Thursday, December 19, 2019

Câu văn xã nghĩa của Lang vượn (nhưng khoái xưng mình là dân VNCH)

Greta Thunberg và tấm hình trên báo TIME
Tác Giả: Thạch Đạt Lang -15/12/201915

Greta Thunberg, cô gái 16 tuổi người Thụy Điển được biết đến như một nhà hoạt động môi trường (ClimateActivist) vừa được tạp chí TIME chọn là Nhân Vật Của Năm 2019 (Person of the year 2019).

Việc chọn nhân vật trong năm in lên bìa tờ báo là một truyền thống lâu đời của tạp chí TIME có từ năm 1927. Greta Thunberg là người trẻ nhất trong những người đã được chọn lên hình bìa của tờ báo.

Melbourne: Lễ Thượng Kỳ VNCH đầu tiên tại thành phố Brimbank nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền




Melbourne: Lễ Thượng Kỳ VNCH đầu tiên tại thành phố Brimbank nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Theo thông báo của CĐNVTD/VIC, một buổi lễ thượng kỳ đâu tiên sẽ được cử hành tại St. Albans Community Hall vào Chủ Nhật 08/12/2019 nhân Ngày Kỷ Niệm Quốc Tế Nhân Quyền (10 Tháng 12), sau khi Hội Đồng Thành Phố Brimbank, là thành phố có người Việt cư ngụ đông đảo nhất tại Victoria, chính thức công nhận Cờ Vàng vào ngày 16/04/2019.

Wednesday, December 18, 2019

Cho tôi lại nhà trường” Ngô Quyền _Tg Nguyễn Trần Diệu Hương


Năm 2012, người tham dự họp mặt truyền thống ở San Jose, đặc biệt là một số quý Thầy Cô, rất thích những câu hát trong bài “Tình Ca” của Nhạc Sĩ Phạm Duy, nhất là câu mở đầu "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời" qua tiếng hát của ca sĩ Diệu Linh.

Năm nay, ở họp mặt 2019, ca sĩ Anh Tuấn sẽ đưa chúng ta về lại Ngô Quyền thân ái ngày xưa với :

Nguyễn Trần Diệu Hương: Ơn ai theo suốt cuộc đời


Với truyền thống tôn sư trọng đạo của nền giáo dục nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa, học trò đều biết chuyện về Đại tướng Carnot của Pháp ghé thăm Thầy giáo dạy ông thời Tiểu học.

 Ca dao VN từ ngàn xưa cũng nhắc các bậc cha mẹ:

     "Muốn sang thì bắc cầu Kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy"

Nhà Văn, Nhà Giáo Võ Hồng đã viết chuyện ngắn "Nửa Chữ Cũng Thầy"

để nhắc nhiều thế hệ VN đã qua "tuổi học trò mắt sáng môi tươi" nhớ là ai đã từng đi học cũng có những người Thầy đã uốn nắn mình từ thủa hãy còn là măng.

Nguyễn Trần Diệu Hương - LỜI TRẦN TÌNH THÁNG TƯ

Em và Tháng Tư cùng thương tích
xoa mãi cho nhau những vết bầm
(Trần Mộng Tú)

Tháng Tư - APR
Đã 44 năm trôi qua kể từ ngày mặt mũi của tôi luôn bị tô màu đen, hoặc đỏ tùy theo  vị trí của phía Bắc hay phía Nam.

Không phải tự nhiên mà tôi bị như thế. Lẽ ra màu sắc của tôi phải là màu xanh mơn mởn của hoa lá mùa Xuân, phải là màu sắc xanh , hồng, vàng, trắng...  của những quả trứng mùa phục sinh, như truyền thống lễ Easter ở Mỹ.

Tuesday, October 22, 2019

Nha Trang - Thời tôi mới lớn _phamtinanninh

NHA TRANG – THỜI TÔI MỚI LỚN

Nha Trang lúc nào cũng đẹp, nhưng với tôi Nha Trang đẹp nhất ở vào cái thời tôi mới lớn. Dường như lúc ấy biển xanh hơn, bầu trời trong và bao la hơn, đã cho tôi nhiều mộng mơ hơn. Lúc ấy tôi chưa biết yêu để hiểu được cái nghĩa thất tình nó ra sao, cái cảm giác “chết trong lòng một ít” nó đau đớn đến dường nào; cũng chưa bước chân lên bến đời để thấy cuộc đời này không phải chỉ toàn màu xanh của biển và bầu trời trên đầu lại có quá nhiều những đám mây đen.

