Monday, May 28, 2018

Nguời xưa xử án: Tấm vải của ai? _Hoàng Bích Hà

  Có hai người đàn bà lên công đường cùng với một tấm vải để thưa kiện. Ai cũng khăng khăng nhận đây là tấm vải của mình.

Trước công công đường, cả hai người đàn bà xỉ vả nhau. Người này tố cáo  người kia đã ăn cắp tấm vải của mình. Người đàn bà kia cũng không vừa, khóc lóc và tố cáo người nọ đang đêm lẻn vào nhà ăn cắp tấm vải mình mới mua về.
Cả hai đôi co lời qua tiếng lại, không ai nhận mình là người ăn cắp tấm vải đó cả, họ đều khẳng định tấm vải đó chính là của mình. Thật khó mà phân xử vì không có người làm chứng cho sự việc. Trong lúc đó cả hai người đều đưa ra những bằng chứng rất thuyết phục để biện minh tấm vải đó là của mình. Cuối cùng, quan cho cắt tấm vải ra làm hai, chia mỗi người một nửa. Bỗng một bà  ôm mặt khóc nức nở.

Quan liền cho bắt bà còn lại và phán rằng: "chỉ có người chủ thực sự của tấm vải đó mới xót của mà khóc thôi.". Khâm phục trước sự xử an thông minh và công tâm của ông quan nọ. Bà còn lại chỉ biết cúi đầu nhận tội.
***
        Lời bàn: Ngày nay theo điều 138 Bộ luật hình sự, xử phạt về tội  trộm cắp tài sản như sau: 1/. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2/. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3/. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4/. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5/. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Hoàng Bích Hà
1/2016
www.ninhhoa.com

No comments:

Post a Comment