Wednesday, December 24, 2014

Bảng đối chiếu từ ngữ Việt Nam & việt cộng _T/g Trần Văn Giang


Lời người giới thiệu:

- Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y như nhau nhưng ý nghĩa (hoàn toàn khác biệt) dễ dàng gây “hoang mang” (confused) nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.

- Ở Việt Nam sau 1975, vì nhiều lý do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đã bị thay thế hẳn. Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy trì các từ ngữ VNCH.

Tuesday, December 23, 2014

Mật khu Cây Gáo và trận tao ngộ chiến đầu xuân _T/g Trần Văn Trung/Bắc Phong Sài Gòn



Chuẩn úy Trung đội trưởng Trần Văn Trung thuộc lò Thủ Ðức 6/68 vừa ra trường, được chuyển về Sư Ðoàn 18BB. Trung nắm trung đội, đơn vị nhỏ xíu thuộc loại thẩm quyền, cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó, nhận lệnh là thi hành. Mùa xuân 1970, Ðại đội Trung đóng quân chờ ăn Tết ở Kiệm Tân, Dốc Mơ, Gia Kiệm. Truớc Tết, cái lon chuẩn úy trên vai Trung bỗng nặng thêm vì cơn bệnh của Ðại đội trưởng Ngô Văn Tân. Ðang háo hức chuẩn bị các ngày vui với anh em trong trung đội, thày trò đa số còn trẻ măng, Trung nhận lệnh trình diện Tiểu đoàn trưởng. Vừa đi Trung vừa lầm bầm:

Mùa Giáng Sinh đầu tiên trong tù, 1975 _T/g Nguyễn Mạnh Tiến



Từ cuối năm 1974, chiến cuộc VN thay đổi hẳn vì sự chênh lệch giữa hai bên về tiếp tế và hỏa lực ngày càng rõ nét. Phía QLVNCH thì quân viện đã bị Quốc Hội Mỹ cắt giảm trầm trọng nên hỏa lực sút giảm thấy rõ. Phe Cộng sản thì được Nga và Trung Cộng tăng cường việc trợ ồ ạt, tải vào Nam một số lượng khổng lồ vũ khí gồm cả xe tăng hạng nặng và trọng pháo tối tân nhất. Tháng Ba năm 1975, tỉnh Phước Long bị CS đánh chiếm, không lâu sau đó đến lượt Ban-Mê-Thuột thất thủ, mở đầu cho những tổn thất và di tản liên tục của phía VNCH, đưa đến ngày Quốc Hận 30/4 khi miền Nam VN hoàn toàn bị CS chiếm.

Sunday, December 21, 2014

Hắn Và Cuốn Nhật Ký Đặng Thùy Trâm _T/g Xuân Đỗ,



20/10/2007: -  Từ cả năm nay, sách báo trong nước Việt Nam không ngừng đề cao cuốn “Nhật Ký Đặng Thùy Trâm” của một nữ bác sĩ Hà Nội chết trong cuộc chiến tranh Nam Bắc. Đây là một tài liệu tịch thu trên đường hành quân,  được một hạ sĩ quan thông dịch người Việt giao cho một sĩ quan Mỹ cất giữ. Cao điểm mới của đợt đề cao này là sách được dịch, in tại Mỹ và nhà nước CSVN bỏ tiền quay thành phim.

Quận Cam và Điệp Viên Cộng Sản _T/g Đỗ Xuân Tê


Thẻ báo chí Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị cấp cho Phạm Xuân Ẩn.

Người Việt đầu tiên ở Quận Cam từ thời 1957 là điệp viên cộng sản Phạm Xuân Ẩn. Tác giả bài viết là người đã cấp thẻ nhà báo cho Ẩn. Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California.

Friday, December 12, 2014

Ngày cuối cùng của một Tư lệnh tại căn cứ Tân Cảnh, Mùa Hè 72 _T/g Vương Hồng Anh



Trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại”, khi trình bày về diễn tiến từng ngày trận chiến tại Cao nguyên trong mùa hè 1972, VB đã lược trình về một số trận giao tranh giữa 2 sư đoàn CSBV và 2 trung đoàn của Sư đoàn 22 BB tại các phòng tuyến Tân Cảnh, Dakto.

Trước sự áp đảo về quân số của đối phương và lại không được sự yểm trợ về Không quân chiến lược của Hoa Kỳ, mà nguyên nhân chính là vị cố vấn trưởng Quân đoàn lúc bấy giờ thiếu thiện ý với vị tư lệnh Sư đoàn 22 BB, nên các đơn vị Sư đoàn 22 BB đã bị tổn thất nặng trong các trận kịch chiến với CQ. Dù bị bức tử tại Tân Cảnh, nhưng quân sĩ Sư đoàn 22 BB, từ anh binh nhì khinh binh đến vị tư lệnh Sư đoàn, đã tử chiến đến giờ phút cuối của cuộc chiến.

An Lộc, chiến trường đi không hẹn _T/g "Hổ Xám " Phạm Châu Tài



(Viết cho những chiến hữu của tôi đã một thời vào sanh ra tử trên khắp chiến trường sôi bỏng để bảo vệ đất nước).

