Saturday, September 29, 2012

What is the origin of the word 'OK'? - Orl Korrect!



There have been numerous attempts to explain the emergence of this expression, which seems to have swept into popular use in the US during the mid-19th century. Most of them are pure speculation. It does not seem at all likely, from the linguistic and historical evidence, that it comes from the Scots expression och aye, the Greek ola kala ('it is good'), the Choctaw Indian oke or okeh ('it is so'), the French aux Cayes ('from Cayes', a port in Haiti with a reputation for good rum) or au quai ('to the quay', as supposedly used by French-speaking dockers), or the initials of a railway freight agent called Obediah Kelly who is said to have written them on documents he had checked.

Mùa Xuân Trên Đỉnh Torkham



Mùa Xuân Trên Đỉnh Torkham
Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn

Tôi ngồi trong vọng gác của đài quan sát trên đỉnh Torkham, đưa viễn vọng kính từ trái qua phải nhìn xuống vùng đồi núi thấp phía trước. Xa xa dưới chân những rặng núi trùng điệp là vùng thung lũng Jalalabad, con sông Kameh chảy ngang qua êm đềm. Mùa xuân trời còn hơi lạnh, nắng vàng trải đều trên cả vùng thung lũng. Thấp thoáng những mái nhà ẩn hiện hai bên bờ sông, vài đàn thú vật gặm cỏ thong thả trên cánh đồng xanh mướt. Thật là một cảnh bình yên và đẹp mắt. Phía bên kia dãy núi trùng điệp là biên giới Pakistan. Từ đài quan sát có thể nhìn rõ và kiểm soát được quốc lộ số 1. Con đường nối liền hai quốc gia đã có từ hàng ngàn năm trước, với bao nhiêu diễn biến lịch sử tranh chấp.

Tâm tình nhân kỷ niệm ngày 16 tháng 9 năm 1972

Tôi được vinh dự đã lái xe đưa Tổng-Thống đến thăm anh em tại Quảng Trị ngày 20 tháng 9 năm 72, có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh QĐ1 và Chuẩn-tướng Bùi Thế Lân Tư-lệnh TQLC tháp-tùng. Trên đường di chuyển, theo chương trình dự trù chạy qua nhà thờ La Vang, lúc này hoàn toàn đổ nát, Tôi ngừng xe và Tổng Thống Thiệu xuống quỳ gối cầu nguyện. Bức hình Tồng Thống Nguyễn Văn Thiệu quỳ tại thánh đường La Vang đã trở thành 1 poster lịch sử được phổ biến toàn quốc và cả thế giới.

Friday, September 28, 2012

Nhạc Sĩ Lam Phương


MỘT ĐỜI THĂNG TRẦM
- Nguyễn Ngọc


Như thông lệ hằng năm, cứ vào đầu tháng 12, tôi đi trình diễn một tour bên Úc qua mấy thành phố lớn như Sydney, Melbourne, Brisbane và Perth. Năm ngoái, sau buổi văn nghệ tại Casino Crown, tôi được một vài thương gia mời đi ăn cơm rồi ngỏ ý đề nghị tôi đưa nhạc sĩ Lam Phương sang Úc, mặc dù ai cũng biết ông đang ngồi xe lăn từ 10 năm nay, di chuyển đường xa rất khó khăn.

Polei Kleng (Lệ Khánh) _Kiều Mỹ Duyên



Polei Kleng
Kiều Mỹ Duyên

Polei Kleng là tên của một ngọn đồi lớn nằm về phía Tây Bắc của thành phố Kontum khoảng 22 cây số. Chung quanh Polei Kleng có những đồi thông nhỏ khác nằm rải rác, tạo nên một khung cảnh thật mơ mộng. Trên đồi Polei Kleng, có căn cứ hỏa lực do quân đội Mỹ thiết lập rất kiên cố. Doanh trại của căn cứ xây theo hình tam giác, hệ thống giao thông hào chìm, nổi 13 lô cốt bao chung quanh trại, từ trên máy bay nhìn xuống rất đẹp. Căn cứ này cũng mang tên là Polei Kleng, và tên Việt là Lệ Khánh.

