Sunday, January 24, 2016

Xin nhớ cho: Chiến Sĩ VNCH không phải là lính ĐÁNH THUÊ

Trích: "3.Tử sĩ: Là những người lính vì nước hy sinh. Tại sao không gọi người lính hy sinh vì Tổ Quốc là Liệt sĩ hay Nghĩa sĩ ? Vì người lính trong quân đội là người chiến đấu chuyên nghiệp. Họ được mướn (trả lương) và được huấn luyện chính quy để chiến đấu. Vì họ được trả lương nên việc họ chiến đấu và hy sinh là Trách Nhiệm, chứ không còn là vì Nghĩa nên không gọi là Nghĩa sĩ. Người lính có thể rất anh hùng, hy sinh rất anh dũng, nhưng đã là lính chuyên nghiệp thì trước khi bước chân ra trận đã biết mình có thể mất mạng, và đó cũng là Trách Nhiệm của người lính."

Xin lưu ý: Lời giái thích trên (màu đỏ) của một số tác giả hoàn toàn SAI.

****
Thưa quí bà con,

Quí bà con đã giải thích đúng hai chữ "nghĩa sĩ" và liệt sĩ" như trong các bài và comment được trích dẫn dưới đây. Còn chữ "tử sĩ" thì quí bà con chỉ nói đúng một chút mà thôi, còn phần lớn thì SAI trầm trọng.

Quí bà con đúng, khi viết ra:  "tử sĩ là người lính chết trận".  

Còn quí bà con đã SAI, khi giải thích rằng người lính VNCH là lính chuyên nghiệp, lính có lãnh lương cho nên khi chết thì không được gọi là "nghĩa sĩ".

Thưa quí bà con,

Quân đội VNCH được thành lập bởi Quốc Hội Lập Hiến và Hiến pháp của VNCH để bảo quốc an dân.  Mọi thanh niên từ 18 tuổi trở lên (trừ những trường hợp đặc biệt như con một, hay học sinh giỏi cần đi du học để lấy kiến thức về giúp nước) thì đều phải có bổn phận và trách nhiệm góp một bàn tay trong công cuộc giữ nước.

Do tình trạng chiến tranh mà người lính VNCH phải ở trong quân đội thường xuyên. Họ không còn thì giờ để mưu sinh cho bản thân và gia đình họ nữa.  Cho nên để giúp cho gia đình họ có một cuộc sống tạm đủ thì quốc gia VNCH cấp phát cho họ lương bỗng để sinh tồn.  Đồng lương của họ là do người dân đóng thuế mà ra. Như vậy thì quân đội VNCH là do đồng bào VNCH đẻ ra, và nuôi dưỡng để làm nhiệm vụ bảo quốc an dân cho cả nước, để xã hội mới phát triển được.

Mặc dù luật pháp bắt buộc thanh niên trên 18 tuổi phải thi hành quân dịch, nhưng đại đa số chiến sĩ của QL VNCH, đặc biệt là những quân binh chủng tinh nhuệ, lực lượng tổng trừ bị, đều là TÌNH NGUYỆN QUÂN; Họ tự nguyện gia nhập quân đội vì ý thức được hiểm họa cộng sản, hiểm họa mất nước.  Người lính VNCH KHÔNG bao giờ nói đến chuyện lương bỗng.  Nói đến lương bỗng hay tiền bạc là sỉ nhục cho họ, vì toàn cõi VNCH không có người chết đói. Nghèo thì đi bán bánh mì, bán cà rem, hay bán vé số, vẫn đủ ăn, vẫn có chỗ ở, chứ không phải như thời việt cộng bây giờ. Thời VNCH, giàu hay nghèo gì thì khi đau yếu vào bệnh viện đều được đối xử như nhau, không phân biệt; vì từ nhỏ mọi người đều được giáo dục là phải noi gương tiền nhân. Cho nên nói đến việc bảo vệ quê hương, bảo vệ đồng bào và xóm làng là nói đến những nghĩa cử cao cả. Thời VNCH không có ai đói mà phải đi làm lính đánh thuê để sống cả. Xin đừng nói như vậy.

