Wednesday, September 30, 2015

Để Tưởng Niệm Một Người Anh _T/g Phạm Tín An Ninh

Lần cuối cùng tôi gặp lại anh, khoảng tháng 7 năm 1978 tại Nghĩa Lộ. Trong những người tù ốm o đang vác những bó nứa, băng qua khu ruộng khô mà đám tù chúng tôi đang “lao động” , bất ngờ tôi nhận ra anh, khi anh hỏi xin bọn tôi một ngụm nước. Tôi ngỡ ngàng đứng nghiêm đưa tay lên chào:
–         Đại Tá!
Anh nhìn lên, nhận ra tôi và nở nụ cười:

–         Mi ở đây à? Chừ còn tá với tướng chi mi. Mi khỏe không?

Saturday, September 26, 2015

[VNCH: Những ngày xưa thân ái]: Hươu Lưng Lửng _Thiên Nga Siêng Năng


Nghe tên Rừng của anh chắc nhiều người liên tưởng đến chú hươu cao cổ thong thả ung dung nhai lá non trên ngọn cây. Thú thật tôi cũng chưa có dịp được nghe chính anh giới thiệu về tên Rừng của mình. Nhưng tôi đoán anh không phải là hươu cao cổ, mà anh là hươu họ hàng với chú nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô trong thơ Lưu Trọng Lư.

Friday, September 25, 2015

Gửi Những Người Em 11A3 Năm Ấy 1972 _Đinh Quang Bình


Đinh Quang Bình (trái) và G/s Lê Quý Thể

Tôi đến với trường Ngô Quyền như một sự thêm vào cho đầy đủ, năm đó là mùa hè đỏ lửa 1972, chiến tranh khốc liệt ở khắp nơi miền nam Việt Nam như Bình Long anh dũng, Kontum kiêu hùng, Bình Địnhquyết chiến thắng, đại lộ kinh hoàng, Trị Thiên vùng dậy...

  Năm đó, các trường trung học của các tỉnh bị tàn phá vì chiến tranh phải đóng cửa, các học sinh công lập của các nơi đó được thuyên chuyển về các trường loanh quanh Sài Gòn, Gia Định và Biên Hòa... trường Ngô Quyền Biên Hoà cũng giang cánh tay đón nhận một số học sinh từ các nơi có chiến tranh đổi về, và tôi cũng là một trong số học sinh được chuyển về NQ, trong bài "SINH HOẠT HỌC ĐƯỜNG GẮN LIỀN VỚI ĐỜI TÔI" của thầy Lê Quý Thể đã đăng trên web Ngô Quyền ngày 08 tháng 03 năm 2014, thầy Thể đã có nhắc tới: "Từ ngày tôi xin cho anh học sinh trường Khiết Tâm chơi giỏi nhất vào học trường Ngô Quyền thì đội bóng chuyền trường Ngô Quyền trở nên mạnh nhất tỉnh".

Bút Tích Thầy Cô Giáo Cũ _Diệp Hoàng Mai


Xem lại video tường thuật ngày hội Ngô Quyền họp mặt truyền thống 2015, tôi xúc động vô cùng khi Món Quà Tri Ân từ Việt Nam tôi gửi sang, đã được các anh Nguyễn Hữu Hạnh, Lữ Công Tâm và Mai Trọng Ngãi ưu ái giới thiệu với mọi người. Món quà là tất cả tấm lòng của những Trò Xưa, kính tặng Thầy Xưa trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa năm cũ…

Chuyện Về Một Ông Thầy _Nguyễn Tấn Hồng


Dương Quảng Hàm, nghe qua cái tên, bất cứ  ai quan tâm đến nền văn học Việt nam  đều biết  đó  là  một vị  giáo sư  có  công lớn trong nền văn học nước nhà . Ngoài việc dạy học cho nhiều thế  hệ  học sinh, thầy còn nghiên cứu văn học và đã để lại cho hậu thế  những công trình khảo cứu nghiêm túc và có giá trị. (Việt Nam Văn Học Sử  Yếu/Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển...) Ở đây chỉ  có ý  nhắc  đến một câu chuyện có thật xảy ra vào những năm tháng thầy còn phụ  trách giảng dạy môn văn học  cho trường Bưởi ngoài Hànội.

