Tuesday, October 31, 2017

[VNCH] Lớp Đệ Nhất đầu tiên niên khóa 1962-1963 _Văn Công Tuấn




Văn Công Tuấn
* Nguồn : ĐS CHS Liên Trường Qui Nhơn 2017

Qua nhiều tài liệu về lịch sử của các trường trung học Qui Nhơn - Bình Định, nhưng chưa có tài liệu nào đề cập lớp Đệ Nhất đầu tiên của Qui Nhơn - Bình Định.

Lớp học đầu tiên này cho tôi nhiều kỷ niệm về thầy cô và bạn bè. Các bạn khóa trước muốn học Đệ Nhất phải ra ngoài tỉnh, tốn kém tiền ăn ở mà không phải gia đình nào cũng gánh vác nổi. Tôi được cái may mắn học lớp đầu tiên này. Năm ấy Cường Để mở ba lớp Đệ Nhất gồm 1A và 2B (Sinh Lý Hóa, Toán Lý Hóa), chưa có C và D (Triết Sinh Ngữ và Cổ Ngữ). Cả ba lớp này sĩ số chưa quá 100, sinh ngữ gồm Anh và Pháp. Lớp Đệ Nhất A: 1/2 theo Anh,1/2 theo Pháp, còn hai lớp Đệ Nhất B thì B1 chọn Pháp Văn và B2 chọn 1/2 Anh + 1/2 Pháp. Mỗi khi đến giờ học ngoại ngữ thì các lớp cùng sinh ngữ dồn thành một.

Wednesday, October 18, 2017

[VNCH] Đất Qui Nhơn gầy _Cao Ngọc Cường


Ai là người Qui Nhơn một thời mà chưa từng biết, từng nghe bài hát Hàn Mặc Tử của Trần Thiện Thanh, một nhạc sĩ chuyên viết nhạc Lính và Tình Ca Của Lính nổi tiếng của miền Nam một thời chiến tranh như Tình Thư Của Lính, Người Ở Lại Charlie, Anh Không Chết Đâu Anh, Góa Phụ Ngây Thơ, Chân Trời Tím, Chiều Trên Phá Tam Giang, Lâu Đài Tình Ái, Bảy Ngày Đợi Mong, Tình Đầu Tình Cuối, v.v… Và, dòng nhạc Trần Thiện Thanh vẫn luôn ngự trị trong lòng dân Việt hải ngoại cũng như trong nước từ trước đến muôn đời.

[VNCH] Quá đỗi vô tình! _Huy Phương

Tuần rồi tôi có dịp đi thăm hai người, một người bạn đang nằm trong quan tài tại nhà quàn, và một bà cô đang nằm trong nhà dưỡng lão. Người bạn không biết tôi là ai đã đành, vì người ấy đã chết, nhưng bà cô còn sống cũng không biết tôi là ai vì bà đã mất trí nhớ! Người bạn này ngày hôm trước còn vui vẻ chuyện trò với bạn bè, nhưng sáng hôm sau, người nhà không thấy thức dậy, vào phòng thì thấy ông đã chết. Bà cô, một đời giàu có lẫy lừng, giờ cũng trắng tay, vào chỗ nghỉ cuối cùng cũng đã hơn năm.

[VNCH] Thân - Tâm - Khẩu - Ý _Đông Triều

Từ Thân - Tâm - Khẩu - Ý, trong triết lý đạo Phật, thân tâm làm chủ đạo phát sinh ra lời nói và những hành động, cử chỉ thiện hay ác thì biết người ấy như thế nào. Thân tâm phát sinh ra những ý nghĩ, tay chân là hành động cử chỉ của việc làm thì đánh giá được họ là ai ? Cho nên bạn nhận xét qua lời nói, cử chỉ, hành động thì biết người ấy thiện, ác, gian dối hay hiền hòa.

Friday, October 13, 2017

Watch the Ancient Art of Chocolate-Making | National Geographic

The ancient Maya tradition of chocolate-making still thrives in Antigua, Guatemala. Fourth-generation chocolatiers at Chocolate D' Taza harvest, roast, grind, and dry the chocolate by hand during a four-day process.

