Saturday, August 27, 2016

"Văn chương" xã nghĩa :-( Rà soát lại bản dịch “Maslov – Giành lại các con” của Cao Kim Ánh _T/g Đ/c Nhật Đình



So với bản tiếng Nga trên 7day.ru thì nhìn chung bản tiếng Việt dịch đúng với những gì được kể lại. Dịch giả đã rất tài tình tra ra được tên những người Việt Nam trong câu chuyện – một việc không dễ dàng và đòi hỏi công sức tra cứu lớn. Nhất là dịch ra, tra ra được cả những từ tác giả viết sai âm tiếng Việt như Mai thực chất là Muội, Bay Vanh thực chất là Bảy Vân. Dịch giả cũng chuyển ngữ thành công những từ dân gian chung của phe XHCN như “враждебные голоса” là “đài địch”.

Phần chi tiết tôi đã có một bản word track change [là cái dốt gì vậy?] sửa cả lỗi chính tả. Ở đây tôi chỉ xin nêu một số điểm thú vị đã bị bỏ sót.

она на коленях у Мао Цзэдуна được dịch là “nàng quỳ gối bên Mao Trạch Đông”. Nếu đúng từng chữ thì dịch thế cũng ổn. Nhưng tiếng Nga cả cụm từ có nghĩa là “nàng ngồi trong lòng Mao Trạch Đông”. Mà thực tế cũng không thấy cháu thiếu nhi nào chụp ảnh quỳ trước Mao Trạch Đông cả.

Я потом шутил: «У меня жена — коммунистка с семнадцатого года» được dịch là “Về sau tôi nói đùa: ‘Tôi có vợ là nữ đảng viên cộng sản từ năm 17 tuổi’.” [câu này đúng, tại sao nói nó sai?]Chỗ này chắc bạn đọc không thấy “đùa” tí nào vì đảng viên 17 tuổi tuy hiếm nhưng không phải là thứ để đùa. Cái giọng hài hước của Maslov chính là ở chỗ Cách mạng Tháng 10 cũng xảy ra vào năm 1917. Nên khi nói “Vợ tôi là nữ đảng viên từ năm 17  nhiều người sẽ chết khiếp, giống như ở VN một ông mới lấy vợ khoe “vợ tôi là đảng viên từ năm 45”. Dịch chuẩn: “Vợ tôi là nữ đảng viên từ năm 17” [đoạn màu đỏ này mới sai, mới ngu nè] nhưng có lẽ phải chú thích thì người VN mới hiểu được.

Мой дедушка работал князем được dịch là “Ông nội em làm quan”. Thế thì chẳng có gì ngộ nghĩnh như Maslov nhận định về tiếng Nga của Vũ Anh. Sự ngộ nghĩnh ở đâu? Khả năng [là cái dốt gì vậy?] là Vũ Anh nói về ông ngoại, người có thời gian làm tri huyện. Vì không biết tri huyện là gì nên Vũ Anh liên tưởng đến “quận trưởng” và tìm trong từ điển có từ quận vương – князь. Đấy chính là sự ngộ nghĩnh mà ai học ngoại ngữ cũng từng trải qua. Tất nhiên bà Bảy Vân không nhận cha mình từng làm tri huyện. Nhưng nếu cha bà là nhà báo nghèo thì khó có thể giải thích tại sao bà lại biết tiếng Pháp. Thời Pháp đàn ông đi học còn có thể có nhà nghèo, phụ nữ thì không có nhà nghèo đi học đến độ nói thạo tiếng Pháp, nhất là ở miền Tây Nam Bộ. Dịch “Ông ngoại em đã làm quận vương” sẽ giữ lại được tính ngộ nghĩnh.

цековский санаторий được dịch là “an dưỡng đường đặt trong một nhà thờ”. Chữ цековский được Maslov nhắc đến vài lần. Chữ này không có trong từ điển tiếng Nga thời LX. Phát âm giống như “nhà thờ” nhưng nó thực chất được ghép từ hai chữ ЦК có nghĩa là Ủy ban Trung ương đảng. Nhà an dưỡng, bệnh viện, cửa hàng, tem phiếu, thực phẩm, căn hộ dành cho thứ, bộ trưởng trở lên đều được nhân dân dùng từ này để gọi. Nó là từ mới được sáng tạo ra. Dịch chuẩn: “An dưỡng đường dành cho trung ương ủy viên”.

