứ nhất:- Đỗ Hùng, phó tổng thư ký báo Thanh Niên điện tử đăng một đoản văn ngắn khoảng 200 chữ toàn dấu sắc, châm biếm lãnh tụ cộng sản là ông Hồ Chí Minh, tướng Võ Nguyên Giáp…

Monday, September 7, 2015

Chuyện kể từ ngày 30/4 năm ấy _ Nguyễn Thị Lộc


Đầu Tháng 1/1975 tỉnh Phước Long bị xâm chiếm. Tiếp tục đến Tháng 3/1975 các tỉnh miền cao nguyên: Quảng Đức, Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum và các tỉnh miền Trung: Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng liên tiếp mất. Liên Tỉnh Lộ 7 trở thành con đường máu. Hàng trăm ngàn người nằm vất vưỡng bên lề đường, xác người chết nằm la liệt không kịp chôn... Đâu đâu người ta cũng thấy hàng đoàn người di tản. Những bà mẹ gánh con thơ để ngồi trong thúng, những cụ già bế cháu băng qua xác người. Họ gồng gánh đồ đạc, họ không muốn bỏ lại thứ gì...

 Giòng người di tản bỏ nhà bỏ cửa ra đi, hớt hơ hớt hải nối đuôi nhau trốn chạy không biết bao nhiêu cây số. Trên Quốc Lộ 1, những chuyến xe đò từ miền Trung chạy vào, xe nào cũng đầy nghẹt hành khách. Họ ép mình ngồi trong xe, quá tải trên mui còn có những thanh niên cố đeo theo ở cuối xe suốt cả đoạn đường dài. Họ bất chấp tất cả, chỉ cần giành giựt con đường sống cho bản thân mình.

Wednesday, September 2, 2015

[vp VNCH] Tìm cha _MX Tô Văn Cấp

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của ông là một chuyện có thật về người con đi “tìm cha” trên đất Mỹ làm xúc động lòng người.

* * *
blank
Hình của Lạt giữ 45 năm.

Thứ Bẩy ngày 30 tháng 5 năm 2015, lúc 10 giờ sáng, điện thoại reng, reng:

- Alo, Lạt Ma tôi nghe.