Sunday, September 22, 2019

Nguyễn Thị Bích Yến chs QGNT VNCH _T/g Đỗ Văn Phúc

Di ảnh cố Đ/u Nguyễn Khắc Thi. Nguyễn Thị Bích Yến, chs Quốc Gia Nghĩa Tử Sài Gòn.

Để Cho Sự Hy Sinh Của Cha Anh Mình Có Được Ý Nghĩa, Giới Thiệu: gương thành công: Nguyễn Thị Bích Yến, QgntVNCH; 55 Năm Mãn Khoá 10 Trần Bình Trọng, VBQGVN 1/6/1954–1/6/2009
Di ảnh Đại Uý Nguyễn Khắc Thi. QGNT Nguyễn Thị Bích Yến nhận nhiều giải thưởng khoa học.

Đỗ Văn Phúc

Đại Uý Nguyễn Khắc Thi, sinh trưởng tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nơi có bà mẹ có con trai bị giặc cắt đầu đêm trước, để tở mờ sáng hôm sau đã “không nói một câu, đem khăn gói đi lấy đầu”.

Trước ngày nhập ngũ, Nguyễn Khắc Thi phục vụ trong nghành công an của chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Anh bị Việt Minh phục kích giết hụt nhiều lần. Lần nghiêm trọng nhất là anh bị chúng dùng mã tấu chặt phía sau ót tưởng đã mất mạng, để lại một vết sẹo sâu và dài.

Friday, September 13, 2019

Old-age poverty in Germany ‘set to rise significantly'

12 September 2019

More than every fifth pensioner in Germany will face financial insecurity in the next 20 years, according to a new study.

The proportion of pensioners at risk of poverty could rise from 16.8 to 21.6 percent by 2039, according to research published on Thursday by the German Institute for Economic Research (DIW Berlin) on behalf of the Bertelsmann Stiftung.

Saturday, August 10, 2019

Terence Tao: the Mozart of Maths


One of the world's greatest minds is playing with a toy pony. He presses a plastic stethoscope into the soft toy's body, feigns a pony cough. "Is he sick or is he well?" he asks. "You don't know? Want a second opinion?"

Terence Tao - Terry, as he's mostly known - is sitting on a leather sofa in his Los Angeles living room, thin, bare-footed and bespectacled, talking to his three-year-old daughter, Madeleine, just home from a birthday party. It's hard to be intimidated by a man playing with a toy pony.

Yet this is a man with an intimidatingly rare and precious mind. Academics studied it with astonishment throughout his Adelaide childhood as he charged through IQ tests and International Mathematical Olympiads with unprecedented results. "Off the scale," says Miraca Gross, an authority on the education of gifted children, describing his IQ. "Terry hears mathematics and sees and smells mathematics in a way we don't."

Rare earth elements aren’t the secret weapon China thinks they are. Despite the name, rare earths just aren’t that rare

Rare earth elements aren’t the secret weapon China thinks they are
Despite the name, rare earths just aren’t that rare

By James Vincent on May 23, 2019 12:04 pm
 
Rare earth elements are described as the ‘vitamins of chemistry’ — producing powerful effects in small doses.

America’s trade war with China has been quietly escalating for years, but this week it took a turn for the disastrous. Huawei, once the rising star of China’s tech industry, has been cut off from US suppliers, leaving the company effectively stunted. China is likely to respond somehow, but with a multitude of options on the table, many in the tech industry are now considering nightmare scenarios.

Monday, July 15, 2019

Dạy Con Ở Cho Có Đức [Nguyễn Trãi - Gia Huấn Ca]

Dạy Con Ở Cho Có Đức

Lấy điều ăn ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước non chuyền vần.
Ở cho có đức có nhân,
Mới mong đời trị được ăn lộc trời.

Thương người tất tả ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi tác già nua bần hàn.
Thương người quan quả, cô đơn,(*)

Thương người lỡ bước lầm than kêu đường.
Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà.

Tuesday, July 9, 2019

Ngày Này Tháng Tư Năm 75, Nhìn Lại: Sinh Viên Sài Gòn Ban A-17 Đối Đầu Với Thành Đoàn CS

Buổi hội ngộ 2014 của sinh viên Ban A-17 ở San Jose.

