Friday, September 27, 2013
Nhạc Vàng, Nhạc Đỏ, Nhạc Xanh… _T/g Trần Văn Giang
Tuesday, September 24, 2013
Sunday, September 22, 2013
Tho'
Cảm xúc khi nghe tin người anh hùng ÐẶNG NGỌC VIẾT đã coi thường sinh tử, chọn cho mình một hành động can trường, để cho đảng VC độc tài biết là lòng dân vô cùng oán hận và ngày tàn của đảng không xa. Bài thơ mọn này xin là một nén hương kính cẩn tiễn đưa linh hồn người anh hùng bất khuất về miền bất tử .
Thursday, September 19, 2013
Xe lam thuở nào
Sang đến thời kỳ “văn minh xe máy”, ban đầu Sài Gòn xuất hiện cyclo máy với hai bánh phía trước và một bánh phía sau rồi dần dà chuyển sang loại xe ba bánh ngược lại với cyclo và cyclo máy, một bánh trước và hai bánh sau.
“Xe lam” là loại xe chuyên chở công cộng phổ biến được du nhập Sài Gòn và các tỉnh miền Nam vào thập niên 1960 để đáp ứng nhu cầu đi lại của giới bình dân.
Thursday, September 12, 2013
Buồn vui đời tỵ nạn: Nhớ lại tà áo Tím!
Hình: Ban văn nghệ Gia Long (2012) (ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Thái Lực)
Xứ người, “miền đất tạm dung” của chúng ta trong nhiều thập kỷ qua, có lẽ sẽ dần dần trở thành nơi định cư vĩnh viễn của nhiều người, khi quê hương vẫn còn trong tay của nhóm tư bản đỏ, của những tên cộng sản Hà Nội, và khi Saigon, EM đã bị đổi tên!.
Xứ người, “miền đất tạm dung” của chúng ta trong nhiều thập kỷ qua, có lẽ sẽ dần dần trở thành nơi định cư vĩnh viễn của nhiều người, khi quê hương vẫn còn trong tay của nhóm tư bản đỏ, của những tên cộng sản Hà Nội, và khi Saigon, EM đã bị đổi tên!.
Hoài niệm về những ngày đã từng sống ở quê nhà còn chăng chỉ là những kỷ niệm, những kỷ niệm đã giữ mãi trong lòng , theo ta trong những thăng trầm của đời sống.
Nhìn lại quê cũ, là nỗi buồn sâu kín như lời thơ của nhà thơ Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu, và thi bá Vũ Hoàng Chương đã dịch như sau:
Vượt Biển Một Mình _Nguyễn Trần Diệu Hương
Ngày 30 tháng Tư 1975, Saigon sụp đổ. Những gia đình đang ở trong các cư xá sĩ quan, cư xá công chức bị đuổi ra khỏi nhà. Cùng chung số phận, gia đình chúng tôi bị đuổi khỏi mái nhà thân yêu trong cư xá, nơi chúng tôi có một thời nhỏ dại êm ả. Mẹ đưa chúng tôi về căn nhà riêng Ba Mẹ đã xây nên bằng công sức của Ba Mẹ, nhưng nhà này cũng bị tịch thu. Sau hai lần mất nhà, chúng tôi lớn lên như câu ca dao “Còn cha gót đỏ như son, mất cha lăn lóc như lon sữa bò.” Ba chúng tôi còn sống, nhưng đang bị đầy ải trong trại cải tạo ở núi rừng âm u đầy chướng khí của miền Bắc. Những ngày u ám đó in hằn vào đầu óc của chúng tôi, khiến chúng tôi trưởng thành sớm hơn tuổi của mình, vì chỉ được xã hội cho nếm mùi cay đắng.
Monday, September 9, 2013
LĐ369/TQLC Trên Sông Mỹ Chánh 1972_T/g MX Phạm Văn Chung
Tình Hình Tổng Quát
Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến là lực lượng Tổng Trừ Bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cho đến đầu năm 1972 vẫn gồm 3 Lữ đoàn tác chiến 147, 258, 369. Trong trận Hạ Lào, Lữ đoàn 147 bị thiệt hại trung bình nhưng sau hai tháng bổ sung đầy đủ, khí thế cùng phong độ chiến đấu trở lại như xưa. Cũng kể từ sau chiến dịch Hạ Lào, 3 Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến thay phiên nhau luôn luôn có 2 Lữ đoàn cùng với Sư đoàn 3 Bộ binh trấn giữ vùng giới tuyến, 1 Lữ đoàn nghỉ bổ sung dưỡng quân đồng thời làm Tổng Trừ Bị của Tổng Tham Mưu.
Tiểu Đoàn 3 TQLC – Tiến về Quảng Trị _T/g MX Th/u Văn Tấn Thạch
(Đ/u Nguyễn Văn Thạch ĐĐT vàTr/u Nguyễn Ngọc Trà ĐĐP/ĐĐ3)
Ba mươi tháng ba năm 1972, quân Cộng sản Bắc Việt đã bất thần mở trận đại tấn công vào tỉnh Quảng Trị với 3 Sư đoàn Bộ binh, khoảng 4O ngàn quân cùng các loại chiến xa T54, T34, PT76, hỏa tiễn SA2, SA7 và dữ dội nhất là hỏa lực của Sư đoàn Pháo với đại bác 13O ly nòng dài, bắn xa cả 3O cây số.