Hầu hết độc giả ngày nay chỉ biết tên của các đơn vị tinh nhuệ của QL VNCH như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Cách Dù 81, Biệt Động Quân, Lôi Hổ mà thôi, chứ không biết rằng hơn một nữa quân số của QL VNCH là các lực lượng Nghĩa Quân và Địa Phương Quân.  Nghĩa Quân và Địa Phương Quân là các tiểu đoàn, trung đoàn quân chính qui của QL VNCH, được tuyển mộ, thành lập, và đào tạo hay huấn luyện tại quân trường ở mỗi quận lỵ và tỉnh lỵ.  Quân của tỉnh nào thì chỉ phục vụ cho tỉnh đó mà thôi, vì thông thuộc địa hình địa vật của tỉnh mình đanh cư trú.  Địa Phương Quân và Nhĩa Quân là lực lượng trực tiếp trợ giúp cho các sư đoàn bô binh chính qui của VNCH ở từng vùng chiến thuật.  Khi nào gặp áp lực của giặc gia tăng thì các lực lượng tổng trừ bị mới được điều tới  để giải tỏa áp lực và giúp tiêu diệt địch.

Như bà con thấy đó, phần lớn quân đội VNCH là lính "Nghĩa Quân", nhưng khi chết trận họ không được gọi là "Nghĩa Sĩ", mà vẫn phải gọi là "Tử sĩ". 

Sở dĩ quân đội VNCH nói riêng và toàn thể đồng bào VNCH nói chung, gọi người chiến sĩ VNCH, khi chết trận, là "tử sĩ" (người lính chết trận) là do cái văn hóa, cái tinh thần KHIÊM TỐN mà ra. 

QL VNCH không dám sánh mình với các bậc tiền nhân đời trước như nghĩa quân Lam Sơn thời cụ Nguyễn Trãi, hay nghĩa quân kháng Pháp thời các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trung trực.

Với người dân VNCH thì  các chữ "nghĩa sĩ" và "liệt sĩ" cao cả lắm, chỉ dành cho các thế hệ đời trước để tỏ lòng tôn kính của thế hệ hậu sinh.  

Người lính VNCH, không phải ai cũng hèn nhát,  có rất nhiều gương anh hùng quả cảm không thua gì Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái, hay danh tướng Lê Lai thời xưa; ví dụ như các anh biệt kích nhảy Bắc như Thép Đen Đặng Chí Bình, lực lượng Lôi Hổ, Biệt Cách Nhảy Dù, v.v... Các anh rất xứng đáng với hai chữ "Liệt Sĩ"  khi hy sinh vì nước vì dân.  Nhưng không, để duy trì lòng tôn kính cho các bậc anh hùng nghĩa sĩ đời trước, VNCH và QL VNCH chỉ gọi người chiến sĩ đã hy sinh một cách KHIÊM TỐN là "tử sĩ", vậy thội.

Điều này không có nghĩa là người dân VNCH sẽ chấp nhận khi Việt cộng "nâng cấp" từ hai chữ "tử sĩ" lên "nghĩa sĩ" cho các chiến sĩ VNCH đã hy sinh tại Hoàng Sa. Tại sao? 

Đơn giản, là vì:

1. Việt cộng là bọn súc sinh phản quốc, không có đủ tư cách để nói chuyện ngang hàng với một người dân Việt Nam bình thường chứ đừng nói gì đến sự khen chê về sự hy sinh của những người con hy sinh vì dân vì nước.

2. Việt cộng muốn đánh lận con đen, cố tình xóa dấu vết VNCH trong tâm khảm người dân Việt Nam hôm nay và các thế hệ mai sau.

3. Các danh từ cao quí  như "Nghĩa Sĩ" hay "Liệt sĩ" cho các tử sĩ VNCH hãy để cho toàn dân Việt Nam quyết định khi mà một nền Đệ Tam Việt Nam Cộng Hòa ra đời trên toàn cõi Việt Nam.  Lúc đó, Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH đã trở thành lịch sử rồi, thì tất cả đều do các thế hệ sau (thế hệ ngoại cuộc) quyết định.  Cũng như thế hệ chúng ta gọi Trần Ích Tắc và Lê Chiếu Thống là phường bán nước vậy. hkbt.