T/g Bạch Diện Thư Sinh

Ngày Này Tháng Tư Năm 75, Nhìn Lại: Sinh Viên Sài Gòn Ban A-17 Đối Đầu Với Thành Đoàn CS

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, thường gọi là 30 tháng Tư, ngày nước Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ. Từ đó 30/4 được gọi là Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại hải ngoại. Ngày này là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam cận đại. Ngày dẫn đến tang thương và hoạ mất nước về tay Tàu cộng phương Bắc. Hàng năm cứ đến ngày này, đại đa số người Việt Nam đều tưởng niệm, và mong một ngày trở về đất tổ xây dựng lại quê hương.

Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng _T/g Bạch Diện Thư Sinh

Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng

NHÂN ĐỌC BÀI GẶP LẠI BẠN CŨ

Mới đây, tôi được thiên hạ gửi cho đọc bài Gặp Lại Bạn Cũ của một tác giả hải ngoại.

Ngay đầu bài, tác giả nói ông có nhiều bạn. Trong số đó, có hai người bạn đặc biệt là Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng vì cùng là người có chung trời Quảng Nam, tâm tình Quảng Nam, chung mái trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng, chung Đại Học Luật Khoa, Sài Gòn. Nhưng đáng buồn cho tác giả vì ông và hai ông bạn Trừng, Đằng đã phải li biệt nhau tới 3 lần rồi. Lần thứ nhất là hồi 1967, 1968, sau khi đậu cử nhân Luật, tác giả làm việc trong hệ thống tòa án VNCH còn Trừng và Đằng ra khu theo Cộng sản. Lần thứ hai là khi biến cố 30.4.1975 xẩy ra, Trừng và Đằng từ khu về để ‘bước lên sân khấu chính trị Việt Nam’, còn tác giả lại bị bắt bỏ tù vì tội ‘âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng’. Lần thứ ba là vào năm 1985, tác giả vượt biên và tới Mĩ vào năm 1986.

Về nhân vật Lý Chánh Trung _T/g Bạch Diện Thư Sinh



Bạch Diện Thư Sinh

Về nhân vật Lý Chánh Trung

GS Lý Chánh Trung vừa qua đời tại VN ngày13-3-2016. Nhiều người tiễn chân ông bằng những lời ca tụng đẹp đẽ nhất. Chúng tôi thì không, mặc dù chúng tôi từng biết nhiều về ông. Chúng tôi muốn tiễn chân ông bằng một bài viết, trích từ cuốn Mặt Trận Đại Học Thời Việt Nam Cộng Hoà của chúng tôi (sẽ tái bản tại HK vào Tháng 3 - 2016)

Trước 1975, Lý Chánh Trung là một viên chức được hưởng nhiều ưu đãi của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Ông từng làm giám đốc Nha Trung Học, đổng lí văn phòng Bộ Giáo Dục, giảng sư tại Văn Khoa Đại Học Sài Gòn và được chính phủ Đệ I VNCH cấp đất và phương tiện xây dựng căn biệt thự tại Làng Đại Học Thủ Đức, nơi gia đình ông cư ngụ cho tới nay.

Là một trí thức, hành trình tư tưởng của Lý Chánh Trung đi từ cấp tiến, tới thiên tả, rồi thiên Cộng.

[VNCH] Mặt Trận Đại Học _ T/g Bạch Diện Thư Sinh

Mặt Trận Đại Học-Bạch Diện Thư Sinh (Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo)

Hoàng Lan Chi
Điểm Sách “Mặt Trận Đại Học” của Bạch Diện Thư Sinh
Tôi thích sự tình cờ.
Một tình cờ, tôi gặp được “sư huynh” Anh Kiệt trên đường thiên lý net. Bài phỏng vấn chào đời sau đó đem nhiều thích thú cho bạn đọc. Đơn giản: vấn đề mới. Đó là “mặt trận đại học” nghĩa là Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo của VNCH đã thiết lập Ban A 17 và Ban này đã thành công rực rỡ trong việc chống lại sự thâm nhập của cộng sản vào hàng ngũ sinh viên học sinh.