Sunday, September 8, 2013
Lưu Bút Ngày Xanh [của một cựu nữ sinh Gia Long đàn chị] _T/g Suong Lam
(Hình tác giả Sương Lam khi mới vào Trung Học Gia Long)
Tháng Bảy vẫn còn mùa Hè nhưng các cửa hàng ở xứ Mỹ cũng đã bắt đầu chưng bày tập vỡ, dụng cụ học sinh, cặp sách cho ngày “Back to School” vào tháng Chín sắp đến.
Từ hình ảnh này người viết về nhà soạn lại giấy tờ học tập, của cô cháu nội yêu quý Mya mà tôi đã lưu giữ lại khi đi làm thiện nguyện trong lớp mẫu giáo của cháu.
Trong khi dọn dẹp lại tủ sách, tình cờ người viết tìm lại được quyển “Lưu Bút Ngày Xanh” lúc còn học trường nữ trung học Gia Long trong niên khóa 1960 của Lớp Đệ Tứ (Lớp 9 bây giờ). Đây là năm cuối của học trình Trung học Đệ nhất Cấp vì sau khi thi bằngTrung Học Đệ Nhất Cấp thì sẽ có một số nữ sinh nghỉ học hoặc đi làm việc hoặc đi theo “các cô áo đỏ sang nhà khác” rồi.
Nhìn những khuông mặt ngây thơ của bạn bè ngày xưa cũ, đọc những câu thơ vụng dại “cọp dê” của các nhà thơ, nhà văn đàn chị các lớp trên:
Saturday, September 7, 2013
Tiểu Đoàn 3 TQLC – Tái Chiếm Cổ Thành 16/9/1972
(Đ/u Nguyễn Văn Thạch ĐĐT [L] và Tr/u Nguyễn Ngọc Trà[R] ĐĐP/ĐĐ3)
T/g: MX Văn Tấn Thạch
Mười sáu năm qua, từ ngày tôi đặt chân lên Cổ thành Quảng Trị, mỗi lần nghĩ đến phận mình, vận nước… thì lúc nào trong trí tôi cũng hiện ra hình ảnh oai hùng của các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến đang ào ạt tiến lên Cổ thành, ném những quả lựu đạn đầu tiên vào đám Cộng quân Bắc Việt, để cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được hãnh diện, để đưa Thủy Quân Lục Chiến được lên hàng đầu trong các đơn vị.
Monday, September 2, 2013
Những mẩu chuyện đời nho nhỏ
Đoàn Dự ghi chép
Thưa quý bạn, tôi nhớ hồi còn ít tuổi có đọc trong cuốn Án tử Xuân Thu truyện “Ông già Ngu công” như thế này:
Án tử tức Án Anh, tên tự là Án Bình Trọng, là tể tướng nước Tề dưới đời vua Tề Cảnh công. Một hôm, Án tử và Cảnh công ăn mặc giả làm người thường, đi kinh lý “thăm dân cho biết sự tình”. Tới một vùng quê hẻo lánh kia, Cảnh công và Án tử gặp một ông già nghèo nàn, ăn
Chuyện kể sau 40 năm _T/g Ca sĩ Khánh Ly
Ca sĩ Khánh Ly
Đó là năm 1964, tôi và các con đang ở thành phố Dalat. Tôi vừa 18 tuổi, hai con, một gái, một trai. Ba mẹ con sống với nhau hồn nhiên như cây cỏ trong ngôi nhà hai từng rộng lớn vắng người, trên một ngôi đồi mà người ở đó gọi là đồi Miên – tên ông nội hai đứa nhỏ. Nhà không cổng ngõ, không hàng rào, đồi rộng thênh thang, từ hông nhà ngó
xuống, là một thung lũng nhỏ xanh rì, nhìn mông ra xa thấp thoáng đâu đó mầu đỏ của ngói bên cạnh những vườn trồng rau quả xanh ngắt, tiệp với màu của lá cỏ. Nổi lên trên màu xanh mượt mà như tấm áo dạ hội bằng nhung, tôi có thể biết được đó là những vườn hoa.
Thuở đó, Dalat đẹp lắm. Người ta bảo Dalat đẹp bởi có 4 mùa giống như Hà Nội nên con gái Dalat tuy ít người xuất sắc nhưng ai nấy đều xinh xắn với nước da trắng hồng, mái tóc đen dày óng mượt. Tất cả đều vô tư, hồn nhiên và hiền lành. Các bà bán hàng trong chợ, dù là bán mắm cá, cũng mặc áo dài, bán đậu hủ rong cũng áo dài, bán ngô nướng lúc nửa khuya, bán mì Quảng, xôi gà cũng áo dài, hai má cứ ửng hồng lên bên cạnh bếp lửa.
Thuở đó, Dalat đẹp lắm. Người ta bảo Dalat đẹp bởi có 4 mùa giống như Hà Nội nên con gái Dalat tuy ít người xuất sắc nhưng ai nấy đều xinh xắn với nước da trắng hồng, mái tóc đen dày óng mượt. Tất cả đều vô tư, hồn nhiên và hiền lành. Các bà bán hàng trong chợ, dù là bán mắm cá, cũng mặc áo dài, bán đậu hủ rong cũng áo dài, bán ngô nướng lúc nửa khuya, bán mì Quảng, xôi gà cũng áo dài, hai má cứ ửng hồng lên bên cạnh bếp lửa.
Subscribe to:
Posts (Atom)