____________________________

Ban Mai says:
22/01/2016 at 23:34
Đây, trích từ Đại Tự điển VC, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Trung tâm ngôn ngữ & Văn hóa VN, xuất bản 1/1999 do Nguyễn Như Ý chủ biên:

Liệt sĩ: Người hy sinh vì nước vì dân (anh hùng liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ) – Trang 1021
Nghĩa sĩ: Người dũng cảm dám hy sinh vì nghĩa lớn (các nghĩa sĩ hy sinh vì nước) – Trang 1196
Tử sĩ: Người chết trận. (Hồn tử sĩ gió ù ù thổi – Chinh Phụ ngâm) – Trang 1760

Theo “Tự điển” nêu trên thì bia Nghĩa Sĩ Hoàng Sa là “bia tưởng niệm những người dũng cảm dám hy sinh vì nghĩa lớn”

Vấn đề là người dũng cảm dám hy sinh là ai? Là những ai?

Và, tại sao tổ chức lễ dựng bia tại Lý Sơn chỉ 2 ngày trước ngày 19/1/1974, là ngày có 74 (mới thêm tên 1 người nữa, thành 75) chiến sĩ VNCH hy sinh vì tổ quốc tại Hoàng Sa?

Năm nầy, một mặt VC cho báo chí diễn trò ca ngợi “nghĩa sĩ” Hoàng Sa, một mặt trấn áp người trực tiếp người tổ chức lễ tưởng niệm tử sĩ VNCH tại SG là từng bước cố xóa dần hình ảnh chiến sĩ VNCH trong ký ức người VN bằng “nghĩa sĩ” mà muốn hiểu sao thì hiểu! Việc lập lờ chữ nghĩa vốn là trò ma mảnh của VC từ thời còn chiến tranh. Ngày đó VC đã thành công đánh lừa dư luận nhưng hiện tại thì vô phương mà chỉ lòi ra trò khôn vặt!

Có thể từ nay hàng năm cứ gần đến ngày nầy VC sẽ ra rả “nghĩa sĩ” “nghĩa sĩ” để làm loãng đi “tử sĩ” “chiến sĩ” VNCH, vì miền Nam vẫn là cái gốc để VNCH hồi sinh và đang vươn lên mạnh mẽ. Trong lúc đó VC thì “quân đội nhăn răn phải trung với đảng” hay “còn đảng còn mình” mà đảng thì đang bán nước!

Vậy thì… định nghĩa “nghĩa sĩ” là nghĩa khỉ, nghĩa phỉ, nghĩa quỉ… hehe.. dám hay và chính xác hơn Tự điển lắm à nghen! hihi.. :)
Reply

______________

noileo says:
21/01/2016 at 03:12
Sử dụng danh xưng “nghĩa sĩ” [để gọi 74 quân nhân QL/VNCH hy sinh tại chiến trường HOàng Sa 1974] là sai, rất sai, nếu không muốn nói đó là một ý đồ rất xấu.

74 tử sĩ đó không phải là 74 người nào đó, không phải là 74 “nghĩa sĩ” nào đó tự phát, tự ý họp nhau lại đi đánh Trung cộng vào ngày 19-1-1974.

74 tử sĩ đó là quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng hòa, là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ QL/VNCH, họ chiến đấu và hy sinh trong cuong vị quân nhân QL/VNCH, hãy gọi họ bằng đúng danh vị của họ khi chiến đấu & hy sinh.

Theo phong tục Việt nam, trong tang lễ, tưởng nhớ, tối kỵ là gọi không đúng danh vị người đã khuất. Gọi không đúng danh vị người đã khuất, trong trường hợp này, là nhục mạ chứ không phải là tưởng nhớ & vinh danh!

*****
74 tử sĩ đó là quân nhân QL/VNCH, là bất cứ người lính nào, đơn vị nào của QL/VNCH, trong ngày hôm đó nhận đuọc lệnh hành quân ra chiến trường Hoàng Sa, thì đi ra chiến trường HS. Nói cách khác, là cả Quân Lực VNCH đã sẵn sàng đánh trả quân Trung cộng chủ nô của Hồ chí Minh, của nhà nước VNDCCH cộng sản, xâm lấn lãnh thổ Việt nam.