Mùa hè năm 1972 đi qua như cơn ác mộng mà khi tỉnh dậy người ta vẫn còn bàng hoàng như đang mê sảng.

Mùa hè đến với những cơn lốc bạo tàn, với những trận cuồng phong kinh hãi, sẵn sàng huỷ hoại tất cả những gì gọi là sự sống của con người, mà những tiếng kêu thương, bi ai thống khổ nhất vẫn còn âm vang cho đến ngàn sau.

Mùa hè đến với bão lửa ngụt trời, bão lửa cuồn cuộn vút lên như hoả diệm sơn bao trùm khắp bầu trời Miền Nam Việt Nam, bão lửa hừng hực thiêu đốt muôn vạn sinh linh đang sống an lành, tự do phía Nam vĩ tuyến 17.

Nhớ về An-Lộc !!! _T/g Nguyễn Sơn



Cho đến nay, đã hơn ba tháng tôi sống nơi đây mà vẫn chưa quen được với giờ giấc và thời-tiết. Đã đành đang Đông nên mặt trời thường “đi ngủ sớm”. Nhưng trong người tôi vẫn thường bị xây xẩm hoặc bị ảo-giác về giờ-giấc. Có khi đang trưa mà tôi cứ ngỡ là nửa đêm. Nên thường nhìn đồng-hồ là vậy.

Bây giờ đã hơn 1 giờ. Tôi biết chắc điều này vì ngoài trời mờ ảo với ánh đèn nhiều màu của thành-phố. Tuyết đang rơi thì phải. Hơn một tiếng đồng-hồ trước đây tôi đã thức giấc trong tiếng chuông điện-thoại. Người đã gọi, tôi không quen hay đúng hơn là tôi không nhớ. Anh đã nhắc nhiều đến Biệt Cách Dù trong đó có cả chị. Sau đó tôi đã không ngủ được. Tâm trí cứ vẫn-vơ nghĩ đến chuyện cũ An-Lộc năm xưa, đưa tôi vào ảo-giác chiêm-bao, trong mê tỉnh thực mộng…Tôi đã quên tôi trong hiện-hữu lạnh lẽo giá băng, trong thực tại tha-hương kiếm sống… tôi nhớ thật nhiều đến một mùa hè rực-rỡ, trong lửa đỏ Bình-Long, đến chị.

Vĩnh Biệt NGUYỄN SƠN Người Lính VNCH _T/g Mũ Đỏ Út Bạch Lan


Nói đến tên Nguyễn Sơn thì bất ai đã từng phục vụ ở Trung Tâm Hành Quân Delta (LLĐB), Liên Đoàn 81 BCD, Biệt Đoàn 222 CSDC cũng đều biết đến Anh, từ cấp Chỉ Huy Trưởng cho đến anh binh nhì vừa về đơn vị. Tính tình thâm trầm hiền hòa đôn hậu với mọi người mọi cấp, không le lói, không nỗ sảng mặc dù chiến công của Anh đã vang dội với những huy chương cao quý nhất của QLVNCH.

Buổi chiều ngày mùng 5 Tết Mậu Thân. Một buổi chiều nắng đẹp, vẫn với những ngọn gió hiền hòa từ biển khơi, vẫn với bãi biển cát trắng chạy dài bên đường Duy Tân mang nhiều kỹ niệm, nhưng sao có vẽ đìu hiu vì những cơn bạo loạn của cộng quân tấn công vào thành phố Nha Trang giữa đêm giao thừa. Tôi đang ngồi với vài sĩ quan ĐĐ3/81/BCD ở quán số Một cạnh bờ biển, một vài trứng hột vịt lộn, một đĩa mực nướng, và không thể thiếu món ốc bưu luộc chấm nước mắm gừng thì Nguyễn Sơn bước vào với hai người khác. Mũ xanh gặp mũ xanh bắt buộc dơ tay vẫy vẫy vài ba cái rồi bàn ai nấy ngồi. Tôi hỏi Trung Úy Nguyễn Đăng Lâu:

Tuesday, December 9, 2014

Đi Vào Lòng Địch - Câu chuyện thật của một Người Nhái Hải Quân VNCH _T/g Thế Trân

http://dmn.wpengine.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/2012/05/Norris-and-Kiet.jpg
Người Nhái Hải Quân VNCH Nguyễn Văn Kiệt và Người Nhái Hải Quân Hoa Kỳ Tom Norris.

(Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Kiệt và dữ kiện trong các trang web)

Lời ngỏ: Cuối năm 2001 người xem TV các chương trình “Suicide Missions” (History Channel), “Navy SEALs: Untold stories” (TLC - The Learning Channel) sẽ thấy một nhân vật Việt Nam tên Kiệt được nhắc đến trong những chuyến công tác chưa bao giờ được kể lại. Nhân vật này là ai? Tình tiết trong các phim tài liệu đó có chính xác không? Mời đọc giả đi ngược thời gian….

Monday, December 1, 2014

Nhật ký An Lộc của một Bác Sĩ Quân Y



Cuốn nhật ký bỏ quên.

Cuốn sách 470 trang của bác sĩ giải phẫu tại mặt trận viết về 86 ngày tại An Lộc quả thực là tác phẩm hay nhất mà tôi đọc lần thứ hai trong năm 2011.