Khi còn là giáo sư ở trường Bưởi, thầy Hàm nổi tiếng là một ông thầy nghiêm, cả  trường  đều "rét" cái oai của thầy, hiếm khi thầy ban cho học sinh một nụ cười, phải nói là một ông thầy luôn có... "bộ  mặt hình sự ". Có  lần một học sinh đã  dùng com-pa vạch trên mặt bàn một vạch nhỏ để ghi dấu khi thầy Hàm nở nụ cười, dù chỉ là cười mỉm. Cho đến cuối năm học, anh chàng học sinh chuyên "sưu tập nụ  cười thầy Hàm" đã làm "tổng kết" và  công bố cho bạn bè đều biết là chỉ có... ba vạch mà thôi!1! Học với thầy là một ước mơ  của  những học sinh nào mê văn học, nhưng phải trả  giá bằng cách gồng mình chịu những hình thức kỷ luật, suốt niên học phải chịu "rét" nhiều hơn là ấm  áp.

Tuesday, September 15, 2015

Sự Thật Về Địa Đạo Củ Chi _TQLC Tôn Thất Soạn



Tôn Thất Soạn năm 1975.

L.T.S: Trước năm 1975, cựu Đại Tá Tôn Thất Soạn từng là Chiến Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhiệm vụ sau cùng của ông là Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Hậu Nghĩa. Ông là một trong hai vị Chiến Đoàn Trưởng đầu tiên của Lữ Đoàn TQLC (9/5/1966) tham dự những cuộc hành quân lịch sử tại vùng 2 Chiến Thuật và đặc biệt trong trận Tết Mậu Thân 1968 ở thủ đô Sài Gòn. Khi cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam, ông bị bắt và bị tù cải tạo 13 năm, qua Mỹ theo diện HO năm 1992 và sống tại Iowa City, Iowa. Bài viết sau đây của ông trưng bày những chứng cớ cho thấy Địa Đạo Củ Chi của CSVN chỉ là một trò bịp thiên hạ.
*
Trong Đặc San Hậu Nghĩa năm 1999 từ trang 79 đến 84 có đăng bài “Chiến Dịch ROM-PLOW và cái gọi là Địa Đạo Củ Chi,” nội dung có những dữ kiện chính yếu như sau:

Nhìn Lại Báo Chí Thời Việt Nam Cộng Hòa _Nguyễn Quang Duy


Nhà báo Đỗ Hùng bị rút thẻ nhà báo, mất việc, mất chức Phó Tổng thư ký báo Thanh Niên Online chỉ vì viết bài đụng chạm lãnh tụ cho thấy báo chí thời Đệ Nhị Cộng Hòa quá tự do.

Khi ấy các nhà lãnh đạo được đưa lên mặt báo thường xuyên. Tờ Tin Sáng có mục “Tin Vịt” do “Tư trời biển” viết nêu đích danh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là tham quyền cố vị, hiếu chiến, thất học, tham nhũng, bất tài hay gọi ông là "Tổng thống Thẹo", "Sáu Thẹo"…

Friday, September 11, 2015

Điểm sách “Đời thủy thủ” của Vũ Thất _T/g Hoàng Lan Chi


Sách “Đời thủy thủ” của Vũ Thất

“Đời Thủy Thủ” của Vũ Thất, xuất bản từ 1969 và tái bản 2012 là cuốn truyện lôi cuốn tôi xem hết trong một ngày. Tựa đề đã nói lên nội dung quyển sách. Cuộc đời của người lính sông nước sẽ là những khám phá thú vị cho người ngoài giới Hải quân. Không những thế, “Đời thủy thủ” còn hấp dẫn cả với chính những người hải quân muốn tìm lại chút kỷ niệm của một thời xưa cũ.

Tổng quát:

Trước kia thuở nữ sinh tôi thích “Đời phi công” nhưng bây giờ nhìn lại thì thấy có vẻ hơi hời hợt vì chỉ là chuyện tình thơ mộng lãng mạn và rất ít kiến thức về đời sống không quân được trình bầy.