QL/VNCH là lực lượng võ trang của quốc gia, không phải như dưới chế độ cộng sản Hồ chí Minh & VNDCCH & CHXHCNVN ở đó lữ luọng quân sự gọi là “quân đội nhân dân” là lực lựong võ trang của đảng cộng sản, chỉ có nhiệm vụ bảo vệ đảng cộng sản.

QL/VNCH là quân đội quốc gia, là lực lượng võ trang của quốc gia, dưới sự điều động của chính quyền VNCH, điều đó có nghĩa là cả nước VNCH, chính quyền VNCH đã sẵn sàng bảo vệ tổ quốc chống lại giặc Tàu xâm lược, [không phải như bọn cộng sản Hồ chí Minh, bọn trí thức cộng sản lao động Tàu đẻ vẫn hằng làm chứng gian tuyên truyền, vu cho VNCH cái tội danh phản quốc & bán nước của chính bọn cộng sản Hồ chí Minh, của chính bọn cộng sản Lao động Tàu đẻ, của chính bọn cộng sản VNDCCH vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu.]

Gọi 74 tử sĩ Hoàng Sa bằng danh xưng “nghĩa sĩ” thay vì “quân nhân QL/VNCH”, danh vị chính thức của họ, đó là nhà cầm quyền cộng sản cố tình tránh né & chối bỏ sự có mặt của QL/VNCH, chối bỏ sự có mặt của VNCH, muốn xóa bỏ ký ức VNCH trong tâm khảm người VN, như chúng đã từng xóa bỏ ký ức người dân Quỳnh Lưu về cuôc thảm sát Quỳnh Lưu 1956), điều này cho thấy bọn cộng sản vẫn hoàn toàn không có một ý “hòa giải” nào, hoàn toàn không có một ý “vinh danh” nào dành cho các quân nhân QL/VNCH đã hy sinh trong khi chiến đấu chông quân Trung cộng xâm lược.
Làm thế nào mà có thể gọi là người này, A, đã “hòa giải”, đã “vinh danh” người kia, B, khi mà A vẫn chỉ muốn gọi B là gì đó, không gọi B là B, không nhìn nhận B là B,

*****
Là quân nhân QL/VNCH, nhiệm vụ đưong nhiên là bảo vệ tổ quốc chống lại mọi hành động của ngoại bang xâm lấn lãnh thổ quôc gia, cho nên cũng không có chuyện “kể công” chống xâm lược, lại càng không cần bọn cộng sản Hồ chí Minh phản quóc bán nước “vinh danh”,

sở dĩ phải nhắc nhiều đến trận Hoàng sa là vì bọn cộng sản Hồ chí Minh, bọn trí thức xã nghĩa, bọn trí thức cộng sản Lao động chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian đã và vẫn không ngừng vu cho VNCH & QLVNCH cái tội danh phản quốc bán nứoc của chính bọn chúng
mặt khác, chống ngoại bang giặc tàu xâm luọc là hành động cần đuọc đề cao như lịch sử Việt nam vẫn hằng đề cao, như Tổ tiên VN vẫn hằng đề cao, cho con cháu VN mai sau noi theo,
Đối với lịch sử VN, đối với Tổ tiên Việt nam, luôn luôn răn dạy, nghiêm cấm con cháu Việt nam rước giặc tàu vào VN, nghiêm cấm con cháu Việt nam dựa vào giặc tàu chống lưng đõ đầu mà làm chuyện tranh giành quyền lực tại Việt nam

Đối với lịch sử VN, đối với tổ tiên Việt Nam, mọi hành động rước gặc tàu vào VN, dựa vào thế lực giặc tàu mà làm chuyện tranh giành quyền lực với người VN khác, [như hành động của Hồ chí Minh, của bọn cộng sản Lao động Tàu đẻ, rước giặc tàu vào hà nội từ 10-10-1954, rước giặc tàu vào VN từ 1950 gây cuộc nội chiến quốc / cộng cướp chính quyền Việt nam (quốc hiệu "Quốc Gia Việt nam" từ 1949), dựng nên chế độ cộng sản VNDCCH tội ác từ 10-10-1954 trên vùng lãnh thổ cướp được của QGVN ở phía bắc vỹ tuyến 17, dẫn đừong cho giặc Tàu nhà Mao tiến vào VN mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới] đều bị coi là hành động phản quốc & bán nước.