Sunday, June 30, 2019

Duyên Anh, cuối đời _Đỗ Tiến Đức


Duyên Anh, cuối đời
***

24 Tháng Mười 1995
T/g Đỗ Tiến Đức

Tối thứ sáu 29 tháng 9, 1995, tôi đến thăm Duyên Anh để xem ba cuốn sách mới nhất của anh vừa in xong mà anh mang từ Santa Ana về hồi chiều. Duyên Anh ở nhờ nhà một người bạn trong một chung cư ngay chợ Tàu Los Angeles. Anh ngồi ăn một mình. Anh chỉ dùng được một tay trái để xúc thức ăn và cơm đưa lên miệng. Cánh tay phải của anh bất động, buông thẳng trước ngực anh như một cành cây chết.

Tôi hỏi cho có chuyện :

Thursday, May 23, 2019

[Bài học thuộc lòng] Giờ Quốc Sử

Giờ Quốc Sử
Tác giả: Đoàn Văn Cừ

Những buổi sáng, vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,
Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử.
Thầy tôi bảo: "Các em nên nhớ rõ :

Nước chúng ta là một nước vinh quang.
Bao anh hùng thuở trước của giang san,
Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.

Saturday, May 4, 2019

Nha Trang - Chuyện cũ _phamtinanninh

Nha Trang

Xa quê nhà đã lâu. Mỗi lần đi đến một địa danh xa lạ nào đó, nhất là những dịp lái xe chạy dọc theo một bờ biển đẹp, lòng tôi lại nôn nao cái cảm giác như đang trên đường ngược về quê cũ – Nha Trang. Thành phố đã chôn giấu giùm tôi bao hang động tuổi thơ, dấu tích của những mối tình học trò một thời vụng dại, mà sau cơn sóng tháng tư năm nào bất ngờ ập xuống, ngỡ tất cả đã biến mất, có còn chăng cũng chỉ là chút sương khói mơ hồ trong lòng một người lưu lạc.

Saturday, April 20, 2019

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn - 30-4 Tưởng Nhớ Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn - 30-4 Tưởng Nhớ Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

Ái Hữu Quân Trường Ðồng Ðế họp mặt
Nguyên Huy/Người Việt

GARDEN GROVE (NV) - Tối Chủ Nhật, 14 Tháng Tám, tại nhà hàng Diamond, Garden Grove, các cựu hạ sĩ quan và sĩ quan xuất thân từ quân trường Ðồng Ðế Nha Trang lại có cuộc họp mặt hàng năm để hàn huyên thắt chặt thêm tình quân ngũ vẫn không hề lạt phai từ khi phải buông súng.

Saturday, April 13, 2019

Chuyện thằng Lang

Thằng Lang ra đời ở chiến khu Việt bắc. Mẹ nó đặt tên cho nó là Thạch Đạt Lang để ghi nhớ mối căm hờn quân Nhật đã tàn sát hơn 2 triệu dân Việt trong giai đoạn 9 năm kháng chiến 1945 - 1954.
Sống trên rừng Việt bắc, mẹ nó thường bị đói. Rừng Việt bắc thì có nhiều khỉ. Khỉ lanh lẹ, hái được nhiều trái cây ăn, làm mẹ nó thèm, cứ hay nhìn khỉ. Do đó mà khi đẻ nó ra, nó giống y chang như con khỉ.

Tuesday, April 9, 2019

Sunday, March 17, 2019

Cái chết của một ngôn ngữ - Tiếng Việt Sài Gòn cũ _Trịnh Thanh Thủy




Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm chỉnh. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước.

Sunday, February 24, 2019

Những ngày bị thương nằm Tổng Y Viện Cộng Hòa _Nguyễn Khôi Việt

Những ngày bị thương nằm Tổng Y Viện Cộng Hoà - Nguyễn Khôi Việt

Trên Facebook ngày hôm nay, một người bạn tag cho tôi bài Cây đàn bỏ quên. Vũ Khanh hát. Chợt nghe bồi hồi, thấy như màn sương ký ức đang kéo dần qua một bên để tâm hồn ngoảnh lại nhìn mảnh thời gian vàng cũ.