“Đời thủy thủ” không phải thế. Trong “Đời thủy thủ”, tôi đã được biết cuộc sống của người lính trên một chiến hạm ra sao. Tất cả những nét khái quát đã được tác giả trình bầy. Đó là điều cần thiết vì người ngoài như chúng tôi không cần biết đến những chi tiết nhỏ nhặt.

Gia Long ngày ấy _Hoàng Lan Chi


Có người   đã nói rằng góc phố không chỉ được  làm bằng những con  đường mà cả con người  với phục sức, ngôn ngữ ..

Vậy thì “Góc Trường ” cũng thế !

Cái gì đã khiến những người con gái của Sài Gòn, của Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở-  tự hào khi nhắc lại quá khứ Gia Long ?

Hãy nghe lời tự tình của một “Gia Long”:

Một bí ẩn lịch sử: Hồ Chí Minh và Nguyễn Tất Thành là một người hay hai người khác nhau?

Image result for nguyen ai quocĐến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội không muốn phơi bày bí ẩn lịch sử nầy, chọn lựa giữ im lặng khi phải đối đầu với một vấn đề khó khăn khả dĩ làm tổn thương đến uy tín của mình trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Hơn nữa, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ tôn trọng sự thật lịch sử, luôn luôn đề cao sự sáng suốt của đảng và không chấp nhận đảng có sai lầm.

Thursday, September 10, 2015

Viết từ Saigon: Bây giờ là Mùa Thu, tôi đi tìm dĩ vãng _Văn Quang


Bây giờ là mùa thu ở Sài Gòn và cũng là mùa lá rụng ở Rừng Phong trên đất Mỹ. Buổi chiều ngồi trong căn chung cư nhỏ hẹp nghèo nàn nhìn mưa dăng nhẹ ngoài khung trời ngoài kia, tôi bỗng muốn thoát khỏi mình trở lại sống với những ngày xưa.

Những ngày xưa có bạn bè, có mộng ước xa vời, có yêu thương giận hờn, có quá nhiều thứ như ở một thế giới khác.

Cờ Vàng truyền thống thay cho cờ đỏ VC tại thành phố Quincy Massachusstes

blank
(Hình ảnh trang website của thành phố Quincy, MA với cờ Vàng trong phần “tiếng Việt”) – Photo by:  Ông Nguyễn Tấn Toàn).

Quincy, Mass.: Trong 40 năm qua từ khi có người tỵ nạn csvn định cư tại hải ngoại, chính quyền địa phương, các cơ sở tôn giáo, giải trí, giáo dục…hay nhầm lẫn khi trưng bày cờ của mỗi quốc gia và cho cư dân Việt Nam, họ thường treo cờ đỏ của Việt Cộng vì tra cứu từ trong website!

Viết từ Dallas: Bỏ xe hơi, đi xe đạp _Huy Lâm


Đầu tháng 8 vừa qua, Cục Kiểm tra Dân số đưa ra một bản báo cáo về thói quen sử dụng các phương tiện di chuyển của người Mỹ. Một trong những điểm được chú ý trong bản báo cáo là càng ngày càng có nhiều người trẻ ở Mỹ sống tại các đô thị không sử dụng xe hơi để đi làm nữa. Chuyện này dễ hiểu vì sống tại các đô thị với hệ thống di chuyển công cộng đầy đủ nên người ta không cần đến xe riêng nữa. Do đó việc lái xe đi làm đã giảm 6% trong số những người tuổi từ 25 đến 29. Một điều khá lý thú khác là số người sử dụng xe đạp để đi làm lại tăng, tuy chậm nhưng rất đều đặn trong mấy năm gần đây – đặc biệt là với những người có mức lương khá.

Wednesday, September 9, 2015

Nhờ Internet mà tôi hiểu được về vị Tổng Thống nghèo nhất thế giới.


Nuong M Lam (facebook): Ngài chỉ nằm ngủ trên chiếc phản gỗ với chiếc gối mây, Người không có 1 ngôi nhà nhỏ, không có 1 mảnh vười riêng, mà chỉ ăn ngủ trong 1 căn phòng cũng là nơi làm việc của vị Tổng Thống kiêm tổng Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà.