Vì thế cần phải nói rõ ai đã có hành động chống quân Trung cộng xâm lựoc tại Hoàng Sa 1974, ai đã hy sinh trong khi chiến đấu chống giặc tàu xâm lược Hoàng Sa 1974

Cần phải nói rõ đó là VNCH, đó là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chống lại giặc tàu xâm lược, và đó là 74 quân nhân QL/VNCH hy sinh trong khi chiến đấu chống giặc tàu xâm lược HS năm 1974, không thể nói chung chung “74 nghĩa sĩ” nào đó
Reply

________________________

tudo says:
21/01/2016 at 22:35
Hoan hô…hoan hô…đúng 100%….đúng ….quá hay Ý và Nghỉa vô cùng…………………………..
Reply


__________________________

phamminh says:

22/01/2016 at 16:07
Tác giả Nguyễn Ngọc Chi trong một bài viết định nghĩa sự khác biệt giữa Nghĩa sĩ, Liệt sĩ và Tử sĩ, xin được trích một đoạn ngắn như sau:

Vừa qua về việc đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cho xây bia xây tượng tại Lý Sơn ghi là “Tưởng niệm Nghĩa Sĩ Hoàng Sa”, nhiều người đã tưởng nhầm rằng đó là đảng CSVN đã thực lòng muốn ghi công hay tri ơn 74 người lính Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) hy sinh ngày 19.01.1974 chống Trung Cộng xâm lược.

Họ đã lầm quá lớn ! Đảng CSVN luôn coi VNCH là kẻ thù và không bao giờ có chuyện hoà hợp hoà giải thật sự chứ đừng nói là gì tri ơn. Và đó là lý do tại sao đảng CSVN chọn chữ Nghĩa sĩ chứ không dùng Liệt sĩhay Tử sĩ. Chữ Nghĩa sĩ ở đây chỉ dùng để chỉ ngư dân bám biển theo lệnh đảng bị Trung Quốc bắn chết oan mà thôi.

Dạo một vòng Facebook thấy có nhiều người nhầm lẫn cho rằng 3 chữ Nghĩa sĩ, Liệt sĩ và Tử sĩ có cùng một nghĩa và chỉ là phân biệt Bắc Nam hay phân biệt chế độ mà sử dụng khác nhau thôi. Sự thật 3 chữ này hoàn toàn mang ý nghĩa khác nhau, và không liên quan gì đến Bắc Nam hay chế độ.

1.Nghĩa sĩ: Là những người dân bình thường, chiến đấu vì Tổ quốc mà hy sinh thì gọi là Nghĩa sĩ. Họ không là quân lính chính quy, không thuộc một quân đội nào. Lúc còn sống họ được gọi là nghĩa quân, hy sinh rồi thì gọi là nghĩa sĩ. Ví dụ như Nghĩa sĩ Cần Giuộc là những nông dân đứng lên chống Pháp bị xử tử hình.

2.Liệt sĩ: Là những anh hùng trung trinh tiết liệt, là những tấm gương sáng anh dũng tuyệt vời. Họ không phải là người lính, cũng không nằm trong quân đội chính quy, nhưng thường là những chí sĩ, nhân sĩ có học thức cao, có nhân cách lớn, vì nước hy sinh thì được gọi là Liệt sĩ. Ví dụ như Liệt sĩ Nguyễn Thái Học. Cô Giang, Cô Bắc thì được gọi là Liệt nữ.

