Sunday, December 20, 2015

Trận Đánh Đuổi Giặc Cộng ở Huế. Tết 1968 (tài liệu hiếm)

Chuyện gì đã đến với Huế có thể được tóm tắt lại qua vài con số thống kê như sau: Phía CS gồm có 12000 lính chính quy Bắc Việt (BV) bắt đầu tấn công thành phố Huế đêm 30 Tết, nhằm ngày 30-01-1968. Đoàn cộng quân đã tấn công và chiếm giữ Huế trong suốt 26 ngày, sau đó bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và đồng minh đánh bật ra khỏi Huế.

Sau một tháng, 5800 thường dân Huế bị giết hại hoặc mất tích. Đây là những thống kê quan trọng để giải đáp những thắc mắc chúng ta có về Huế, vì những dữ kiện này đã ghi vào lịch sử, cho dù báo chí trên thế giới chỉ ghi nhận rất sơ sài các thống kê đó. Dù con số có lên cao đến bao nhiêu đi nữa, lương tâm của nhân loại vẫn không bị ảnh hưởng gì cho lắm! Đã không có những cuộc biểu tình trước các tòa Đại Sứ VC ở các quốc gia khác. Nói một cách mỉa mai hơn, thế giới bên ngoài đã không biết chuyện gì đã xảy ra ở Huế, hoặc nếu biết, họ cũng chẳng bận tâm đến làm gì.

TRẬN CHIẾN

Trận tấn công thành phố Huế là một phần quan trọng trong chiến dịch tổng tấn công Đông Xuân năm 1967-1968 của CSVN. Chiến dịch được chia làm ba giai đoạn chính như sau :

Giai đoạn 1 – Bắt đầu từ tháng 12-1967 với những cuộc “tấn công chọn lọc” nhắm vào các căn cứ và yếu điểm quan trọng của QLVNCH và đồng minh bằng những sư đoàn chính quy BV. Các trận đánh ở Lộc Ninh tỉnh Bình Long, Dak To ở Kontum, và Cồn Tiên ở tỉnh Quảng Trị, cả ba trận xảy ra trong các vùng đầy núi đồi VN gần biên giới Cam Bốt và Lào, đều là những trận đánh then chốt thuộc Giai đoạn 1 của chiến dịch Đông Xuân.

Giai đoạn 2 – Xảy ra trong 3 tháng 1, 2 và 3-1968, nằm trong “chiến thuật tổng tấn công”, với nhiều trận đánh dùng những đơn vị nhỏ lưu động cùng tấn công một lúc tại nhiều nơi. Giai đoạn 2 bao gồm một diện tích lớn và dùng chiến thuật du kích. Trong khi những cuộc tấn công trong giai đoạn trước, VC dùng những sư đoàn chính quy BV. Trong giai đoạn này, đa số các cuộc tấn công đều dùng những nhóm du kích địa phương của MTGPMN. Cao điểm của giai đoạn 2 xảy ra khi 70.000 VC tấn công vào 32 thành phố vào ngày Mồng Một Tết năm1968.

Giai đoạn 3 – Diễn ra trong 3 tháng 4, 5 và 6-1968, với toàn bộ lực lượng gồm các sư đoàn chính quy BV và các lực lượng du kích MTGPMN, tập trung vào một trận đánh lớn. Những tài liệu tịch thu được từ mặt trận đã có nói về chiến thuật “đợt sóng thứ Hai” này. Có thể là Khe Sanh, một căn cứ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ nằm gần Vĩ Tuyến 17 (để yễm trợ và cũng là căn cứ xuất quân của các toán Biệt Kích Nha Kỹ Thuật). Hoặc có thể là Cố Đô Huế. “Đợt sóng thứ Hai” đã không xảy ra vì các chiến dịch trước đó (Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2) đã không đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, từ khi thành phố Huế bị chiếm, và sau cuộc đánh để giải tỏa căn cứ Khe Sanh mùa Hè 1968, cuộc chiến đã đi đến điểm cao độ kể từ đó.

Về phía đồng minh Hoa Kỳ, trong 3 tháng này, trung bình khoảng 500 binh sĩ tử thương hàng tuần, QLVNCH (ARVN) hơn gấp đôi con số này - gần 1.000 nhân mạng. Và bên VC, con số tử thương lên đến 8 lần của phía Hoa Kỳ - trên 4.000 “sinh Bắc tử Nam”! Trong chiến dịch Đông Xuân, VC bắt đầu với khoảng 195.000 quân chính quy và du kích, sau 9 tháng tổng tấn công, CSBV đã mất đi 85.000 quân, tử thương hoặc bị tàn phế. 

Chiến dịch Đông Xuân được hoạch định và mở ra nhằm mục đích bẻ gãy sức mạnh của QLVNCH và để đẩy lùi các bộ phận của chính phủ VNCH, gồm các cơ quan hành chính, và đồng minh phải rút vào thành phố để phòng thủ. Đúng ra, cuộc tấn công thành phố Huế thuộc vào Giai đoạn 1 của chiến dịch Đông Xuân hơn là Giai đoạn 2 vì VC sử dụng các sư đoàn BV, sư đoàn 5-324-B cộng với các trung đoàn chính quy và thành phần du kích với khoảng 150 cán bộ CS nằm vùng. Tóm lược lại, trận đánh ở Huế gồm có ba giai đoạn chính :

No comments:

Post a Comment