Monday, February 18, 2019

[VNCH] Tôi và Sài Gòn🌹💗 _Phạm Bá Trực

Tôi và Sài Gòn
Sưu tầm: Đỗ Duy Ngọc

* Nhận từ email của Phạm Bá Trực

Tôi vốn không phải là dân Sài Gòn. Tôi là thằng con trai miền Trung vô Sài Gòn kiếm cái chữ từ những năm cuối của thập niên sáu mươi, đầu bảy mươi của thế kỷ trước. Là thằng sinh viên nghèo tự lập chẳng ai nuôi nên tôi chỉ quanh quẩn ở những xóm lao động của Sài Gòn hoa lệ thời ấy. Để tiện việc học hành, và vì lúc đấy cũng chẳng có phương tiện di chuyển, tôi bám trụ khu Trương Minh Giảng suốt quãng đời đi học. Cho đến khi đi làm mua nhà, tôi vẫn quanh quẩn khu vực ấy. Thế nên Sài Gòn trong tôi là những xóm nghèo, Sài Gòn với tôi là những người lao động nghèo, những căn nhà nho nhỏ, lụp xụp bên bờ kinh Nhiêu Lộc mà bây giờ khôngcòn nữa. Ngay đống rác ngay chân cầu Trương Minh Giảng thuở xưa cũng là nơi ghi dấu nhiều ký ức cùa tôi một thời đã đi qua không trở lại.

Friday, January 25, 2019

[VNCH] Con đường kỷ niệm 💗_VTT Nguyễn Như Sơn

Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 1974

Trường Võ Trường Toản nằm ở gần cuối đường Nguyễn Bỉnh Khiêm với hai hàng cây dài bóng mát. Ngoài Sở Thú ra thì chung quanh phần nhiều là những công sở hay khu quân sự. Phải ra đến tận Đa Kao, Tân Định, Thị Nghè hay Bà Chiểu mới thấy có những khu dân cư đông đúc. Thành ra phần lớn học sinh Võ Trường Toản (VTT) đều cư ngụ ở những khu vực xung quanh nói trên. Ngày hai lần đi về, những con đường như Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Đinh Tiên Hoàng (ĐTH) hẳn phải trở nên thân thuộc biết bao trong lòng những học sinh đã trải qua đến bẩy năm đèn sách dưới mái trường VTT.

Tuesday, January 15, 2019

What I saw in France 😶 _By Paul Brian


Tear gas, anger over the cost of living—the demonstrations that rocked Paris are still going strong.

By PAUL BRIAN • January 14, 2019

ROUEN, FRANCE – A large plastic garbage can ignites with a whoosh in front of the Church of Saint Joan of Arc in Rouen, Normandy. The smell of acrid plastic and waste fills the air, mixed with the odor of tear gas and pepper spray.

Tuesday, January 8, 2019

Cái lưu manh của tên bộ đội Bắc Việt Huy Đức 👎 👎 👎

Trong cuộc chiến tại Campuchia thì không có một nguời LÍNH Việt Nam nào chết trong đó cả; mà chỉ có BỘ ĐỘI Bắc Việt và các thanh niên miền Nam bị Việt cộng bắt đi 'nghĩa vụ quân sự' làm bia đỡ đạn cho chúng.

VC Huy Đức cố tình dùng chữ "LÍNH" để thay thế cho bốn chữ "BỘ ĐỘI Bắc Việt là để nhồi sọ các thế hệ trẻ. Nhồi sọ nguời thiếu hiểu biết về giai đoạn 1975 -1990.
***
Chưa rõ bao nhiêu lính VN chết trong cuộc chiến ở Campuchia
Tác Giả: Trương Huy San - 08/01/20190

Tuesday, January 1, 2019

[VNCH] Chùm hoa trắng _t/g ?



Thời gian đã vừa đủ xa để những dáng dấp của kỷ niệm tôi ngả màu tím. Dù tâm hồn tôi là cái nôi lúc nào cũng muốn đu đưa để dỗ dành hoài kỷ niệm xanh mãi như lúc ban đầu. Song bận rộn một phần cuộc sống chen chúc vất vả náo nhiệt của mọi tiếng động, động cơ xe, động cơ máy bay, cùng những tiếng bom, tiếng đại bác đã làm thành phố mỗi ngày một thêm bé nhỏ, nồng nặc một bầu không khí chen đua, chạy đuổi. Đó là một phần lớn của lý do tại sao những ngọn cỏ trong các công viên thành phố không còn xanh và không biết đến bao giờ mới thèm xanh lại. Tất cả đã làm cho chúng ta héo úa mất nhiều kỷ niệm, riêng tôi, đã đánh rớt biết bao những điều yêu dấu vào lãng quên.

Còn lại có chăng là Chuyên, người con gái đầu tiên đã đi qua đời tôi.