3.Tử sĩ: Là những người lính vì nước hy sinh. Tại sao không gọi người lính hy sinh vì Tổ Quốc là Liệt sĩ hay Nghĩa sĩ ? Vì người lính trong quân đội là người chiến đấu chuyên nghiệp. Họ được mướn (trả lương) và được huấn luyện chính quy để chiến đấu. Vì họ được trả lương nên việc họ chiến đấu và hy sinh là Trách Nhiệm, chứ không còn là vì Nghĩa nên không gọi là Nghĩa sĩ. Người lính có thể rất anh hùng, hy sinh rất anh dũng, nhưng đã là lính chuyên nghiệp thì trước khi bước chân ra trận đã biết mình có thể mất mạng, và đó cũng là Trách Nhiệm của người lính.
……….
Chắc là bác noileođã đồng ý. Tui cũng vậy.
PM
Reply

________________________

noileo says:
23/01/2016 at 03:55
Cám ơn bác PhamMinh đã cho thêm thông tin, phân biệt rõ ràng mấy chữ “tử sĩ & liệt sĩ” với “nghĩa sĩ”.

Cách đây ít lâu, khoảng tháng 7-2015, tôi cũng đã phải có một còm tương tự cho một bản tin nói về việc người Việt ở Đông Đức, (tức là gốc bk75) nhân ngày “thương binh liệt sĩ” của họ, cũng có nhắc đến, cũng tưởng niệm tử sĩ Hoàng sa, kể thì cũng có lòng (?), nhưng cách làm lại rất sai.

Cũng vì sự úy kỵ & tránh né sự thật, thay vì dùng danh xưng đúng như sự thật, “75 tử sĩ Quân Lực VNCH”, 75 quân nhân của Quân Lực VNCH của nuớc VNCH, thì họ dùng mấy chữ rất bâng quơ, không đúng với danh diện cuong vị của những người lính đã chiến đấu và hy sinh, “75 người Việt nam bị TQ giết hại khi giữ đảo Hoàng Sa năm 1974″, khiến sự tưởng niệm trở nên mất hết ý nghĩa.

Rõ ràng 75 tử sĩ đó không phải là 75 người Việt nam nào đó, càng không phải là những con người mới xã hội chủ nghĩa của tên tội đồ Hồ chí Minh, tên tội phạm phản quốc can tội rước giặc tàu vào VN từ 1950, vào Hà nội từ 10-10-1954 mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới

Và 75 tử sĩ ấy đã hy sinh trong khi chiến đấu trong đội hình Quân Lực VNCH chống giặc tàu xâm lược, chứ không phải là “bị TQ giết hại”, càng không phải như 64 người lính VN ở Trường sa 1988 đã bị TQ giết hại vì bị phản bội bởi tên Việt cộng Lê Đức Anh gian ác, tên tội phạm phản quốc bán nước trường phái Hồ chí Minh chuyên nghề bán nước cho giặc tàu

Những người tổ chức tưởng niệm nói trên là những ngừoi “dân sự”, không phải nhà cầm quyền cộng sản, tại sao họ phải tránh né sự thật như vậy?

Bọn cộng sản đương quyền, nhà cầm quyền cộng sản đâu có giành độc quyền bất hòa giải như người ta thường nghĩ?

Tội ác của Hồ chí Minh và bọn cộng sản Lao động tàu đẻ, rước giặc tàu vào VN, dựa vào sự chống lưng đỡ đầu của giặc tàu gây cuộc nội chiến quốc / cộng phục vụ cho ý đồ “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, tiếp tay giặc tàu mở ra một thời kỳ bắc thuộc mói, khiến cho Việt nam mới tái thống nhất từ 1949, lại bị chia cắt,

Nhưng sự chia cắt VN năm 1954 do Việt cộng Hồ chí Minh phục vụ giặc tàu Mao trạch Đông gây nên, không chỉ là chia cắt địa lý, mà còn là chia cắt dân tộc, chưa biết đến bao giờ mới có thể nối lại làm một như trước 1954

Từ một dân tộc cùng một văn hóa, cùng một lịch sử, nhung từ 1954 đến 1975, người dân miền bắc, dưới ách cai trị cộng sản Hồ chí Minh và bọn cộng sản Lao độc tàu đẻ, độc đảng độc tài toàn trị , bị Hồ chí Minh và bọn cộng sản Lao động Tàu đẻ khủng bố & cách ly với thế giới loài người, bị nhồi sọ, trở nên một dân tộc khác, văn hóa khác, lịch sử khác( chỉ những dối trá, bóp méo lịch sử), cung cách sử sự khác, ngôn ngữ khác…, không còn là dân tộc Việt nam bình thường, dân tộc mới ấy luôn luôn, theo đúng sự dạy dỗ nhồi sọ của Hồ chí Minh, một nửa trái tim & bộ óc mang ơn lớn của giặc tàu đã giúp chiếm đoạt VN, dựng nên chế độ cộng sản tội ác, một nửa trái tim & bộ óc còn lại mang lòng hận thù nguòi Việt nam bình thường