Ngài thường ăn cơm hoặc cháo với món cá kho, rau luộc chắm mắm ruốc, hoặc bánh bao.Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sống một cuộc đời thanh bạch, liêm khiết. Sau khi bị bọn giết mướn sát hại, người ta lục lọi trong thi thể của Người chỉ tìm được 1 chuổi Tràng Hạt và nửa gói Bastos xanh, ngoài ra ko có 1 thư gì nửa cả.

Sự thật đã quá rỏ ràng như thế, nhưng đảng csVN và bọn tay sai vì phải triệt hạ uy danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên đã gian trá cố tình viết ra những câu chuyện hoàn toàn bịa đặt, đã vẽ vời ra rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã “nghiện” các thứ “cao lương mỹ vị” như ông hoàng thời phong kiến, đệ bôi nhọ miệt thị Người.

Hai tên vẹm láo LDD & TDL đâm bị thóc, thọc bị gạo


Nhà báo Lê Diễn Đức
Nhà "Báo" xã nghĩa Lê Diễn Đức

So sánh trường hợp Đỗ Hùng với Lê Diễn Đức

Mấy ngày qua báo chí online hải ngoại xôn xao về trường hợp hai nhà báo bị mất việc, một trong nước và một hải ngoại. Đó là Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức.

Hai người bị mất việc, một người bị rút thẻ hành nghề báo chí với lý do ( coi như ) tương tự như nhau.

Trước khi nói về mục đích chính của bài viết này, xin nói sơ qua về „ sự cố“ mất việc của Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức.

Trường hợp thứ nhất:- Đỗ Hùng, phó tổng thư ký báo Thanh Niên điện tử đăng một đoản văn ngắn khoảng 200 chữ toàn dấu sắc, châm biếm lãnh tụ cộng sản là ông Hồ Chí Minh, tướng Võ Nguyên Giáp…

Monday, September 7, 2015

Chuyện kể từ ngày 30/4 năm ấy _ Nguyễn Thị Lộc


Đầu Tháng 1/1975 tỉnh Phước Long bị xâm chiếm. Tiếp tục đến Tháng 3/1975 các tỉnh miền cao nguyên: Quảng Đức, Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum và các tỉnh miền Trung: Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng liên tiếp mất. Liên Tỉnh Lộ 7 trở thành con đường máu. Hàng trăm ngàn người nằm vất vưỡng bên lề đường, xác người chết nằm la liệt không kịp chôn... Đâu đâu người ta cũng thấy hàng đoàn người di tản. Những bà mẹ gánh con thơ để ngồi trong thúng, những cụ già bế cháu băng qua xác người. Họ gồng gánh đồ đạc, họ không muốn bỏ lại thứ gì...

 Giòng người di tản bỏ nhà bỏ cửa ra đi, hớt hơ hớt hải nối đuôi nhau trốn chạy không biết bao nhiêu cây số. Trên Quốc Lộ 1, những chuyến xe đò từ miền Trung chạy vào, xe nào cũng đầy nghẹt hành khách. Họ ép mình ngồi trong xe, quá tải trên mui còn có những thanh niên cố đeo theo ở cuối xe suốt cả đoạn đường dài. Họ bất chấp tất cả, chỉ cần giành giựt con đường sống cho bản thân mình.

Wednesday, September 2, 2015

[vp VNCH] Tìm cha _MX Tô Văn Cấp

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của ông là một chuyện có thật về người con đi “tìm cha” trên đất Mỹ làm xúc động lòng người.

* * *
blank
Hình của Lạt giữ 45 năm.

Thứ Bẩy ngày 30 tháng 5 năm 2015, lúc 10 giờ sáng, điện thoại reng, reng:

- Alo, Lạt Ma tôi nghe.

Tuesday, September 1, 2015

BCD81: Bụi Ðỏ Ngày Xưa [vp VNCH]



"Nơi quê hương nghe lòng đà khắc khoải;

Tên quê nhà ai lại gọi ra;

Âm vang tê tái lòng ta"

(Bài trích đăng từ Đặc San GĐ81/BCND số 3 ngày 1 tháng 7/2001)