Saturday, October 22, 2016

[Văn phong xã nghĩa] Lá thư đầu năm của đồng chí thủ trưởng cơ quan báo chí Ba Cây Trúc



Lá thư đầu năm BÍNH THÂN của chủ diễn đàn Ba Cây Trúc

Có thấy mới tin, đó là điều thường tình, không gì đáng nói, vì chẳng có gì khó khăn. Điều tôi muốn nói với bạn hôm nay trong buổi đầu năm Bính Thân  là « Tin trước rồi mới Thấy sau ». [Phải rồi!!! Chuẩn bị cơm gạo đi học tập 10 ngày rồi về. Cách mạng khoan hồng nên giam hơn 10 năm rồi mới thả về. Đúng là lũ Việt cộng Bắc Kỳ điếm.] 

Ngồi vào chiếc xe và cho chuyển máy, người tài xế và khách trong xe đều biết chiếc xe sẽ đi đến đâu. Chiếc xe phải chạy qua những con đường tráng nhựa của vài thành phố hay những con đường quanh co khúc khỉu của thôn quê. Những hình ảnh ấy có người hầu như quen thuộc, vì họ đã thấy, đã kinh nghiệm, nên họ tin. Chuyện qúa Dễ !

Nhưng thử đặt câu hỏi là trước khi đến tận đích, con đường bị tắt nghẽn thì từ ông tài xế đến hành khách trong xe sẽ làm gì? Hẳn bạn phải đồng ý với tôi là tài xế đến người trong xe sẽ có 2 phản ứng khác nhau. Một số người sợ chết đói, hoặc nhớ vợ nhớ con, thì tìm đường tháo lui hay chạy trốn. Bởi lẽ họ chẳng tin gì vào ông tài xế hay vào sức lực của những người đồng hành, nên họ không thấy đích. Còn lại một số người tin rằng đi theo hướng đó cùng những người bạn đó thì sẽ đến đích. Họ mạo hiểm tìm cách đồng hành tiến tới. Số người nầy sẳn sàng chấp nhận những nguy hiểm dọc đường có nhiều cọp beo rắn rết đang chờ đợi. Họ đã đến và đã thấy đích vì họ đã « tin ». Chuyện này mới Khó !

Trước khi người Anh chấp nhận sự độc lập của Ấn độ có ai tin rằng hành động của một ông già đứng ra tranh đấu dành Độc Lập cho quê hương đất nước mà ngày ngày chỉ ngồi bên khung dệt vải ? [Dốt! Mahatma Gandi là luật sư. Ông học luật tại đại học ở Anh Quốc, và có cha làm thủ tướng của một vùng, chứ đâu phải là một ông già nhà quê đâu. ]  Cả nước Ấn gần tỷ dân[Dốt! dân số Ấn Độ trước khi phân chia (India + Pakistan + Bangladesh) là 390 triệu, khoảng năm 1947.],duy chỉ một mình Gandhi « tin » rằng hành động của ông trong cuộc đấu tranh dành độc lập cho xứ sở lúc bấy giờ chỉ thành công khi nào có sự hợp nhất của toàn dân. Với chủ trương bất bạo động, Gandhi đã tập hợp được nhân dân Ấn (tất cả mọi thành phần, kể cả thành phần Ấn gian). Họ đã tin Gandhi và đi theo sống chết với Gandhi như vũ bảo. Kết quả là sức mạnh súng đạn của người Anh trở thành vô hiệu. Người Anh chịu nhục cuốn gói ra đi để trả lại sự độc lập toàn vẹn cho quốc gia Ấn. Nhân dân Ấn "tin" vào Gandhi nên đã thấy nền độc lập của xứ sở họ.

Nhìn lại CĐNV chúng ta, kể cả trong và ngoài nước, đã dày công tranh đấu nữa thế kỷ, nhưng vì chưa "tin" vào ai nên chưa "thấy" kết qủa. Đó là điều mà các nhà tranh đấu cho một Việt Nam Độc lập,Tự do, Dân chủ cần suy nghĩ.

Bấy lâu nay nhiều độc giả, mỗi lần mở diễn đàn Ba Cây Trúc là thấy ngay hình cố TT Ngô Đình Diệm và cứ đinh ninh rằng chúng tôi hoài Ngô hay còn mỉa mai hơn nữa là « thờ gia đình họ Ngô ». Một số Việt cọng và Việt gian tay sai Việt cộng không chịu hiểu rằng chúng tôi cổ vỏ cho một Tinh Thần Ngô Đình Diệm.

Tinh thần Ngô Đình Diệm là gì ? Thưa, rất đơn giản . Đó là đức tính yêu thương Dân Tộc Việt Nam, tức là gắn bó với Tổ quốc Việt Nam, nặng lòng vì dân, và quyết tâm phục vụ cho toàn khối những con người mang trong tim dòng máu Việt tộc. Chúng tôi « tin » rằng, hôm nay và cho đến mai sau, những ai trong khối người Việt còn nung lòng yêu nước, vị dân tộc, thì ít ra phải có lập trường như nhà chí sỉ Ngô Đình Diệm.

Lời nói đầu năm Bính Thân của tôi là trước tình hình hiện tại, xin đồng bào Quốc Nội và Hải Ngoại đừng bao giờ nãn lòng, mà hãy "tin" vào ý chí tranh đấu mãnh liệt "diệt Cộng thoát Trung" thì sẽ "thấy" kết qủa thắng lợi của một nước Việt nam Độc Lập,Tự Do, Dân Chủ.

 Chúng ta hãy TIN cơn tuyết bão hôm nay sẽ chóng tan và nhà nhà ánh đèn sẽ chiếu sáng.

Lê Hùng Bruxelles.

 http://bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=9318:la-th-u-nm-binh-than-ca-ch-din-an-ba-cay-truc&catid=34:din-an-c-gi&Itemid=53

No comments:

Post a Comment