*****
Cái “key” đem lại “chiến thắng” cho Trọng Lú, chính là mấy chữ “NGUÒI MIỀN BẮC”, (dĩ nhiên phải là bắc kỳ 75, đã nhiễm độc cộng sản, đã nhiễm độc tố tư tưởng Hồ chí Minh bán nước cứu đảng, chứ cái đám bắc kỳ 9 nút thì đừng có mà mong!)

Bọn “ủy viên trung ương” vốn theo X mà có đô la xanh rủng rỉnh, tưởng có thể theo thờ X suốt đời, nhưng bỗng nghe Lú nhắc nhở, chúng nhớ ra ngay thân phận của chúng, là người bắc, nhờ cái base “người bắc” theo Hồ chí Minh mà đựoc giặc tàu chống lưng, mới nên thân người, do đó, vì quyền lợi lâu dài của bản thân và con cháu bắc kỳ mai sau, chúng lập tức quay lưng lại với X, quỳ gối trước Trọng Lú

___________________________

tonydo says:
23/01/2016 at 13:44
Trích noileo:
(74 quân nhân QL/VNCH hy sinh trong khi chiến đấu chống giặc tàu xâm lược HS năm 1974.)
(hết trích).
Sau này nền Cộng Hòa trở lại (ngay cả chỉ Miền Nam, vào lúc đầu…); phải đặt tên cái đài tuởng niệm trên đảo Lý Sơn cho 64 chiến sỹ quân đội nhân dân đã hy sinh anh dũng để bảo vệ biển đảo quê hương vào ngày 14/3/1988 như thế nào, thưa đàn anh noileo?
Hiện nay họ là Liệt Sĩ! (Đài Tưởng Niệm Liệt Sĩ).
Xin đàn anh tính trước giùm!
Chào đàn anh!

Source: http://www.danchimviet.info/archives/100479/tuong-niem-hai-chien-hoang-sa/2016/01

##############################################################################

Sự khác nhau giữa 3 chữ Nghĩa Sĩ , Liệt Sĩ và Tử Sĩ
   

Nguyễn Ngọc Nhi (hoiquantruyen.com)

Vừa qua về việc đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cho xây bia xây tượng tại Lý Sơn ghi là “Tưởng niệm Nghĩa Sĩ Hoàng Sa”, nhiều người đã tưởng nhầm rằng đó là đảng CSVN đã thực lòng muốn ghi công hay tri ơn 74 người lính Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) hy sinh ngày 19.01.1974 chống Trung Cộng xâm lược.



Họ đã lầm quá lớn ! Đảng CSVN luôn coi VNCH là kẻ thù và không bao giờ có chuyện hoà hợp hoà giải thật sự chứ đừng nói là gì tri ơn. Và đó là lý do tại sao đảng CSVN chọn chữ Nghĩa sĩ chứ không dùng Liệt sĩ hay Tử sĩ. Chữ Nghĩa sĩ ở đây chỉ dùng để chỉ ngư dân bám biển theo lệnh đảng bị Trung Quốc bắn chết oan mà thôi.

Dạo một vòng Facebook thấy có nhiều người nhầm lẫn cho rằng 3 chữ Nghĩa sĩ, Liệt sĩ và Tử sĩ có cùng một nghĩa và chỉ là phân biệt Bắc Nam hay phân biệt chế độ mà sử dụng khác nhau thôi. Sự thật 3 chữ này hoàn toàn mang ý nghĩa khác nhau, và không liên quan gì đến Bắc Nam hay chế độ.

1. Nghĩa sĩ: Là những người dân bình thường, chiến đấu vì Tổ quốc mà hy sinh thì gọi là Nghĩa sĩ. Họ không là quân lính chính quy, không thuộc một quân đội nào. Lúc còn sống họ được gọi là nghĩa quân, hy sinh rồi thì gọi là nghĩa sĩ. Ví dụ như Nghĩa sĩ Cần Giuộc là những nông dân đứng lên chống Pháp bị xử tử hình.