Гонец. Phần mời Vũ Anh đi xem Anna Karenina thì đấy là một sứ giả được gia đình họ hàng lựa chọn để nói chuyện thuyết phục Vũ Anh, không phải là số nhiều.

паспорт – Hộ chiếu được nhắc đến nhiều khi Maslov đi chuyển hộ khẩu từ nội đô về đatra. Thời Liên Xô không có chứng minh thư mà cả CMT và hộ chiếu được cấp thành một quyển như hộ chiếu và tiếng Nga là passport. Khi đi nước ngoài họ phải được cấp một tờ giấy có ảnh đóng dấu giáp lai, ghi rõ cho phép đi ra nước ngoài cùng với hộ chiếu thì mới được xuất cảnh.

Я тут же оформил метрику. Chữ метрика được dịch là “biện pháp”. Có lẽ vì nghe từ này không thấy một chút sinh đẻ hay chứng nhận gì cả. Thực chất  [là cái dốt gì vậy?] đây là giấy khai sinh, có trong từ điển đàng hoàng.

Выборы – bầu cử được nhắc đến mấy lần. Chứng tỏ Maslov cũng không hiểu chế độ VN lắm, hoặc tiếng Nga của Vũ Anh thực sự ngộ nghĩnh. Đó chính là các đợt Đại hội Đảng ở VN.

вьетнамской няни, которая пресмыкалась перед ним как рабыня. Phần này ở chỗ khi cháu Anton từ VN sang Nga. Dịch là bảo mẫu “nuôi cháu từ trứng nước” không đúng. Nguyên văn là “bảo mẫu mà quỳ lạy trước cháu như nô tỳ”. Có thể dịch là “người bảo mẫu Việt Nam mà lúc nào cũng cung phụng cháu như nô tỳ”.

несколько hay được dịch là “vài”. Trong tiếng Việt “vài” có nghĩa là hơn 1 nhưng không quá 3. Tiếng Nga несколько bắt đầu từ 3 nên tùy ngữ cảnh mà dịch là “vài” hoặc “mấy”. Tôi thiên về “mấy” hơn, trừ “vài bộ áo ấm” ở đoạn chị Phúc bị ngã xuống hồ.

Có một chỗ sai vì dùng chữ “mấy” là câu “Mấy năm sau Lê Duẩn từ trần”. Từ lúc đi sơ tán ở Pisha (khu rừng nguyên sinh biên giới Belorussia) là năm 1985 đến lúc Lê Duẩn chết là 1986 chỉ có một năm. Tiếng Nga cũng là 1 năm “А еще через год Ле Зуан умер”.

***

Khi Lê Duẩn chết, tôi là lính trong trung đoàn pháo mặt đất kiêm pháo lễ. Cả đơn vị kéo pháo đi Mai Dịch để bắn còn tôi phải ở nhà gác doanh trại. Câu hỏi thường xuyên nhất mà mọi người đặt ra cho đoàn đi bắn pháo về là: “Có được nhìn thấy gia đình Lê Duẩn không? Có mấy bà vợ?”

Tôi không phải là nhà văn. Tiếng Nga chúng tôi được học sẵn ở Thanh Xuân (sang Liên Xô nhảy vào năm thứ nhất luôn) là để học các môn toán, lý, hóa, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, chi tiết máy, truyền dẫn nhiệt, hóa keo, lập trình, lịch sử đảng CSLX, kinh tế chính trị học, triết học Mác Lê, chủ nghĩa cộng sản khoa học… Chúng tôi không được học tiếng Nga để dịch văn học. Khi những sự việc này xảy ra tôi chỉ được nghe con gái Lê Duẩn như một huyền thoại, không hề biết chi tiết nào cả. Tôi mải miết học tập ở cách Moskva hơn 3000km. Tuy vậy tôi cũng xin mạo muội rà soát lại bản dịch vì khi đọc có một số chi tiết hơi gợn.

Hà Nội, 25/8/2016

____

Mời xem lại: Bản dịch hoàn chỉnh, bài “Lê Vũ Anh, con gái ông Lê Duẩn, bị đầu độc?” (ĐTGL). – Hậu duệ nhà Lê Duẩn hay “Mối tình ngang trái Việt-Nga” (Phương Đoàn/ BS).

https://anhbasam.wordpress.com/2016/08/26/9740-ra-soat-lai-ban-dich-maslov-gianh-lai-cac-con-cua-cao-kim-anh/#more-173311

No comments:

Post a Comment