Wednesday, October 11, 2017

Vài dòng kỷ niệm về danh ca Ánh Tuyết _Hoàng Oanh

Tuần qua, Hoàng Oanh có nghe tin nữ danh ca Ánh Tuyết vừa mới từ trần tại Quận Cam – California. Theo Nhật báo Người Việt cho biết: “Ca sĩ Ánh Tuyết đã qua đời lúc 2 giờ 30 chiều ngày thứ ba, 11 tháng bảy – 2017 tại bệnh viện Corona – California, hưởng thọ 82 tuổi.”

Cô Ánh Tuyết là nữ ca sĩ kỳ cựu của ngày xưa, trong hai thập niên 50 và 60, không phải ca sĩ Ánh Tuyết bây giờ tại Việt Nam.


Hoàng Oanh đã đến dự tang lễ của Cô vào chiều ngày 23, July 2017 trong niềm thương tiếc một tiếng hát Thu vàng của Việt Nam.

Được biết cô Ánh Tuyết tên thật là Hoàng Bạch Tuyết, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1935 tại Hải Phòng – Bắc phần. Cô khởi nghiệp ca hát từ rất sớm, khi mà phong trào Tân nhạc đang phát triển mạnh mẽ ở các thành phố lớn của miền Bắc như: Hanoi, Nam Định và Hải Phòng. Cô trình diễn lần đầu tiên trước công chúng tại Nhà hát Hanoi năm 1951, khi Cô mới 16 tuổi.

Gọi Tên Các Giọng Hát _hoanglanchi

Không biết ai là người đầu tiên ở VN gọi tên cho các giọng hát? Phải chăng là Mai Thảo gọi Thái Thanh là Tiếng Hát Vượt Thời Gian. Sau đó là Con Chim Vàng Mỹ Tho (Hoàng Oanh), Nhạn trắng Gò Công ( Phương Dung) Tiếng Hát Học Trò ( Thanh Lan). Và còn ai nữa mà tôi không nhớ nhỉ?

Cá nhân tôi yêu thích tiếng hát Hà Thanh nhất là khi HT hát nhạc về Huế hay nhạc của Nguyễn Văn Đông. Trong các “nhạc lính” tôi yêu giòng nhạc Nguyễn Văn Đông nhất vì tính cách “sang cả” và “hào hùng”. Tiếp đó là giòng nhạc Trần Thiện Thanh vì tính chất tình tứ, lãng mạn. Vì yêu thế nên khi được tin chị Hà Thanh trên giường bệnh vào 2014, tôi đã viết “Hà Thanh, Tiếng Hát Hoa Đào”. Trong đó tôi cũng giải thích vì sao tôi đặt tên như thế cho giọng hát Hà Thanh.

Sài Gòn Với Người Tình Già Trên Đầu Non- 2003 _hoanglanchi

Tôi là nguời khoa học và chỉ coi mọi cái dính líu đến Văn học nghệ thuật như Văn,Thơ,Nhạc,Hoạ …là son phấn ! Trang điểm cho tâm hồn thêm duyên. Do đó , từ xưa, tôi không chú ý đến tác giả .

Điều tôi quan tâm là tác phẩm ! Nhưng khi về già, tôi lại quen biết một số tác giả , hoàn toàn từ ngẫu nhiên .Tôi gọi đó là duyên văn nghệ ! Như một tối tháng sáu . Saigon mưa nhè nhẹ . Tôi đến cà phê DTG . Bất chợt một giọng hát cao vút –và một bài hát tôi yêu : Nghìn trùng xa cách Nguời đã đi rồi Còn gì đâu nữa Mà khóc với cuời Mời nguời lên xe Về miền quá khứ Mời nguời đem theo toàn vẹn thương yêu … Tôi hơi ngạc nhiên.Vì biết nhạc PhamDuy bị cấm. Nhưng kệ, cứ thuởng thức. Sau đó tôi làm quen nàng , viết bài về quán cà phê , nơi nàng –nguời cũng yêu thích nhạc họ Phạm như tôi -đến hát hàng đêm-cho bạn bè nghe.