Nghĩa quân Lam Sơn

2. Liệt sĩ: Là những anh hùng trung trinh tiết liệt, là những tấm gương sáng anh dũng tuyệt vời. Họ không phải là người lính, cũng không nằm trong quân đội chính quy, nhưng thường là những chí sĩ, nhân sĩ có học thức cao, có nhân cách lớn, vì nước hy sinh thì được gọi là Liệt sĩ. Ví dụ như Liệt sĩ Nguyễn Thái Học. Cô Giang, Cô Bắc thì được gọi là Liệt nữ.



Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Thái Học và Liệt nữ Cô Giang

3. Tử sĩ: Là những người lính vì nước hy sinh. Tại sao không gọi người lính hy sinh vì Tổ Quốc là Liệt sĩ hay Nghĩa sĩ ? Vì người lính trong quân đội là người chiến đấu chuyên nghiệp. Họ được mướn (trả lương) và được huấn luyện chính quy để chiến đấu. Vì họ được trả lương nên việc họ chiến đấu và hy sinh là Trách Nhiệm, chứ không còn là vì Nghĩa nên không gọi là Nghĩa sĩ. Người lính có thể rất anh hùng, hy sinh rất anh dũng, nhưng đã là lính chuyên nghiệp thì trước khi bước chân ra trận đã biết mình có thể mất mạng, và đó cũng là Trách Nhiệm của người lính.

Người lính đang ở trong quân ngũ thì không có quyền rút lui. Bỏ quân ngũ đi không có phép thì bị tội đào ngũ và bị xử tội (thường là xử bắn !). Vì vậy họ có hy sinh thì đó cũng là làm tròn trách nhiệm nên không được gọi là Liệt sĩ.

Vì vậy việc đảng CSVN gọi tất cả những người lính tử trận là Liệt sĩ là tầm bậy, là không đúng với ngôn ngữ chuẩn của Việt Nam. Nhưng CSVN toàn là lũ thất học ! Hồ Chí Minh viết di chúc còn sai lên sai xuống, chính tả loạn tầm bậy thì làm sao biết dùng từ cho đúng.

Hơn nữa đảng CSVN thích cái danh cái mã bên ngoài, thích sự xưng tụng thái quá cho dù chẳng hề xứng đáng, vì thế mới vỗ ngực nào là quang vinh muôn năm, nào là đời đời sống mãi , nào là bách chiến bách thắng … Chỉ là những sáo ngữ rỗng tuếch !!

Đó là chưa kể đảng CSVN lừa dân đi chiến đấu chết thay cho chế độ. Đánh Pháp đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô Trung Quốc chứ có phải đánh cho Tổ quốc quê hương ? Đánh miền Nam là mở đường cho Trung Quốc xâm lược, đầu tiên là chiếm Hoàng Sa, sau đó là chiếm Trường Sa, rồi ải Nam Quan, thác Bản Giốc và nay là chiếm cả Việt Nam. Muốn lừa thì phải tâng bốc đám dân ngu lên cho cao, tặng bằng khen huân chương từa lưa, tôn lên làm Liệt sĩ cho dân ngu thấy sướng mà liều chết cho đảng.



Ải Nam Quan hùng vĩ của tổ tiên ngày xưa, nay đã thuộc về Trung Cộng
Còn VNCH hiểu rõ ý nghĩa chữ Việt, nên không bao giờ dùng chữ Liệt sĩ cho người lính chết trận. Nếu họ hy sinh anh dũng thì gọi là Anh hùng Tử sĩ chứ vẫn không dùng Liệt sĩ.

Là người Việt mà ngôn ngữ mẹ đẻ của mình còn không thông hiểu, dùng bậy dùng bạ thì hỏi sao không bị cộng sản lừa hoài, không bị cộng sản ngồi trên đầu hoài ?

https://exodusforvietnam.wordpress.com/2016/01/20/su-khac-nhau-giua-3-chu-nghia-si-liet-si-va-tu-si/#more-25068

No comments:

Post a Comment