Thursday, September 27, 2012

Vì Sao Tôi Tình Nguyện về BĐQ

Click to expand image to full size (78.91 Kb)BĐQ Nguyễn kim Quan .
Cựu SVSQ/ TVBQGVN/ K28

(Kính tưởng nhớ tất cả sự hy sinh cao cả của toàn Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa đã Vị Quốc Vong Thân để bảo vệ miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt)

Wednesday, September 19, 2012

Lần Đào Thoát ở Hoàng Sa


Sau gần 21 năm xa quê hương, tháng 3 năm 1996 tôi về thăm Mẹ tôi và anh chị em tôi ở Nha trang. Khi trở lại Mỹ, tôi không quên mang theo tập hồi ký lần đào thoát ở Hoàng sa mà tôi đã viết khi còn nằm ở bệnh-viện Đà-nẵng. Mẹ tôi đã cất kỹ tập hồi ký này nên đã không bị đốt theo Văn bằng tốt nghiệp Võ Bị của tôi. Nay Mẹ tôi không còn, nhưng Mẹ vẫn mãi bên tôi như tập hồi-ký này mà tôi đã nâng niu như một bảo vật. Trong không khí của mùa Xuân hôm nay tôi xin gởi đến quí vị những hình ảnh của trận hải-chiến đầu tiên và cũng là cuối cùng của Hải quân Việt-nam Cộng Hòa và Trung cộng tại Hoàng Sa.

Ðông Hải

Tuesday, September 18, 2012

Không dùng ngôn ngữ của Việt cộng _ Tg Chu Đậu


Nỗi buồn tiếng Việt của người dân trong nước

Biên khảo của Chu Đậu

Ở trong nước, hiện tượng dùng chữ nghĩa kỳ cục do CS Bắc Việt du nhập vào miền Nam, lai căng với nhiều từ ngữ mới chế rất ngô nghê và xa lạ đối với phần đông dân chúng. Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn CS nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức trở thành thô tục (như: "xưởng đẻ" dùng cho "nhà bảo sanh", "nhà ỉa" dùng cho "nhà vệ sinh", hay "lính thủy đánh bộ" dùng cho "thủy quân lục chiến" v. v... , và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa.

Monday, September 17, 2012

Những mùa Xuân bảo lửa


1. Đông Hà, Lam Sơn 719.

M41A3 of 1st Armor Brigade advance during Lam Son 719
Quê Hương - Hoàng Giác
Bích Hồng Hà Thanh

Tội trở lại Đông Hà ngay sau khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 vừa kết thúc. Thành phố cuối cùng của vùng địa đầu giới tuyến này đang oằn mình dưới nhhững cơn gió Lào khốc liệt. Ngọn gió hừng hực lửa bốc những hạt cát nóng bỏng ném vào người gây cảm giác bỏng rát. "Nắng lửa, mưa dầu", thật không một thành ngữ nào có thể diễn tả đầy đủ hơn cái điều kiện khí hậu khắc nghiệt của miền đất nghèo đói và lắm tai ương này. Nhưng cũng từ vùng đất này mà người dân Quảng Trị đã sinh ra, cần cù gian khổ, đấu tranh với thiên nhiên, vươn lên từ nghèo khó để thành người…

NGƯỜI ĐÀN EM CŨ


Xe đò từ Mỹ Tho vào xa cảng Miền Tây vừa ngừng lại, thì những chiếc xe honda ôm vâyquanh mời mọc. Tôi từ trên xe đò bước xuông, thì người đi xe ôm đứng phía sau đưa tay lên vẫy và gọi tên tôi. Trông thấy anh khuôn mặt quen lắm nhưng không thể nào nhớ tên được. Tôi đang lúng túng tìm trong trí nhớ để xem anh ta là ai mà tôi đã quen. Anh cũng biết là tôi chưa nhận ra, anh nói tên khi tôi đến gần:

“Em là Lộc, ở Trinh Sát Trung Đoàn 51, với anh đầy”.

Friday, September 7, 2012

Dòng Lịch Sử Dân Tộc và Lằn Ranh Quốc Cộng


Ngày Vua Hùng Thứ Nhất dựng nước cũng chính là ngày khởi nguồn dòng lịch sử chính thống của dân tộc Việt Nam. Kể từ ngày lập quốc, trong suốt bốn ngàn năm qua, dòng lịch sử đã vận động liên tục để đưa đất nước thoát khỏi các chế độ lạc hậu: quân chủ, phong kiến, nô lệ….Và sắp tới đây, chế độ độc tài cộng sản sẽ bị lịch sử đào thải để thiết lập một chế độ dân chủ tự do của thời đại văn minh ngày nay.  Đây là một tiến trình của ý thức về Dân Chủ và Tự Do, và cũng là triết lý của lịch sử,  cái lý cuối cùng của cuộc sống.